Wednesday, August 28, 2013

Sự khủng hoảng của các ngành nhân văn: "Cốt lõi của vấn đề"

"Cốt lõi của vấn đề" (The Heart of the Matter) là tên gọi của một bản báo cáo vốn là kết quả nghiên cứu của Viện Nghệ thuật và Khoa học Hoa Kỳ mới công bố trong tháng 7/2013 này. Báo cáo này dài 88 trang, được thực hiện theo đặt hàng của Quốc hội Hoa Kỳ nhằm tìm ra những giải pháp cho "sự khủng hoảng của các ngành nhân văn".

Một báo cáo đáng đọc, mặc dù dường như nó chưa làm cho các học giả Hoa Kỳ, đặc biệt là những người hoạt động trong khối ngành nhân văn, thực sự hài lòng. Như có thể thấy trong đoạn trích sau đây của một bài viết trên tờ Inside Higher Education cũng trong tháng 7/2013 (link ở đây: http://www.insidehighered.com/views/2013/07/30/essay-building-audience-humanities):

Mặc dù nội dung của bản báo cáo này không có gì đáng để chỉ trích – nó chứa đầy những phát biểu về tầm quan trọng của giáo dục và về tinh thần công dân – nhưng nỗi đau của các ngành nhân văn vẫn còn chưa dứt.

Chỉ riêng trong tờ New York Times cũng đã có thể tìm được những lời phản đối của ba nhà bình luận chính trị tầm cỡ. David Brooks, một thành viên của nhóm nghiên cứu, than vãn về tình trạng “tự tử tập thể” của các giáo sư ngành nhân văn; Verlyn Klinkenborg thì thở than về sự xuống dốc và sụp đổ của các ngành ngữ văn, còn Stanley Fish thì chỉ trích báo cáo này là tầm thường và nhạt nhẽo, và những "khuyến nghị của nó chỉ có thể có kết quả trong xã hội không tưởng "(và vì là một người theo chủ nghĩa Milton, ông biết rõ chúng ta tất nhiên không đang sống trong xã hội không tưởng).

Các bạn có thể download báo cáo "Cốt lõi của vấn đề" nói trên để đọc và phán đoán xem phê phán của các học giả Hoa Kỳ có thực sự thỏa đáng hay không. Link đây: http://humanitiescommission.org/. Nhưng theo tôi thì dù báo cáo có làm hài lòng các học giả Hoa Kỳ hay chưa thì nó vẫn có nhiều điều cho các nhà chính sách giáo dục của VN quan tâm và học hỏi, vì chúng ta cũng đang có một cuộc khủng hoảng tương tự, nếu không nói là trầm trọng hơn. Trong khi đó, chúng ta chưa hề có một nghiên cứu nào đến nơi đến chốn về vấn đề này, ngoài những lời than van trên báo chí, hoặc những trao đổi cá nhân.

Tôi nghĩ, báo cáo này cần được dịch toàn bộ để cho các trường đại học có đào tạo khối ngành nhân văn nghiên cứu kỹ lưỡng. Tất nhiên, việc ấy sẽ mất thời gian, và chắc chắn là cần phải có ít nhiều kinh phí để trả cho người làm (mà phải trả tử tế chút, vì dịch báo cáo đó chắc là không dễ, do nó đòi hỏi những hiểu biết về bối cảnh của nước Mỹ và những vấn đề chuyên môn của khối ngành nhân văn). Hy vọng các trường đại học, các viện nghiên cứu lớn của VN có đủ quan tâm, nhiệt huyết và điều kiện về kinh phí vv để làm điều này, dù chẳng biết đến bao giờ. Còn trong khi chờ đợi (!) thì tôi tạm viết entry ngắn này để giới thiệu vậy.

Xin dịch những lời mở đầu và tóm tắt một vài đoạn trong bài viết giới thiệu báo cáo này trên tờ Inside Higher Education để hầu các bạn ở dưới đây.

Who will lead America into a bright future? 

Citizens who are educated in the broadest possible sense, so that they can participate in their own governance and engage with the world. An adaptable and creative workforce. Experts in national security, equipped with the cultural understanding, knowledge of social dynamics, and language proficiency to lead our foreign service and military through complex global conflicts. Elected officials and a broader public who exercise civil political discourse, founded on an appreciation of the ways our differences and commonalities have shaped our rich history. We must prepare the next generation to be these future leaders.

Ai sẽ dẫn dắt nước Mỹ đến một tương lai tươi đẹp?

[Chính là] những công dân được giáo dục theo nghĩa rộng nhất của từ này, để họ có thể tham gia vào việc điều hành chính cuộc sống của mình và hội nhập với thế giới. Một lực lượng lao động có tính thích nghi và sáng tạo. Những chuyên gia về an ninh quốc gia, được trang bị với vốn hiểu biết về văn hóa, hiểu biết về các động lực của xã hội, và có năng lực ngôn ngữ để lãnh đạo ngành ngoại giao và quân đội qua những cuộc xung đột toàn cầu phức tạp. Những viên chức do dân chọn và một công chúng rộng rãi hơn, những người sẽ thực hiện các diễn ngôn chính trị của công dân, dựa trên hiểu biết rằng chính những khác biệt cũng như những điểm chung của chúng ta đã tạo nên lịch sử phong phú của đất nước này. Chúng cần chuẩn bị cho thế hệ tương lai của chúng ta trở thành những nhà lãnh đạo tương lai như thế.

Thật là những lời hùng biện, phải không các bạn? Nhưng họ sẽ thực hiện lời kêu gọi này như thế nào? À, tất nhiên là thông qua các ngành nhân văn. Dù khối ngành này đang xuống dốc, well, khủng hoảng.

Làm thế nào để thúc đẩy sự phát triển của khối ngành nhân văn, đó chính là toàn bộ nội dung của báo cáo. Một vài điểm đáng chú ý có thể nêu ra ở đây: Phải có sự quan tâm, đầu tư của chính phủ vào khối ngành này; phải tích hợp các môn nhân văn vào chương trình giảng dạy đại học cho tất cả các ngành; phải quan tâm đến cả việc giảng dạy các môn nhân văn ở trung học .... Và trên hết, là phải làm cho toàn xã hội ý thức về tầm quan trọng của khối ngành nhân văn đối với sự phát triển và tồn vong của một quốc gia.

Xin đọc một đoạn trích  trong bài viết giới thiệu báo cáo nói trên được đăng trên tờ Inside Higher Education:

Steven Knapp, president of George Washington University and a member of the commission, said the report aimed not to diminish the so-called STEM (science, technology, engineering and math) fields, but rather to ensure that the humanities and social sciences don’t get “neglected” in higher education discussions that increasingly are focused on immediate, practical goals.
“The main thing about this is to start a conversation and a national dialogue about the possibility of losing something that’s really critical to the health of our nation here,” said Knapp, who has testified before Congress as to the value of the humanities. “It’s about keeping alive and present all those sources knowledge of that are perceived by other nations as something to emulate.”

Steven Knapp, Hiệu trưởng ĐH George Washington và cũng là một thành viên của Hội đồng [tức nhóm thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo The heart of the matter] cho biết báo cáo không nhằm làm giảm tầm quan trọng của khối ngành STEM (khoa học, kỹ thuật, công trình và toán học), mà chỉ nhấn mạnh đừng để các ngành nhân văn và xã hội rơi vào tình trạng bị "bỏ quên" trong các cuộc đối thoại về giáo dục đại học mà hiện nay dường như chỉ chú trọng vào những mục tiêu thực dụng trước mắt.

"Điều quan trọng nhất hiện nay là bắt đầu một cuộc đối thoại ở cấp quốc gia về khả năng chúng ta có thể đánh mất một điều gì đó thực sự hệ trọng đối với sự tồn vong của dân tộc," ông Knapp phát biểu. Ông là người đã ra điều trần trước Quốc hội về giá trị của khối ngành nhân văn. "Đó là việc gìn giữ và phổ biến tất cả những kiến thức về những gì mà các dân tộc khác xem là điều cần phải học hỏi từ chúng ta."

Vâng, đấy là báo cáo về khối ngành nhân văn của Mỹ. Còn VN thì sao nhỉ? 

Những pho tượng chùa Tây phương không biết cách trả lời ....

Nguồn tài nguyên miễn phí cho các trường đại học và cao đẳng

Nóng hổi đây các bạn, vì đây là một nguồn tài nguyên mới toanh, chỉ mới được mở trong tháng 8 này thôi.

 Địa chỉ truy cập đây: https://saylor.longsight.com. Các bạn tha hồ tìm hiểu và sử dụng nhé. Còn ai làm biếng khám phá, muốn biết nguồn tài nguyên này có chứa những gì thì đọc bài giới thiệu dưới đây, bằng tiếng Anh. Tôi bận quá nên chưa dịch, bạn nào có rảnh dịch giúp thì hay quá.

Bài giới thiệu đây:
--------
http://campustechnology.com/articles/2013/08/21/free-resources-saylor-foundation-opens-thousands-of-learning-tools-to-colleges-and-universities.aspx?=CTNU

Free Resources: Saylor Foundation Opens Thousands of Learning Tools to Colleges and Universities

The Saylor Foundation has opened its Media Library to the public, providing thousands of open educational resources, videos, articles, and full-length textbooks.

The Saylor Foundation is dedicated to providing free and open education, with complete courses offered t the K-12 and post-secondary levels. It provides a total of about 300 academic courses, along with workplace skills courses.

Its online Media Library, built on the open source DSpace repository platform, provides a growing list of about 6,000 total resources, including 3,000 open educational resources, 1,300 videos, 124 full-length textbooks, and 2,500 articles. Resources cover the arts, sciences, humanities, social sciences, engineering, business, and test prep. Materials include primary texts (such as Beowulf and Hamlet), references (such as the Catholic Encyclopedia), textbooks (such as The Electronic Introduction to Old English), maps, presentations, audio recordings, assessments, assignments, data sets, and others.

Said Thomas Bryan, Saylor Foundation's content management coordinator: "Our Media Library today accomplishes much more than what we had first expected it to do. You might be looking for at least one resource to use while writing a paper, creating a lesson plan, or for better understanding a topic from a class, and 10 or 20 related items will appear. With everything categorized by license type, the user knows exactly what they can do with the resource and how they can adapt it to fit their needs without the hassle of figuring it out on their own."

Saylor's Media Library is open now. It can be accessed at library.saylor.org.

Saturday, August 17, 2013

Tài liệu không thể thiếu cho những người làm NCGD: Randomized Controlled Trials (free download)

Lang thang trên mạng tìm tài liệu cho một đề án về đánh giá giáo dục, tôi tìm thấy tài liệu này (free download) mà tôi tin là tất cả những người làm nghiên cứu giáo dục tại Việt nam đều cần đọc và nắm vững.

Đưa lên đây để lưu cho mình và chia sẻ thông tin đến mọi người. Tài liệu này tất nhiên là bằng tiếng Anh, như cái tựa của entry này đã cho thấy. Và như thế có thể sẽ gây ít nhiều khó khăn cho những bạn không giỏi tiếng Anh; tuy nhiên các bạn đừng lo, ngày nay đã có những công cụ giúp bạn dịch tự động như Google Translate, nên các bạn nào không rành tiếng Anh thì cũng có thể tự cho máy dịch và mò mẫm hiểu được ít nhiều.

Các bạn vào đây mà lấy nhé: http://www.nfer.ac.uk/nfer/publications/RCT01/RCT01.pdf.

Tạm thế đã, khi có thời gian hơn thì tôi sẽ quay lại để viết lời giới thiệu thêm cho tài liệu này.

Friday, August 16, 2013

Bài viết mới của tôi trên Nhân Dân cuối tuần (bản gốc)

Bài đăng dưới đây tôi là bản gốc của bài vừa đăng trên báo Nhân Dân cuối tuần (tôi chưa nhìn thấy bản in nhưng được báo là đăng trên trang nhất cơ đấy!) với tựa bài là "Siết chặt đào tạo tại chức" (ở đây: http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/chuyen-de/item/21000602-.html). Bài đăng trên Nhân Dân đã được biên tập cắt đi ít nhiều để vừa đủ số từ trên khoảnh đất đã dành sẵn, và cơ bản không thay đổi ý của tôi. Tuy nhiên bản gốc cũng có những nuances thú vị, không quan trọng về thông tin khách quan nên đã bị cắt đi, nhưng nếu để lại cũng bổ sung thêm được cho quan điểm và phong cách cá nhân của tôi, nên tôi đăng lại ở đây để lưu và chia sẻ với mọi người.

Nói thêm một chút trước khi đăng bài: Việc được báo ND mời viết bài đã làm tôi hết sức ngạc nhiên. Bạn phóng viên của báo Nhân Dân khi liên hệ với tôi cho biết đã có đọc những bài tôi viết ở trên các báo và tạp chí, và thậm chí cũng đã đọc trên blog của tôi nữa! Một bất ngờ rất thú vị, vì mọi người đều biết lâu nay tôi vẫn cố gắng giữ một quan điểm độc lập, khách quan, không chịu "làm khoa học minh họa chính sách", không bị ảnh hưởng của các "chủ trương lớn" của ngành, dù tôi cũng đang ở trong ngành giáo dục (và đã ở đó suốt cả cuộc đời làm việc của mình). Nói theo ngôn ngữ "thời thượng" mà hiện nay người ta hay dùng, thì tôi là một tiếng nói "phản biện", mà còn phản biện "bền bỉ" nữa chứ như ai đó đã nói, thế mà báo Nhân Dân vẫn cho đăng bài, thì quả là một điều bất ngờ thật. 

Phải chăng đây là dấu hiệu đáng mừng, rằng Đảng CSVN đang có cởi mở hơn, lắng nghe dư luận và nghe các tiếng nói phản biện độc lập hơn? Chỉ mong được như thế, vì, tại sao không nhỉ, bất cứ ai và bất cứ tổ chức nào, kể cả Đảng Cộng sản VN, cũng đều phải có khả năng thay đổi theo chiều hướng thích nghi với môi trường bên ngoài chứ (nếu không muốn bị đào thải)! Cái đó nằm trong phép biện chứng của Karl Marx mà, đúng không nhỉ?
---------------------

Giải pháp nào cho hệ đào tạo tại chức?
Vũ Thị Phương Anh

Mục Xã hội trên tờ Tiền phong Online mới đây có một mẩu tin đáng chú ý: “Tuyển dụng công chức: Không được phân biệt tại chức, chính quy”. Theo đó, tại Hội nghị trực tuyến về Cải cách hành chính, Cải cách chế độ công vụ, công chức ngày 26/7/213, Bộ Nội vụ đã cho biết một số địa phương vẫn còn phân biệt văn bằng, chứng chỉ, loại hình đào tạo trong tuyển dụng, mặc dù đã được nhắc nhở bằng văn bản và yêu cầu thực hiện đúng quy định, nhưng có nhiều Bộ, ngành, địa phương vẫn không tiếp thu, không thực hiện đúng các quy định của pháp luật, gây nên nhiều bức xúc trong dư luận xã hội.[1]

Tẩy chay bằng tại chức: Càng nhắc nhở càng lan rộng?
Sự kỳ thị đối với tấm bằng tại chức là vấn đề tồn tại đã lâu mà cho đến nay dường như vẫn chưa có cách gì để giải quyết hữu hiệu. Còn nhớ vào năm 2010, dư luận đã một phen xôn xao khi báo chí đưa tin Sở Nội vụ của thành phố Đà Nẵng là từ chối tuyển dụng các viên chức có bằng tại chức. Đáng nói là mặc dù sai luật, nhưng có rất nhiều người đồng tình với cách làm của Đà Nẵng, thậm chí còn khen thành phố này dũng cảm vì đã dám làm trái luật để loại ra những tấm bằng kém chất lượng.  

Rất nhanh sau đó, Bộ Giáo dục đã có chủ trương xiết chặt việc quản lý đào tạo tại chức,  bằng cách giao chỉ tiêu tuyển sinh dựa vào năng lực thực hiện của trường (trước đó cách làm này chỉ áp dụng cho hệ chính quy)[2]. Tuy nhiên, tình trạng tẩy chay bằng tại chức không hề giảm đi mà  tiếp tục tăng lên. Bắt đầu với Đà Nẵng vào năm 2010, danh sách các tỉnh được bổ sung thêm Nam Định năm 2011, Quảng Nam năm 2012 và bây giờ là hàng loạt các địa phương khác như Quảng Bình, Hà Nam, Hải Dương, và cả thủ đô Hà Nội[3] nữa. Nhưng dù xảy ra ở địa phương nào thì lý do để các tỉnh nói không với bằng tại chức cũng chỉ có một thôi, đó là: chất lượng kém!

Hệ đào tạo tại chức: Không còn khả năng cải thiện?
Đào tạo ra nhưng không có chất lượng để rồi không dùng được, thật là một sự lãng phí. Nhưng sự tồn tại của hệ tại chức rõ ràng là cần thiết để tạo điều kiện cho những người ngoài độ tuổi đi học truyền thống nâng cao trình độ và cải thiện cơ hội nghề nghiệp. Vậy phải có cách nào để vừa duy trì hệ đào tạo tại chức (hoặc một hệ đào tạo nào khác bên cạnh hệ đào tạo chính quy) theo chủ trương học tập suốt đời, đồng thời chấm dứt việc tẩy chay người có bằng tại chức, giải quyết dứt điểm tình trạng lãng phí thời gian, công sức của người học vì có bằng mà không sử dụng được như hiện nay?

Đã có nhiều ý kiến hay quanh vấn đề này nhằm góp tay tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên. Gần đây nhất, ông Trịnh Ngọc Thạch, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh-thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, trong một phát biểu trả lời phỏng vấn của báo Lao Động[4], đã nêu quan điểm khá hợp lý của ông về các giải pháp cần thực hiện để nâng cao chất lượng của hệ đào tạo tại chức như sau:

(1) Kiểm soát tốt khâu đầu vào, hạn chế tuyển sinh ở một quy mô vừa phải, căn cứ trên khả năng của cơ sở đào tạo.
(2) Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy cần phù hợp với đối tượng sinh viên, không bắt buộc phải giống hệt với sinh viên chính quy.
(3) Chú trọng đáp ứng nhu cầu sử dụng của người học và của thị trường lao động.

Ba giải pháp nêu trên là khá hợp lý và toàn diện, vì chúng có liên quan đến chất lượng của cả 3 khâu trong quá trình đào tạo là chất lượng đầu vào, chất lượng của quá trình đào tạo, và chất lượng đầu ra. Điều quan trọng là cần đánh giá xem các giải pháp vừa nêu có thể khả thi trong điều kiện của chúng ta hay chăng.

Trước hết, có thể thấy việc kiểm soát quy mô đầu vào là hoàn toàn có thể thực hiện được, và đang được Bộ GD-ĐT thực hiện suốt mấy năm qua. Tuy nhiên, theo quan điểm hiện đại về giáo dục thì đầu vào không phải là yếu tố tác động có tính quyết định đến chất lượng. Đúng ra, với đối tượng sinh viên trưởng thành (mature students – khái niệm gần tương đương với sinh viên tại chức của Việt Nam, để chỉ những sinh viên đã quá độ tuổi đi học đại học, thường tính từ 24 tuổi trở lên) thì không nên quá khắt khe như với sinh viên học đúng tuổi.

Ở các nước tiên tiến trên thế giới, ví dụ như ở Mỹ và ở Úc, yêu cầu đầu vào đối với các sinh viên trưởng thành rất mềm dẻo linh hoạt, thậm chí chấp nhận cả những người chưa hoàn tất bậc trung học phổ thông, nếu xét thấy quá trình làm việc và các kỹ năng đã tích lũy có thể đảm bảo việc học thành công của sinh viên. Và một khi đã được nhận vào học thì hoàn toàn không hề có sự phân biệt nào giữa các sinh viên: dù là trưởng thành hay đúng tuổi, tất cả mọi sinh viên ra trường đều được cấp cùng một loại bằng hoàn toàn giống như nhau.

Trong khi đó, khả năng cải thiện nội dung và phương pháp giảng dạy, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người học và của thị trường lao động của các chương trình đào tạo hệ tại chức hiện nay là rất thấp, có thể nói hầu như sẽ không có thay đổi gì trong điều kiện hiện nay, nếu không có một điểm tựa nào để đột phá. Chương trình thiếu cập nhật, quá thiên về lý thuyết, không gắn với thị trường lao động, phương pháp giảng dạy lạc hậu,  đó chính là những điểm yếu trầm kha của giáo dục đại học Việt Nam, không chỉ riêng với hệ tại chức mà còn ngay cả với hệ chính quy nữa. Đặc biệt, nhìn từ góc độ nhà trường và giảng viên thì rõ ràng hiện nay đa số các chương trình đào tạo tại chức chỉ được coi là “chương trình hạng hai”, là “nồi cơm” của các thầy và của nhà trường, nơi trò không muốn học và thầy không muốn dạy, chỉ làm việc quấy quá cho xong. Điều này cũng đã được một nhà giáo kiêm blogger Chu Mộng Long chia sẻ trong một bài viết gần đây.[5] Vì vậy, nếu tiếp tục duy trì hệ tại chức giống như hiện nay thì viễn cảnh trước mắt sẽ là sự tiếp tục gia tăng tẩy chay đối với bằng tại chức, không chỉ từ phía các nhà tuyển dụng mà còn từ các sinh viên, vì đi học để làm gì khi tấm bằng tốt nghiệp bị tẩy chay và không thể sử dụng?

Đi tìm một khâu đột phá
Tình trạng hiện nay của hệ tại chức đang đặt nhà nước trước một số lựa chọn. Lựa chọn đầu tiên là Nhà nước không can thiệp gì cả, mà để cho cơ chế thị trường tự điều chỉnh. Điều này có nghĩa là nếu các cơ sở đào tạo nào không tự mình tìm ra cách cải thiện chất lượng của chương trình và khả năng đáp ứng thị trường lao động thì đương nhiên sẽ không còn thu hút được người học, và chương trình đào tạo tại chức của cơ sở ấy sẽ phải tự đóng cửa. Thực ra, đây là điều đang diễn ra tại Việt Nam hiện nay, dù nó không phải là cách làm tốt nhất. Nếu chúng ta chấp nhận lựa chọn này thì tình trạng lộn xộn hiện nay sẽ tiếp tục được duy trì, gây lãng phí rất lớn về thời gian, tiền bạc và công sức của những sinh viên đã học xong nhưng không sử dụng được tấm bằng của mình, đồng thời sẽ gây ra nhiều bức xúc trong xã hội.

Lựa chọn thứ hai là Nhà nước giúp các trường duy trì hệ đào tạo tại chức bằng cách xử lý nghiêm những trường hợp tẩy chay bằng tại chức. Cách làm này không sai về mặt pháp lý, nhưng không có tính nhân văn và sai lầm về phương pháp vì không thể nào ép người sử dụng lao động chấp nhận những nhân viên thiếu kỹ năng do không được đào tạo đến nơi đến chốn. Vả lại, nếu bắt ép thì có lẽ Nhà nước cũng chỉ có thể buộc các cơ quan và đơn vị công lập phải nhận sinh viên tại chức thôi, chứ không thể bắt ép các doanh nghiệp tư nhân, tạo ra một nghịch lý là bằng tại chức học ra để vào làm cho cơ quan nhà nước!

Lựa chọn cuối cùng, và cũng là lựa chọn tốt đẹp nhất nếu có thể thực hiện được, đó là tìm ra được một khâu đột phá trong cách quản lý hệ đào tạo này, từ đó cải thiện nó để nó có thể  tồn tại một cách xứng đáng trong hệ thống giáo dục của đất nước. Nhưng khâu đột phá đó có thể là gì?

Không phải là ngẫu nhiên mà các nước có nền giáo dục tiên tiến lại vô cùng chú trọng khâu kiểm định chất lượng, trong khi các nước yếu hơn thì thường ít chú trọng đến kiểm định hơn.  Có thể nói, kiểm định chất lượng là bí quyết để thực hiện thành công các giải pháp đã nêu ở phần trên. Cần biết rằng kiểm định chất lượng có hai cấp độ với các mục tiêu khác nhau là kiểm định cấp trường là điều mà hệ thống giáo dục Việt Nam đã quen, và kiểm định nghề nghiệp (còn gọi là kiểm định cấp chương trình đào tạo) có liên quan trực tiếp đến chất lượng đầu ra của sinh viên tốt nghiệp thì ở Việt Nam hoàn toàn chưa hề tồn tại.

Chính kiểm định cấp chương trình mới là khâu đột phá nhằm giải quyết vấn đề nan giải liên quan đến hệ tại chức tại Việt Nam. Các tổ chức kiểm định nghề nghiệp có gắn kết rất chặt chẽ với các hiệp hội nghề nghiệp nên họ hiểu rất rõ nhu cầu thị trường lao động. Khi một chương trình được kiểm định thì tất cả tất cả những thông tin về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá người học, cơ sở vật chất phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu, sự hài lòng của sinh viên, khả năng kiếm việc làm và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp của cựu sinh viên vv đều được xem xét kỹ lưỡng, được đánh giá và đưa ra những yêu cầu cải thiện nếu có. Có thể nói, kiểm định chương trình chính là cơ chế kiểm soát bên ngoài để giúp các chương trình đào tạo luôn đi đúng hướng và đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra.

Như vậy, để hệ tại chức có thể được cải thiện thì Việt Nam cần nhanh chóng thiết lập hệ thống kiểm định nghề nghiệp, đồng thời đưa yêu cầu về kiểm định thành một điều kiện bắt buộc về năng lực để có thể đào tạo tại chức. Có như vậy thì mới có thể “cứu” được hệ đào tạo tại chức để đưa nó thoát ra khỏi viễn cảnh “trông chết cười ngạo nghễ” như hiện nay!



Wednesday, August 14, 2013

Trao đổi về hậu hiện đại và giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam

Bài viết được đăng dưới đây là của anh Nguyễn Đại Hoàng vừa gửi cho tôi sáng nay. NĐH đối với tôi là một người bạn có chung một số quan tâm, trước hết là quan tâm đến văn học và dịch văn học, sau nữa là về việc giảng dạy tiếng Anh. Trong bài viết này, anh NĐH có những nhận xét và trao đổi về lý thuyết hậu hiện đại và ảnh hưởng (nếu có) của nó lên thực tiễn giảng dạy tiếng Anh tại VN.

Những ý kiến của anh NĐH có thể không hoàn toàn giống với tôi - một điều hoàn toàn dễ hiểu vì tôi nhìn dưới cái nhìn của một professional in the field, trong khi anh NĐH nhìn dưới góc độ của một người ngoài ngành nhận định về tình hình giảng dạy ngoại ngữ ở VN - nhưng cũng có nhiều điểm thú vị (cả hóm hỉnh nữa), và đặc biệt là nó cung cấp thêm những cái nhìn đa dạng về vấn đề mà chúng ta đang quan tâm. Vì vậy, tôi xin đăng nguyên văn bài trao đổi của anh NĐH dưới đây (có đổi tựa một chút) và hy vọng nó sẽ khơi dậy thêm những trao đổi khác.

Enjoy các bạn nhé!
---------------
PHIẾM BÀN VỀ LẠC …HẬU HIỆN ĐẠI & TIẾNG ANH

1. Hậu hiện đại & lạc hậu hiện đại ? 

Dạo gần đây tôi bận nhiều nên không có dịp đọc hết những bài viết về vụ NT, về hậu hiện đại trong văn học, hậu hiện đại trong giảng dạy tiếng Anh…tôi chỉ đọc những bài viết của cô PA thôi. Tôi cho rằng những người đứng về phía NT là những trí thức hậu hiện đại. Đơn giản là chỉ những trí thức hậu hiện đại mới hiểu trí thức hậu hiện đại. Nói cách khác thì những người không phải trí thức hậu hiện đại không thể nào hiểu được trí thức hậu hiện đại. 

Người ta đã nói nhiều về những người đã tấn công dữ dội vào luận văn của NT và vào chính bản thân NT. Người ta đã khoác cho họ những danh xưng như văn nô, phê bình kiểm dịch,phê bình chỉ điểm, bồi bút, … Kể có oan cho họ không nhỉ bởi họ hoàn toàn không phải là trí thức hậu hiện đại ? Nói cho đúng hơn, những người đó đâu đã vươn đến tầm hiện đại mà nói đến tầm hậu hiện đại. Họ là những người lạc …hậu hiện đại. Lẽ tất nhiên lạc hậu hiện đại nên không hiểu hậu hiện đại là chuyện bình thường. Chứ nếu hiểu mới là lạ ! Nói như cố GS. Cao Xuân Hạo thì họ đã :  “ không hề thấy mình lạc hậu chính vì lạc hậu quá xa ”.

Lạc hậu quá xa phải chăng là một tên khác của lạc hậu hiện đại ? Tôi tự hỏi một đất nước mà có quá nhiều trí thức lạc hậu thì sẽ ra sao ? Sẽ hậu hiện đại, hiện đại hay lạc hậu hiện đại ? Người lạc hậu khiến đất nước lạc hậu? Hay đất nước lạc hậu sản sinh ra những người lạc hậu? 

Còn nếu nhìn từ góc độ văn học, tôi không rõ vì sao cái gọi là bên lề ở Việt Nam lại bị coi không phải là văn học, nếu văn học hậu hiện đại quả thật đã có ở đất nước này. Bởi nếu như vậy thì cái gọi là trung tâm sẽ là gì đây? Tôi tự hỏi rằng ở những nước khác thì cái gọi là bên lề và cái gọi là trung tâm sẽ ra sao nhỉ ? Nó tách biệt và kình chống nhau, hay nó hòa nhập, xâm lấn vào nhau ? Và cái nào mạnh hơn cái nào ? Nó có giống tình hình ở Việt Nam không ?

Quan điểm của tôi về hậu hiện đại – về mọi lĩnh vực không chỉ trong văn học – đơn giản chỉ là cái vượt qua cái hiện tại hiện đại. Nhưng tôi không rõ hậu hiện đại liệu có được mặc định là cái tốt hơn cái hiện đại hay không. Và phải chăng sau cái hậu hiện đại sẽ là cái hậu hậu hiện đại, rồi hậu hậu hậu hiện đại… ? 

Theo quan điểm của tôi, nếu văn học đi theo quá trình nói trên, thì đó chính là sự tiến hóa của văn học. Ở Phương Tây hậu hiện đại đã ra đời từ mấy chục năm trước, nghĩa là đã rất cũ so với hiện tại, thì liệu đó có còn là hậu hiện đại không ? Tôi cũng tự hỏi : Phải chăng văn học hậu hiện đại là phản ánh thực tại một cách trần trụi, với những lời lẽ đời thường, những câu văn, cấu trúc thơ, truyện một cách lạ lùng, phi logic ? Ý tôi muốn nói là : liệu nó có hay hơn những nền văn học đã qua, hay là nó lạ hơn, thực hơn ? Ở Việt Nam phải chăng đã và đang hình thành cuộc phân tranh trong văn học ( và có thể là ở các lĩnh vực khác nữa ), gữa một bên là lạc hậu hiện đại và hậu hiện đại ? Bên nào mạnh hơn ? Sẽ có bên thắng cuộc ? 

Có một số phàn nàn về văn học hậu hiện đại, nhất là những bản dịch văn học nước ngoài, quá khó hiểu. Phải chăng điều đó cũng gần giống với trường hợp những bản dịch kinh Phật :  “ kinh Phật chỉ cần tụng niệm chứ không cần hiểu ”? Phải chăng văn học hậu hiện đại hình như phải khó hiểu thì mới “ ra ” hậu hiện đại.  Còn các lĩnh vực khác ngoài văn học thì sao ? Thí dụ trong lĩnh vực giáo dục thì giảng dạy ngoại ngữ theo tinh thần hậu hiện đại sẽ như thế nào ?

2. Giảng dạy ngoại ngữ bằng hậu phương pháp 

Trên trang ncgd, cô PA đã có một bài viết ngắn nhưng tuyệt hay có nhan đề  : Giảng dạy ngoại ngữ trong kỷ nguyên "hậu phương pháp" (1): Tinh thần hậu hiện đại trong giáo dục. Đoạn mở đầu như sau : 

Mặc dù đối với VN, "hậu hiện đại" vẫn còn là một cái gì hết sức xa lạ, mơ hồ và nhiều tranh cãi, nhưng ở phương tây thì tinh thần hậu hiện đại đã thấm vào tất cả mọi ngành có liên quan đến tư tưởng, văn hóa và nghệ thuật, trong đó tất nhiên là có giáo dục. Sự "thấm vào" đó trong lý luận giáo dục đa phần rất tự nhiên, không hề to tát với những tuyên ngôn hùng hồn, rầm rộ như trong lĩnh vực triết học và văn học, nhưng những đặc điểm chính của tinh thần hậu hiện đại là rất rõ ràng. Tinh thần ấy, theo tôi, có thể tóm gọn lại trong một câu: Không có phương pháp thần kỳ nào cả!

Và : 

Trong thời hậu hiện đại ngày nay, không ai còn có thể tin rằng có tồn tại trên đời này một phương pháp học ngoại ngữ nào đó đúng cho tất cả mọi người! 

Vâng, tôi hoàn toàn đồng ý, không có một phương pháp học ngoại ngữ nào đúng cho tất cả mọi người. Điều này tương tự như tác dụng của thuốc chữa bệnh trên người. Những cơ địa khác nhau đáp ứng với thuốc khác nhau. Nhưng nói chung thì chữa bệnh vẫn cần đến thuốc, nên việc giảng dạy ngoại ngữ vẫn cần đến phương pháp. 

Nhưng tôi muốn nói đến một vấn đề mà tôi nghĩ là trước và cao hơn phương pháp. Đó là việc xét đến đặc tính riêng của từng dân tộc. Cụ thể là nếu trong y khoa định bệnh chính xác là vấn đề  tối quan trọng để cho đúng thuốc, nghĩa là vấn đề định bệnh phải đi trước phương pháp điều trị , thì trong việc giảng dạy ngoại ngữ cũng tương tự như thế : việc định ra được những khó khăn cơ bản của người Việt trong việc học ngoại ngữ ( ở đây là tiếng Anh ) phải đi trước phương pháp giảng dạy . Và mỗi dân tộc đều có những khó khăn khác nhau trong việc tiếp cận ngoại ngữ, do đó mỗi dân tộc đều cần đến những phương pháp khác nhau trong việc giảng dạy ngoại ngữ. 

Vậy liệu những giáo trình do người nước ngoài biên soạn có tính đến đặc tính của từng dân tộc không ? Và khi người Việt chúng ta đến với tiếng Anh thì có một câu hỏi đặt ra là : Để giỏi tiếng Anh, họ có bắt buộc giỏi tiếng Việt không? Hay là : Nếu họ không giỏi tiếng Việt thì liệu họ có thể thụ đắc tiếng Anh không ? Và tình chung ở Việt Nam như nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra là rất tệ : sinh viên, học sinh, kể cả giảng viên nữa đều nói và sử dụng tiếng Việt ngày càng kém. 

Một nhà nghiên cứu đã cho rằng : người ta đang dạy tiếng Việt cho học sinh Việt Nam như dạy cho người nước ngoài học tiếng Việt. Có hài hước chăng khi cùng với tiếng Anh, thì tiếng Việt cũng đang chính là một ngoại ngữ của người Việt ? 

Nếu đúng như vậy thì trong giai đoạn hiện tại, giảng dạy ngoại ngữ ở Việt Nam là một hàm hai biến. Nhưng là hai biến quá lớn.  “ Nội ngữ ” hay “ ngoại ngữ ” đều là vấn đề nan giải ở Việt Nam. 

Tinh thần hậu hiện đại sẽ giúp được gì cho vấn nạn tiếng Việt – tiếng Anh ở Việt Nam ? Chắc chắn là sẽ giúp được rất nhiều. Nhưng với điều kiện là tinh thần hậu hiện đại ở Việt Nam phải rất lớn. Nghĩa là Việt Nam cần rất nhiều, rất nhiều trí thức hậu hiện đại. Thế nhưng đây lại là một vấn đề rất lớn khác của Việt Nam.

NGUYỄN ĐẠI HOÀNG 
8/2013

Monday, August 12, 2013

Ý kiến cũ của tôi trên báo Nhân dân (2006)

Hôm nay tôi vào mạng để tìm thông tin, bỗng tìm thấy tên mình trên báo Nhân Dân từ rất lâu rồi (2006). Đọc vào, thấy bài viết đã 7 năm mà nội dung vẫn còn ... mới, nên đem về đăng lại ở đây nhằm lưu cho mình và chia sẻ với những bạn đọc của blog này. Đó là một bài viết trên báo Thanh Niên được Nhân Dân đăng lại, về một hội thảo do TT mà tôi làm Giám đốc đứng ra tổ chức (kỷ yếu hội thảo bản mềm các bạn có thể hỏi tôi để nhận và đọc nếu quan tâm). 

Lúc ấy, các bạn ạ, tôi còn đang kiêm nhiệm Giám đốc TT Đánh giá giáo dục bên Viện NCGD của ĐHSP, dù cũng đang đồng thời làm PGĐ Trung tâm Khảo thí của ĐHQG-HCM. Thời cống hiến hết mình cho hệ thống công của tôi đấy các bạn ạ. Bây giờ thì mệt mỏi rồi ...
------------
http://www.nhandan.com.vn/giaoduc/tin-tuc/item/8620702-.html

Kiểm tra đánh giá học sinh: Bộ GD-ĐT “quên” cải cách !
Thứ ba, 27/06/2006 - 03:22 PM (GMT+7)
[+] Cỡ chữ: Mặc định    
Thí sinh ôn bài
trước giờ vào phòng thi.
Thí sinh ôn bài trước giờ vào phòng thi.
Sức ép thi cử và bệnh thành tích
Trước những tiêu cực và gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, TS Vũ Thị Phương Anh (Giám đốc Trung tâm đánh giá giáo dục, Viện Nghiên cứu giáo dục) cho rằng có nguyên nhân quan trọng từ những sai lầm về phương pháp kiểm tra đánh giá.
Hai điểm nóng của giáo dục Việt Nam trong nhiều năm nay là sức ép thi cử và bệnh thành tích tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ thống giáo dục, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút.
TS Phương Anh nêu câu hỏi: "Các hình thức kiểm tra đánh giá hiện nay để phục vụ học tập hay phục vụ bệnh thành tích?", và ngay lập tức được sự "cung cấp" từ thực tế của các địa phương.
Một giáo viên ở tỉnh Tiền Giang cho biết có năm TP Mỹ Tho xếp hạng 9 (hạng chót trong các huyện thị, thành trong tỉnh) của kỳ thi tốt nghiệp THCS; sau đó Thành ủy, UBND thành phố triệu tập họp đột xuất lãnh đạo phòng giáo dục, các hiệu trưởng, giáo viên để bàn "biện pháp" và chỉ cần 12 tháng sau đơn vị này vươn lên đứng đầu tỉnh.
Cũng ở tỉnh này, ở một kỳ thi tốt nghiệp THPT, có một trường bán công chỉ đạt tỷ lệ đậu dưới 10%, nhưng cũng bằng việc "họp đột xuất" từ cấp trên thì kỳ thi năm sau liền đạt tỷ lệ tốt nghiệp hơn 90%!
Là người trong cuộc, giáo viên này nêu quan điểm: "Có Thánh Gióng mới "vươn vai" được cỡ như thế. Rõ ràng họ muốn tỷ lệ tốt nghiệp bao nhiêu cũng được!".
 
Các đại biểu trao đổi tại hội thảo.
Một đại biểu tại TP Hồ Chí Minh thì băn khoăn: "Đề thi học kỳ mà Sở GD-ĐT ra chung cho học sinh toàn thành phố phải phù hợp với trình độ chung của tất cả học sinh, nhưng không thể lấy lý do có những "vùng sâu vùng xa" mà chỉ đạo ra đề quá dễ. Để khuyến khích học sinh học tập, vẫn cần có một số câu hỏi phân hóa trình độ".
Do vậy, việc kiểm tra đánh giá phải được xác định là để phục vụ cho việc học tập của học sinh tốt hơn; chứ không phải để phục vụ cho những mục đích khác, nhất là phục vụ cho "bệnh thành tích" của các quan chức của tỉnh, ngành.
Điều tra về phương pháp giảng dạy và hình thức ra bài tập về nhà của giáo viên ở một số trường phổ thông, bà Trần Thị Huyền (Trường ĐH An Giang) nêu kết quả: 32,4% học sinh học thuộc lòng bài giáo viên giảng với mục đích "trả nợ" bài cũ cho thầy cô, còn hiểu hay không thì không thành vấn đề (!); 67,8% giáo viên dạy theo phương pháp thuyết trình, 13,7% dùng phương pháp "nêu vấn đề"; về hình thức ra bài tập về nhà của giáo viên thì có 51,2% phát lệnh "học thuộc lòng bài giáo viên dạy", 28% "làm tất cả bài tập trong sách giáo khoa". Với phương pháp dạy và học như vậy, việc kiểm tra đánh giá hiện nay khó giúp học sinh tiến bộ hơn, tự thỏa mãn với "thành tích" không thực mà mình đạt được.
"Học gì, thi nấy" hay "thi gì, học nấy!"?
Nhiều lần, lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định học gì, thi nấy, giáo viên dựa trên sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh học tập theo các yêu cầu của nội dung chương trình.
Nhưng, với cách ra đề hiện nay thì nhiều giáo viên tùy cơ ứng biến "thi gì, học nấy" thì đúng hơn.
Có người kể, thi tốt nghiệp THPT môn Văn chẳng hạn, năm nào tỉnh tôi cũng "trúng tủ" vì đề ra cứ lui tới trong mấy bài, mà đưa ra bài nào thì cũng chỉ phân tích một đoạn nào đó được biết sẵn. Vậy thì trách gì học sinh (và cả giáo viên) lại không chạy theo văn mẫu mà học, mà dạy!
Từ năm học 2002-2003, Bộ GD-ĐT cho triển khai đại trà việc giảng dạy Tiếng Anh ở bậc THCS theo sách mới (đến nay đã xong lớp 9); tập trung theo hướng chủ đề, chủ yếu dạy cho học sinh khả năng giao tiếp. Thế nhưng, TS Đỗ Hạnh Nga (Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh) lại nhận định: "Nội dung các loại kiểm tra (miệng, 15 phút, tiết, học kỳ) lại chỉ chú ý đến ngữ pháp, từ vựng, kỹ năng viết mà không hề chú ý đến kỹ năng giao tiếp".
Có vẻ như Bộ GD-ĐT chỉ chú trọng cải cách giáo dục mà "quên" cải cách việc kiểm tra đánh giá, quá chú trọng đến điểm số mà quên đánh giá học sinh qua những tiêu chí khác (hành vi, thái độ, kỹ năng...).
PGS-TS Nguyễn Văn Lộc cho rằng nếu sử dụng kiểm tra đánh giá không đúng sẽ tạo ra áp lực thủ tiêu tính tích cực học tập của học sinh. Còn PGS-TS Nguyễn Kim Hồng (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh) thì kể chuyện Hiệp hội đánh giá ở Australia được lập ra hoàn toàn độc lập với Bộ Giáo dục, ý kiến của hiệp hội này được xã hội chấp nhận. Vì vậy PGS-TS Nguyễn Kim Hồng đề nghị: "Cục khảo thí và kiểm định chất lượng của ta cũng nên nằm ngoài Bộ GD-ĐT vì nếu vẫn là một bộ phận của Bộ GD-ĐT và làm như hiện nay thì sẽ liên tục bị xã hội phản ứng".
Để sớm nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam, nhiều ý kiến tại hội thảo đồng tình cần có một cuộc cách mạng trong kiểm tra đánh giá, trước mắt cần có một số biện pháp cụ thể như: trị tận gốc "bệnh thành tích", chấm dứt kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học chỉ dựa vào các tiêu chí thi đua lâu nay vẫn thường dùng (điểm số học sinh, xếp loại học lực, số học sinh lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp...); giảm bớt các kỳ thi quốc gia không cần thiết; đẩy mạnh phân quyền cho các trường phổ thông trong việc quyết định các vấn đề chuyên môn... Cùng với việc giảm bớt thi cử, các cấp quản lý giáo dục nên nâng cao vai trò định hướng, giám sát hoạt động của các trường, xử lý thật nghiêm minh các sai phạm và tiêu cực.
(Theo Theo Thanh niên)

Thursday, August 8, 2013

Giảng dạy ngoại ngữ trong kỷ nguyên "hậu phương pháp" (1): Tinh thần hậu hiện đại trong giáo dục

Dẫn: Loạt bài này tôi viết như phần trao đổi thêm, có thể hơi tản mạn, với các học viên cao học khóa 21 của ĐH NN Hà Nội (chương trình liên kết đặt tại TP HCM), đang học môn Lý luận giảng dạy ngoại ngữ với tôi trong vòng 3-4 tháng tới. Tuy nhiên, rất hoan nghênh các bạn khác, đồng nghiệp hoặc sinh viên, đọc và trao đổi. Đặc biệt là trong khung cảnh vẫn còn đang thiếu những cuộc trao đổi và tranh luận rộng rãi, cởi mở và khách quan trong ngành giáo dục của VN, trong đó có ngành giảng dạy ngoại ngữ nói chung và giảng dạy tiếng Anh nói riêng.
------------

Mặc dù đối với VN, "hậu hiện đại" vẫn còn là một cái gì hết sức xa lạ, mơ hồ và nhiều tranh cãi, nhưng ở phương tây thì tinh thần hậu hiện đại đã thấm vào tất cả mọi ngành có liên quan đến tư tưởng, văn hóa và nghệ thuật, trong đó tất nhiên là có giáo dục. Sự "thấm vào" đó trong lý luận giáo dục đa phần rất tự nhiên, không hề to tát với những tuyên ngôn hùng hồn, rầm rộ như trong lĩnh vực triết học và văn học, nhưng những đặc điểm chính của tinh thần hậu hiện đại là rất rõ ràng. Tinh thần ấy, theo tôi, có thể tóm gọn lại trong một câu: Không có phương pháp thần kỳ nào cả! (Mượn thơ Tố Hữu, có thể nói: Trời không có thiên thần, đất không có thánh nhân, chỉ có ... nhân dân học tiếng, ha ha ha!)

Xin nói lại, một cách nghiêm túc: Trong thời hậu hiện đại ngày nay, không ai còn có thể tin rằng có tồn tại trên đời này một phương pháp học ngoại ngữ nào đó đúng cho tất cả mọi người! Thậm chí, đúng cho nhiều người cũng chẳng thể có! Nhưng điều ấy không làm cho công việc của những người thầy dễ dàng hơn chút nào, cũng không hề có tác dụng đánh đổ các lý thuyết về giảng dạy ngoại ngữ trước đó, mà trái lại, vẫn đòi hỏi chúng ta hiểu rõ các lý thuyết trước đó cùng những đóng góp của chúng.

Chỉ có điều, tinh thần hậu hiện đại khiến ta cũng phải đồng thời quan tâm đến những hạn chế của từng phương pháp hoặc cách tiếp cận - những lý thuyết mà vào thời cực thịnh của chúng, người ta cứ nghĩ rằng chúng là phép thần thông có thể giải quyết mọi khó khăn của mọi người học. Trước đó, đặc biệt là vào thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, tạm xem là thời "hiện đại" của giảng dạy ngoại ngữ, người ta đã từng tin vào sự thần kỳ của các phương pháp, chỉ cần các giáo viên áp dụng đúng đến từng li từng tí các kỹ thuật, quy trình đã được vạch ra, và có thể phải có các tài liệu được soạn riêng cho phương pháp/ cách tiếp cận ấy nữa. (Các bạn nào thích lý luận về hậu hiện đại, có thấy tinh thần này giống với "đại tự sự" không nhỉ?)

Nhưng nếu thế, thì người dạy ngoại ngữ phải làm gì đây? Theo tôi, nếu cần tóm tắt quan điểm về phương pháp giảng dạy theo tinh thần hậu hiện đại thì chỉ cần một từ thôi, đó là "eclecticism", tạm dịch là "tùy biến". Thực ra, từ "eclecticism" đã được dịch ra tiếng Việt là chủ nghĩa chiết trung, tức không theo hẳn bên nào, nhưng tôi cảm thấy từ "tùy biến" - một từ mượn trong ngành CNTT - có vẻ phù hợp hơn nhiều với nội hàm của từ eclecticism, nên tạm đề nghị sử dụng từ này.

Ok, vậy thì tùy biến. Nhưng tùy cái gì mới được chứ? À, cái này thì phải học. Vì giảng dạy nói chung, và giảng dạy ngoại ngữ nói riêng, là một việc làm hết sức phức tạp, vì có hàng trăm yếu tố tác động đến kết quả cuối cùng. Trước hết là người học, với tất cả các đặc điểm cá nhân và môi trường xã hội của từng người. Rồi người dạy, cũng với các đặc điểm cá nhân và môi trường xã hội của người thầy ấy. Rồi còn môi trường sư phạm nữa, với rất nhiều yếu tố - phòng ốc, giờ học, tài liệu, thư viện, phòng lab vv. Rồi thì chương trình, giáo trình, thời lượng, phương pháp ....

Và, trời ơi, lại còn sự tương tác giữa toàn bộ các yếu tố đó với nhau nữa chứ! Ví dụ, dạy theo kiểu này thì hợp với người này và điều kiện này, nhưng không hợp với người khác hoặc điều kiện khác. Đó là chưa hề tính đến ngôn ngữ, vốn cũng tự nó vô cùng phức tạp. Nào là phát âm. Nào là ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa (biểu vật, biểu cảm, nghĩa bóng, nghĩa đen). Chưa hết, còn các vấn đề ngữ dụng, hàm ngôn hiển ngôn, rồi còn những vấn đề về văn hóa của hai ngôn ngữ ... Chao ôi, sao mà phức tạp thế nhỉ?

Ừ, thì thế mới phải học chứ! Và đó cũng là nội dung của cuốn sách về lý luận dạy ngoại ngữ theo quan điểm hậu hiện đại mà tôi đang giới thiệu, viết năm 2006 do NXB LEA ấn hành, ở đây: http://livelongday.files.wordpress.com/2011/08/kumaraposmethod.pdf . Free download, các bạn nhé! Cuốn sách dài hơn 250, là một tài liệu tốt cho những ai muốn làm quen với lý luận dạy ngoại ngữ thời hậu hiện đại - mà tác giả của cuốn sách gọi là "hậu phương pháp" (post-method).

Những nội dung của cuốn sách sẽ còn ở phía trước. Hẹn gặp các bạn thường xuyên ở đây, trên blog này, nhé!
---
PS: Một tài liệu đáng đọc khác: The postmodern language teacher: The future of task-based teaching. Tạm dịch: Người giáo viên ngoại ngữ hậu hiện đại: Tương lai của việc giảng dạy theo tác vụ. Đọc ở đây, khoảng hơn 20 trang, again, free download: http://www.finchpark.com/arts/Postmodern_Language_Teacher.pdf

Monday, August 5, 2013

"Thất thoát hay trao đổi chất xám?" (Altbach, 2013; Anh Khôi dịch)

Bài viết rất hay dưới đây là của GS Altbach, vị giáo sư hàng đầu thế giới chuyên nghiên cứu về giáo dục đại học trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay. Một bài mà theo tôi rất có ý nghĩa đối với các nước đang phát trỉển vốn đang phải đối mặt với nguy cơ thất thoát chất xám trầm trọng, trong đó có VN. 

Những bài như thế này thì tiếng Việt có rất ít người viết; mỗi lần tôi đọc được thì cảm thấy rất thích và thường khuyến khích cậu con trai dịch ra, vì tôi thường bận (và cũng ... ngán, vì đọc xong thì hiểu rồi, không muốn/không cảm thấy cần dịch ra tiếng Việt nữa). Còn cậu con trai tôi thì cũng đồng ý là cần phải dịch ra để phổ biến rộng rãi nhưng vì thận trọng không dám dịch một mình vì sợ chưa có đủ kinh nghiệm và kiến thức để xử lý những mắc mứu trong bài, vì thường những bài viết như vậy đòi hỏi một hiểu biết khá rộng về bối cảnh thế giới và VN. 

Vì vậy, mẹ con tôi đã quyết định "hợp tác" theo phương thức ... có lợi cho tất cả các bên như sau: nếu mẹ thấy bài gì hay thì gửi cho con dịch (nói chung cậu ta xử lý ngôn ngữ khá tốt cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt), đồng thời đánh dấu những chỗ chưa hoàn toàn chắc chắn. Sau đó thì mẹ đọc lại lần cuối và giải thích/xử lý những chỗ còn chưa ổn (nếu có) để trở thành sản phẩm hoàn chỉnh. Trước đây mỗi lần như vậy tôi hay ghi: Kim Khôi dịch, Phương Anh hiệu đính, nhưng giờ đây tôi bèn chọn giải pháp ký tên Anh Khôi (Phương Anh + Kim Khôi) cho những sản phẩm hợp tác như vậy. Fair, isn't it? Khi nào Kim Khôi hoặc Phương Anh dịch một mình thì lúc đó sẽ để tên riêng của từng người, vậy đi!

Và đây là sản phẩm đầu tiên của Anh Khôi, vừa được đăng trên Tia Sáng, ở đây: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=6621. Bản đăng trên Tia Sáng có rút gọn lại đôi chút, còn dưới đây tôi xin đăng lại bản đầy đủ để lưu và chia sẻ với các bạn.

Cuối cùng, xin chúc mừng "dịch giả" mới Anh Khôi vừa ra mắt độc giả (!). Hy vọng sự hợp tác này sẽ đem lại nhiều sản phẩm tốt cho xã hội, ha ha!

Enjoy, các bạn nhé!
---------------
INTERNATIONAL HIGHER EDUCATION, Number 72. Summer 2013
Trang 2-4

Thất thoát chất xám hay trao đổi chất xám?[1]
Philip G. Altbach

Anh Khôi dịch

Philip G. Altbach hiện đang giữ danh hiệu Giáo sư Monan và Giám đốc Trung tâm Giáo dục Đại học Quốc tế tại Đại học Boston. E-mail: altbach@bc.edu.

Các nước giàu hiện đang lo ngại về tình trạng thiếu hụt nhân lực có kỹ năng để phục vụ nền kinh tế của mình, đặc biệt là ở trình độ cao. Nguyên nhân thì có nhiều, ví dụ như sự hiện diện của "vách đá nhân khẩu"[2] ở Nhật Bản và các nước Châu Âu, gây ra sự giảm sút đáng kể về số thanh niên ở độ tuổi học đại học, thiếu sinh viên đăng ký vào các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (gọi tắt là STEM), giảm số lượng người đi học và kèm theo đó là số lượng sinh viên tốt nghiệp thấp. Giải pháp cho tình trạng này là gì?

Một biện pháp ngày càng phổ biến là sự tăng cường giữ chân sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp, tức thuyết phục những sinh viên vốn chủ yếu đến từ các quốc gia đang phát triển và các nước thu nhập trung bình ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp. Nói vắn tắt, các nước giàu đang cướp đi chất xám của các nước đang phát triển hay đúng hơn là chất xám của bất kỳ nướcnào mà họ có thể thu hút được. Mặc dù việc thất thoát chất xám luôn tồn tại trong giới học thuật trong vòng một thế kỷ nay, tình hình này ngày càng nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia.

Các nước đang phát triển cũng như các quốc gia mới nổi thực sự đang đứng trước nguy cơ bị tụt hậu trong nền kinh tế tri thức toàn cầu, và điều đó sẽ gây ra những thiệt hại vĩnh viễn đối với tương lai của họ.

Hiện trạng
Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, nếu nói rằng đang có những quốc gia áp dụng các chính sách nhằm chủ ý gây ra sự thất thoát chất xám thì có lẽ cũng không cường điệu lắm. Hiện nay, tỷ lệ ở ở lại không về nước của du học sinh đã khá cao.

Chẳng hạn,trong vòng gần nửa thế kỷ qua, có đến hơn 80% du học sinh Trung Quốc và Ấn Độ tốt nghiệp tại các đại học của Hoa Kỳ đã không trở về nước. Nếu nói rằng phần lớn thung lũng Silicon Valley đã được xây dựng bằng chất xám của Ấn Độ thì cũng không có gì là cường điệu. Kết quả khảo sát gần đây của Quỹ khoa học quốc gia Hoa Kỳ (National Science Foundation) cho thấy phần lớn người nhận bằng tiến sĩ từ các quốc gia đang phát triển đều có kế hoạch ở lại Mỹ và đóng góp vào nguồn nhân lực học thuật của nước này, đặc biệt trong các lĩnh vực tự nhiên-kỹ thuật (STEM). Dữ liệu tương tự từ các quốc gia Châu Âu và Australia tuy không sẵn có, nhưng cũng có thể nhận ra những khuynh hướng tương tự. Tuy nhiên, xét trên phạm vi toàn cầu thì tỷ lệ trở về của các du học sinh đang tăng lên chút ít trong bối cảnh kinh tế của các quốc gia đang phát triển được cải thiện, trong khi một số các nước giàu vẫn còn sa lầy trong suy thoái kinh tế.

Trợ cấp của người nghèo cho người giàu
Các quốc gia đang phát triển và các nước mới nổi đang thực sự đóng góp đáng kể cho các hệ thống học thuật của các nước giàu. Sinh viên quốc tế đang đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc ngay cả khi họ còn đang học. Dữ liệu từ năm 2011 cho thấy số lượng 764.000 sinh viên quốc tế học tập tại Hoa Kỳ đã đóng góp hơn 22 tỉ USD hàng năm cho nền kinh tế nước này. Các quốc gia xuất khẩu giáo dục lớn khác cũng có số liệu tương tự. Quả thật, cả Australia lẫn Vương quốc Anh, đang thu được rất nhiều tiền từ việc xuất khẩu giáo dục đại học - 17 tỷ USD hàng năm đối với Australia và 21 tỷ USD đối với Vương quốc Anh, và cả hai nước đều có những chính sách được nêu rõ ràng nhằm gia tăng thu nhập từ sinh viên quốc tế.

Nhưng điều đáng nói hơn chính là sự đóng góp của các nước mới nổi và các nước đang phát triển cho các nước giàu thông qua việc các nghiên cứu sinh đã ở lại sau khi tốt nghiệp và tham gia vào nguồn nhân lực học thuật của các nước giàu.  Dưới đây chúng tôi sẽ nêu những ví dụ từ Ấn Độ và Trung Quốc, hai quốc gia "xuất khẩu chất xám" lớn nhất thế giới. Cần lưu ý rằng các số thống kê chỉ có tính gợi ý vì số liệu chưa đầy đủ và được thu thập tại các thời điểm khác nhau.

Trong năm 2012, có đến 100.000 sinh viên Ấn Độ đến học tại Hoa Kỳ, chủ yếu ở trình độ sau cử nhân. Đại đa số những sinh viên này đều ở lại sau khi tốt nghiệp, và tham gia vào lực lượng giảng viên của nước này. Theo số liệu thống kê của UNESCO, có thể ước tính sơ khởi rằng để giáo dục một trẻ em từ tiểu học lên đến hết trình độ cử nhân thì mỗi người dân Ấn Độ đã phải đóng khoảng 7.600 USD tiền thuế - tính theo sức mua tương đương (PPP). Số tiền mỗi gia đình người Ấn phải bỏ ra cho việc giáo dục con cái cũng tốn khoảng tương đương như thế - đặc biệt là vì có khá nhiều học sinh theo học tại các trường tư nói tiếng Anh của nước ngoài hoạt động tại Ấn Độ, tức là số tiền tổng cộng ước tính lên đến 15.000 USD cho một thanh niên. Như vậy, số tiền đầu tư ước tính của Ấn Độ vào nước Mỹ, thông qua việc giáo dục 100.000 thanh niên đến trình độ cử nhân trước khi đi du học, là khoảng 1,5 tỷ USD mỗi năm.

Các số liệu tương tự từ Trung Quốc thậm chí có thể còn cao hơn. Mặc dù các số liệu về chi tiêu công cho giáo dục không sẵn có, nhưng các nghiên cứu cho thấy một gia đình Trung Quốc bình quân đầu tư khoảng $ 39,000 USD tính theo sức mua tương đương PPP cho việc giáo dục một học sinh từ tiểu học đến hết cử nhân. Riêng năm 2012 đã có đến 194.000 sinh viên Trung Quốc du học tại Hoa Kỳ. Như vậy có thể ước tính rằng người Trung Quốc đã đầu tư khoảng 7,6 tỷ USD vào tiềm năng chất xám tại nước Mỹ. Ngoài ra, còn có một nguồn kinh phí bổ sung đáng kể từ nhà nước Trung Quốc, mặc dù không có số liệu chính xác. Có thể ước đoán những đóng góp tương tự vào nền kinh tế của quốc gia xuất khẩu giáo dục lớn từ những nước đang phát triển thông qua việc gửi người đi du học. Mặc dù không phải tất cả du học sinh đều ở lại sau khi hoàn tất việc học, nhưng những con số này quả thật vẫn rất lớn.

Ngoài chi phí trực tiếp, các nước chủ nhà còn được hưởng một nguồn lợi khổng lồ từ nguồn vốn tri thức của những bộ óc xuất sắc nhất đến từ những nước đang phát triển. Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển lại chịu thiệt hại nặng nề, đặc biệt là đối với giới hàn lâm, do không thu hút được những tài năng trong nghiên cứu và giảng dạy cũng như những ý tưởng mới và sáng tạo từ những người đã được đào tạo ở nước ngoài, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý trường đại học và các lĩnh vực khác.

Chiến lược của các nước giàu
Hai nhà nghiên cứu giáo dục đại học là Hans de Wit và Nannette Ripmeester đã cung cấp một bản tóm tắt tuyệt vời về một số chính sách nhằm tăng cường “tỷ lệ giữ chân” thông qua việc thay đổi những chính sách nhập cư, cung cấp học bổng, và liên kết chặt chẽ hơn giữa các trường đại học và người sử dụng lao động, và những chính sách khác (theo Bản tin giáo dục đại học thế giới, ngày 17 tháng 2 năm 2013). Ở cả Châu Âu và Bắc Mỹ, đều có những sáng kiến nhằm lôi kéo các nhà chuyên môn xuất sắc nhất từ các nước khác, vốn là những du học sinh, ở lại và tham gia lực lượng lao động. Các nước này đang thực hiện nhiều nỗ lực như nới rộng quy định thị thực; tạo điều kiện có việc làm; cho phép làm thêm trong thời gian học; công nhận bằng cấp dễ dàng hơn; cải thiện sự hợp tác giữa các trường đại học, chính phủ và các ngành công nghiệp; cũng như nhiều sáng kiến khác.

Các quốc gia như Anh và Úc, trong những năm gần đây vốn áp dụng những quy định khá chặt chẽ về di trú, cũng đang xem xét lại các chính sách của mình. Viện hàn lâm khoa học Hoa Kỳ cũng như các trường đại học đang chủ trương tự nới rộng chế độ thị thực để tạo điều kiện cho các du học sinh sau khi tốt nghiệp có thể ở lại và làm việc tại Hoa Kỳ. Và chẳng có một ai nhận ra sự mâu thuẫn giữa một bên là Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) của Liên Hiệp Quốc vốn nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển giáo dục tại các nước mới nổi, và bên kia là các chính sách nhằm thu hút nguồn chất xám tốt nhất từ các quốc gia đang phát triển của các nước giàu.

Một số nước châu Phi như Nam Phi và Botswana, vốn có hệ thống giáo dục đại học tương đối phát triển và mức lương khá hấp dẫn, cũng cố gắng thu hút tài năng từ các nước khác thuộc Châu Phi. Không những thế, tình trạng thất thoát chất xám còn diễn ra giữa các cường quốc khoa học. Chẳng hạn, nước Đức đã phải rất nỗ lực để thu hút trở lại những nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ (postdoc) đang làm việc tại Hoa Kỳ để trở về nước, mặc dù không mấy thành công. Đối với những người này, một sự nghiệp khoa học ổn định và mức lương cao hơn đôi chút ở Mỹ vẫn hấp dẫn hơn, còn các trường đại học Mỹ thì luôn cố gắng giữ lại những du học sinh tốt nghiệp xuất sắc nhất, bất kể quốc tịch của họ là gì.

Sự phức tạp của thế giới toàn cầu
Một khi vị trí địa lý vẫn còn quan trọng và thế giới vẫn chưa phẳng khi xét theo sức mạnh khoa học của các quốc gia, thì toàn cầu hóa rõ ràng là có tác động vào các trường đại học và các hệ thống giáo dục trên toàn thế giới. Mạng Internet đã khiến việc giao tiếp và cộng tác dễ dàng hơn. Tỷ lệ nghiên cứu và công bố do các nhà khoa học từ nhiều quốc gia đồng thực hiện đã tăng lên đáng kể ở tầng trên cùng của hệ thống. Giáo dục từ xa, các chương trình đào tạo liên kết, và các chi nhánh trường quốc tế là một khía cạnh khác của thế giới học thuật toàn cầu hóa. Tuy nhiên, tất cả những điều này vẫn không bù lại được những thiệt hại về thất thoát nhân lực.

Trung Quốc, một quốc gia với số lượng lớn các học giả làm việc ở nước ngoài, đã xây dựng một số chương trình để thu hút các nhà nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc trở về nước. Việc cho phép bổ nhiệm song song tại hai quốc gia cũng đã được áp dụng trong một số lĩnh vực then chốt để các trường đại học Trung Quốc có thể thu hút được các học giả hàng đầu vẫn muốn ở lại nước ngoài. Các quốc gia đang phát triển và thu nhập trung bình khác cũng tìm cách tận dụng cộng đồng khoa học của kiều bào thông qua việc khuyến khích các dự án nghiên cứu hợp tác, thu hút đầu tư, tài trợ cho các tổ chức khoa học, và những việc khác. Các chương trình thành công ít ra cũng đảm bảo được những tài năng ở trong nước có thể tận dụng được kinh nghiệm chuyên môn từ đồng bào sống ở nước ngoài. Các quốc gia như Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Scotland, đều có những chương trình như vậy.

Tuy nhiên, ngay cả trong những trường hợp này, thì những trung tâm khoa học lớn của thế giới vẫn có ưu thế vì những lý do rất rõ ràng. Hơn nữa, vị trí địa lý rõ ràng là rất quan trọng: dù sao thì sự hiện diện trong một cộng đồng khoa học vẫn có sức thu hút mạnh mẽ hơn so với việc giao tiếp qua Internet hoặc những kỳ nghỉ phép hoặc nghỉ hè tại nước ngoài. Chưa kể đến những yếu tố khác, một sự nghiệp khoa học ổn định, mức lương hấp dẫn, tự do học thuật, khả năng tiếp cận không hạn chế đến những ý tưởng khoa học và các tư tưởng mới nhất ở các trung tâm khoa học lớn cũng đã đủ sức hấp dẫn lớn đối với các nhà khoa học từ nước ngoài. Sự thực là các chương trình thu hút các nhà khoa học trở về nước cũng như các nỗ lực hạn chế việc thất thoát chất xám từ cộng đồng khoa học trong nước thường không mấy thành công. Vì chỉ đến khi nào các trường đại học tại nước đang phát triển có được nền văn hóa học tập và cơ sở vật chất mà các học giả hàng đầu mong đợi, bao gồm cả tự do học thuật, tiếp cận thông tin không hạn chế, và phòng thí nghiệm tối tân, thì họ mới có thể hy vọng sẽ thu hút và giữ chân những tài năng khoa học hàng đầu trong nước, bằng không thì dù các nước giàu có thay đổi chính sách cũng  sẽ chẳng giúp được gì.

Công lý trong học thuật?
Các quốc gia "siêu cường học thuật" liệu có trách nhiệm gì đối với các hệ thống học thuật của các nước đang phát triển hay không? Hiện nay chẳng có ai nhắc đến trách nhiệm của các nước giàu trong việc khuyến khích những người tốt nghiệp tiến sĩ từ các nước đang phát triển trở về nước để xây dựng các trường đại học, và cải thiện chất lượng của hệ thống khoa học còn non trẻ của các nước này. Ngược lại, người ta chỉ quan tâm đến việc làm sao cải thiện "tỷ lệ giữ chân" và nới rộng luật di trú để thu hút tối đa tài năng từ các nước đang phát triển sang các nước giàu. Trong bối cảnh Liên Hiệp Quốc đã đề ra Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ, chúng ta có nên đặt vấn đề các nước giàu cần ít nhất phải hoàn lại cho các nước nghèo những chi phí phát sinh do  các du học sinh của nước họ không trở về nước hay không? Có nhiều cách để ít nhiều cải thiện tình hình hiện nay, ví dụ, như cung cấp các chương trình đào tạo tiến sĩ liên kết nhằm tạo điều kiện cho các học giả trẻ của các nước đang phát triển có cơ hội học tập ở nước ngoài trong quá trình học tiến sĩ nhưng vẫn giữ mối liên kết với trường đại học của mình, đồng thời phát triển năng lực nghiên cứu. Ít ra, bằng cách này thì các nước đang phát triển cũng không còn phải trực tiếp tài trợ cho các hệ thống khoa học của những nước giàu như tình trạng hiện nay nữa.
---





[2] Vách đá nhân khẩu, tiếng Anh là demographic cliff, là thuật ngữ để chỉ tình trạng dân số già ở các nước phát triển dẫn đến nhiều vấn đề cho nền kinh tế vì  không đủ nhân lực để thay thế

Saturday, August 3, 2013

"Tuyển sinh đại học trên thế giới" - Khuyến nghị của Ngân hàng thế giới (World Bank 2008)

Mấy ngày qua dư luận xôn xao trước đề nghị của PCT nước Nguyễn Thị Doan về việc bỏ kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. Nhân dịp này tôi đã được đài RFA gọi điện phỏng vấn, cùng với một số nhân vật khác hoạt động trong lãnh vực giáo dục. Các bạn có thể đọc (nghe) toàn bài ở đây: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/eliminate-high-school-graduation-exam-ha-08022013103736.html#.UfvIelqWnpk.facebook.

Khi trả lời, tôi cũng đã cảm nhận trước rằng có lẽ ý kiến của tôi có lẽ sẽ không giống với ý kiến của đa số, nhưng quả tình là tôi cho rằng ý kiến đề nghị bỏ thi TN THPT của PCT nước chỉ mới xem xét một vài khía cạnh chứ chưa xem xét toàn diện. Tất nhiên tôi ủng hộ việc thi cử nhẹ nhàng, nhưng nếu cần phải giảm tải thì phải bỏ kỳ thi đại học chứ không phải là bỏ thi TN THPT. Đặc biệt trong điều kiện chất lượng của giáo dục phổ thông tại VN chưa thực sự tốt. Kỳ may là hôm qua tôi đọc báo thấy ý kiến của mình ít nhiều có trùng với ý kiến của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, vậy đây là một trong những lần hiếm hoi ở VN ý kiến của giới khoa học (well trong trường hợp này là ... tôi!!!) và ý kiến của các nhà lãnh đạo trong ngành trùng hợp với nhau.

Và tôi sực nhớ ra một tài liệu đã được viết từ năm 2008 của Ngân hàng thế giới mà tôi nghĩ lãnh đạo ngành giáo dục của VN cũng như các nhà khoa học cần phải đọc để đưa ra được chính sách tối ưu cho VN. Nên đi tìm và giới thiệu lại, cũng như lưu trên trang blog này. Mọi người đọc nhé; tôi cũng đã viết một bài dựa trên tài liệu này từ hồi còn làm ở ĐHQG-HCM. Các bạn có thể tìm bài ấy bằng từ khóa: "tuyển sinh đại học". Hình như tựa bài viết là "Tuyển sinh đại học trên thế giới và khuyến nghị cho các nước đang phát triển".

À, tôi đã tìm thấy bài ấy đây rồi, các bạn đọc ở đây nhé: http://ncgdvn.blogspot.com/2011/04/tuyen-sinh-ai-hoc-tren-gioi-va-nhung.html. Và một bài khác nữa cũng cùng chủ đề và rất liên quan, ở đây: http://ncgdvn.blogspot.com/2008/12/thu-e-xuat-cac-phuong-tuyen-sinh-ai-hoc.html.

Còn tài liệu của WB thì có thể tải tại đây, 48 trang: http://www-wds.worldbank.org/external/default/WDSContentServer/WDSP/IB/2008/08/27/000334955_20080827045524/Rendered/PDF/451470NWP0HDNE1Box0334045B01PUBLIC1.pdf

Enjoy các bạn nhé!

Friday, August 2, 2013

Săn tìm các nguồn sách giáo khoa điện tử miễn phí (tiếng Anh)

Sách giáo khoa điện tử miễn phí đang trở thành một hiện tượng bình thường ở các nước tiên tiến - các xã hội học tập như người ta thường nói.

Một trong những lý do tôi quan tâm đến sách giáo khoa của các nước này không phải là ở lượng kiến thức mà chúng cung cấp - vì đã gọi là giáo khoa thì những kiến thức cơ bản nói chung hầu như không thay đổi, chỉ lâu lâu mới được bổ sung thêm một số cái mới mà thôi. Nhưng trong ngành sư phạm thì kiến thức không chưa đủ, mà còn là phương pháp truyền đạt, làm sao cho người học tiếp thu được một cách dễ dàng. Và vì người học là đa dạng nên cách truyền đạt cũng phải đa dạng để có thể đến được với tất cả các đối tượng. Điều này thì phải thừa nhận là sách giáo khoa của VN kém xa các nước tiên tiến.

Vì vậy, dù nội dung có thể không có gì mới nhưng tôi vãn luôn đi tìm những nguồn sách giáo khoa mới cho mình và giới thiệu đến mọi người. Hôm nay tôi tìm thấy một kho như thế - nói cho đúng là nhiều kho!

Các bạn hãy lưu link dưới đây và đến thăm nó thường xuyên nhé. Tôi phải đi làm bây giờ nên chỉ có thể viết vài dòng giới thiệu thế thôi. Nhưng sẽ còn quay lại khi có thời gian.

Ở đây: http://thejournal.com/articles/2013/08/01/hunting-the-whole-enchilada-6-excellent-sites-for-free-digital-textbooks.aspx?=THEEL

Xin đăng lại toàn văn bài giới thiệu trên trang thejournal.com.
-----------

Hunting the Whole Enchilada: 6 Excellent Sites for Free Digital Textbooks

It's time to try out K-12 textbooks that won't gather dust on your classroom shelves. Here are the best sites for digital books that won't cost you a dime.
Plug "digital resources for k12" into Google and you'll get a bazillion results (or maybe it just seems that way). Head to any resource site for teachers and you'll lose yourself in a miasma of links. Thinkfinity will link you to Smithsonian, which will direct you to HippoCampus, and onto Kahn Academy, and over to Curriki, and off to — well, you get the picture.

As wonderful as those sites are, sometimes you don't want to spend all your planning time piecing together a school year's worth of lessons from a multitude of online sites. You just want the whole enchilada delivered in textbook form from which you can select the content you'll assign to your students. To that end we have hunted down the top sources for digital textbooks — all free. What you and your students do with them on the iPads and Chromebooks in your classroom is up to you.

California Learning Resource Network (CLRN)
The current compilation of open educational resources (OERs) on CLRN stands at 6,063. If you're teaching high school-level math, science, history or social science, what you want to pay attention to is the free textbooks link, of which there are 30. The site counts up standards met for many of the textbooks; but since they're being compared to California education standards, that metric may or may not be of use to you, depending on what state you're teaching in.

As an example, Light and Matter is an introductory 1,016-page textbook on physics published by Benjamin Crowell, a faculty member at Fullerton College in Southern California. The PDF is a whopping 80Mb, full of graphics and color images. He makes an instructor's guide available for the text on his Web site.

The site also includes an ample number of non-textbook OER resources for grades K-12 that meet Common Core standards. You can filter results by subject, grade level, and type of resource.

CK-12 Foundation
This pioneer in the field of OER has a simple student interface. Go to the home page, pick a topic, and choose a "FlexBook" from what's listed. English has three offerings (one a teacher's edition), history has two, math has five (all for middle school), and earth science has five. This is one of the few resources that actually allows reviewing. For example, CK-12 Earth Science Concepts for High School gets 11 thumbs up, no thumbs down, and two reviews, both positive. FlexBooks can be downloaded in three forms: PDF (for most computing devices), mobi (for Kindle), and ePub (for iPad and Android devices).

Users have to sign in for access to the textbooks but you can use your Google, Facebook, or Twitter account for that. Once you've provided that, you'll receive a confirmation email that will guide you back to the site for your downloads. The earth sciences textbook referenced above, for example, written by science writer Dana Desonie, runs 1,208 pages in PDF format.

The Apple App Store
Apple doesn't make it easy to hunt down digital books created with iBook Author that might be relevant to K-12 teachers. But we uncovered a few offerings worth a mention. First, you'll find all of the CK-12 textbooks in the App Store for easy download. Next, consider these. (If you've uncovered more, add a comment to this article to share your knowledge.)