Sunday, December 13, 2009

GD VN trên báo nước ngoài: "Việt Nam rất cần cải cách hệ thống giáo dục"

Đang tìm trên google các tài liệu về tham nhũng trong giáo dục để tiếp tục theo đuổi chủ đề "giáo dục chống tham nhũng", và tìm được tài liệu này, viết cách đây hơn 3 năm từ thời nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển, nhưng ... những vấn đề hiện nay dường như cũng không hơn gì mấy.

Đem về đây lưu, để có tư liệu nghiên cứu về chất lượng giáo dục VN. Và cũng để hiểu rõ mình, biết người ta nhìn mình như thế nào, để mà còn tìm cách cải thiện!

Link: http://www.iseas.edu.sg/viewpoint/dk28jun06.pdf
--

Dưới đây là một số đoạn trích dịch:

Blaming it all on the Minister may be unfair, because ultimately it is the whole governance system that has to respond, change, and reform. The Ministry of Education is basically a victim of political football. The devising and management of an education system is not independent of the policy context that the political philosophies as well as the tradition of governance impose. This is the story of the high walls barricading and preventing changes in the education system.

(Đổ hết lỗi lên Bộ GD cũng hơi bất công, vì xét cho cùng thì toàn bộ hệ thống điều hành đều phải đáp ứng, thay đổi, và cải cách. Bộ GD chẳng qua chỉ là một nạn nhân của một trận bóng đá chính trị!)

To begin with, the psychology of most parents if not all in Vietnam is that their children should study as much and reach as high a level as possible in the formal education system, preferably graduating from university and then getting a cushy job in government, or in companies, preferably foreign ones and multinational corporations to boot. This is the Confucian route. Given systemic corruption, government jobs can give good income if you hang around long enough and you can get more if you mix around with the right crowd. Many state enterprises are also perpetually making losses and there is no Nobel Prize for guessing why, as managers “mismanage.”

(Tâm lý của đa số nếu không phải là tất cả phụ huynh tại VN là muốn cho con em mình học càng nhiều càng tốt, đạt đến bậc học càng cao càng tốt trong hệ thống giáo dục chính thức, tốt nhất là tốt nghiệp đại học và tìm được một việc làm yên ổn trong nhà nước .... Đây là con đường Khổng tử đã vạch ra. Do tham nhũng hệ thống, nên việc làm trong hệ thống nhà nước có thể đem lại thu nhập cao nếu ta ở trong đó đủ lâu và còn có thể có thu nhập cao hơn nữa nếu ta giao thiệp với đúng các đối tượng cần giao thiệp.)

--
Còn nữa:
http://www.reuters.com/article/idINPEK46232520090513?rpc=44&pageNumber=3&virtualBrandChannel=0&sp=true

và:
http://chrisfharvey.typepad.com/charvey_in_vietnam/2009/05/a-friend-of-mine-in-the-usa-sent-me-this-article-today-its-pretty-accurate-in-my-opinion-lack-of-human-talent-is-absolutely.html

Trích dịch:

Vietnam Talent Shortage
[...] Lack of human talent is absolutely the one of the biggest limiting factors in Vietnam's economic growth.

Universities in Vietnam are quite weak and produce graduates short of practical knowledge and, more importantly, critical thinking skills. Rote memorization is emphasized over writing or application of knowledge. Corruption and purchase of grades is not uncommon. I've found that otherwise very smart people often have no idea how to state an argument, support the argument with point-by-point claims, then summarize the argument to make a compelling case. These are basic thinking, communication and problem-solving skills.

Sự thiếu hụt tài năng tại VN
Thiếu nhân tài là một trong những yếu tố lớn nhất cản trở sự phát triển kinh tế của VN.

Các trường ĐH của VN quá yếu; chúng đào tạo ra các sinh viên tốt nghiệp thiếu kiến thức thực tế, và đặc biệt là không có tư duy phản biện/độc lập. Học thuộc lòng luôn được nhấn mạnh hơn khả năng viết hoặc ứng dụng kiến thức. Tham nhũng và mua điểm là việc bình thường. Tôi đã gặp những người rất sáng sủa về nhiều mặt nhưng lại chẳng biết cách nêu luận điểm, từng bước lập luận để chứng minh luận điểm của mình, và tóm tắt các lập luận để tạo thành một kết luận thuyết phục. Thật ra đó chỉ là những kỹ năng cơ bản trong tư duy, giao tiếp và giải quyết vấn đề.

2 comments:

  1. Dịch đi rồi gửi cho Vietnamnet.

    ReplyDelete
  2. Tôi làm biếng quá bác ạ ;-), đọc xong có thông tin là thấy thỏa mãn rồi, không muốn dịch nữa!

    Vả lại, cũng e rằng lúc nào cũng chỉ nói chuyện xấu, vạch áo cho người xem lưng, chắc ... có vấn đề về tư tưởng?

    Nhưng cám ơn bác đã gợi ý; có lẽ rồi tôi cũng sẽ dịch, nhưng cũng như bác, tôi cần ... có hứng. Hiện đang chưa cảm thấy có hứng dịch!

    PA

    ReplyDelete