Wednesday, October 27, 2010

Văn hóa đạo văn?

Entry này tôi viết tản mạn, chủ yếu là để lưu lại những đường dẫn đến những bài viết có liên quan đến một vấn đề mà tôi quan tâm đã lâu, đó là khía cạnh văn hóa của việc đạo văn.

Câu hỏi mà tôi tự đặt ra cho mình đã lâu, là phải chăng đạo văn có nguồn gốc từ văn hóa? Vì rõ ràng là các nước châu Á có thói quen đạo văn cao hơn nhiều so với các nước Âu-Mỹ. Và cả người đạo lẫn người bị đạo đều ... xem đó là việc bình thường (!?). Ừ thì thực ra cũng không hoàn toàn bình thường, nhưng tôi có một kinh nghiệm nho nhỏ về việc phát hiện văn của mình bị đạo, và phản ứng - tất nhiên cũng không nhẹ nhàng lắm, vì rất bực do sự việc lập đi lập lại nhiều lần, thì dường như dư luận cũng không ít người cho rằng tôi đã quá nhẫn tâm với đồng nghiệp. Nói cách khác, việc đạo văn ấy, có gì đâu mà ầm ĩ! Vậy đấy.

Khi đa số mọi người cùng chia sẻ một cách nghĩ, một cách làm, không cần tự hỏi tại sao mình lại làm như thế (vì ai cũng làm thế mà), thì đó là văn hóa. Vậy khi đa số ai cũng đạo văn, và nghĩ rằng việc ấy có gì đâu mà rộn, nó cũng bình thường thôi (!), thì điều đó nếu không gọi là văn hóa đạo văn thì gọi là gì chứ? Nếu vậy, rõ ràng là châu Á có văn hóa đạo văn. Cái này không chỉ tôi nghĩ, mà nhiều người đã viết như vậy. Đó là lý do tại sao tôi có entry này: để lưu những links dẫn đến những bài viết về văn hóa đạo văn của châu Á.

Vậy thì đây:
1. A Culture of Plagiarism - thấy chưa, tựa bài bằng tiếng Anh cũng đúng là văn hóa đạo văn đấy nhé, có phải tôi "chế" ra cụm từ này đâu. Đọc ở đây. Bài này nói về đạo văn ở Indonesia. Còn dưới đây là vài đoạn trích đáng lưu ý:
With an avalanche of plagiarism cases here, we have unwittingly nurtured a culture of plagiarism. In fact, the habit of copying one’s intellectual property is deeply rooted in our education. A simple case is a teacher who is fond of asking the students to provide answers of an exam in line with the materials provided to be memorised.

A number of studies on plagiarism have suggested that plagiarism is culturally rooted, and that understanding plagiarism under the framework of culture can provide useful insights into how it is perceived differently by different cultures.

2. China must protect intellectual property. Nói về TQ (of course!). Đọc ở đây. Và những đoạn trích đáng lưu ý:
In China, production of goods bearing counterfeit brands as well as pirated music, films and game software is flourishing as a full-blown industry.
[...]
Even if one demands compensation for copyright infringement in a trial in China, one will be able to win only a minimum amount of money, a pattern that apparently fails to deter infringement of intellectual property.
[...]
[...] because creators in China, such as lyricists and composers, do not receive sufficient reward for their own works, they are believed to have little sense of guilt in copying other people's works.
Mở ngoặc một chút: như thế này thì chẳng phải chính nền văn hóa ở đây đã sinh ra những người đạo văn sao?
3. Plagiarism controversy. Ở đây. Nói về đạo văn ở Hàn Quốc (đấy, một nước phát triển như Hàn Quốc vẫn cứ có đạo văn, chứ chẳng phải chỉ là chuyện của nước nghèo nữa, vậy phải chăng đó là vấn đề văn hóa?)

Bài viết này đáng lưu ý vì có viết về các loại đạo văn, trong đó có "tự đạo văn" (self-plagiarism) tức là cùng một ý tưởng/ câu chữ của mình nhưng sử dụng nhiều lần ở nhiều nơi mà không có trích dẫn; và đứng tên "đồng tác giả" (co-authorship) mà thực ra chẳng có đóng góp công sức bao nhiêu vào tác phẩm.

Gì chứ 2 loại đạo văn mới nêu (đồng tác giả và tự đạo văn) thì ở VN vô cùng phổ biến, và theo tôi thì cho đến nay chưa thấy ai phản ứng về mấy việc này cả! Có phải lại là vấn đề văn hoá đó chăng?

4. Internet has created culture of plagiarism in universities. Đây là chuyện Mỹ. Đọc ở đây. Đấy, lại một bằng chứng rằng đạo văn là văn hóa.

5. Wang Hui, plagiarism, and the Great Bourgois Academic Cultural Revolution. Ở đây. Lại là chuyện TQ. Hình như văn hóa đạo văn bắt nguồn từ TQ thì phải? Nhưng hình như mọi việc đang thay đổi? Một cuộc CM văn hóa mới? Bài rất đáng đọc.

6. Cultural insight can help tackle plagiarism. Ở đây. Cái tựa rất hay, vì nó ... trùng với ý của tôi. ;-) Bài trên Times Higher Education.

Tạm thời thế đã. Nói vắn tắt: Có thể tin đạo văn là một vấn đề văn hóa. Và để thay đổi một yếu tố văn hóa thì rõ ràng không hề dễ. Phải có những giải pháp đồng bộ, và sự kiên trì. Ôi, tôi không muốn VN lọt vào hàng ... có hạng về đạo văn, giống như một vài nước anh em trong khu vực châu Á này của chúng ta đâu ạ!

5 comments:

  1. Em bổ sung thêm 2 bài, của một ông giáo sư ở Mỹ (hay gây nhiều tranh cãi vì những quan điểm không chính thống - contrarian), nhưng xin không bình luận gì. Em nghĩ bài viết và phần comments của độc giả cũng có nhiều ý để mình suy ngẫm.

    Plagiarism is not a big moral deal (http://opinionator.blogs.nytimes.com/2010/08/09/plagiarism-is-not-a-big-moral-deal/)

    The ontology of plagiarism
    (http://opinionator.blogs.nytimes.com/2010/08/16/the-ontology-of-plagiarism-part-two/)


    Cô có theo dõi vụ đạo văn trong giới Vật lý gần đây không?

    SGK

    ReplyDelete
  2. Cô ơi, làm sao để chống đạo văn khi mà mấy đứa nhỏ cấp 1 đã bị gv bắt học thuộc bài tập làm văn mẫu trước mỗi kỳ thi HK

    ReplyDelete
  3. Hi các bạn,
    Vụ đạo văn mới đây mà SGK nhắc đến thì bây giờ báo chí đã làm om xòm rồi đó. Cũng chính vì vụ này mà tôi mới quan tâm đến văn hóa đạo văn đấy.

    Sunriver,
    Em nói rất đúng. Tôi mới viết một bài nho nhỏ cho báo về việc phòng chống đạo văn dưới góc nhìn văn hóa, có nghĩ đến ý kiến này của em. Không biết báo có sử dụng không. Hy vọng báo sẽ dùng, nếu không dùng thì tôi sẽ đăng lên đây để chia sẻ với mọi người vậy.

    ReplyDelete
  4. Có một lần, một trường tiểu học, ở Mỹ, mời em đến giúp một cậu bé người Việt, mới nhập cư. Vấn đề cần giúp đơn giản là, làm sao cho em ấy hiểu là khi viết bài, làm bài, không chép y nguyên từ trong sách ra! Bà giáo nói, chắc nó không cố ý, vì cứ thấy nó rất bình thản, vui sướng, tự nhiên, ung dung mà chép, như thể đó là đạo trời, không chép không được. Ở vn, đạo văn có nguồn gốc từ văn hóa lẫn giáo dục (như thể là 2 cái này phân biệt được vậy!). Lý Nhân Tông đạo cả một bài di chúc của Hán văn Đế để làm di chúc của mình mà truyền ngôi lại cho cháu trai (chứ không phải con trai) (Để tránh đạo văn, phải thêm cái này; see Wolters 1982, để hiểu rõ hơn câu chuyện này) hehe! Dĩ nhiên, lúc đấy người ta nhìn theo góc độ liên văn bản, liên văn hóa, hơn là đạo văn. Rồi kéo dài cho đến thời hiện đại, khi mấy nhà văn việt nam viết tiểu thuyết, làm thơ mới toàn "mượn" của Tây, mượn bóng mượn gió, cho đến mượn "nguyên con". Mà đạo văn cũng là một vấn đề tâm lý xã hội nữa, sociopsychological. tư duy kém, không nghĩ ra, nhưng phải có sản phẩm trí tuệ để leo lên mấy bậc thang công danh, đành phải đạo để đạp. Đạp mình lên, đạp người không đạo xuống! Bị phát hiện thì, oops, sorry, không cố ý!
    Lộc

    ReplyDelete
  5. Lộc,
    Comment hay! Hy vọng đã dẫn nguồn đầy đủ. ;-)
    Nhưng nếu oops, không cố ý, thì ... cũng không sao vì ở đây không có đạp ai để leo lên cái gì cả, phải không Lộc?

    ReplyDelete