Friday, October 15, 2010

"Muốn có đẳng cấp quốc tế, trước hết cần chất lượng"

Tựa của entry này là phần dịch thoát một phần trong cái tựa của bài viết mới đây của Dr Rahul Choudaha, nguyên văn tiếng Anh là “From where I sit – World-class aims demand quality”. Có thể tìm thấy bài viết ở đây.

Một bài rất hay, và rất phù hợp với VN. Rất đáng đọc, đặc biệt là các nhà quản lý và lãnh đạo trong ngành giáo dục của VN.

Dưới đây là một vài đoạn trích và tóm tắt cùng bình loạn của tôi.
There is no dearth of self-proclaimed world-class institutions in India, even though when claims of world-class faculty, research or infrastructure are benchmarked to global institutions through proxies such as the THE rankings, they fail miserably. Nevertheless, the term "world-class" is loosely used not only by institutions but also by the government. Unfortunately, the recent announcement of the establishment of 14 "innovation universities" meeting world-class standards has yet to move beyond an attractive concept.

Nhận xét của tôi: tình trạng của Ấn Độ được mô tả trong đoạn trích nói trên sao rất giống VN, chỉ toàn là đẳng cấp quốc tế “tự phong”. Well, VN thì chưa có trường nào tự xưng là đẳng cấp quốc tế cả, nhưng những phát biểu theo kiểu “lọt vào top 200 vào năm …” thì không hề ít. Thế nhưng khi đem so sánh (chính xác hơn là “đối sánh”, benchmarked) các trường thuộc loại “top” của VN với những trường đẳng cấp quốc tế (tức nằm trong top 200 của các hệ thống xếp hạng đại học toàn cầu) trên các khía cạnh như chất lượng giảng viên, thành quả nghiên cứu, cơ sở vật chất vv thì … thấy mình chẳng giống ai hết, vậy không hiểu mình sẽ thành đẳng cấp quốc tế như thế nào đây?

Why does India lack world-class universities? It is easy to point to the lack of resources - money and time - needed to build such institutions. More importantly, however, Indian higher education fails to fully recognise the value of the most essential resource in such an endeavour, namely talent. An awareness of the importance of attracting the best talent - students, faculty and administrators - in delivering quality is sorely missing.

Ở đây lại là một điểm giống nhau khác giữa VN và Ấn Độ. Thiếu tiền, thiếu thời gian, OK, nhưng cũng thiếu một điều quan trọng có tính quyết định khác, đó là thiếu tài năng. Tài năng của người học, tài năng của thầy cô, và theo tôi, quan trọng nhất, là tài năng của những nhà quản lý và lãnh đạo ĐH. Thiếu một cách đau đớn, đó là cách nói của tác giả bài viết – “sorely missing”.

[…] India cannot turn its back on access, nor can it afford to waste its higher-education resources by expanding an inefficient system. Continued expansion without a keen focus on quality will merely result in a larger inefficient system. It is time that quality orientation takes precedence, at least in the short term.

One may argue that India has no need of "world-class" higher education institutions, given the country's resource constraints and widening-access priorities. But I believe that India needs exemplars to raise the overall quality of the system and to provide world-class solutions to its many challenges. Building truly excellent universities will require a comprehensive approach to attract and retain top talent.

Cũng giống VN nữa: phát triển giáo dục đại học dựa trên số lượng chứ không dựa trên chất lượng. Tất nhiên số lượng không phải là xấu vì cần phải tạo điều kiện cho mọi người đến trường. Nhưng cũng như Ấn Độ, VN cần một số trường thực sự hàng đầu để làm mẫu mực cho các trường khác học tập và thúc đẩy chất lượng chung của toàn hệ thống.

[…] India cannot turn its back on access, nor can it afford to waste its higher-education resources by expanding an inefficient system. Continued expansion without a keen focus on quality will merely result in a larger inefficient system. It is time that quality orientation takes precedence, at least in the short term.

One may argue that India has no need of "world-class" higher education institutions, given the country's resource constraints and widening-access priorities. But I believe that India needs exemplars to raise the overall quality of the system and to provide world-class solutions to its many challenges. Building truly excellent universities will require a comprehensive approach to attract and retain top talent.

Cũng giống VN nữa: phát triển giáo dục đại học dựa trên số lượng chứ không dựa trên chất lượng. Tất nhiên số lượng không phải là xấu vì cần phải tạo điều kiện cho mọi người đến trường. Nhưng cũng như Ấn Độ, VN cần một số trường thực sự hàng đầu để làm mẫu mực cho các trường khác học tập và thúc đẩy chất lượng chung của toàn hệ thống.

Vậy phải làm gì? Hãy đọc kỹ câu cuối của tác giả mà tôi trích lại ở đây một lần nữa: “Building truly excellent universities will require a comprehensive approach to attract and retain top talent.”

Vâng, thu hút và trọng dụng nhân tài, đừng để họ phải bỏ nghề vì gạo tiền cơm áo. Chẳng biết chính phủ VN có sẽ sớm có chính sách trọng dụng nhân tài không, hay vẫn để cho chất xám tiếp tục tình trạng bị chảy máu?

3 comments:

  1. sao cô nhiều blog vậy? Lộc

    ReplyDelete
  2. Truoc day toi con co 4, 5 cai em a, moi cai danh cho mot viec rieng. Gio chi con 2, la kha roi do!

    ReplyDelete
  3. chi PA ơi! bao giờ VN có ĐH đạt đẳng cấp quốc tế.Nghe đâu có ông phán 2020 nghe nó quá mù mờ không chị.Thiển nghĩ của riêng tôi,cái việc đầu tiên là phải có thầy giỏi,học trò giỏi,chứ cứ khăng khăng đầu tư cơ sở vật chất cho hoành tráng[nghe đâu vay vốn của IMF]cúa ĐH VĐ mà tuyển sinh hằng năm được vài chục người,thì ôi thôi hơi bị lệch và bất công!Taị sao không đầu tư cho các ĐH có bề dày truyền thống có phái hay không?

    ReplyDelete