Friday, April 8, 2011

"Xây dựng hệ thống chỉ số ..." - những phần cần đọc

Trong entry trước tôi có giới thiệu tài liệu có thể tải về miễn phí của UNESCO, với tựa là "Constructing an indicator system ...".

Tài liệu này thực ra trước hết là phục vụ cho công việc tại Trung tâm nơi tôi đang làm việc, nên tôi giới thiệu trước hết là cho các em chuyên viên/ nghiên cứu viên của tôi. Nhưng nó cũng rất cần thiết cho tất cả các vị lãnh đạo và quản lý giáo dục ở mọi cấp, chứ không chỉ cần thiết cho những người đang làm đảm bảo/đánh giá chất lượng như bọn tôi. Chỉ có điều hiện nay ở VN đang bị tình trạng quá tải, ai cũng phải làm nhiều việc một lúc (tôi cũng thế) nên không có ai có thì giờ đi sâu vào bất cứ vấn đề gì cho đến nơi đến chốn.

Cho nên tôi đồ rằng tài liệu tôi giới thiệu hôm trước hẳn là có nhiều người đã tải xuống máy của mình, và vì yên trí rằng mình đã có rồi, nên ... không cần đọc nữa. Vì chẳng thấy có ai hỏi tôi gì cả.

Nên hôm nay tôi lại phải làm tiếp một bước, đó là chỉ rõ những gì cần đọc trong tài liệu, ít ra là để phục vụ cho công việc của những người làm đánh giá chất lượng như ở TT của tôi. Để đẩy công việc tới một bước, và để chia sẻ thông tin đến mọi người cùng làm việc (tạo ra một learning organization mà!). Và cũng là để lưu cho tôi, nhằm dễ tìm lại khi cần.

Nói thêm: cuốn sách này cũng rất cần thiết cho các bạn sinh viên cao học đo lường đánh giá đang học môn Quản lý chất lượng giáo dục đại học. Vì để quản lý cho chuyên nghiệp thì không thể nào không có đo đạc chính xác, trên cùng những chỉ số giống nhau, để từ đó có thể so sánh, đánh giá hiệu quả hoạt động. Vì vậy, các bạn nên download cuốn sách xuống mà đọc dần, để sau này còn phục vụ công việc nhé!

----------
Nếu các bạn đang đọc trang blog này nhưng không có thời gian để đọc toàn bộ cuốn sách mà tôi đã giới thiệu, thì ít ra cũng phải đọc những chương này. Tôi đã dịch tựa và tiểu tựa của các chương ấy tiếng Việt dưới đây, còn nếu ai mà dịch được toàn bộ từng chương và gửi lại cho tôi để tôi chia sẻ ở đây thì vô cùng đa tạ. Tất cả đều phi lợi nhuận, vô vụ lợi các bạn ạ!

Những chương bắt buộc phải đọc trong cuốn sách về Indicator System là những chương sau đây:

Chương 2 – Định nghĩa và cách thức xây dựng hệ thống chỉ số (tr. 19)
2.1. Mục tiêu của hệ thống chỉ số (tr. 20)
2.2. Chỉ số và văn hóa hành chính (tr. 20)
2.3. Những cách sử dụng hệ thống chỉ số (tr. 20) - Trích:
We can distinguish three specific uses of indicator systems:
 informing the general public or government on the status of the system;
 monitoring the progress of a policy, strategy, or plan that has been implemented (or one of its components);
 managing the higher education system or an institution as a whole
.
2.4. Các điều kiện tiên quyết để xây dựng hệ thống chỉ số (tr. 22) - Trích:
An operational information system
Without a good information system, it is impossible to build a set of relevant indicators and in turn an indicator system based on them.
[...]
An education policy and/or plan
Although an education policy or plan is not as vital as an information system, it can greatly facilitate the choice of the indicators that will constitute the
indicator system. Similarly, at an institutional level, having a strategy or plan can facilitate the construction of the institution’s indicator system.

Chương 3 – Những khía cạnh kỹ thuật của hệ thống chỉ số (tr. 27)
3.1. Chỉ số là gì? (tr. 28)
3.2. Thế nào là một chỉ số “tốt”? (tr. 28) - Trích:
[W]e can list certain characteristics of a good indicator:
 relevance;
 capacity to summarize information without distorting it;
 a structured and multifaceted nature, allowing it to be linked to other indicators resulting in an across-the-board analysis of the system;
 precision and comparability;
 reliability and accuracy;
 timeliness (it should present information on recent years in a timely manner).
It should provide a means of:
 measuring the work to be done in order to meet a given objective;
 identifying problematic or unacceptable situations;
 responding to policy concerns and to the questions that led to its being chosen as an indicator;
 comparing its current value to a reference value, a standard value, or its value over a different observation period.

3.3. Cần đo lường những gì? (tr. 29)
3.4. Loại hình học về chỉ số, hay làm thế nào để phân loại chỉ số theo các phạm trù? (tr. 30) - Trích:
Categories of indicators vary from one publication to another.

If ‘analysis of operations’ is of primary importance, we can classify indicators by resources (funding, staff), activities, and results, supplemented by a description of the social and cultural environment.

This is a very appealing approach from the standpoint of a published scorecard. Sometimes we can also distinguish between result and impact. The former is an immediate measure of education, and the latter a measure of the consequences of education for the situation of an individual, a group, or the society to which they
belong.

If we want instead to categorize indicators by various entities, we can use institutions, students, professors, and costs.

Two publications use the first type of classification: The State of Higher Education and Research (France) and Education at a Glance (OECD).

Hình chụp màn hình cách phân loại của Pháp:
3.5. Các bước xây dựng một hệ thống chỉ số (tr. 31)

Chương 8 – Sử dụng chỉ số trong so sánh quốc tế (tr. 65)
8.1. Phân loại quốc tế và chỉ số trong giáo dục (tr. 66)
8.2. Xếp hạng quốc gia (tr. 69)
8.3. Xếp hạng quốc tế (tr. 72)

No comments:

Post a Comment