Tuesday, July 31, 2012

Báo Việt và số liệu giáo dục

Entry này chỉ nhằm ghi lại một vài suy nghĩ vụn của tôi, liên quan đến các số liệu giáo dục trên báo chí phổ thông của VN.

Số là cách đây ít lâu trên một tờ báo lớn của TP HCM có một bài phóng sự khá "nổi đình đám" về tình trạng tiêu cực trong thi cử ở VN. Chi tiết chính xác tôi không nhớ rõ (các bạn hoàn toàn có thể tìm được qua google), chỉ nhớ bài báo có cái tựa rất "shocking", đại khái là hơn 400/500 học sinh (thí sinh?) cho rằng có tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, chiếm tỷ lệ trên 80%.

Không chỉ có thế, mà sau bài phóng sự này còn có khá nhiều phát biểu của các vị có tên tuổi, đại khái đa số đều dựa vào số liệu do bài báo đưa ra mà phán rằng giáo dục VN là quá tồi tệ, tóm lại có lẽ có thể nói là không còn chút giá trị nào, chỉ đáng vứt vào sọt rác! Đáng ghi nhận hơn, có một vị tiến sĩ, phát biểu từ một đại học lớn nhất thành phố này, dẫn khơi khơi lời một ông Tây nào đó rằng chỉ một lần quan sát kỳ thi ngoại ngữ ở VN thì ông ta đã được thấy những tiêu cực bằng những gì ông ta đã thấy cả đời cộng lại. Rất hình tượng và thú vị, cứ như đọc văn trong tiểu thuyết vậy.

Hơn thế, hôm sau tờ báo còn có thêm một bài thuộc dạng "op-ed" (nhận định, ý kiến) nhắc lại lời phát biểu trên và nhận định rằng điều đó chẳng có gì là ngạc nhiên cả. Việc tiêu cực trong thi cử ở VN thì ai chẳng biết, thì báo chí đã chẳng la oai oái lên bao nhiêu lần rồi sao? Cho nên bây giờ nếu ai nói không có tiêu cực thì mới ngạc nhiên, chứ nói có tiêu cực thì có gì đâu mà lạ nhỉ?

Tôi không thắc mắc gì về tình trạng tiêu cực trong thi cử vốn có thật ở VN. Nhưng tình trạng đó nghiêm trọng đến đâu thì rõ ràng là phải có các điều tra cẩn thận. Nếu nhà nước không làm, thì các nhà khoa học (độc lập) và báo chí (độc lập) sẽ phải làm.

Nhưng làm như thế nào? Tôi nhớ, khi đọc phóng sự ấy thì điều đầu tiên tôi nghi ngờ là những từ "lấy mẫu ngẫu nhiên". Ai có hiểu biết về thống kê thì đều biết rằng lấy mẫu ngẫu nhiên có nghĩa là mọi phần tử trong dân số đều có cơ hội được lựa chọn như nhau. Vậy áp dụng vào khảo sát nói trên thì phải làm như thế nào?

Nếu khảo sát ấy muốn lấy mẫu ngẫu nhiên các thí sinh ở các tỉnh phía Nam (ví dụ, từ Đà Nẵng trở vào) đến dự thi tại TP HCM thì nhà nghiên cứu phải có trong tay danh sách toàn bộ các thí sinh ở tất cả các thí sinh này. Sau đó, sử dụng một phương pháp nào đó (ví dụ, lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản hoặc lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng) để rút các thí sinh này ra theo một tỷ lệ định sẵn (vd: 1/500), sao cho bảo đảm được là việc rút các thí sinh này ra là hoàn toàn khách quan, không thiên vị, không có chủ ý. Sau khi có danh sách các thí sinh được chọn ngẫu nhiên từ dân số thì nhà nghiên cứu (trong trường hợp này là phóng viên của tờ báo) mới tiếp xúc với từng thí sinh được chọn để phát phiếu hỏi và thu phiếu lại, từ đó viết ra bài phóng sự kia.

Điều này rõ ràng là không ai có thể làm được trong điều kiện các quy định hiện hành của VN (và cũng sẽ khó ở các nước khác, vì không ai cho phép làm phiền thí sinh trong một kỳ thi quan trọng như kỳ thi đại học). Tôi đoán chừng cách phát phiếu thăm dò của tờ báo chỉ là cách lấy mẫu thuận tiện (convenience sampling) mà thôi. Tức là tiếp cận được người nào thì hỏi người đó, sau đó mới về cộng trừ nhân chia lại, rồi "phán" rằng đấy là mẫu ngẫu nhiên (để cho  nó đáng tin cậy mà, vì mẫu thuận tiện thì không cho phép ta khái quát hóa lên từ một tỷ lệ rất nhỏ của dân số).

Sẽ có người nói, 400 không phải là con số nhỏ, vì trong nghiên cứu xã hội thì một mẫu khoảng 30 đã có thể tạm chấp nhận rồi (mẫu nhỏ). Đúng, nhưng chỉ đúng nếu ta lấy mẫu ngẫu nhiên, chứ không phải là mẫu thuận tiện như thế này, trời ạ!

Ngoài vấn đề về mẫu, khảo sát nói trên còn vướng một vấn đề cũng trầm trọng không kém, đó là công cụ khảo sát, tức là những câu hỏi cung cấp cho thí sinh. Nói rằng hơn 80% số thí sinh được hỏi cho là có tiêu cực trong thi cử, nhưng tờ báo lại chẳng đưa ra danh sách các câu hỏi được gửi đến cho thí sinh gì cả. Chẳng biết điều này là vô tình hay cố ý, nhưng rõ ràng không có câu hỏi thì những số liệu kia chẳng có ý nghĩa gì hết.

Không có ý nghĩa, bởi vì không có câu hỏi kèm theo thì không ai biết "tiêu cực" trong cuộc khảo sát kia được hiểu là gì. Tiêu cực có phải là thí sinh tìm cách hỏi nhau, hoặc tìm cách nhìn bài của nhau? Nếu chỉ cần trong mỗi phòng thi có 1 trường hợp hỏi nhau hoặc nhìn nhau đã bị xem là tiêu cực rồi, thì tôi nghĩ tỷ lệ 80% kia là rất đáng ngạc nhiên chứ không phải là không có gì ngạc nhiên cả. Ý tôi muốn nói là nếu vậy thì tỷ lệ phải lên đến cả 100% cơ, chứ không chỉ là 80% như thế đâu.

Vì kinh nghiệm của tôi - với khá nhiều lần đi thi, và suốt đời ở trong ngành giáo dục nên kinh nghiệm đi coi thi cũng rất nhiều - bảo cho tôi biết rằng hầu như trong phòng thi nào cũng sẽ có ít nhất là một trường hợp thí sinh làm bài không được, vì vậy sẽ tìm cách loay hoay nhìn ngó xung quanh. Chính vì vậy nên mới có quy định về số lượng giám thị trong mỗi phòng thi (hình như là 2 giám thị cho 30 thí sinh; nếu số lượng thí sinh tăng lên thì số giám thị cũng phải tăng lên tương ứng).

Nhưng sẽ rất khác nếu tiêu cực được định nghĩa là giám thị làm ngơ cho thí sinh tha hồ hỏi bài, sử dụng tài liệu, thậm chí giúp thí sinh giải bài, vv. Những hành vi này mới thực sự đáng xem là tiêu cực, khi họ không thực hiện vai trò giám sát, nhắc nhở thí sinh không được có những hành vi không chính đáng trong phòng thi.

Việc thí sinh không làm được bài sẽ loay hoay tìm cách hỏi người khác hoặc nhìn ngang, nhìn ngửa là điều rất bình thường. Vì biết điều này nên Bộ đã có những quy định về việc nhắc nhở hoặc thậm chí kỷ luật những trường hợp nói trên. Đây chưa phải là tiêu cực, mà chỉ mới là phản ứng tự nhiên của thí sinh thôi - tất nhiên là hành vi này không được phép trong phòng thi. Nếu làm nhiều lần, bị nhắc nhở mà vẫn không chám dứt, thì thí sinh có thể bị lập biên bản. (Hình như theo quy định hiện hành thì phải bị nhắc nhở 3 lần mới lập biên bản; như vậy nếu chỉ liếc nhìn một lần, hoặc hỏi một lần, thì không thể cho là tiêu cực.)

Đấy, một phóng sự như vậy mà chẳng có ai thắc mắc gì với các số liệu do bài báo đưa ra, mà ngược lại, mọi người đều chấp nhận (dường như còn có chút gì hồ hởi nữa chứ, hình như mọi người chỉ chờ có thế: đấy, tôi đã bảo mà, tiêu cực trong giáo dục của VN là khủng khiếp lắm rồi! Dẹp quách kỳ thi tốt nghiệp THPT đi rồi; thậm chí có người cực đoan còn cho rằng phải giải tán ... Bộ GD đi nữa chứ, sợ quá!)

Tôi chẳng bênh gì Bộ GD đâu, vì tôi cũng rất thất vọng và bất bình với nhiều cách làm thiếu căn cứ và cơ sở khoa học của Bộ. Nhưng để phản biện Bộ (chỉ để cải thiện thôi, chứ không phải để chống đối gì) thì phải có cách làm khoa học hơn, chứ không phải là chủ quan, cảm tính như thế!

Thật ra, tôi chưa định viết bài này. Nhưng hôm nay lại đọc báo, lại thấy có một phát biểu của một vị tiến sĩ khác, cũng từ trường đại học lớn nhất thành phố ấy (và là trường lớn nhì trên cả nước), với một lời phán khơi khơi như sau (đại khái, không nhớ nguyên văn): trong khi ở các nước thì đa số thí sinh chọn vào trung cấp chứ không phải là đại học, thì ở VN tình trạng lại ngược lại, đa số chọn vào đại học.

Nghe xong mà ... phát rầu, vì theo hiểu biết (hạn hẹp) của tôi, hình như không phải thế! Ít ra là ở những nước tôi biết, đó là mấy nước nói tiếng Anh như Anh, Mỹ, Úc, Canada. Hoặc mấy nước ASEAN, ví dụ như Thái Lan, Indonesisa. Thì cứ so sánh số lượng trường đại học và trường trung cấp ở các nước này thì sẽ rõ thôi mà! Ví dụ như ở Mỹ, có cả thảy 4500 trường đại học và cao đẳng nhưng chỉ có 2300 trường nghề. Và số học viên trong các trường này thì vô cùng nhỏ, không đến 2% tổng số người đi học nhé (300,000/16,000,000)! Số liệu lấy từ Acenet (trang 2), link ở đây: http://www.acenet.edu/bookstore/pdf/2004_higher_ed_overview.pdf.

Thực ra, đề cập đến mấy vị tiến sĩ (vốn là đồng nghiệp của tôi trong ngành giáo dục) chỉ thông qua mấy lời phát biểu trên báo thì có lẽ cũng hơi oan cho mấy vị ấy. Vì biết đâu các vị ấy phát biểu rõ ràng hơn, chính xác hơn, có số liệu đầy đủ hơn, nhưng bị báo chí cắt đi thì sao nhỉ? Cũng mong là như vậy, chứ nếu không, trí thức, tiến sĩ, nhà giáo, nhà nghiên cứu giáo dục mà phát biểu khơi khơi không số liệu như thế kia, thì chả trách giáo dục VN cứ luần quần mãi với mấy vấn đề lập đi lập lại mà không sao giải quyết được. Vì có ai biết rõ hiện trạng là gì, nguyên nhân do đâu, và giải pháp nào có thể phù hợp (đã được kiểm chứng) đâu mà giải quyết được vấn đề cơ chứ?

Thôi thì đành mong đợi các tờ báo Việt Nam, nếu có viết bài gì thì cũng xin có số liệu cho chính xác và đầy đủ, rồi hãy kết luận hoặc kiến nghị gì. Chứ nếu không thì ... không chừng càng đưa vấn đề, càng vấn kế, kiến nghị, đề xuất vv thì giáo dục của ta lại càng rối rắm hơn đấy.

Rất mong được như vậy! (Hoặc nếu dùng lời của tôn giáo thì là: Amen!)

Wednesday, July 25, 2012

Nói chuyện tiếng Anh (11): "According to me"?

Tôi đang bận quá, nhưng vẫn phải viết entry này.

Tôi bận vì nhiều việc, nhưng trong đó có một việc có liên quan đến tiếng Anh, đó là chấm bài kiểm tra cuối khóa của một lớp cao học chuyên ngành TESOL.

Học viên lớp này đương nhiên phải là những giáo viên tiếng Anh, hiện tại hoặc tương lai. Và tối thiểu là đã có bằng cử nhân tiếng Anh. Nói tóm lại, trình độ tiếng Anh của mọi người không thể quá kém.

Tuy nhiên, vẫn có một lỗi thuộc loại "thường gặp" (vì tôi đã gặp rất nhiều lần ở học viên VN), đó là: sử dụng cụm "according to me" để diễn đạt ý "theo tôi" trong tiếng Việt. Vì vậy, mặc dù bận, tôi vẫn phải viết cái "note" này cho mình, và cho những người đang học tiếng Anh khác.

Vậy chứ "according to me" có gì sai? Về ngữ pháp thì rõ ràng nó hoàn toàn không sai, vì nếu nói được "according to him/her/you/them", thì tại sao lại không thể nói "according to me" nhỉ?

Well, ngày xưa, hồi còn đi dạy ở các trung tâm ngoại ngữ (từ thập niên 1980 của thế kỷ trước) tôi đã từng phải trả lời câu hỏi này. Và câu trả lời của tôi là như sau: Ngôn ngữ là quy ước, hay nói cách khác là thói quen của người bản ngữ. Mình là người nước ngoài thì chỉ nói theo thôi, chứ không tranh cãi, lý luận gì cả.

Tiếng Việt mình cũng có rất nhiều cái không thể giải thích được. Một ví dụ mà tôi hay trích dẫn (hình như là tôi đọc được của BS Đỗ Hồng Ngọc trong một cuốn sách nào đó mà ông xuất bản ngay từ trước năm 1975) là: "đi khám bác sĩ". Thực ra, nói cho đúng thì phải nói: "đi cho bác sĩ khám", vì bác sĩ khám mình chứ mình có khám bác sĩ đâu?

Vậy, nói "according to you/him/..." thì được, nhưng nói "according to me" thì ... kỳ, có vậy thôi!!!!

Các bạn không hài lòng với lời giải thích của tôi chứ gì? Thôi thì đọc những phần trích dẫn dưới đây vậy nhé.

1. http://www.englishforums.com/English/AccordingPointView/drrhp/post.htm
Yes, we do use "according to + noun/pronoun". It sounds odd when using it in the affirmative with "me". You could say it if surprised by someone's accusations against you, for example.

Friend: According to you, the moon is made of cheese.

You: According to me? When did I say that? I never said that!


(Tóm tắt: Chỉ dùng được cụm từ này trong trường hợp tương tự như trên, dịch ra tiếng Việt là "Tôi mà nói thế à?")

2. http://painintheenglish.com/case/312/
Oh, it's possible to have that construction in English--there's nothing grammatically wrong with it at all. Any English speaker would understand what you meant by it. But it is just not something that anyone would say under any normal circumstances.


The phrase "according to X" is really a way to bring the words of a third party into a dialogue. You might be talking on the phone, and say over the shoulder to your mom, "According to his wife, he left a hour ago." Or you might be writing a student paper, and say, "Women are 100% more likely than men to have had a hysterectomy, according to a study published last year."

I've also heard the phrase used to give a slightly ironic, skeptical tone to a comment, for example, "She is so in love that, according to her, that man can do no wrong." Compare, "She is so in love that she thinks that man can do no wrong."


Neither usage really lends itself to commenting upon yourself. The best you could do would be something like, "According to the article I wrote five years ago for the Journal of Psychological Studies, you're a certifiable nutcase."

(Tóm tắt: chú ý phần in nghiêng đậm. Tôi nghĩ có thể dịch "according to" với nghĩa "theo như anh ta/cô ta vv nói, thì ..." --> rất kỳ cục nếu ai đó nói "theo như chính tôi nói, thì ...", phải không các bạn?)

3. Đoạn này dài, và có phần in nghiêng riêng của nó, nên tôi để nguyên không in nghiêng nữa (những đoạn trên in nghiêng là để phân biệt lời trích dẫn và lời của tôi vốn không in nghiêng). Còn phần in đậm là phần tôi nhấn mạnh.

Nguồn trích dẫn ở đây: http://forum.wordreference.com/showthread.php?t=199120

What's really interesting, in my opinion, is that these comments apply only to the 1st person use of the phrase. It is very common, at least in AE, to hear according to him, according to them, according to Katherine, according to the State Board of Health, etc.

The reason for the disparity is this: according to [someone] is used to signal that what you are saying has been said previously by that "someone," regardless of whether it was an opinion or not. Therefore, according to [someone] is more broad, as it can be a replacement for "John said that..." --> "According to John, ..." Again, John's words do not have to be an opinion either. Moreover, the person saying according to [someone] does not have to have heard the words firsthand from that "someone," but rather could have read them somewhere or heard them second/third/etc.-hand.

The reason why it sounds awkward to say according to me is that people generally don't talk to themselves. Hence, you have not heard yourself say a particular thing. The knowledge of your own thoughts comes directly from you, sans speaking. Now, as I said above, according to [someone] can be used for both opinions and facts. If you are talking in 1st person and want to tell someone your opinion, you just say in my opinion; if you want to tell someone a particular fact, you merely state the fact, with no need to say that it is according to you because you are the one saying it firsthand already! Some examples:

I don't want to see that movie. According to John (In John's opinion / John told me that) it's the worst movie of the summer.

According to the box office statistics
(i.e., based on a [hopefully] factual report, not an opinion), that movie had the lowest turnout of them all.

In my opinion
the movie was a huge success! (this is an opinion, 1st person, so according to me sounds awkward)

In my opinion, the movie theater was completely full for that movie. (this is a person stating a fact in 1st person, so in my opinion is wrong; just state the fact)

According to John, the movie theater was completely full that night. (this is a person stating a fact in 3rd person, so in John's opinion cannot work; therefore, use according to John)

The reason why the example a few posts above worked--According to whom? According to me!--is merely because of parallelism. The person asking According to whom? is expecting the response to be 3rd person. It would sound highly awkward for the respondee to answer In my opinion. He therefore answers According to me!

I hope this has helped.


Brian

-------
(Tóm tắt: "according to ..." là trích dẫn lời của người khác. Vậy khi mình đã nói rồi, thì đâu cần nói là "tôi trích dẫn lời của tôi" nữa, đúng không? Cho nên nói "according to me" nghe nó kỳ kỳ là như thế đó!)

Mượn lời của Brian ở trên, I hope this helps!!!!