Saturday, December 19, 2009

Trên blog nước ngoài: "Mười lý do tại sao người Nhật không học được tiếng Anh"

Thân gửi các học viên cao học ngành TESOL và các đồng nghiệp của tôi

Hôm qua đọc trên báo mẩu tin về Hội thảo Giáo dục VN-Canada tổ chức tại ĐHQG-HCM vào 2 ngày 18-19 vừa qua, trong đó vấn đề nổi cộm được đưa ra là các sinh viên và học giả của chúng ta yếu ngoại ngữ. Mà nói ngoại ngữ thì hiện nay gần như là nói đến tiếng Anh, vì nói gì thì nói tiếng Anh đã trở thành một loại quốc tế ngữ rồi, dù có ai thừa nhận hay không thì cũng thế.

Và may mắn sao, lại vớ được bài viết mới này trên blog Japan Higher Education Outlook (Viễn cảnh giáo dục đại học Nhật Bản.)

Link: http://japanheo.blogspot.com

Mới hay, việc khó học ngoại ngữ (cụ thể là tiếng Anh) đâu chỉ là chuyện của VN, mà ngay cả một nước thuộc loại siêu cường về kinh tế của thế giới là Nhật cũng cảm thấy việc học tiếng Anh là một việc thuộc loại ... gần như là bó tay chấm com rồi kia mà. Vì nước Nhật đã bỏ ra không biết bao nhiêu là thời gian và tiền của để cải thiện khả năng tiếng Anh của người Nhật, nhưng cho đến nay kết quả vẫn chưa khả quan lắm.

Vậy thì hãy thử điểm qua xem 10 cái lý do khiến cho người Nhật không học được tiếng Anh nó là cái gì, nên giải quyết chúng ra sao, để biết đâu cũng có thể học hỏi được cho người Việt? Do viết vội, nên còn nhiều lỗi, các bạn cứ đóng góp để sửa cho tốt lên nhé!
--

1. Japan is linguistically and culturally self-sufficient--so most Japanese do not have a pressing need to learn or use English (English is a FOREIGN language), nor is English used much for social or communication purposes in Japan--certainly not between Japanese.

Người Nhật có thái độ tự tôn (tự hài lòng) về văn hóa và ngôn ngữ. Họ không cảm thấy cần học thêm một ngoại ngữ nào nữa! (người Việt Nam có như vậy không nhỉ?)

2. Japanese is not closely related to English--so it takes longer for beginners to learn how to learn English than learners with an Indo-European language background.

Tiếng Nhật và tiếng Anh thuộc hai nhóm ngôn ngữ khác nhau, nên người Nhật học tiếng Anh khó khăn hơn học viên của những nước cùng ngữ hệ Ấn-Âu. (cái này thì người VN cũng vậy, mặc dù mình có đỡ hơn họ một chút là dùng mẫu tự Latin để ghi âm tiếng Việt).

3. Japanese is not written with an alphabet--this makes literacy for EFL a hindrance to learning the language. If you try checking to see if your students even know alphabetical order or how to touchtype using a standard alphabetic keyboard, then you will see just how big a factor this is.

Tiếng Nhật không sử dụng alphabet - xem thêm ở trên. (Vậy mới thấy, ông cha mình thật khôn ngoan khi khởi nghĩa đánh Tây nhưng lại dùng mẫu tự Latin của địch để ghi lại ngôn ngữ của mình và nâng cao dân trí, tức vừa bài ngoại nhưng lại cũng biết "lấy vũ khí của địch mà đánh địch" - cái này có thể gọi là "người ghét của yêu" không nhỉ?;-))

4. Learning to read and write Japanese fluently takes away too much time and effort from the rest of the curriculum, including EFL learning.

Học tiếng Nhật rất mất thời gian nên người học không còn nhiều thì giờ để tập trung vào học những cái khác trong chương trình, trong đó có việc học tiếng Anh (chà, cái này nghe có vẻ khó thuyết phục nhỉ? Vì ở Singapore, học sinh phải học song song cả 2 thứ tiếng là tiếng Anh và tiếng Hoa ngay từ mẫu giáo, không kể là còn phải học tiếng mẹ đẻ nếu là dân gốc Ấn hoặc gốc Mã Lai. Nhưng không thấy ai kêu là người Sing có chương trình nặng quá nên ... kém tiếng Anh cả? (Cần biết rằng ở Sing thì cả tiếng Anh lẫn tiếng Hoa đều là ngôn ngữ thứ nhất, chứ không phải là ngôn ngữ thứ hai như Phi hoặc Mã. Còn VN, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật, Hàn thì xem tiếng Anh là ngoại ngữ, tức còn kém hơn một bậc so với Mã và Phi.)

5. Lack of national consensus on foreign language education--most agree change is needed, but it is hard to get agreement on concrete steps.

Thiếu sự thống nhất ở cấp quốc gia về vấn đề giáo dục ngoại ngữ -- đa số mọi người đều đồng ý là cần phải thay đổi, nhưng lại không thống nhất được cụ thể là cần làm gì. (Chà, cái này thật giống VN. Nhận định của cá nhân PA: do VN - cũng như Nhật? - thiếu các chuyên gia thực sự về giảng dạy ngoại ngữ. Đây là những người không chỉ biết đứng lớp theo một chương trình do ai đó đã vạch ra, mà phải có kỹ năng xây dựng chương trình cho phù hợp với đối tượng học viên và mục tiêu giảng dạy, biết lựa chọn giáo trình phù hợp, đánh giá được hiệu quả giảng dạy của mình cũng như năng lực của giảng viên, và điều chỉnh cách dạy cũng như chương trình cho phù hợp. Vì thiếu những người thực sự là chuyên gia có thể đặt ra những chuẩn mực mà mọi người đều phải tôn trọng và tuân thủ - y như bệnh nhân phải tuân thủ các chỉ dẫn của thầy thuốc khi chữa bệnh - nên mới có tình trạng ai cũng nghĩ là mình đúng và muốn thay đổi chương trình và giáo trình sao cũng được. Y như ở VN ai cũng có thể tự kê toa chữa bệnh cho mình và người khác.)

6. The situation at universities--negative washback from entrance exams and the preparation for them at the senior highs.

Tác động tiêu cực của kỳ thi tuyển sinh vào đại học khiến học sinh trung học phổ thông chỉ chăm chăm nhìn vào cái gì xuất hiện trong kỳ thi để học - cái này giống y VN, không cần bình luận thêm làm gì!

7. The situation at universities regarding teacher-student relations, backgrounds, goals--i.e., elite academics, non-elite students, mismatch of expectations, poor results with general education studies.

Những bất cập trong quan hệ thầy trò trong trường đại học - sự "chệch choạc" giữa trình độ của thầy (ưu tú) và trò (yếu kém), giữa kỳ vọng cao vời vợi và kết quả thấp lè tè trong giáo dục đại cương. (cái này cũng giống VN một phần: thầy chê trò dốt nên dạy không được; mục tiêu chương trình thì tham vọng bất chấp điều kiện thực tế mà kết quả thì chẳng ra làm sao, vv --> cùng một nguyên nhân đã nêu ở mục trên)

8. A lack of EFL programs, specialties, majors, minors, concentrations. There is plenty of 'General English'. Indeed, that is one of the bitter irony of teaching EFL in Japan. Many of us have jobs because English is required, but we end up wasting far too much time and effort trying to teach students who are in class only because they have to be or have a vague idea that they want to study English with a foreigner.
Thiếu các chương trình EFL phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Ở đây có một nhận xét khá mỉa mai: "chúng ta - tức giáo viên - có được công ăn việc làm vì môn tiếng Anh là bắt buộc, nhưng cuối cùng chúng ta chỉ làm lãng phí thời gian và công sức của người học"

9. The foreign language teaching and learning 'culture'. That is, the overall approach to teaching and learning EFL (and these are collaborative activities) that is specific to Japan. Japanese EFL teachers tend towards 'yaku-doku', which could be called a version of 'grammar-translation'. Meanwhile, foreign teachers are drawn to mostly production activities--conversational pair practice--for which there is little or no accountability in terms of evaluation.
Văn hóa giảng dạy và học tập ngoại ngữ. Ở Nhật, phương pháp phổ biến hiện nay vẫn là phương pháp ngữ pháp dịch, còn giáo viên tiếng Anh bản ngữ (tức các giáo viên Mỹ, Anh, Úc, Canada đến Nhật để dạy tiếng Anh) thì vào lớp chỉ dạy nói, mà cái này thì chẳng có trách nhiệm giải trình (accountability) và cũng rất khó đánh giá về hiệu quả.

10. The language teaching 'profession' in Japan. There is a lack of serious and useful teacher training and professional development. In higher education, those who are most often designated to teach EFL courses have backgrounds in literature, linguistics, and teacher training, not actual EFL teaching. If asked, many will even say that they are not EFL teachers and are not interested in teaching EFL.
Cuối cùng, là "đội ngũ chuyên gia" giảng dạy tiếng Anh tại Nhật. KHÔNG CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÀ NHÀ QUẢN LÝ GIẢNG DẠY TIẾNG ANH. Xem lại phần bình thêm của PA trong mục 4 và mục 5 ở trên!
--
Như vậy, trong 10 lý do ở trên, thì trừ 1 vài lý do liên quan đến ngôn ngữ (tiếng Nhật so với tiếng Anh), tất cả các lý do làm cho người Nhật không học được tiếng Anh một cách tử tế cũng rất giống ở VN. Trông người, ngẫm đến ta! Không hiểu có quan chức nào trong ngành giáo dục, các nhà lãnh đạo, quản lý các trường đại học, và các nghiên cứu sinh, học viên cao học, các nhà nghiên cứu về giảng dạy ngoại ngữ của VN lên blog này đọc, và nghiền ngẫm để tìm cách thay đổi không nhỉ?

Thôi thì cứ cố gắng hy vọng vậy. Rồi thì mọi việc sẽ phải khá lên chứ, chỉ có điều không biết bao giờ thôi!

2 comments:

  1. Ngoài bản năng sinh tồnn, tư hữu và quyền lực ra. Tư duy trí tuệ, ngôn ngữ, lao động làm ra sản phẩm và dùng lửa để làm chín thức ăn cũng là 1 thuộc tính của loài người. Nên chuyện học ngôn ngữ là chuyện bình thường. Khg phải khó, khó là do khg biết cách dạy mà thôi.

    Khi trẻ sinh ra ở đâu cũng thế. Không biết nói, chỉ biết nghe. Nếu trẻ bị điếc thì trẻ sẽ câm. Nếu trẻ không điếc thì trẻ nghe và dần bắt chước để nói được. Trẻ nghe nói sai trẻ sẽ nói sai. Nghe xong rồi mới nói. Học đọc mới đọc. Rồi học văn phạm mới viết đúng văn phạm.

    Bốn kỹ năng phải đi đúng trình tự: Nghe - Nói - Đọc - Viết thì học ngôn ngữ tốt. Còn dạy ngôn ngữ như VN là dạy sai từ lâu nay làm gì giỏi được? Hơn nữa tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm. Còn tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm. Phát âm có thể khg chuẩn.

    Học phải sớm trước 12 tuổi thì vùng phát âm khg bị hằng định cũng là 1 ếu tố quan trọng để nói tốt và chuẩn.

    Đó là 3 yếu tố quan trọng mà các nước học tiếng Anh khó. Còn nếu dạy đúng, học đúng thì tiếng Anh dễ học hơn tiếng Việt vì văn phạm rõ ràng hơn.

    ReplyDelete
  2. Chào Bác Hải,

    Cám ơn tiếng nói chia sẻ của một người không có bằng cấp gì về Phương pháp giảng dạy tiếng Anh mà lại rất "trúng", tốt hơn rất nhiều những phát biểu, những chủ trương, chính sách, quy định, và đề án hoành tráng của nhiều quan chức và nhà (gọi là) khoa học trong nước về việc dạy tiếng Anh tại VN.

    Nếu bác có kinh nghiệm cá nhân gì về việc học tiếng Anh của bác hoặc của con bác thì bác viết để mọi người có thể đọc và biết nhé?

    PA

    ReplyDelete