Saturday, October 16, 2010

Bài đáng đọc, từ báo Trung Quốc: “ĐH châu Á cần thúc đẩy nghiên cứu & sáng chế tư nhân”

Một bài viết của tác giả Binod Sing, mới đăng ngày 15/10/2010 trên trang mạng của tờ Trung Hoa Nhật báo (China Daily). Có thể tìm thấy bản gốc tiếng Anh ở đây.

Một bài viết khá hay, nói lên tình trạng quản lý nghiên cứu khoa học tại các trường đại học Trung Quốc và sự trì trệ, quan liêu của nó. Theo tác giả, quản lý như hiện nay không thể làm cho nghiên cứu khoa học trong các trường đại học phát triển được, và vì vậy cần phải thúc đẩy việc nghiên cứu và sáng chế của tư nhân.

Dưới đây là một vài đoạn trích mà tôi cho là đáng đọc nhất trong bài, và bình loạn của tôi.

Due to the bureaucratic nature of Chinese universities, a serious researcher cannot pursue his research interest in a very nurturing environment. Chinese universities now have abundant funds for R&D to support their scholars, but the way it is channeled smells of corruption and red-tapism. Living and studying in China, we know about the fapiao (bill) being used to get money appropriated from the R&D fund.

Các bạn chú ý phần in đậm nhé: “Các trường đại học TQ hiện nay có ngân quỹ nghiên cứu phát triển khá dồi dào cho các học giả của mình, nhưng cách thức phân bố kinh phí khoa học sặc mùi tiêu cực và quan liêu”!

Vậy phải làm gì? Theo tác giả thì hệ thống quản lý hiện nay phải thay đổi. Nhưng thay đổi cụ thể ra sao thì tác giả không nêu rõ, mà chỉ mô tả cách tuyển sinh của trường IIT của Ấn Độ. Dường như tác giả có ý nói rằng quá trình tuyển chọn các đề tài nghiên cứu cần phải công bằng, tương tự như quá trình tuyển sinh tại IIT vây.

Và đây là đoạn kết luận:
First and foremost, government must reform the fund allocation system and reduce the red-tapism and check out any chance of misuse of fund allocated for R&D purposes. This is the only way to realize the dream of making the 21st century an Asian century. If our universities fail us on the innovation front, we will be in a disadvantaged position to negotiate with the developed world on many fronts.

Nhân tiện, xin đọc thêm phần nhận xét của các độc giả cho bài viết trên:
After the war, for 50 years all the way to the 21th century, African and Indian intellectual elite went to Oxford, Cambridge, Harvard, Yale, Sorbonne etc. to study, while Chinese elite had to settle for Qinghua, Beijing Daxue, Shanghai Jiaotong, and when they were lucky, Moscow or Zagreb University. And remember that China was not a (medium) rich country then, but poorer than India and at least as poor as Africa.

Nominally, theoretically, or dogmatically, no developing country has had such a "poor" academic environment the last 50-60 years as China, but at the same time...

Shi shi qiu shi. Please be realistic, mr Singh. I hate to see developing countries getting the wrong message from their own people.

Các bạn có để ý phần in đậm không? Vâng, đào tạo được người tài cho các trường đại học, thì trước hết những thầy cô và nhà nghiên cứu trong các trường phải được đào tạo tử tế ở các trường đại học tử tế. Chứ cứ như VN hiện nay, lạm phát bằng cấp mà bất chấp chất lượng đào tạo, rồi những người có bằng cấp ấy họ lại nắm được các vị trí quản lý trong các trường đại học, thì chất lượng giáo dục đi về đâu chắc là ai cũng đoán được.

In China the problem is in Copy Right Protection. When that problem is solved then creativity will systematically flourish.

Một nhận xét rất hay phải không các bạn. Không bảo vệ quyền tác giả thì ai tội gì nghiên cứu, sáng chế làm chi cho khổ. Cứ đợi người khác nghĩ xong thì mình … chôm, có phải là khỏe hay không? Cứ chôm ý tưởng, thậm chí chôm cả lời lẽ nữa, của người khác – mà dễ nhất là những đồng nghiệp của mình, những người mà mình gần gũi ấy, vì thế nào họ cũng hớ hênh, nói ra bằng lời, chia sẻ bài viết vv – rồi sửa đi đôi chút, và công bố dưới tên mình, là có công trình ghi vào lý lịch rồi … phong giáo sư thôi, có khó gì?

Ôi, nếu TQ mà thế, thì không hiểu VN ra sao nhỉ?

No comments:

Post a Comment