Saturday, December 12, 2009

Tài liệu đáng lưu giữ: "Biến cải nền văn hóa tham nhũng", và "Sổ tay chống tham nhũng"

Nhân việc chính phủ vừa phê duyệt đề án đưa nội dung chống tham nhũng vào chương trình học, trong đó có một phần quan trọng là xây dựng các tài liệu về việc phòng chống tham nhũng, tôi xin giới thiệu 2 tài liệu chống tham nhũng bằng tiếng Anh gồm Transforming the Culture of Corruption lấy từ trang web của CP Mỹ (link: http://www.america.gov/publications/ejournalusa.html#1206), và Handbook for Fighting Corruption (link:http://www.usaid.gov/our_work/democracy_and_governance/publications/pdfs/pnace070.pdf)

Dưới đây là một số trích dẫn từ các tài liệu nói trên (bản dịch tiếng Việt do chủ nhân của blog dịch và cung cấp), để giới thiệu tài liệu này rộng rãi đến những ai quan tâm.

--
Tài liệu 1: Transforming the Culture of Corruption
In recent years, through a series of international agreements, a global framework for combating corruption has begun to emerge. Individual countries can now make their anticorruption efforts more effective by vigorously implementing anticorruption commitments and relying on international cooperation. This issue of eJournal USA highlights the important roles that the public sector, private sector, and non-governmental organizations play in eradicating corruption worldwide.

Trong những năm gần đây, thông qua một loạt các thỏa thuận quốc tế, một khuôn khổ toàn cầu cho việc chống tham nhũng đã bắt đầu xuất hiện. Từng quốc gia riêng lẻ giờ đây đã có thể làm cho những nỗ lực chống tham nhũng của mình hiệu quả hơn bằng cách thực hiện mạnh mẽ các cam kết chống tham nhũng và dựa vào hợp tác quốc tế. Tạp chí eJournal USA lần này nêu bật vai trò quan trọng của khu vực công, khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ trong việc xoá bỏ tham nhũng trên toàn thế giới.

--
Và dưới đây là một vài câu danh ngôn về chống tham nhũng, trích từ tài liệu của eJournal USA nói trên (phần dịch do tôi cung cấp):

“Corruption is no longer a local matter but a transnational phenomenon that affects all societies and economies, making international cooperation to prevent and control it essential.”—United Nations Convention Against Corruption

Tham nhũng không còn là một vấn đề địa phương, mà là một hiện tượng xuyên quốc gia có ảnh hưởng đến mọi xã hội và mọi nền kinh tế, khiến cho việc hợp tác quốc tế để ngăn ngừa và khống chế tham nhũng trở nên thiết yếu.
Hiệp ước về chống tham nhũng của LHQ

“We have identified corruption as the single greatest obstacle to economic and social development.”—The World Bank
Chúng tôi đã xác định rằng tham nhũng là vật cản lớn nhất và duy nhất đối với sự phát triển kinh tế và xã hội. Ngân hàng Thế giới

“Corruption traps millions in poverty.”—Transparency International
Tham nhũng đã kềm hãm hàng triệu con người trong vòng nghèo đói. Tổ chức Minh bạch quốc tế

“For too long, the culture of corruption has undercut development and good governance and bred criminality and mistrust around the world.”—President George W. Bush
Trong một thời gian quá dài, nền văn hóa tham nhũng đã làm sụt giảm phát triển và ảnh hưởng xấu đến việc điều hành quản lý, tạo ra tình trạng phạm pháp và sự thiếu niềm tin trên toàn thế giới. Tổng thống George W. Bush

Tài liệu 2: Handbook for fighting corruption

In general terms, corruption arises from institutional attributes of the state and societal attitudes toward formal political processes. Institutional attributes that encourage corruption include wide authority of the state, which offers significant opportunities for corruption; minimal accountability, which reduces the cost of corrupt behavior; and perverse incentives in government employment, which induce self-serving rather than public-serving behavior. Societal attitudes fostering corruption include allegiance to personal loyalties over objective rules, low legitimacy of government, and dominance of a political party or ruling elite over political and economic processes.


Nói chung, tham nhũng phát sinh từ các thuộc tính thể chế của nhà nước và thái độ của xã hội đối với các quy trình chính trị chính thức. Các thuộc tính thể chế khuyến khích tham nhũng bao gồm thẩm quyền rộng lớn của nhà nước, là nơi có những cơ hội đáng kể để tham nhũng[tức nhà nước nắm càng nhiều quyền thì càng dễ tham nhũng - chú thích của PA]; trách nhiệm giải trình thấp, khiến cho các hành vi tham nhũng chỉ phải trả giá thấp [tức nếu có bị bắt vì tham nhũng thì cũng xử lý nhẹ hều - chú thích của PA], và chính sách đãi ngộ sai lầm, tạo ra sự tư lợi hơn là tinh thần phục vụ vì công ích. Các thái độ xã hội dung dưỡng cho tham nhũng bao gồm việc phục vụ vì lòng trung thành đối với các cá nhân hơn là vì các nguyên tắc khách quan, tính hợp pháp của chính phủ thấp, và sự thống trị của một đảng chính trị hoặc tầng lớp cầm quyền trên các quá trình chính trị và kinh tế.
--
Nhân tiện, khi thực hiện google search về tham nhũng, tôi đọc được bài này rất hay, nên đem về đây cất luôn phòng khi cần đến sau này, hoặc có thể có người khác cần dùng. Nó đây: http://www.minhbien.org/?p=50

No comments:

Post a Comment