Monday, June 30, 2014

Bài đáng đọc: Tương lai của tiếng Anh tại Hàn Quốc (The Diplomat 29/6/2014)


Tôi bận quá nên chẳng viết được gì, nhưng thấy bài hay thì không thể không đưa về blog, để lưu cho mình và giới thiệu đến bạn bè. Hôm nay là bài về tiếng Anh ở Hàn Quốc. Các bạn vào đây đọc nhé, ngắn thôi:  http://thediplomat.com/2014/06/the-future-of-english-in-korea/

Còn ai không đọc được vì không có thời gian hoặc không đủ tiếng Anh, thì dưới đây là vài ý mà tôi thấy đáng quan tâm.

1. In the 1950s South Korea was a country devastated by war. Per capita GDP was a meager $300 a year and fewer than 50 companies had more than 200 employees. Those who spoke English had an incredibly lucrative skill. They could work for the U.S. military, for embassies, for foreign companies, or as middlemen and get paid in foreign currency, making enough money to help their extended families survive. From this came the idea that you could be rich by speaking English in Korea.

Lược dịch: Vào thập niên 1950, Hàn Quốc là một nước rất nghèo, GDP chỉ có 300 USD/năm, và cả nước có dưới 50 công ty có 200 nhân viên. Ai biết tiếng Anh là một lợi thế lớn để làm giàu, vì họ có thể làm trong các công ty nước ngoài, làm việc cho quân đội Mỹ vv.  Từ đó người ta cho rằng giỏi tiếng Anh có thể giúp làm giàu.

2. Koreans have been spending on average $15 billion on private English education, with 17,000 English cram schools (known as hagwons) scattered across the nation and an army of 30,000 native English teachers, along with thousands more who teach English illegally.

Lược dịch: (Vì quan điểm như trên nên) Hàn Quốc tiêu tốn hàng năm đến 15 tỷ USD để học thêm tiếng Anh, với số lượng 17,000 trường luyện tiếng Anh trên cả nước, 30,000 giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh, chưa kể hàng ngàn người dạy chui (không đăng ký).

3. Job hopping used to be common among native teachers, but that has stopped. In the past, native teachers would move from school to school as they gained experience, starting off at a school with long hours and low pay, and ending up at universities where they taught as few as nine hours a week, had no research requirements, and got paid as much as $3,000 dollars a month or more, although most taught more and made less.

Lược dịch:  Giáo viên bản ngữ thường hay nhảy việc (dù bây giờ - với những cải cách của Tổng thống mới - việc này đã chấm dứt). Trước đây, họ nhảy từ trường này sang trường khác sau khi đã có thêm kinh nghiệm, mới đầu thì dạy ở những trường phổ thông phải dạy nhiều giờ mà lương thấp, rồi sau đó vào đại học chỉ cần dạy 9 tiếng/tuần, không đòi hỏi nghiên cứu, và dược trả đến 3.000 USD/tháng hoặc hơn nữa, mặc dù đa số thì không được như vậy.

4. Park broke a long-held taboo by delivering public speeches in English at international events, when the previous presidents had always spoken Korean. Unlike Ban Ki Moon’s English, Park’s English is fluent and easy to understand. I remember being at Seoul Station, the capital’s main railway station, as Koreans looked in awe at Park delivering a speech in confident English at the World Economic Forum. By doing so, she broke the myth that English was the language of the out-group, or that you had to be humble when using the global language.

Lược dịch: Tất cả những điều trên đã thay đổi khi Park lên làm tổng thống. Không giống những tổng thống trước đây của Hàn Quốc, bà dùng tiếng Anh thoải mái, tự tin nơi công cộng, làm xoá đi ấn tượng rằng tiếng Anh chỉ dành cho "người ngoài" (tức là người phương tây hoặc thân phương tây).

-------
Bài viết khá ngắn nên không có nhiều phân tích, và được viết bằng phong cách "tây", tức là để cho người đọc tự rút ra kết luận trên những sự kiện được cung cấp chứ không rút ra kết luận sẵn cho người đọc. Tuy vậy, tôi sẽ làm điều ngược lại, để cho nhanh và cũng phù hợp với phong cách học tập của người Việt :-) , đó là: Trong khi suốt 6 thập niên vật vã học tiếng Anh đầy tốn kém và căng thẳng nhưng hiệu quả không cao, bà Park đã làm một cuộc cách mạng trong đó mọi điều đều đảo lộn. Bà khắt khe hơn trong việc tuyển dụng giáo viên nước ngoài, giảm áp lực, đả phá việc học chỉ để thi lấy các chứng chỉ quốc tế, nhưng ngược lại khuyến khích sử dụng tiếng Anh khắp nơi (bà là tấm gương của điều này).

Và dường như bà đã làm đúng: thay vì tốn thêm tiền và thời gian học trong trường, bà chỉ cần biến Hàn Quốc thành một môi trường nói tiếng Anh, và thế là mọi việc đã được cải thiện.

Simple, isn't it? Can Vietnam do the same? The answer is yours to decide.


Friday, June 27, 2014

Bài đáng đọc: How to outsmart any multiple-choice test

http://www.businessinsider.com/how-to-outsmart-any-multiple-choice-test-2014-6

How to outsmart any multiple-choice test


Ideally, multiple-choice exams would be random, without patterns of right or wrong answers. However, all tests are written by humans, and human nature makes it impossible for any test to be truly random.
Because of this fundamental flaw, William Poundstone, author of "Rock Breaks Scissors: A Practical Guide to Outguessing and Outwitting Almost Everybody," claims to have found several common patterns in multiple-choice tests, including computer-randomized exams like the SATs.  
After examining 100 tests — 2,456 questions in total — from varied sources, including middle school, high school, college, and professional school exams; drivers' tests; licensing exams for firefighters and radio operators; and even newspaper quizzes, Poundstone says he found statistical patterns across all sources.
From this data, he determined valuable strategies for how to greatly up your chances of guessing correctly on any exam, whether you're stumbling through a chemistry final or retaking your driver's test.
While Poundstone emphasizes that actual knowledge of the subject matter is always the best test-taking strategy and that "a guessing strategy is useful to the extent that it beats random guessing," he suggests to always guess when you're unsure. And guessing smartly will only improve your chances of being correct. 
Here are a few of Poundstone's tactics for outsmarting any multiple-choice test:

First, ignore conventional wisdom.

You've probably been given test-taking advice along the lines of "always guess the middle answer if you don't know," or "avoid any answer that uses the words never, always, all, or none," at some point in your life. However, according to Poundstone, this conventional wisdom doesn't hold up against statistics. In fact, he found that the answers "none of the above" or "all of the above" were correct 52% of the time. Choosing one of these answers gives you a 90% improvement over random guessing. 

Look at the surrounding answers.

Poundstone found correct answer choices hardly repeated consecutively, so looking at the answers of the questions you do know will help you figure out the ones you're stuck on. For example, if you're stuck on question No. 2, but know that the answer to No. 1 is A and the answer to No. 3 is D, those choices can probably be eliminated for No. 2. Of course, "knowledge trumps outguessing," Poundstone reminds us. Cross out answers you know are wrong based on facts first. 

Choose the longest answer.

Poundstone also noticed that the longest answer on multiple-choice tests was usually correct. "Test makers have to make sure that right answers are indisputably right," he says. "Often this demands some qualifying language. They may not try so hard with wrong answers." If one choice is noticeably longer than its counterparts, it's likely the correct answer. 

Eliminate the outliers. 

Some exams, like the SATs, are randomized using computers, negating any patterns usually found in the order of the answers. However, no matter their order, answer choices that are incongruent with the rest are usually wrong, according to Poundstone. He gives the following sample answers from an SAT practice test, without including the question:
A. haphazard…radical
B. inherent…controversial
C. improvised…startling
D. methodical…revolutionary
E. derivative…gradual
Because the meaning of "gradual" stands out from the other words in the right column, choice E can be eliminated. Poundstone then points out that "haphazard" and "improvised," have almost identical meanings. Because these choices are so close in meaning, A and C can also be eliminated, allowing you to narrow down over half the answers without even reading the question. "It's hard to see how one could be unambiguously correct and the other unambiguously wrong," he says. For the record, the correct answer is D. 


Read more: http://www.businessinsider.com/how-to-outsmart-any-multiple-choice-test-2014-6#ixzz35oEMpEBA


Saturday, June 21, 2014

Thay chương trình Cambridge: Đâu là sự thật? (Người Lao động 21/6/2014)

Thay chương trình Cambridge: Đâu là sự thật?

Thứ Bảy, 21/06/2014 01:58

Việc ngưng chương trình Cambridge ở TP HCM đã được quyết từ đầu năm 2014 nhưng phụ huynh và học sinh không hề hay biết


Tại Ngày hội Giáo dục phát triển 2014 (tổ chức từ ngày 22 đến 24-4), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM gửi cho một số trường đề án “Đổi mới dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh theo chuẩn tiên tiến dựa trên phương pháp tích hợp chương trình quốc gia Anh và chương trình Việt Nam”. Đây là đề án do sở và EMG (đơn vị ủy quyền của Cambridge tại Việt Nam) xây dựng.

Vội vàng thay thế
Theo đó, các chuyên gia đã rà soát nội dung chương trình giảng dạy các môn của 2 hệ thống giáo dục quốc gia Việt Nam và Anh để kết hợp những kiến thức trùng lặp, bổ sung kiến thức chuyên sâu và lược bỏ những kiến thức không phù hợp… để thiết kế thành đề án này. Sở GD-ĐT TP cũng cho biết sau hơn 3 năm triển khai chương trình tiếng Anh Cambridge tại TP HCM, học sinh nhiều trường đã quen với việc học song song và đây là yếu tố rất thuận lợi để triển khai chương trình mới này.
Chương trình sẽ được giảng dạy theo khung chương trình các môn toán, khoa học và tiếng Anh của Anh, xen kẽ với chương trình Việt Nam. Giáo viên giảng dạy ban đầu sẽ gồm giáo viên nước ngoài và Việt Nam. Học sinh sẽ được đánh giá theo cả 2 chuẩn của Việt Nam và Anh. Chi phí học tập cũng gần giống như học phí của chương trình tiếng Anh Cambridge trước đó.
Học sinh Trường Minh Đạo (quận 5, TP HCM) trong giờ học tiếng Anh theo chương trình Cambridge  Ảnh TẤN THẠNH
Học sinh Trường Minh Đạo (quận 5, TP HCM) trong giờ học tiếng Anh theo chương trình Cambridge Ảnh TẤN THẠNH
 
Trong 2 ngày 14 và 15-6 vừa qua, Sở GD-ĐT và EMG đã tổ chức triển khai chính thức chương trình này ở Bà Rịa - Vũng Tàu và mời tất cả các trưởng phòng giáo dục quận, huyện tại TP HCM đến dự.

“Cơm không lành” từ lâu
Tuy nhiên, việc triển khai chương trình này đặt ra rất nhiều dấu hỏi mà phụ huynh, học sinh cần được giải đáp thấu đáo. Theo tìm hiểu của chúng tôi, lý do chính ít được biết đến là Trung tâm Khảo thí quốc tế Cambridge (CIE) đã chính thức thông báo ngưng hợp tác với EMG.

Ông Ben Schmidt, Giám đốc CIE khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: “EMG được CIE ủy quyền cung cấp các khóa học tiếng Anh Cambridge trong các trường học tại Việt Nam cho đến ngày 27-7. Từ thời điểm này trở đi, thỏa thuận của chúng tôi sẽ chấm dứt. Chúng tôi đã thông báo cho EMG, các cơ quan chính phủ cũng như các trường học có dạy chương trình này”.

Theo bà Tracy Dignan, Giám đốc Truyền thông marketing của CIE khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một cuộc kiểm tra các chương trình tiếng Anh Cambridge của CIE do EMG triển khai tại TP HCM vào tháng 9-2013, CIE và EMG đã có sự khác biệt quan điểm về tương lai của chương trình Cambridge bao gồm Cambridge tiểu học, Cambridge THCS và Cambridge IGCSE. “Chúng tôi đã không thể đạt được thỏa thuận với EMG vì những yêu cầu của mình không được đáp ứng. Vì vậy, chúng tôi miễn cưỡng quyết định thông báo cho EMG trong tháng 1” - bà Tracy nói.

Điều đáng nói là mặc dù được thông báo từ tháng 1 nhưng đến trước ngày 18-6, phụ huynh và học sinh học chương trình tiếng Anh Cambridge vẫn không hề biết. Thay vào đó, 2 đơn vị này lại “âm thầm” thay thế bằng một chương trình dạy tiếng Anh mới mà không hề khảo sát phụ huynh và học sinh có đồng ý hay không.

Coi chừng vết xe đổ
Một chuyên gia về tiếng Anh cho rằng chương trình Cambridge khi triển khai tại TP HCM đã bộc lộ một số nhược điểm. Trước hết, đây là chương trình theo chuẩn của giáo dục Anh kết hợp nội dung các môn học (như toán, xã hội...) bằng tiếng Anh và đây là một chương trình đào tạo riêng biệt. Nhưng khi áp dụng tại TP HCM lại dạy song song chương trình này với chương trình của Bộ GD-ĐT. Nghĩa là học sinh vừa học toán và các môn khác của chương trình Cambridge vừa học toán và các môn khác của chương trình Việt Nam; thậm chí phải học cả môn tiếng Anh của chương trình Việt Nam. Do đó, dẫn đến việc kiến thức bị lặp đi lặp lại và quá tải.

Bên cạnh đó, chương trình Cambridge là của một trường ĐH, đánh giá năng lực của học sinh thông qua thước đo của Cambridge và kết quả học tập cũng chỉ do Cambridge công nhận. Trong khi đó, thế giới có rất nhiều thước đo khác để đánh giá năng lực học sinh. Do đó, khả năng lan tỏa của chương trình này bị hạn chế.

Ngoài ra, chương trình Cambridge rất coi trọng cơ sở vật chất, giảng viên… Khi áp dụng đòi hỏi các trường phải cải thiện những yếu tố này để đáp ứng, từ đó dẫn đến việc phân biệt giữa chương trình này và chương trình khác.

Chuyên gia này cũng cho rằng nhiều người vẫn lầm tưởng chương trình Cambridge tại Việt Nam là do Cambridge triển khai. Tuy nhiên, thực tế do EMG triển khai theo chuẩn của Cambridge giống như một kiểu nhượng quyền thương mại.

Với những tồn tại chưa khắc phục được của chương trình Cambridge, Sở GD-ĐT TP HCM lại vội vã áp dụng một chương trình mới trên cơ sở tận dụng cơ sở vật chất, giảng viên và cũng do EMG thực hiện đã khiến rất nhiều phụ huynh, học sinh và ngay cả các trường, giáo viên tiếng Anh cũng hết sức băn khoăn liệu đây có phải là hình thức “bình mới, rượu cũ”. Liệu đến một lúc nào đó chương trình này lại rơi vào “vết xe đổ”?

Bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi quận 4, cho biết trước đây, trường không dạy Cambridge thì nay chắc chắn cũng khó triển khai chương trình tiếng Anh tích hợp mới mà lý do chính là học phí quá cao. Một hiệu trưởng khác của một trường ở quận 10 bày tỏ: “Chưa biết chương trình thế nào thì chúng tôi không thể triển khai. Không thể cứ nhắm mắt làm mà không biết hiệu quả vì như thế sẽ ăn nói thế nào với phụ huynh”.

Không để học sinh thiệt thòi
Theo bà Tracy Dignan, CIE quyết định chấm dứt thỏa thuận với EMG tại Việt Nam có nghĩa là CIE sẽ không còn cung cấp các chương trình Cambridge thông qua EMG sau ngày 27-7, khi hợp đồng kết thúc.
“Tuy nhiên, ưu tiên đầu tiên của chúng tôi là bảo đảm học sinh không bị thiệt thòi do quyết định này. CIE vẫn sẵn sàng chấp nhận các cuộc thi cho những học sinh đã ghi danh vào các chương trình này thông qua EMG. CIE sẽ không chấp nhận kiểm tra bất kỳ học sinh tham gia các chương trình EMG sau thời gian đó” - bà Tracy nói.

Nhóm phóng viên

Friday, June 20, 2014

Thay chương trình Cambridge: Sự đã rồi! (Người Lao động 19/6/2014)

http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/thay-chuong-trinh-cambridge-su-da-roi-20140619212727009.htm

Thay chương trình Cambridge: Sự đã rồi!

Thứ Năm, 19/06/2014 22:47

Thay đổi một chương trình học không thể do nhà quản lý dùng quyền lực quyết định mà phải do các nhà chuyên môn trực tiếp đánh giá trên cơ sở khoa học và khách quan, tránh triển khai mà không rõ chất lượng

 

Ngày 19-6, nhiều phụ huynh tiếp tục tỏ ra rất lo lắng trước việc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM dừng đào tạo chương trình Cambridge. Chị H., phụ huynh lớp 2/6 Trường Tiểu học Hòa Bình (quận 1), cho biết trước đây, khi thấy chương trình Cambridge quá nặng, học sinh học rất vất vả, chị cùng một số phụ huynh khác trong lớp từng làm đơn đề nghị nhà trường tổ chức một buổi đối thoại với phía EMG (đơn vị ủy quyền của Cambridge tại Việt Nam) để góp ý thiết kế chương trình sao cho phù hợp. Thế nhưng, mong muốn chính đáng của các phụ huynh đã không thể thực hiện khi đơn thư không được phản hồi.

Rút khỏi Cambrigde thì học gì đây?
“Tôi từng muốn rút con ra khỏi lớp Cambridge nhưng lúc đó có thông tin nếu muốn rút thì con phải chuyển vào học tại cơ sở 2 của trường ở khu chợ tạm nên phải cố cho con theo để được học ở trung tâm. Nay, với việc ngừng tuyển sinh Cambridge, tôi càng muốn rút con ra khỏi lớp này nhưng không học Cambrdge thì con tôi sẽ học chương trình tiếng Anh nào khi đang lỡ cỡ ở giữa cấp?” - chị H. lo lắng.
Học sinh lớp tăng cường tiếng Anh ở Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, quận 10, TP HCM  
 Ảnh: TẤN THẠNH
Học sinh lớp tăng cường tiếng Anh ở Trường Tiểu học Võ Trường Toản, quận 10, TP HCM 
Ảnh: TẤN THẠNH
Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 5 cho biết trong 2 ngày vừa qua, rất nhiều phụ huynh hỏi thông tin muốn chuyển con sang lớp tiếng Anh thường - tức là tiếng Anh tự chọn, tiếng Anh tăng cường và tiếng Anh theo đề án - thì phải làm thế nào? Theo vị hiệu trưởng này, tiếng Anh tự chọn càng ngày càng ít đi và phụ huynh cũng không thích chương trình này; tiếng Anh theo đề án hiện cũng rất ít lớp. Còn tiếng Anh tăng cường lại yêu cầu học sinh phải qua khảo sát, đạt các chứng chỉ: hết lớp 2 phải lấy được chứng chỉ Starters, xong lớp 4 phải có chứng chỉ Movers, xong lớp 5 phải có chứng chỉ Flyers. Mà các lớp tiếng Anh tăng cường cũng chỉ có hạn, nếu đột ngột chuyển học sinh đang theo học Cambridge sang lớp tăng cường thì khó có khả năng đáp ứng.

Bên cạnh đó, lâu nay tuyển sinh đầu cấp tại TP HCM không phân tuyến theo Cambridge mà theo hộ khẩu. Tức là những học sinh dù hoàn thành chương trình Cambridge ở bậc tiểu học nhưng khi lên bậc THCS, theo phân tuyến vào trường không dạy Cambridge (ở bậc THCS, chỉ có một vài trường dạy Cambridge) thì xem như việc học gián đoạn.

Ông Đinh Thiện Căn, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 1, cho biết với những học sinh học Cambridge, khi lên bậc THCS, muốn vào trường có tổ chức Cambridge thì chuyển hồ sơ về phòng để xem xét, giải quyết. Thế nhưng, một hiệu trưởng khác tại quận 1 nói rằng khi chương trình Cambridge ngưng tuyển sinh thì với những học sinh vừa hoàn thành chương trình ở bậc tiểu học xem như đứt đoạn.

Bất bình đẳng, khó thành công
Ở góc độ giáo dục, PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP HCM, cho rằng thật phi lý khi ngưng chương trình này để triển khai chương trình khác một cách đột ngột. Đáng ra Sở GD-ĐT TP HCM cần có sự đánh giá, cân nhắc, phải báo động trước khi ngưng.

PGS Tống băn khoăn: Liệu chương trình tiếng Anh tích hợp thay thế có hay hơn, ưu việt hơn so với chương trình Cambridge?  Sở phải thuyết minh được chương trình mới hay hơn, ưu việt hơn cụ thể ở những mặt nào để cho học sinh, phụ huynh được biết, tránh triển khai một chương trình mà chất lượng không rõ ràng, để rồi lại không đạt như kỳ vọng. “Việc thay đổi một chương trình học không thể do các nhà quản lý dùng quyền lực quyết định mà phải có hội đồng thẩm định gồm các nhà chuyên môn, những người giảng dạy, nghiên cứu tiếng Anh trực tiếp đánh giá trên cơ sở khoa học và khách quan. Không nên tạo tiền lệ “sự đã rồi” như vậy” - PGS Tống nói.

PGS Tống nêu thêm: Học sinh học chung trường, mặc cùng bộ đồng phục nhưng lại phân biệt có tiền mới được học chương trình này, không có tiền thì phải học chương trình khác là một điều rất sai lầm về mặt giáo dục. Những gia đình khá giả có thể cho con học thêm tiếng Anh như một môn học ngoại khóa ở bên ngoài, sở không nên đưa những chương trình có tính phân biệt như vậy vào trường công, gây sự bất bình đẳng trong giáo dục.

Cũng theo PGS Tống, Sở GD-ĐT TP cần cân nhắc việc sử dụng cơ sở vật chất công để triển khai các chương trình tiếng Anh nước ngoài và phải  hạch toán, tính khấu hao hợp lý. Nếu được thì phải lấy thặng dư để bù cho các trường nghèo, học sinh nghèo để tránh bất công, lãng phí.

Một chuyên gia về tiếng Anh tại TP HCM - người đã từng tham gia biên soạn nhiều sách giáo khoa về tiếng Anh - cho rằng chương trình tích hợp tiếng Anh mà sở sắp triển khai ông đã được biết qua và không thể đánh giá được chương trình này tốt hơn chương trình Cambridge. “Hiện chỉ có 10% trường học đủ điều kiện để triển khai chương trình tiếng Anh tích hợp. Với điều kiện giảng dạy không phù hợp thì khó có thể duy trì một chương trình tiếng Anh thành công” - chuyên gia này nhận định.

Mù mờ về chuẩn chương trình
Nhận xét về chuyên môn, chuyên gia này cho rằng chương trình tích hợp tiếng Anh mà sở sắp triển khai là do các tác giả người Anh và Úc viết, vì vậy không thể phù hợp với học sinh Việt Nam, đặc biệt là học sinh dưới 10 tuổi. Chương trình này không viết những câu chuyện gần gũi với các em như đi thăm bà nội, món ăn em ưa thích…, mà nói về những chuyện ở không gian rất xa. “Tôi nghĩ phải thành lập lại ban chuyên môn người Việt để viết lại sách giáo khoa cho chương trình này” - vị chuyên gia nói.

Ông cũng tỏ ra lo lắng khi triển khai chương trình tiếng Anh tích hợp thay thế mà đa số giáo viên chưa đạt chuẩn về chuyên môn.

Theo một số chuyên gia, chương trình này được nghiên cứu và áp dụng mà không dựa trên một chuẩn nào cụ thể. Theo bà Vũ Hà Thủy, chuyên gia giáo dục Anh - Mỹ, các chương trình của Anh đều yêu cầu phải được kiểm định. Muốn giảng dạy chương trình của Anh, phải đại diện cho Cambridge hay Edexcel. Cũng không có chuyện Bộ Giáo dục Anh Quốc cấp bằng nếu học sinh không thi chương trình tiếng Anh của 2 tổ chức này.

Ông Trịnh Quang Đồng, thành viên HĐQT Trường Quốc tế Canada (CIS), nói: “Kiểm định chất lượng đào tạo và chương trình là cực kỳ quan trọng. Chương trình không có kiểm định, chất lượng đào tạo sẽ tùy hứng lắm!”.
Còn mơ hồ về chương trình mới
Tuy Sở GD-ĐT TP cho biết sẽ triển khai chương trình tiếng Anh tích hợp thay thế chương trình Cambridge từ năm học 2014-2015, tức là chỉ còn thời gian rất ngắn nhưng theo ghi nhận của chúng tôi, các trường hiện vẫn còn rất mơ hồ về chương trình này. Hầu hết các hiệu trưởng đều cho biết đang chờ công văn triển khai của sở.
Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 5, cho biết năm nay, quận 5 có 11 trường đăng ký thực hiện giảng dạy chương trình tiếng Anh tích hợp mới. Đó là 6 trường tiểu học và THCS cũ đang thực hiện Cambridge cùng 5 trường mới là Tiểu học Hàm Tử, Trần Bình Trọng, Nguyễn Đức Cảnh, THCS Ba Đình và Trần Bội Cơ. Mức học phí ban đầu là 3,1 triệu đồng/tháng, giáo viên do phía EMG cung cấp. Theo lộ trình, sau này khi sử dụng giáo viên của Việt Nam thì mức học phí sẽ giảm xuống. Số lượng tuyển sinh cụ thể thế nào, bao nhiêu lớp... thì phòng GD-ĐT sẽ tổ chức để các trường mời phụ huynh đến trao đổi; phụ huynh sẽ đăng ký theo tinh thần tự nguyện.

NHÓM PHÓNG VIÊN

Ngưng chương trình Cambridge: Nhiều câu hỏi chưa lời giải đáp (Tuổi Trẻ 20/6/2014)

Tham gia buổi giao lưu trực tuyến có giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn, ông Đinh Thiện Căn (trưởng Phòng GD-ĐT quận 1) và bà Nguyễn Phương Lan - phó chủ tịch Tập đoàn EMG Education (phụ trách học vụ).

Lo lắng và bất an
"Xin sở công khai quy trình chọn EMG Education là đơn vị cung cấp giáo viên và quản lý chương trình. Tại sao không công khai “mở thầu” để các đơn vị giáo dục tham gia nhằm tăng tính cạnh tranh về chi phí và chất lượng?"
Bạn đọc NGUYỄN THỊ HUỲNH HOA
Khoảng 50% câu hỏi gửi về chương trình bày tỏ sự lo lắng, như bạn đọc Hoàng Thị Phương: “Con tôi theo học Cambridge đã bốn năm, bây giờ sở lại có quyết định dừng tuyển sinh Cambridge là sao? Nếu cháu vẫn tiếp tục học Cambridge thì sở có đảm bảo về chất lượng và nội dung giảng dạy như trước đây không? Nếu cháu theo chương trình tiếng Anh mới do sở triển khai thì có được đương nhiên chuyển tiếp trình độ đang học của Cambridge không? Mong rằng Sở GD-ĐT có định hướng hợp tình hợp lý để phụ huynh yên tâm”.

Không những thế, các phụ huynh còn bày tỏ sự bất an và chất vấn giám đốc sở về chương trình tích hợp mà TP sẽ thực hiện trong năm học tới: “Ông/bà có dám chắc sau này chương trình tích hợp sẽ không thay đổi? Giám đốc sở có nghĩ đến sự bất an và không tin tưởng của phụ huynh và học sinh không?” (Tam, 40 tuổi, Tam123@...).

Không ít phụ huynh đặt vấn đề sự thay đổi liên tục trong chương trình giảng dạy sẽ khiến con em họ thành “chuột bạch” và không biết bao giờ thì điều này chấm dứt. “Sở GD-ĐT đưa Cambridge vào giảng dạy nhưng không ưu tiên học sinh chuyển cấp vào những trường THCS có dạy Cambridge, điều này có phải là không đến nơi đến chốn không? Bây giờ lại còn triển khai chương trình mới, liệu có lặp lại tình trạng cũ không?” - bạn đọc Lam, 45 tuổi, lamdong@... đặt câu hỏi.

Đặc biệt, có phụ huynh đề nghị: “Khách quan đánh giá, tôi cho rằng chương trình Cambridge hiện tại là tốt, rất hiệu quả trong học tiếng Anh, cha mẹ học sinh vui mừng. Vậy tại sao Sở GD-ĐT không tiếp tục làm việc trực tiếp với CIE (hội đồng khảo thí chương trình phổ thông quốc tế Đại học Cambridge) để học sinh được tiếp tục học chương trình này?”.

Những câu hỏi “nhạy cảm”
Điều đáng quan tâm nhất trong buổi giao lưu trực tuyến là rất nhiều câu hỏi thuộc dạng “nhạy cảm” đã không được giám đốc sở Lê Hồng Sơn và bà Nguyễn Phương Lan trả lời. Sau buổi giao lưu, nhiều bạn đọc đã gọi điện thắc mắc về vấn đề này. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin trích đăng một số câu hỏi:

“Thưa ông Sơn, theo như tôi được biết từ nguồn tin của một số trường thì từ tháng 2-2014 CIE đã chính thức gửi thông tin đến các trường và Sở GD-ĐT TP.HCM về việc sẽ chấm dứt hợp đồng với đơn vị EMG, cũng có nghĩa là EMG sẽ không được chứng nhận đủ tiêu chuẩn dạy chương trình của Cambridge nữa. Vậy tại sao thông tin trên lại bị sở, EMG và các trường ém nhẹm không cho phụ huynh và học sinh biết trong khi đây chính là đối tượng trực tiếp bị ảnh hưởng bởi quyết định trên?” (Nguyễn Anh Tuấn, 28 tuổi).

“Thưa ông Lê Hồng Sơn, theo chúng tôi được biết, chương trình Cambridge là một chương trình tiếng Anh nổi tiếng. Tuy nhiên khi về VN thông qua EMG Education thì chương trình đã gây nhiều tai tiếng, phụ huynh phản ảnh từ nhiều năm nay. Có phải vì vậy mà CIE quyết định ngừng hợp tác với EMG hay không?”(Trần Thủy Tiên, 40 tuổi).

“Một tập đoàn làm ăn không uy tín đã bị một tổ chức nước ngoài từ chối hợp tác, nay lại tiếp tục được thực hiện chương trình giảng dạy liệu có làm phụ huynh chúng tôi tin tưởng hay không?” (Nguyễn Minh Thăng, 38 tuổi).

HOÀNG HƯƠNG ghi
Kết thúc hợp tác sau một cuộc thanh tra
Về việc CIE ngưng hợp tác với EMG, Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với đại diện CIE, bà Tracy Dignan - giám đốc truyền thông khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương.
* Có điều gì trong quá trình hợp tác với EMG khiến CIE không hài lòng và quyết định ngừng hợp tác?
- Sau một cuộc thanh tra các chương trình của EMG bởi CIE ở TP.HCM hồi tháng 9-2013, CIE và EMG có quan điểm khác nhau về các chương trình của CIE, trong đó có việc thi cuối cấp 1 (Cambridge Primary Checkpoint), thi cuối cấp 2 (Cambridge Secondary Checkpoint) và thi chứng chỉ Cambridge IGCSE® (một chứng chỉ để có thể được nhận vào đại học). Và do chúng tôi không thể đạt được thỏa thuận với EMG về hướng giải quyết tiếp theo, chúng tôi buộc phải đưa ra quyết định và thông báo với EMG vào tháng 1-2014 là chúng tôi sẽ kết thúc hợp đồng với EMG vào tháng 7-2014.
* Chương trình Cambridge được phụ huynh học sinh đánh giá cao ở VN, CIE còn tiếp tục muốn tổ chức hoạt động ở đây?
- Ở VN, CIE sẽ tiếp tục cung cấp giáo trình, các đánh giá và chứng chỉ cho trẻ từ 5-19 tuổi cho bất cứ trường nào muốn thực hiện chương trình này. Bất cứ trường nào muốn thực hiện chương trình CIE thì cần phải có sự chấp thuận của các cấp cần thiết và cần phải thực hiện thủ tục xin phép với CIE.
THANH TUẤN thực hiện
Thư của đại diện CIE gửi các trường
Quý hiệu trưởng thân mến!
Tôi viết thư này để thông báo cho quý vị sau khi xem xét kỹ lưỡng, Cambridge International Examinations đã quyết định chấm dứt thỏa thuận với EMG Education tại VN. Điều này có nghĩa chúng tôi sẽ không còn cung cấp chương trình Cambridge thông qua EMG Education.
Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là học viên không gặp bất kỳ thiệt thòi nào do quyết định này. Các dịch vụ thông thường vẫn sẽ tiếp tục đến ngày 27-7-2014 khi Cambridge kết thúc thỏa thuận với EMG Education.
Chúng tôi đã thông báo cho EMG và các cơ quan chức năng có liên quan của chính phủ rằng chúng tôi sẵn sàng tổ chức các dịch vụ tổ chức thi chứng chỉ và điều phối giáo viên hỗ trợ học viên sau ngày 27-7-2014 nhưng chỉ đối với các học sinh đã đăng ký vào các chương trình Cambridge thông qua EMG Education.
* Cambridge sẽ chấp nhận các trường hợp đăng ký thi từ các học viên cho đến thời điểm họ hoàn thành chương trình Cambridge hiện đang theo học. Do đó, chúng tôi sẽ chấp nhận các trường hợp đăng ký thi Cambridge IGCSE và Cambridge Secondary Checkpoint cho đến đợt thi vào tháng 6-2018.
* Cambridge sẽ tiếp tục hỗ trợ các giáo viên đang giảng dạy, những học viên hiện đang theo học cho đến khi học viên cuối cùng hoàn thành kỳ thi... 
Khoán trắng
Trường chúng tôi đã nhận được thông báo của Cambridge cách đây mấy tháng về việc ngưng cung cấp chương trình thông qua EMG Education. Tuy nhiên, chúng tôi lại nhận được “chỉ đạo từ trên” là không thông báo cho phụ huynh biết việc này.
Nói một cách công bằng, việc mở lớp Cambridge trong khuôn viên trường cũng có lợi: được nhận 15% tổng học phí thu được của học sinh. Nhưng xét về khía cạnh chất lượng giáo dục, hiệu quả chương trình thì nhà trường gần như không được tham gia. Một chương trình do Sở GD-ĐT TP đưa vào các trường phổ thông nhưng tất cả mọi việc giảng dạy, kiểm tra, đánh giá giáo viên đều giao hết cho EMG Education.
Khi thực hiện chương trình của Bộ GD-ĐT VN, giáo viên VN thường xuyên được ban giám hiệu trường, tổ trưởng chuyên môn, đồng nghiệp dự giờ và góp ý; cuối năm còn có đánh giá về chuyên môn, nghiệp vụ... mà còn có giáo viên sao nhãng nhiệm vụ. Đằng này, khi thực hiện chương trình Cambridge, sở không kiểm tra, giám sát thì làm sao tốt lên được. Thế nên thời gian qua, nhiều phụ huynh đã phản ứng về chất lượng giáo viên không đạt yêu cầu, việc thay đổi giáo viên thường xuyên... gây ảnh hưởng đến hiệu quả dạy và học chương trình Cambridge.
(Hiệu trưởng một trường tiểu học ở TP.HCM,
đề nghị không nêu tên
)
Lo lắng quyền lợi của học viên
Tại Bình Dương, Trường trung - tiểu học Pétrus Ký (P.Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một) là trường học đầu tiên và duy nhất đã ký kết hợp tác chương trình đào tạo quốc tế Cambridge từ năm 2012 thông qua EMG. Tới nay, Trường Pétrus Ký đã triển khai được hai khóa theo chương trình này, với sự tham dự của học sinh cả hai cấp tiểu học và THCS. Tuy nhiên từ đầu tháng 6-2014, ban giám hiệu nhà trường bất ngờ nhận được thư của người quản lý phát triển trường học ở VN của chương trình Cambridge thông báo sẽ chấm dứt thỏa thuận với EMG Education.
Bà Trần Xuân Mai - hiệu trưởng Trường Pétrus Ký - cho biết: “Trong thư, phía Cambridge không nói rõ lý do ngưng cung cấp chương trình thông qua EMG là gì nên chúng tôi cũng rất bất ngờ và lo lắng. Điều chúng tôi quan tâm nhất là quyền lợi của những em học sinh đã tham gia chương trình này“.
Cô Nguyễn Thị Xuân Dung, phó chánh văn phòng Trường Pétrus Ký, cho biết do mức học phí của chương trình Cambridge thấp hơn học phí của một số trường quốc tế nên có khá nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm đăng ký học. Do mới nhận được thư của chương trình Cambridge ít ngày nên sắp tới nhà trường sẽ làm việc cụ thể với đại diện chương trình để đảm bảo việc giảng dạy và quyền lợi của học viên đã đăng ký học.
H.HG. - BÁ SƠN

Friday, June 13, 2014

Làm lại đề án ngoại ngữ như thế nào? (Thanh Niên 13/6/2014)

Đầu tư cả ngàn tỉ đồng vẫn chưa hiệu quả: 'Làm lại' đề án ngoại ngữ như thế nào?

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140612/dau-tu-ca-ngan-ti-dong-van-chua-hieu-qua-lam-lai-de-an-ngoai-ngu-nhu-the-nao.aspx

Nếu xây dựng lại kế hoạch thực hiện Đề án ngoại ngữ 2020 như lãnh đạo Bộ GD-ĐT phát biểu thì cần phải hướng đến tính thực tiễn, tiết kiệm và với mục tiêu khiêm tốn hơn.

 Ngoại ngữ
 Học sinh thích thú học tiếng Anh thông qua trò chơi, bài hát, xem phim, đọc truyện, làm câu đố, thuyết trình, kể chuyện bằng tiếng Anh - Ảnh: Đào Ngọc Thạch


Phát biểu gây choáng váng
Hai phát biểu gây choáng váng cho những ai quan tâm đến việc dạy và học ngoại ngữ ở nước ta đều đến từ lãnh đạo Bộ GD-ĐT.

Trước tiên là Bộ trưởng Phạm Vũ Luận. Trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 11.6, bộ trưởng đã tuyên bố: “Cách dạy, cách học, cách thi ngoại ngữ hiện nay của chúng ta không giống ai trên thế giới”.
Thứ hai, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nói với Báo Thanh Niên là Bộ “đang xây dựng lại kế hoạch thực hiện Đề án ngoại ngữ 2020 cho phù hợp thực tiễn hơn”, một động thái mà báo cho là “làm lại đề án ngoại ngữ”.

Choáng váng là vì Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” được thông qua năm 2008 rồi triển khai rầm rộ với kinh phí gần 9.400 tỉ đồng. Từ đó đến nay năm nào chúng ta cũng nghe tỉnh này, tỉnh kia bỏ ra mấy trăm tỉ đồng cho việc triển khai đề án. Nay bỗng nhiên nghe hai vị lãnh đạo Bộ tuyên bố như thế hóa ra bao nhiêu công sức, tiền của đổ sông đổ biển?

Choáng váng là vì đề án đưa ra mục tiêu trung hạn “đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực”, thế mà kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi chỉ có chưa đến 16% thí sinh chọn ngoại ngữ làm môn thi.

Theo nhận xét của nhiều giáo viên được hỏi, mấy năm qua việc triển khai đề án chủ yếu tập trung vào hai việc: mua sắm trang thiết bị đắt tiền như bảng tương tác cho các trường ở các thành phố lớn và đổ tiền đào tạo lại giáo viên để đạt chuẩn châu Âu, gây biết bao chuyện dở khóc dở cười. Dĩ nhiên cả hai đều không đạt hiệu quả mong muốn như chúng ta đã thấy vì nói gì thì nói yếu tố thương mại hóa trong hai hoạt động này là không thể loại trừ.

Phải từ bỏ tham vọng ôm hết mọi chuyện
Chuyện đã qua dù sao cũng không quan trọng bằng chuyện sắp tới: Làm sao để có một chương trình dạy và học ngoại ngữ khác, có tính thực tiễn hơn, tiết kiệm hơn với mục tiêu khiêm tốn hơn - giới trẻ Việt Nam khi ra đời có được một số vốn ngoại ngữ ban đầu để tiếp nhận tri thức của thế giới và sau đó có khả năng tự học suốt đời.

Đây là đề tài lớn cần có sự tham gia bàn bạc của cả xã hội, nhưng trước mắt có thể nêu một số ý chính mang tính nguyên tắc mà mọi người có thể đạt được sự đồng thuận ngay.

Trước hết, Bộ GD-ĐT phải từ bỏ tham vọng ôm hết mọi chuyện, từ đào tạo lại giáo viên, biên soạn chương trình, sách giáo khoa đến trang bị máy móc, công cụ giảng dạy. Với điều kiện kinh tế hiện nay mà cứ suy nghĩ theo hướng “Tiếp tục xây dựng các phòng dạy và học ngoại ngữ, phòng nghe nhìn và học đa phương tiện cho các trường học các cấp” thì chỉ có lãng phí tiếp liền lãng phí.

Thứ hai là với điều kiện của VN hiện nay, không nên cầu toàn đòi học sinh phải nói tiếng Anh làu làu, rồi đòi dạy và học các môn tự nhiên bằng tiếng Anh một cách duy ý chí... Nên chú trọng kỹ năng đọc hiểu, xem đó là bước khởi đầu cho quá trình tạo sự tự tin ở học sinh.

Nhu cầu cho con em học và sử dụng được ngoại ngữ trong phụ huynh là rất lớn; nhu cầu vượt qua rào cản ngoại ngữ để tiếp xúc được thông tin từ thế giới bên ngoài trong thanh niên cũng rất lớn, nhất là trong các lĩnh vực giải trí (phim, nhạc), tin học... Đây là đòn bẩy mà Bộ cần tận dụng. Muốn vậy, Bộ phải buông hết những cái tự xem là nhiệm vụ hiện nay và chỉ tập trung vào một số việc: Chấn chỉnh việc đào tạo giáo viên ngoại ngữ ở các trường ĐH, CĐ; thay đổi cách ra đề thi (từ kiểm tra học kỳ đến thi tốt nghiệp) sao cho trọng tâm dịch chuyển từ khảo sát ngữ pháp sang khảo sát đọc hiểu, bổ sung các kỹ năng nghe, nói nếu có điều kiện. Hãy để cho từng trường được quyền chọn sách giáo khoa miễn sao xác định được mức độ kỹ năng mà học sinh phải đạt ở từng cấp học. Hãy khuyến khích các thầy cô rèn cho học sinh các kỹ năng ngoại ngữ thông qua trò chơi, bài hát, xem phim, đọc truyện, làm câu đố, thuyết trình, kể chuyện bằng tiếng Anh... Nếu chú ý chúng ta sẽ thấy những học sinh giỏi ngoại ngữ là những người tự học là chính, thông qua một say mê nào đó liên quan đến ngoại ngữ vì suy cho cùng ngoại ngữ chỉ là công cụ, sử dụng ngoại ngữ để làm cái gì đó mới là mục tiêu.

Tận dụng nguồn tài nguyên hữu ích trên internet
Với giáo viên, cái nỗ lực để đạt “chuẩn châu Âu” mơ hồ không quan trọng bằng cập nhật kiến thức. Bởi tiếng Anh trong 20 năm qua thay đổi nhanh chóng một phần do kiến thức hay nội dung thông tin mà nó chuyển tải đã thay đổi. Người không nắm được nội dung thông tin thì kể cả có giỏi ngoại ngữ cũng đành chịu.

Việc dạy và học ngoại ngữ bây giờ đã thuận lợi hơn trước gấp bội lần nhờ vào internet, 3G, máy tính, điện thoại thông minh và truyền hình. Các chuyên viên của Bộ chỉ cần thu gom hết mọi tài nguyên hữu ích trên internet vào một chỗ rồi hướng dẫn cho giáo viên sử dụng sẽ còn hữu ích gấp nhiều lần so với các khóa tập huấn tốn kém, nặng nề.

Tại sao không thử nghiệm lấy ngoại ngữ làm môn thí điểm cho nhà trường và giáo viên được tự do nhiều hơn, tự biên soạn nội dung giảng dạy, tự sắp xếp giờ dạy để tổ chức được những hoạt động như thi đố vui bằng tiếng Anh... Hiện nay, một chương trình học ngoại ngữ đồ sộ đã có thể chứa trong một app (ứng dụng) miễn phí chạy trên điện thoại di động, học mãi chưa hết thế mà tư duy chúng ta vẫn còn nặng về bảng tương tác, đèn chiếu, rồi phòng lab nghe nhìn thì phải nói bỏ đề án cũ, làm lại đề án mới là chuyện trước sau gì cũng phải thừa nhận.

Dạy - học - thi ngoại ngữ “không giống ai”
Tại phiên trả lời chất vấn QH ngày 11.6 về câu hỏi liên quan đến việc dạy và học ngoại ngữ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận nói: “Trong quá trình xây dựng đề án đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT, chúng tôi đã tổ chức những đợt khảo sát các môn học, bậc học có tiếng Anh và ngoại ngữ thì thấy rằng cách dạy, cách học, cách thi ngoại ngữ hiện nay của chúng ta không giống ai trên thế giới. Chúng ta dạy và học chủ yếu là ngữ pháp nên học hết phổ thông cũng không nói được, người ta nói không hiểu”.
Tuệ Nguyễn (ghi)
Nguyễn Vạn Phú

Thursday, June 12, 2014

Đo lường việc "học sâu" (deep learning) như thế nào?

Có một bài viết cách đây hơn một tháng trên trang Mindshift (Dịch chuyển tư duy) mà theo tôi thì tất cả các giáo viên phổ thông, các nhà sư phạm (đào tạo giáo viên), các chuyên viên về khảo thí của các Sở và Bộ Giáo dục, và cả lãnh đạo ngành giáo dục nữa, đều cần đọc.Đó là bài More progressive ways to measure deeper levels of learning, có thể đọc ở đây: http://blogs.kqed.org/mindshift/2014/04/more-progressive-ways-to-measure-deeper-level-of-learning/.

Tại sao lại phải đọc bài này? Ai cũng biết là một trong những vấn đề lớn (nan giải!) của giáo dục VN hiện nay là vấn đề học vẹt, mà tiếng Anh gọi là "học cạn" (shallow learning), khiến cho người học luôn rơi vào tình trạng "trả chữ cho thầy" sau khi xong học xong, thi xong và lấy đủ các điểm  số cần thiết để ra trường. Mà nguyên nhân chính, nếu không phải là nguyên nhân duy nhất, của tình trạng này, chính là do cách thi cử quá nhấn mạnh đến kiến thức có được do học thuộc lòng. Vì vậy, muốn thay đổi tình trạng học vẹt thì trước hết phải thay đổi cách thi cử, kiểm tra đánh giá, đó là điều mà Bộ Giáo dục đã ý thức được rất rõ và đang chỉ đạo toàn quốc phải đổi mới.

Chỉ có điều, ý thức là một chuyện còn có làm được hay không thì lại là một chuyện khác. Tôi thì tôi cho rằng việc đổi mới thi cử kiểm tra đánh giá ở VN sẽ rất khó khăn và lâu dài, chứ không thể chỉ bằng ý thức của mọi người về việc cần thay đổi, cộng với quyết tâm chính trị và sự chỉ đạo sâu sát vv của Bộ mà có thể xảy ra được. Đơn giản là vì cách thi cử kiểu học thuộc lòng đã quá ăn sâu vào cái văn hoá học đường của VN từ lâu quá rồi, ít nhất là mấy trăm năm nay, từ thời phong kiến khi VN vẫn còn phải học chữ Hán, một loại ngôn ngữ rất khó học và không có cách học nào khác (ít ra là thời gian đầu) hơn là học thuộc lòng - vì rõ ràng là muốn học chữ Hán thì phải viết đi viết lại thuộc lòng từng chữ, có vậy thôi, chứ còn cách nào khác nữa đâu!

Chính vì thiếu kinh nghiệm nên chúng ta cần phải học hỏi của thế giới. Tất nhiên học thì phải hành, nên chưa chắc đọc xong đã làm được, nhưng ít ra nó sẽ giúp ta thay đổi cách nghĩ (mindshift mà!). Vì bài viết bằng tiếng Anh nên có thể khó cho một số người không đọc được trực tiếp, nên tôi giới thiệu lại những ý chính ở đây bằng lời của tôi, kèm những bình luận khi có thể hoặc khi có hứng!

1. Sử dụng rubrics (thang mô tả)

Trước hết, cần giải thích rubrics hay "thang mô tả" trong tiếng Việt. Có thể hiểu về rubrics như thế này: Nó là một thang điểm nhưng không chỉ là những con số lạnh lùng như 3, 5, 8, hoặc 10 thường khiến cho người học thắc mắc (Tại sao bài của em làm tốt như thế này mà chỉ được 5 điểm? Tại sao bạn ấy giống ý của em mà lại được 8, ví dụ thế). Mà kèm theo từng mức điểm là phần giải thích ý nghĩa của số điểm ấy. Ví dụ: 5 điểm = nêu được một số ý chính trong bài; ngôn ngữ diễn đạt có thể hiểu được dù còn khá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 8 điểm = nêu trọn vẹn các ý chính trong bài; ngôn ngữ diễn đạt trôi chảy, thuyết phục; có một vài nhận định riêng, độc đáo. Đại khái thế.

Việc sử dụng thang mô tả như trên sẽ giúp cho học sinh rất nhiều, vì họ hiểu được tại sao họ chỉ được 5 chứ không phải là 8 điểm, và còn cần phải tập trung cải thiện những gì nếu muốn đạt điểm cao hơn. Đây là một kỹ thuật trong đánh giá đã được áp dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến nhưng chưa được áp dụng tại VN. Tôi hy vọng là đợt cải cách lần này sẽ đưa rubrics vào áp dụng rộng rãi. Tất nhiên có thể cần có nhiều đợt tập huấn, hỗ trợ giáo viên, nhưng đó lại là chuyện khác sẽ không bàn ở đây.

2. Đánh giá khi cần

Ở VN mọi việc thi cử đều có trong kế hoạch định sẵn. Trong vòng bao nhiêu lâu thì phải có điểm 15', bao lâu thì kiểm tra 1 tiết, rồi thi cuối học kỳ vv. Nhưng như thế chưa đủ. Giáo viên cần phải đánh giá ngay lúc cần thiết, ví dụ sau khi học một bài quá khó và học sinh có vẻ chưa nắm được một số vấn đề để có thể học bài sau đó. Điều này rất cần thiết cho cả thầy lẫn trò, và có tác động trực tiếp đến việc học của học sinh. Nếu bài học khó chưa được nắm vững mà giáo viên cứ đi tiếp thì rõ ràng là sự tiếp thu của học sinh sẽ giảm đi, dẫn đến việc mất căn bản vv, một tình trạng phổ biến ở VN và khiến cho học sinh phải bỏ nhiều thời gian tiền bạc và công sức để đi học thêm.

Tất nhiên để cho giáo viên đánh giá khi cần là việc rất khó làm trong một hệ thống được kiểm soát chặt chẽ như ở VN, đồng thời cũng tạo thêm công việc cho giáo viên vì phải làm thêm những bài test nằm ngoài kế hoạch. Giải pháp: Khuyến khích nhiều bộ sách giáo khoa để giáo viên có thể lựa chọn để làm bài đọc thêm hoặc bài kiểm tra khi cần thiết; và giao thêm quyền tự chủ về chuyên môn đến các trường, bộ môn và giáo viên. (Chắc là không khó, hay là tôi đang lạc quan quá?)


3. Sử dụng PISA ở cấp trường

Đề xuất này chắc là Bộ Giáo dục rất thích đây, vì Bộ cũng đang khuyến khích điều này. Tôi cũng đồng ý, với một điều kiện: Chúng ta hãy xem PISA là một công cụ có thể cung cấp cho chúng ta thông tin THỰC về hiện trạng, chứ đừng xem nó như thành tích cần đạt và vì thế phải chạy theo học, luyện gà vv sao cho đạt được thành tích cao nhất. Nếu chúng ta dùng đúng cách thì PISA có thể có tác động dội ngược phù hợp vì bài test này quả thật có chú trọng đến tư duy phân tích, tổng hợp, phản biện vv của học sinh chứ không chỉ kiến thức sách vở đơn thuần.

4. Sử dụng các hình thức "đánh giá chân thực" (authentic assessment)

Cũng cần định nghĩa authentic assessment mà tôi tạm dịch là đánh giá chân thực. Lấy ví dụ trong ngoại ngữ: nếu ở ngoài đời người ta cần sử dụng tiếng Anh khi đi khám bệnh, mua hàng, đi du lịch, vào khách sạn, nhà hàng, thì trong bài thi cũng sẽ phải có những tình huống tương tự để đạt được "độ chân thực" cao nhất có thể được. Kiểm tra theo cách này không dễ và đặc biệt khó chấm vì có quá nhiều kỹ năng đóng góp cho việc thực hiện thành công một bài thi (không chỉ giỏi tiếng Anh nói chung, mà còn hiểu về bối cảnh ví dụ khi đi vào khách sạn thì sẽ có những thủ tục gì ...), nhưng chính hình thức đánh giá chân thực sẽ giúp người học "học sâu" và nhớ lâu vì họ được tham gia vào những hoạt động có ý nghĩa. Cách đánh giá này hình như ở Vn vẫn còn rất hiếm, nếu không kể môn tiếng Anh do ảnh hưởng cách thi cử của nước ngoài.
------
Bốn lời khuyên nói trên có vẻ rất hợp lý, đúng không các bạn, và cũng có vẻ đơn giản, nhưng chắc chắn là không dễ thực hiện được ở VN, trừ phi có những thay đổi mang tính đột phá ở các cấp quản lý bên trên. Chẳng biết đến bao giờ thì VN có thể thực hiện được 4 lời khuyên ở trên, nhỉ?



"Làm lại đề án ngoại ngữ"? Viết nhanh sau khi đọc bài báo trên Thanh Niên hôm nay 12/6/2014

"Làm lại đề án ngoại ngữ" là một phần của cái tựa bài báo trên Thanh Niên hôm nay, tựa đầy đủ là "Đầu tư cả ngàn tỷ đồng vẫn chưa hiệu quả - Làm lại đề án ngoại ngữ". Có thể đọc toàn bài ở đây: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140611/dau-tu-ca-ngan-ti-dong-van-chua-hieu-qua-lam-lai-de-an-ngoai-ngu.aspx. Hoặc đọc bên dưới, tôi chép lại làm tư liệu để nghiên cứu khi cần.

Ở đây tôi chỉ ghi lại nhanh vài ý kiến liên quan đến đề án này, do tôi cũng có tham gia góp ý kiến trong giai đoạn đầu, và gần đây nhất có làm một nghiên cứu nhỏ về hiệu quả của đề án dưới cái nhìn của giáo viên, người thụ hưởng/chịu tác động trực tiếp và quan trọng nhất của đề án.

1. Việc làm lại đề án, dù rất dở, vì lẽ ra phải làm tốt từ đầu chứ không phải là làm dở dang rồi bỏ đi làm lại như thế này, là một quyết định đúng đắn. Nó giống như trong kinh doanh, nếu đã nhận ra là đầu tư sai thì nên nhanh chóng "cắt lỗ" và chuyển hướng, đóng cửa nhà máy hoặc công ty, chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác, còn hơn là ôm những gì mình đang có vì tiếc công sức đầu tư, máy móc thiết bị đã đổ ra giờ không còn bao nhiêu giá trị.

2. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận thì phần "đề án được làm lại" này có khi lại giống phần "đề án đã bị bỏ đi để làm lại", nếu triết lý và cách tiếp cận vẫn như cũ! Không thể giải quyết vấn đề với cùng một loại tư duy đã tạo ra chính vấn đề ấy, có một nhân vật nổi tiếng nào đó (không biết có phải là Einstein?) đã nói như thế đấy.

3. Theo tôi, nói đúng hơn là theo số liệu mà tôi đã thu thập được trong một nghiên cứu nhỏ và đã báo cáo tại Hội nghị cựu sinh viên Úc ở Hà Nội hồi cuối năm 2013 và cũng đã báo cáo ở Nhật hồi tháng 4 vừa rồi, những vấn đề cần phải dứt khoát thay đổi gồm có:

i. Bỏ ngay tư duy cào bằng, bắt tất cả giáo viên trên toàn quốc phải đạt những mức năng lực như nhau để có thể xem là đạt chuẩn. Điều này là không tưởng và làm cho các mục tiêu của đề án bị phá sản ngay khi chưa thực hiện. Còn nếu cứ cố gắng thực hiện (vì đã nêu trong kế hoạch hàng năm, giờ phải thực hiện để có thể  quyết toán) thì sẽ dẫn đến các hậu quả tai hại khác, sẽ nêu dưới đây.

ii. Bỏ ngay, không thương tiếc, hệ thống thi cử "theo chuẩn châu Âu" mà đề án đã giao cho một số trường thực hiện. Các đề thi đó hoàn toàn không giống ai, và chắc chắn là các thông số kỹ thuật (như độ tin cậy hay tính ổn định của điểm số độ giá trị, độ chân thực, tác động dội ngược vv) đều rất kém. Vì cách thi hiện nay ở các trung tâm thi của đề án 2020 hoàn toàn không có phần nghiên cứu khảo thí đi kèm. Nên nhớ muốn ra được đề thi cho tử tế thì phải nghiên cứu rất tốn kém và những đòi hỏi năng lực chuyên biệt cùng với những kinh nghiệm thực tế về khảo thí mà hiện nay VN rất thiếu người (dù đã dư người có bằng cấp, do đào tạo trong nước!!!). Điều này tôi đã lên tiếng nhiều lần ở nhiều nơi nhưng vẫn chỉ là nước đổ đầu vịt mà thôi! 

Hệ thống này nếu được duy trì thì chỉ làm được đúng có một việc mà thôi, đó là: nó sẽ ngay lập tức đạt được những con số "ảo" theo như mục  tiêu của đề án. [Tất nhiên, ở đây tôi giả định là không kể những cái lợi riêng của những người được giao quyền tổ chức thi, ví dụ: có việc để làm, có nguồn thu, có quyền cấp bằng và có thể tiêu cực (?) nếu muốn/ nếu cần (!)]. Vì vậy, chỉ riêng việc quyết định thay đổi cách làm và không sử dụng đến hệ thống hiện nay thì tôi cũng đã cho là một thành tựu quan trọng rồi. Thà đừng làm, còn hơn làm mà phá hoại, không chỉ một đề án này, mà là cả một thế hệ giáo viên (những người phải thi để lấy chứng chỉ ảo) và kéo theo sau đó là các học sinh, tức là di hại đến mấy thế hệ!

Tất nhiên, nếu đã quyết định bỏ hệ thống này thì phải có hệ thống khác thay vào; ý kiến của tôi là nên dùng một hệ thống có sẵn trên thế giới nhưng phải deal xuống cho giá chấp nhận được với thị trường VN. Sẽ có nhiều tổ chức muốn nhảy vào; cứ bình tĩnh mà trả giá với họ, còn chọn ai thì có thể sẽ là một phần của "đề án được làm lại", xin không bàn ở đây.

iii. Cần xây dựng ngay một hệ thống hỗ trợ giáo viên, đặc biệt là giáo viên vùng sâu vùng xa, để tạo điều kiện cho họ thường xuyên "đụng chạm" đến tiếng Anh thực tế, ví dụ xem phim ảnh bằng tiếng Anh, luyện phát âm, trao đổi về các vấn đề ngữ pháp, hỗ trợ làm giáo cụ và tài liệu giảng dạy cho môn tiếng Anh, đại khái là một mô hình Trung tâm tư liệu Anh ngữ mà trước đây Hội đồng Anh đã hỗ trợ Khoa Ngữ văn Anh của USSH xây dựng và hoạt động, thời gian đầu rất tốt nhưng sau đó đã bị biến tướng thành một phần của thư viện chung và là nơi "kinh doanh tài liệu hiếm". Hệ thống này cần phải được duy trì mãi mãi, có thể kêu gọi sự hỗ trợ của nước ngoài hoặc chính những đơn vị sẽ trúng thầu cung cấp hệ thống thi cử cho VN. Không hề khó làm, và các nước xung quanh VN như Thái Lan, Indonesia, Mã Lai đều có kinh nghiệm để VN học tập.

Đại khái thế. Tôi thấy dễ quá mà sao làm lại khó đến thế nhỉ? Hay là tôi ... dốt nên tưởng nó dễ, hu hu hu!!
------------------

Đầu tư cả ngàn tỉ đồng vẫn chưa hiệu quả - Làm lại đề án ngoại ngữ

Thanh Niên 12/6/2014

Trước những hoài nghi của dư luận về hiệu quả của Đề án ngoại ngữ quốc gia, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết đang xây dựng lại kế hoạch thực hiện Đề án ngoại ngữ 2020 cho phù hợp thực tiễn hơn, thay đổi cách học và cách thi cũng như đào tạo và tuyển dụng giáo viên.

Một lớp bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường THCS do Sở GD-ĐT TP.HCM và Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Một lớp bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường THCS do Sở GD-ĐT TP.HCM và Trường
ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
 
Thay đổi cách thi
Một trong những nguyên nhân khiến ít học sinh (HS) chọn môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua là đề thi năm nay bổ sung thêm phần thi viết (mà ban đầu Bộ công bố là viết luận - sau đó sửa thành viết để giảm mức độ yêu cầu).



Năm 2020 chưa thể hoàn thành đề án
Trước sự ì ạch về tiến độ của đề án ngoại ngữ 2020 cũng như những khó khăn quá lớn phải đối mặt khi thực hiện, lãnh đạo Bộ khẳng định chắc chắn nhiều mục tiêu của đề án sẽ không đạt được theo như tiến độ đề ra và năm 2020 cũng chưa thể hoàn thành được đề án này.

Nhiều HS cho rằng lâu nay chỉ học để thi theo cách làm bài trắc nghiệm, kể cả thi ĐH cũng chỉ thi trắc nghiệm, khi thấy đề thi tốt nghiệp có thêm phần “viết luận” nên... sợ không dám đăng ký thi môn này nữa.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng Bộ dự kiến đưa môn ngoại ngữ thành môn khuyến khích rồi sau đó đổi thành môn tự chọn cũng là vì muốn chấm dứt cách thi gì học nấy như hiện nay. “Thi ngoại ngữ mà chỉ có mỗi hình thức trắc nghiệm, nói nôm na là “gật với lắc” thì không có tác dụng gì trong quá trình học cả”, ông Hiển nói. Ông Hiển cũng khẳng định: “Môn ngoại ngữ chắc chắn phải trở thành môn thi bắt buộc, môn thi điều kiện cho những kỳ thi khác… Tuy nhiên, khi đó cách thi phải thay đổi. Bộ đang có đề án dạy học môn ngoại ngữ, trong đó phải tìm ra một cách thi cử khác, đánh giá được năng lực nghe nói đọc viết của HS”.
Thay sách môn ngoại ngữ trước
Khi dự thảo Đề án đổi mới chương trình - sách giáo khoa (SGK) sau 2015 được công bố, có ý kiến chỉ ra rằng: không thấy nhắc đến môn ngoại ngữ trong đề án này. Vậy khi thay đổi chương trình - SGK phổ thông thì chương trình - SGK ngoại ngữ đang thí điểm hiện nay có thay đổi không?


Ông Nguyễn Vinh Hiển cho hay: “Đề án này cũng nằm trong đề án đổi mới chương trình - SGK sau 2015. Khi thiết kế chương trình mới cũng phải dành thời lượng cho việc học ngoại ngữ theo đúng quy định của Đề án ngoại ngữ; việc bồi dưỡng giáo viên, việc dạy học ngoại ngữ cũng nằm trong kế hoạch bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới”. 

Như vậy, môn ngoại ngữ được cho là đi trước một bước. Sau khi thực hiện chương trình - SGK mới thì sẽ không thay SGK ngoại ngữ nữa mà chỉ điều chỉnh SGK thí điểm hiện nay… 

Trước thực tế một số thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM có vẻ không mặn mà với SGK ngoại ngữ (thí điểm) của Bộ, ông Nguyễn Vinh Hiển cho rằng đó là việc bình thường, khi chủ trương đổi mới theo hướng có một chương trình, nhiều bộ SGK thì việc chọn bộ sách nào để giảng dạy sẽ là quyền của các địa phương, nhà trường. Miễn là HS dù học bộ sách nào cũng đạt được những tiêu chuẩn chung. Tuy nhiên, ông Hiển cũng cho biết nhiều nơi chưa đủ điều kiện triển khai đại trà cũng như chưa được chọn thí điểm thực hiện đề án nhưng đã xin thực hiện chương trình - SGK ngoại ngữ này để HS được học như môn học tự chọn.
Xây dựng lại kế hoạch
Theo ông Hiển, Bộ đang phải xây dựng lại kế hoạch của đề án này. Tuy nhiên, kế hoạch như thế nào thì phải phụ thuộc vào tình hình thực tế của các địa phương.

Về đội ngũ giáo viên, theo ghi nhận của Thanh Niên, hiện mỗi nơi có một cách làm khác nhau. Nơi nào có điều kiện thì cấp kinh phí đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, nơi thì vận động, khuyến khích giáo viên tự bỏ tiền ra để học và thi lấy chứng chỉ. Đại diện của ban thường trực đề án cho hay Bộ đang xem xét để có chính sách chung cho việc bồi dưỡng giáo viên. Nếu giáo viên sau khi tham gia các khóa học mà đạt chuẩn theo quy định thì sẽ được nhận hỗ trợ về chi phí học tập.

Ông Nguyễn Vinh Hiển thông tin: “Bắt đầu từ năm 2014 - 2015, các trường đào tạo giáo viên ngoại ngữ phải đưa ra chuẩn năng lực đầu ra tương ứng với khung tham chiếu châu Âu”. Tuy nhiên, để làm được điều này Bộ sẽ phải bổ sung chế tài cụ thể kèm theo. Một trong những chế tài có thể là cắt chỉ tiêu tuyển sinh. Chỉ tiêu này xây dựng trên cơ sở có bao nhiêu giảng viên dạy ngoại ngữ đạt chuẩn…
Việc tuyển dụng giáo viên ngoại ngữ, theo ông Hiển, điều kiện trước tiên là phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ thì mới cho dự tuyển; những kỹ năng khác về nghiệp vụ sư phạm… sẽ chọn lọc trong quá trình tuyển dụng.

Ông Hiển tỏ ra lạc quan khi cho rằng: “Chặng đường cuối của đề án sẽ không phải là chặng gian nan vì nếu quyết tâm thì càng về sau số giáo viên đạt chuẩn càng cao, chương trình - SGK đã hoàn thiện, kiểm tra đánh giá bài bản hơn… thì việc thực hiện sẽ dễ dàng hơn”.

Triển khai ở các địa phương
Từ Đề án ngoại ngữ quốc gia với nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia, các địa phương trên cả nước xây dựng, triển khai đề án cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu chung bằng ngân sách của địa phương.
Ngày 31.1.2012, UBND TP.HCM phê duyệt đề án Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp TP.HCM giai đoạn 2011- 2020. Tổng kinh phí đầu tư cho đề án này là hơn 2.508 tỉ đồng. Trong đó, kinh phí mua sắm trang thiết bị hơn 1.609 tỉ đồng,  bao gồm 554 tỉ đồng mua sắm màn hình thông minh; trang bị tối thiểu bộ thiết bị dạy tiếng Anh hơn 1.065 tỉ đồng. Còn kinh phí đào tạo bồi dưỡng giáo viên hơn 654 tỉ đồng. Năm 2012, UBND TP đã đồng ý chủ trương và cho phép Sở GD-ĐT thí điểm tuyển 100 giáo viên Philippines với mục đích tạo môi trường ngôn ngữ, nâng cao năng lực nghe và nói tiếng Anh cho giáo viên và HS.
Ngày 15.2.2012, UBND TP.Đà Nẵng có quyết định phê duyệt đề án tương tự với tổng kinh phí dự tính gần 140 tỉ đồng.
Ngày 6.1.2012, Sở GD-ĐT tỉnh Kon Tum phê duyệt đề án học ngoại ngữ với tổng kinh phí khoảng 135 tỉ đồng.
Ngày 19.11.2012, UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt đề án với kinh phí thực hiện đề án khoảng 400 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn từ chương trình là 200 tỉ đồng.
Ngày 22.5.2013, UBND tỉnh long An phê duyệt đề án với tổng kinh phí hơn 400 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn của chương trình là 24 tỉ đồng…

Bích Thanh
(tổng hợp)

Tuệ Nguyễn

Wednesday, June 11, 2014

Ông Phạm Vũ Luận: Sinh viên thất nghiệp là thực tế khách quan (Tuổi Trẻ, 11/6/2014)

Ông Phạm Vũ Luận: sinh viên thất nghiệp là thực tế khách quan



TTO - Đến bao giờ những yếu kém trong giáo dục mới được khắc phục, làm sao khắc phục căn bệnh thành tích, đào tạo xa rời thực tế... là những vấn đề nóng mà đại biểu đang chất vấn Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo.




Sau khi Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng kết thúc phần trả lời, các đại biểu đã bắt đầu chất vấn Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận. 


Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tập trung vào những việc: cho phép mở quá nhiều trường đại học, cao đẳng, nhiều loại hình đào tạo nhưng chất lượng đào tạo thấp, không phù hợp yêu cầu của thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên ra trường cao, gây lãng phí nguồn lực xã hội; việc triển khai thực hiện cải cách về giáo dục; đổi mới chương trình sách giáo khoa; công tác quản lý xuất bản sách giáo khoa và sách tham khảo.

Đại biểu "không hài lòng"


Những vấn đề tồn tại, gây bức xúc trong giáo dục hiện nay như đào tạo đại học, cao đẳng bất hợp lý dẫn đến hàng chục ngàn sinh viên ra trường thất nghiệp, tình trạng bệnh thành tích trong dạy học phổ thông, việc đổi mới giáo dục, sách giáo khoa... tiếp tục được các đại biểu đề nghị Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phải có trả lời.


Đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) đề nghị Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời về căn bệnh thành tích trong giáo dục - dù trong văn bản trả lời của Bộ trưởng gửi đến các đại biểu QH trước đó đã có nói nhưng bà Thủy nói "không hài lòng", đề nghị Bộ trưởng trả lời thêm. 


Tình trạng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở nhưng không đọc thông viết thạo, không chỉ tồn tại ở vùng sâu mà cả ở các vùng khác. Việc này phải chăng do căn bệnh thành tích trong giáo dục, lúc nào cũng muốn kết quả đánh giá học sinh là khá giỏi - bà Thủy đặt vấn đề.

Trách  nhiệm của Bộ trưởng ra sao? Tỉ lệ học sinh khá giỏi quá nhiều hiện nay có phản ánh đúng chất lượng đào tạo hay không?

Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm của Yên Bái


ĐB Thân Đức Nam (Đà Nẵng) và Nguyễn Thanh Thụy (Bình Định) nêu thực trạng đáng buồn hiện nay là hơn 72.000 sinh viên tốt nghiệp không có việc làm hiện nay là do đào tạo bất hợp lý - triển khai tràn lan các trường ĐH nhưng chủ yếu đào tạo khoa học, xã hội mà không đào tạo về khoa học - kỹ thuật. 

Điều này làm méo mó cung cầu lao động. Bộ có biện pháp gì?


Bà Thùy cũng chất vấn đề việc bỏ điểm sàn đại học vừa qua liệu có khiến cho chất lượng đào tạo đại học tiếp tục đi xuống  vì các cơ sở đào tạo không quan tâm chất lượng đầu ra trong khi đầu vào quá thấp. Tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường sẽ còn tăng cao? 


Bộ có đề ra các nhóm giải pháp, nhưng "Đến năm nào thì hạn chế yếu kém của ngành giáo dục sẽ chấm dứt?", đại biểu đặt câu hỏi.



Không bắt buộc thi ngoại ngữ là đột phá


Hai đại biểu khác là đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm (Yên Bái) và Phạm Thị Hải (Đồng Nai) chất vấn vì sao Bộ cho thi tốt nghiệp THPT trong đó ngoại ngữ chỉ là môn tự chọn, điều này có đi ngược lại với quyết định về tăng cường trình độ ngoại ngữ của học sinh, trái với xu hướng hiện nay và khả năng gây lãng khí cho đề án đã đầu tư?


Về việc không quy định ngoại ngữ (tiếng Anh) là môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng đó là một trong những nội dung thay đổi trong chủ trương thi cử là khâu đột phá trong cải cách giáo dục. 


Theo Bộ trưởng chủ trương tăng cường khả năng ngoại ngữ cho học sinh là cần thiết, là phù hợp nhưng thời gian qua chất lượng dạy học ngoại ngữ trong nhà trường có nhiều tồn tại.


"Cách dạy ngoại ngữ tại trường học của chúng ta hiện nay không giống ai. Giáo viên chủ yếu dạy ngữ pháp dẫn đến tình trạng học sinh tốt nghiệp mà không biết nói Tiếng Anh, người ta nói cũng không biết nghe. Trình độ giáo viên ngoại ngữ các trường chưa đạt chuẩn - học sinh học trung tâm thì giỏi nhưng khi trả lời thì cô lại nói là sai", bộ trưởng nói.


Trong khi chưa đổi mới, chưa thay đổi được phương pháp dạy thì chưa nên quy định ngoại ngữ là môn thi bắt buộc - Bộ trưởng giải thích. Trước tiên, ngành giáo dục đang thực hiện chương trình thay đổi toàn diện chương trình giảng dạy, sách giáo khoa, sẽ thiết kế chương trình giảng dạy cho phù hợp. 


Bộ trưởng cũng trả lời vì sao Bộ chọn đổi mới thi cử là khâu đột phá. Kết quả đợt thi tốt nghiệp THPT vừa qua cho thấy đã có nhữngg thay đổi căn bản. Từ chỗ ra đề thi chỉ là kiểm tra kiến thức thuộc lòng thì giờ đề thi là kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức đó của học sinh. 


Từ việc kiểm tra kiến thức của một vài bài học đến việc yêu cầu học sinh tổng hợp kiến thức đã học, cả kiến thức xã hội, kiến thức pháp luật, đạo đức công dân... trong đề thi. Việc đổi mới thi cử này, theo Bộ trưởng là đã khiến các học sinh hứng khởi làm bài, làm tốt. 


Cũng từ kết quả đổi mới thi cử vừa rồi, cho phép chúng ta thay đổi việc học theo lối truyền thụ kiến thức, sang huấn luyện kỹ năng, ông Luận trả lời.
.

Lo lắng chất lượng sinh viên khi ra trường


Nhiều đại biểu đặt vấn đề chất lượng đào tạo thấp, sinh viên ra trường không có việc làm, gây lãng phí trong đào tạo. Bộ nhận trách nhiệm vể việc này là đáng ghi nhận nhưng vấn đề là hướng xử lý như thế nào?

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thừa nhận có việc này. Ông cho biết mỗi năm chúng ta có khoảng 400.000 sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ, trong 5 năm chúng ta có 2.000.000 người tốt nghiệp. Trong số thống kê có hơn 72.000 có bằng tốt nghiệp CĐ-ĐH không có việc làm, tỉ là là 3,6%, có thực trạng như vậy. 


Vấn đề việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp là vấn đề của thị trường lao động. Chúng ta chỉ khớp được giữa đào tạo và việc làm trong thời kỳ bao cấp, khi anh học ngành nghề gì là do Nhà nước phân công, sau tốt nghiệp anh làm việc ở đâu là do Nhà nước chỉ định.


Khi sang cơ chế thị trường, việc đào tạo là cho nhiều thành phần kinh tế. Và khi hình thành thị trường lao động và ngày càng phát triển thì độ chênh và sự không khớp giữa cung và cầu là một thực tế khách quan.

Một phần các bộ, các cở sở đào tạo có trách nhiệm trong việc này. Các Bộ có trách nhiệm phối hợp xử lý việc này để làm sao có chất lượng hơn, cảnh báo chỗ nào thiếu, chỗ nào thừa.


Về phân luồng, theo con số thống kê, phân luồng có hiệu quả tốt. Bộ GD- ĐT đã kết hợp Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội đã bàn về việc phân luồng và sẽ có thống kê về việc phân luồng này


Bộ cũng chú trọng thay đổi chương trình, đẩy mạnh liên kết quốc tế để cải thiện chất lượng đào tạo.


Về cơ bản sẽ không thành lập thêm các trường mới nữa trừ những trường đã có chủ trương và thật sự cần thiết.


Hiện tại Bộ đang tiến hành rà soát lại những quy hoạch hiện nay. Những trường nào đã được cấp phép nhhưng chưa triển khai, chưa hoạt động, Bộ sẽ thu hồi giấy phép. 


Vẫn sẽ tiếp tục đổi mới thi cử


Đại biểu Đàng Thị Mỹ Nương (Ninh Thuận) chất vấn kỳ thi tốt nghiệp THPT đã nhiều lần thay đổi cách tổ chức. Năm 2013, đã rút từ 6 môn thi xuống còn 4 môn, trong đó học sinh được chọn 2 môn. Kỳ thi tốt nghiệp THPT và Cao đẳng, đại học rất tốn kém. Thời gian tới có đổi mới thi cử nữa không, khi nào còn 1 kỳ thi và kỳ thi đó diễn ra như thế nào?

Đại biểu Đặng Thị Mỹ Nương của Ninh Thuận- Ảnh: Việt Dũng


Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết về thay đổi cách thức tổ chức kỳ thi, Bộ sẽ có những điều chỉnh tiếp tục để nội dung kiểm tra sát với năng lực học sinh nhưng sẽ là những thay đổi phù hợp, không gây sốc.

Về việc có tiến tới 1 kỳ thi, việc thay đổi kỳ thi tốt nghiệp năm nay sẽ tiến tới lộ trình cho 1 kỳ thi. Bộ đã có tính toán và báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về lộ trình này.


Bộ trưởng "không kiểm soát được tình hình" vụ 34.000 tỉ


Về đề án đổi mới sách giáo khoa, đại biểu Hà Minh Huệ (Bình Thuận) nói dù Bộ trưởng đã trả lời chất vấn trước đó bằng văn bản nhưng ông vẫn thấy cần hỏi thêm vì dư luận cho rằng Bộ trưởng "không kiểm soát được tình hình" trong vụ Bộ giáo dục và đào tạo trình UBTV Quốc hội đề án về đổi mới sách giáo khoa với chi phí trên 34.000 tỉ đồng làm xôn xao dư luận.


Ông Huệ nói: Dù nói là một con số khái toán, nhưng đó là con số do một thứ trưởng được Bộ trưởng ủy quyền ra phát ngôn. Nhưng Bộ trưởng lại nói đây không phải là con số chính thức của Bộ - nói Bộ trưởng "không kiểm soát được" là vì vậy. 


Thứ hai, ông Huệ cho rằng nếu nói Bộ chưa có con số cụ thể thì một đề án trình ra UBTV Quốc hội mà lại không trình bày được con số, kinh phí thực hiện đề án thì chắc chắn đây là đề án chưa chuẩn xác, chưa đúng, chưa đầy đủ - đã trình ra Ủy ban TVQH. Lý do giải thích của Bộ trưởng là chưa có sức thuyết phục.

Ông Huệ hỏi thêm "Vậy chừng nào Bộ trưởng mới trình dự án này ra UBTV Quốc hội để nâng cao và khắc phục yếu kém của ngành giáo dục?"

ĐB Hồ Minh Huệ: không phải 34.000 tỉ đồng thì là bao nhiêu?


Tự chủ tài chính của trường đại học: chậm quá không?


Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (đoàn TP.HCM), trong giải pháp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, thì Bộ có đưa nhóm giải pháp nhiều vấn đề, trong đó có 3 nhóm công tác lớn. Vậy Bộ có chọn giải pháp nào là đột phá để giải quyết hay dàn hàng ngang? Khâu nào là then chốt, tạo sự chuyển biến?

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đoàn TP.HCM)


Về chất lượng đào tạo hệ ĐH còn thấp, Bộ có đánh giá là thiếu cơ chế thu hút nguồn lực của toàn xã hội. Để giải quyết việc này, Bộ có nêu về việc tự chủ tài chính cho các trường đại học, cao đẳng và hiện nay Bộ xây dựung đề án thí điểm thí điểm tự chủ tài chính của 4 trường đại học trình Quốc hội, trong đó cho tính giá dịch vụ cho các trường đại học. 


Lộ trình và giải pháp như vậy liệu có chậm quá không? Trách nhiệm của Bộ trưởng việc này như thế nào?

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) chất vấn: Có quá nhiều bất cập và nghịch lý trong đào tạo và sử dụng những người có bằng tiến sĩ. Nước ta nhiều tiến sĩ nhất khu vực nhưng lại là nơi có ít bài viết khoa học quốc tế nhất. Bằng tiến sĩ vẫn được như một ưu tiên riêng để bổ nhiệm. Quan điểm giải pháp của Bộ trưởng?



Về vấn đề sử dụng văn bằng, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đề nghị để Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời sẽ thuận hơn.


Về chất lượng đào tạo, liên quan đến đến chất lượng đào tạo đại học nói chung, trong đó có chất lượng đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ, người đứng đầu Bộ GD- ĐT đồng tình với ý kiến đại biểu phản ánh: chất lượng chưa tương xứng với văn bằng.


Để giải quyết việc này, Bộ có những giải pháp sau:


Chấn chỉnh hoạt động đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ngoài cơ sở chính của nhà trường. Việc này trước đây diễn ra khá phổ biến. Bộ quyết định những trường nào đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ thì chỉ được tổ chức đào tạo tại cơ sở chính, tại trụ sở của trường, không được đưa xuống địa phương để đào tạo. 

Trừ những trường hợp cá biệt, một số địa phương vùng sâu vùng xa cần đào tạo cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, có thể sẽ có xem xét nhưng chủ trương chung là sẽ tiếp tục việc chấm dứt đào tạo ngoài trụ sở của nhà trường.


Thứ hai là số lượng, chỉ tiêu đào tạo được điều chỉnh giảm đi và gắn với tiêu chuẩn chất lượng được nâng lên.

Thứ ba là ban hành quy chế đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ mới. Đến nay thì quy chế đào tạo thạc sĩ đã có hiệu lực nhưng quy chế đào tạo tiến sĩ vẫn chưa có hiệu lực. Sắp tới sẽ đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng. 

Cụ thể là phần bổ túc kiến thức cập nhật so với thành tựu khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực đầo tạo được nâng cao; chất lượng luận án được nâng cao, trách nhiệm người học cũng phải nâng lên, trách nhiệm của người hướng dẫn, người phản biện, cơ sở đào tạo phải chuẩn, nếu anh làm tốt sẽ được ghi nhận và khen thường.


Phối hợp các cơ sở đào tạo nước ngoài có chất lượng, công nghê mới để kết hợp đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Mời các chuyên gia đầu ngành các trường đại học danh tiếng sang để cùng hướng dẫn, giảng dạy.


Tăng cường thanh tra, kiểm tra, và xử lý nghiêm minh những sai phạm nếu phát hiện.
T.MAI - C.MA