Saturday, September 25, 2010

"Việt Nam - con hổ về giáo dục ở châu Á"?!

Theo lời "giới thiệu" của bạn bè (thực và ảo), tôi vừa đọc bài viết trên VnExpress, có tựa là cái tựa của entry này. Bài viết ấy ở đây.

Đoạn mở đầu nhằm giới thiệu bài viết nguyên văn như sau:
Báo Christian Science Monitor của Mỹ viết về những bước đi mới trong đào tạo đại học ở Việt Nam, nước mà tờ báo này đánh giá có thể trở thành một con hổ mới trong giáo dục và đào tạo ở châu Á.


Đọc những giòng này, tôi cảm thấy hết sức ngạc nhiên. Trước hết là vì trong kinh nghiệm ít ỏi của tôi, tôi không nghĩ rằng các nước đang đánh giá về giáo dục VN như thế. Nói đến con hổ giáo dục đại học châu Á, ngoài những nước đã thành công rõ ràng như Nhật, Hàn, Singapore, hoặc có thể là Đài Loan, hay Mã Lai, có lẽ hiện nay người ta chỉ nghĩ đến Trung Quốc, chứ chưa nghĩ đến VN đâu. Nếu có nghĩ đến VN, chắc là chỉ nghĩ đến tham nhũng trong giáo dục, và chất lượng giáo dục đại học thấp, mà thôi.

Vả lại, bản gốc của bài viết này tôi cũng đã đọc qua rồi và không hề có cảm giác giống như lời giới thiệu kia. Bài ấy viết bằng tiếng Anh, trên tờ Christian Science Monitor, cách đây ít lâu. Tôi chỉ nhớ bài viết nhằm giới thiệu VGU, tức Đại học Việt Đức, một trong 4 trường ĐH được thiết kế để trở thành trường ĐH đẳng cấp quốc tế vào năm 2020 theo "mơ ước" của chính phủ VN, sử dụng vốn vay của các tổ chức tài trợ quốc tế, hình như là của World Bank, và cũng có thể là có cả Asian Development Bank nữa.

Một bài viết không sắc sảo, nhưng có lẽ được đăng vì nó đưa một cái tin ... là lạ, đó là VN cho phép trường ĐH có hiệu trưởng là người nước ngoài được thử một cơ chế quản lý mới tại nước mình.

Và bài báo nếu còn gì hấp dẫn thì có lẽ là do cách đặt vấn đề của tác giả có chút ít mỉa mai, vì "mơ ước" của chính phủ VN xem chừng ... ngây thơ quá! Vì một trường đại học với chỉ hơn 10 năm hoạt động (năm nay đã là 2010, đến 2020 chỉ còn 10 năm, VGU thì mới tuyển sinh được 2 lần thì phải), làm sao lại có thể vào ngay được top 200 trên thế giới như vậy được?

Trong khi ĐH La Trobe nơi tôi học (trường này cũng chỉ là một trường thường thường bậc trung của Úc thôi), với hơn 40 năm tồn tại (La Trobe thành lập năm 1967) và hoạt động trong điều kiện của Úc, tức tốt hơn điều kiện VN rất nhiều, có đầy đủ quyền tự chủ đại học theo "mô hình mới" mà trường VGU đang cố gắng áp dụng, thì hiện nay cũng chưa trong top 200 của QS (kết quả năm 2010 là 286).

Vì vậy, khi đọc bài trên từ VnExpress, tôi buộc phải tìm lại bài tiếng Anh để đọc lại, xem tôi hiểu đúng hay tờ VnExpress hiểu đúng. Bản tiếng Anh ở đây này, các bạn đọc cùng tôi nhé.

Đấy, tôi đã bảo mà. Đúng là họ mỉa mai mình. Chỉ cần đọc cái tựa và mấy giòng đầu tiên thôi, thì thấy ngay.
Asia's next economic tiger? Hint: it's not India or China

Vietnam is building up its universities in an effort to join economic tigers Taiwan and South Korea. Roadblock: hidebound university practices.

Nếu tôi mà dịch đoạn trên, thì tôi sẽ dịch như thế này này:
Đố biết con hổ kinh tế mới ở Châu Á là ai? Nhắc tí: Không phải Ấn Độ hay Trung Quốc đâu

Việt Nam đang xây dựng các trường đại học của mình trong nỗ lực tham gia vào đội ngũ các con hổ kinh tế là Đài Loan và Hàn Quốc. Trở ngại: cách điều hành "hủ lậu" tại các trường đại học.


Các bạn chú ý cách dùng từ nhé: hidebound. Trong tiếng Anh, "hide" là bộ da thú, còn "bound" (quá khứ phân từ của bind) là trói chặt, bó chặt. Hidebound nghĩa đen là bị bọc trong bộ da (chật hẹp). Phần giải thích nghĩa của từ hidebound, lấy ở đây, có thể xem dưới đây:

hide·bound
adj.
1. Stubbornly prejudiced, narrow-minded, or inflexible.
2. Having abnormally dry, stiff skin that adheres closely to the underlying flesh. Used of domestic animals such as cattle.
3. Having the bark so contracted and unyielding as to hinder growth. Used of trees.

The American Heritage® Dictionary of the English Language, Fourth Edition copyright ©2000 by Houghton Mifflin Company. Updated in 2009. Published by Houghton Mifflin Company. All rights reserved.
-----------------------------------------------------
hidebound [ˈhaɪdˌbaʊnd]
adj
1. restricted by petty rules, a conservative attitude, etc.
2. (Life Sciences & Allied Applications / Zoology) (of cattle, etc.) having the skin closely attached to the flesh as a result of poor feeding
3. (Life Sciences & Allied Applications / Botany) (of trees) having a very tight bark that impairs growth
Collins English Dictionary – Complete and Unabridged © HarperCollins Publishers 1991, 1994, 1998, 2000, 2003
-----------------------------------------------------
Đó là phần đầu của bài viết. Phần còn lại thì nói về VGU, trong đó điểm duy nhất đáng quan tâm là nó được trao quyền tự chủ.

Sau đó là phần cuối, nói về điều mà ai cũng biết rồi, đó là giáo dục ĐH của VN nếu muốn phát triển thì nên học tập TQ, tức thu hút những người đi học Tiến sĩ ở nước ngoài về đây làm việc. Nhưng muốn vậy, phải có môi trường mới, trong đó có tự do học thuật (và tất nhiên là phải có rất nhiều tiền, vì nghiên cứu không hề rẻ.)

Bài viết như vậy mà bảo, họ xem mình là con hổ về giáo dục ở Châu Á sao? Tôi nghĩ, báo VnExpress đã hiểu không đúng bài này. Thành ra, viết bài tiếng Việt với cái tựa như thế rất dễ làm độc giả hiểu lầm. Có lẽ cần sửa lại.

Và tôi cũng nghĩ tiếp, có lẽ VN hãy khoan đừng nghĩ tới việc thành rồng thành hổ gì cả. Mà hãy làm đúng, làm tốt những cái đang làm. Ví dụ, có một đề án tiếng Anh trên cả nước kia kìa, hãy cố gắng làm nó cho thật tốt đi đã. Chứ đừng đầu voi đuôi chuột, đánh trống bỏ dùi.

Tóm lại, theo tôi thì thế này: muốn cho giáo dục đại học VN, và cả khoa học VN nữa (cái này là ảnh hưởng của bài viết tôi mới đọc trên trang web của GS NVT viết về sự thống trị của tiếng Anh trên PubMed Central), có ngày mở mặt mở mày với thiên hạ, thì trước hết, hãy học và dạy tiếng Anh cho tốt đã. Hãy là những người Việt Nam nói đúng tiếng Việt, sử dụng tốt tiếng Anh, rồi sau này muốn thành rồng thành cọp gì cũng được. Chuyện ấy, tính sau.

Tôi nghĩ thế, chẳng hiểu có đúng hay không nữa? Không hiểu những người khác thì nghĩ thế nào nhỉ?
-------
Cập nhật ngày 3/10/2010

Tình cờ tìm thấy bài này của tôi được Văn hóa Nghệ An đưa lên trang mạng của mình, phần Diễn đàn, nên đưa link về đây cất. Nó ở đây.

Bài đã viết ra rồi, chỉ mong có nhiều người đọc và chia sẻ. Nên báo VHNA đưa lên để chia sẻ với mọi người tức đã giúp đưa nhận định của tôi đến rộng rãi hơn với mọi người rồi đó. Vậy thì, thanks (anyway), VHNA nhé!

6 comments:

  1. ... "nói đúng tiếng Việt, sử dụng tốt tiếng Anh, rồi sau này muốn thành rồng thành cọp gì cũng được", mệnh đề kết luận súc tích, tôi thích cái này, chị P.Anh ạ. Chỉ tham luận thêm một chút về yếu tố chị đề cập: "tất nhiên là phải có rất nhiều tiền, vì nghiên cứu không hề rẻ". Đúng đó, nhưng có lẽ chị đang so sánh với các khoản chi khác trong hệ thống giáo dục của mình. Thế nhưng nếu ta liên hệ đến các yếu tố khác như chị đã viết trước đây (eg. hàng năm Bộ KH&CN đã sử dụng tiền cho NCKH (thừa) ra sao, hoặc thi công 1km đường cao tốc tốn bao nhiêu triệu USD, v.v...) thì tùy vào các nhà hoạch dịnh chính sách, cách họ đặt NCKH vào vị trí nào, thì kinh phí cho NCKH sẽ không thành vấn đề, ít ra là đối với các đề tài có tính khả thi cao và không đòi hỏi kinh phí quá cao, chị đồng ý không? Ví dụ như đề cương của dự án đường cao tốc Bắc Nam > 50 tỷ, nhưng viết vỏn vẹn có khoảng 30 trang, so với một đề cương NCKH khác trong hệ thống giáo dục 50-80 trang, để bảo vệ cho kinh phí có vài chục triệu đồng Việt Nam (đề tài cấp Bộ GD&ĐT), thì thử hỏi các trí thức chúng ta nghĩ gì? Hỡi ơi, khi nào hổ mới khai sinh đây?

    Tòng Anh

    ReplyDelete
  2. Thật ra bước đầu tiên đó (dạy và học tiếng Anh cho thật tốt) xem ra cũng khó thực hiện cô à, ít nhất là trong 10 năm tới.

    "Hiện có hơn 90 trường tiểu học đang dạy thí điểm chương trình tiếng Anh lớp 3, nhưng sau khi kiểm tra trình độ của 148 giáo viên (GV) tham gia dạy thí điểm, chỉ có 28 GV đạt tiêu chuẩn (đạt 550 điểm TOEFL hay 6.0 IELTS), 88 GV đạt mức 400 điểm TOEFL hoặc IELTS tương đương.
    (...)
    do thực tế trình độ của GV không được như mong muốn nên Bộ đã quyết định tạm “hạ chuẩn”, chấp nhận GV đạt trình độ 400 điểm TOEFL trở lên được đăng ký tham gia dạy thí điểm. Những GV này vẫn cần tiếp tục bồi dưỡng để đạt chuẩn 550 TOEFL vào cuối năm."

    http://www.laodong.com.vn/Tin-Tuc/Khong-du-giao-vien-dat-chuan-de-day-tieng-Anh-tieu-hoc/12923

    Chỉ có hơn phân nửa số GV được kiểm tra đạt 400 điểm TOEFL trở nên, tức là gần phân nửa còn lại chỉ đạt từ 310 đến dưới 400 điểm. Đó là nói về các trường được chọn thí điểm, còn khi triển khai đại trà có khi chuẩn giáo viên lại tiếp tục bị "pha loãng" thêm nữa. Thay vì chuẩn bị đầy đủ nhân lực trước khi tiến hành thử nghiệm, thì Bộ lại làm ngược lại: đặt ra một mục tiêu duy ý chí rồi liệu cơm gắp mắm, thậm chí thay đổi tiêu chuẩn đã đề ra, để hoàn thành mục tiêu đó, bất kể điều kiện có cho phép hay không.

    Hình như hiệu trưởng 1 trường thí điểm có nói một câu đại ý thế này: những người đạt chuẩn (600 điểm TOEFL chẳng hạn) có ai chịu làm giáo viên tiếng Anh tiểu học không? Cũng là một điều đáng suy ngẫm.

    SGK

    ReplyDelete
  3. Chào anh Tòng Anh,
    Cám ơn anh đã ghé nhà, đọc và comment. Và xin lỗi đã không trả lời anh nhanh hơn và đều đặn hơn. Đôi khi không trả lời cũng là vì không có ý gì mới hơn những gì đã viết trong bài, anh ạ.

    Riêng về việc anh nói, về cách quản lý NCKH hiện nay ấy mà, thì bó tay anh ạ. Đôi khi tôi nghĩ, cuộc sống thì tiến lên, nên bây giờ các "nhà khoa học" của mình ai có điều kiện thì phải tự bỏ tiền túi ra nghiên cứu, để có danh tiếng, có kiến thức, rồi sau đó thì dùng kiến thức và danh tiếng đó để tiếp tục kiếm sống nuôi nghề. Chứ không mấy ai thèm tiền NCKH của nhà nước nữa, trừ những người có quyền tự duyệt đề tài cho mình.

    Tôi sẽ tìm hiểu tiếp về cơ cấu thu chi và so sánh VN với nước ngoài anh ạ, nhưng phải từ từ. Tôi bận quá nên làm gì cũng chậm. Và viết blog là để giữ lại các ý tưởng của mình và chia sẻ với mọi người mà thôi.

    SGK,
    Em nói rất đúng. Lại cũng trở về một điểm: governance kém quá!

    Cô đang có mấy ý tưởng nghiên cứu, hôm nào hòm hòm thì sẽ viết cho em và mời em tham gia nhé!

    ReplyDelete
  4. Thưa cô PA,
    Báo VN bây giờ hầu như tờ nào cũng lá cải, mấy bài viết của nước ngoài thì tòa soạn cải biên theo hướng của mình, còn tin tức trong nước thì chăm chăm giật tít và moi móc thông tin nhảm... đến báo Tuổi Trẻ mỗi ngày cũng có ít nhất 1 tin bài vớ vẩn, ngày nào gia đình cháu cũng đếm thấy, có khi chán chẳng thèm đọc.

    còn dự án dạy tiếng Anh từ lớp 3 thì từ khi phong phanh cháu đã thấy mệt mỏi với cái ý tưởng điên cuồng này... trẻ tiếng Việt nói chưa rành, viết chưa xong, vội vàng gì phải học tiếng Anh...
    học tiếng Anh từ lớp 6 đến 12 đến tốt nghiệp ĐH mà nói vài câu xã giao cũng ko xong...

    Thưa Cô,

    Cháu có 1 vấn đề mà suy nghĩ mãi chưa tìm được giải đáp...

    Về chuyện các PH băn khoăn có nên cho con mình học trường Quốc tế hay không?
    Rào cản thứ nhất, tiền, thường họ sợ ko đủ tiền cho con học, nhưng mà chúng ta giả thiết là để dành 1 ngân quỹ cho con em học

    Thế thì nhiều người cứ sợ con mình học ko bằng trẻ học ở trường bình thường, nó mà quay lại trường công là đuối ngay

    Vấn đề khác biệt cốt lõi giữa trường quốc tế và trường học chương trình của Bộ vẫn còn nhiều người chưa hiểu... Con mình sẽ đạt được gì khi vào môi trường kia? Ngoại ngữ giỏi... hay kiến thức và kỹ năng

    Phụ huynh sai lầm, các trường quốc tế đánh vào tâm lý phụ huynh nên chú trọng ngoại ngữ thay vì tiếng Việt...

    Cháu ko biết suy đoán của mình có sai lầm không? cứ boăn khoăn mãi rối như tơ vò vì 1 chuyện ko đâu :D

    ReplyDelete
  5. Vào GOOGLE.COM đánh ba chữ "ĐI HỌC THUÊ" vào ô SEARCH sẽ thấy hàng chục trang quảng cáo trên báo VN về:
    TÌM MƯỚN người đi hoc thuê và người TÌM VIỆC bằng cách đi học thuê.
    Tìm mướn người học thuê là viên chức nhà nước và con cái đại gia.
    Tìm việc học thuê là người đã tốt nghiệp đại hoc mà đang thất nghiệp.


    Mời xem một quảng cáo dưới đây trên mạng, thật kinh hoàng:
    Tiêu đề tin: dịch vụ đi học thuê giá rẻ bất ngờ (07-09-2010 00:19:00) (Xem 85 lần)
    Người đăng: nguyễn đức tiệp Điện thoại liên hệ: 01653384752
    Địa chỉ: 21/97 đường lán bè, phường lam sơn, quận lê chân, hải phòng
    Email: noiyeuem_duchimotlan_hp@yahoo.com

    dịch vụ đi học thuê giá rẻ bất ngờ

    Nội dung
    „Với mong muốn phục vụ các anh, chị, em đang bận bịu với công việc và không có nhiều thời gian.
    Hiện tại, chúng tôi mở ra dịch vụ đi học thuê từ đại học chính quy đến các hệ văn bằng 2 hoặc tại chức.
    Về mặt chất lương, chúng tôi xin đảm bảo tuyệt đối.Dịch vụ của chúng tôi không chỉ là nhận tiền của các bạểnồi đến lớp ngồi không mà còn phải đảm bảo ghi chép bài đầy đủ, làm bài kiểm tra điều kiên cho mỗi học ký đạt được kết quả cao...
    Về mặt giá cả, chúng tôi xin gửi đến các bạn dịch vụ giá rẻ bất ngờ:
    + Với 1 buổi học có thời gian 1,5 đến 2h chỉ lấy 20k còn đối với 1 buổi học cả buổi 5 tiết thì lấy với giá hữu nghị hơn 30k.
    + Đối với mỗi bài kiểm tra điều kiện bộ môn thì chúng tôi lấy các bạn với giá 15k/bài.Còn nếu các bạn bao trọn gói cả kỳ thì giá sẽ là 50k/kỳ/môn.
    + Nếu ngành học của các bạn yêu cầu phải làm tiểu luận thì chúng tôi cũng có dịch vụ với giá rất hữu nghị.Bài tiểu luận còn phụ thuộc vào đặc thù ngành học của các ban nên giá cả sẽ bàn sau
    Vậy anh, chị, em nào có nhu cầu xin hãy liên hệ với tôi.
    Tuy rằng đây là 1 việc tiêu cực nhưng tôi tin anh, chị nào đến với dịch vụ này đều là những người thông minh.Bạn không cần học mà vẫn có bằng và có thời gian lo cho công việc cũng như nhu cầu giải trí của mình.goog luck
    "không có việc gì khó
    chỉ sợ tiền không nhiều
    đào núi và lấp biển
    không làm được thì thuê"

    cần người đi học thuê vào buổi tối
    mình vừa nhập học lớp tại chức kinh tế khoa kế toán nhưng do công việc nên không đi học được.

    -đang cần thuê người học vào các buổi thứ 2,3,5,6
    -thời gian học từ 18h đến 20h.
    -địa điểm gần sân bóng mỹ đình,
    -vì mình là nam sinh năm 1983 nên yêu cầu cũng phải là nam tuổi ngang ngang mình

    Ai có nhu cầu làm thêm xin liên hệ 0936997798
    lương thỏa thuận ạ

    ReplyDelete
  6. Chào bạn Anonymous 11:45 Oct 3, 2010,

    Cám ơn bạn về thông tin trên. Bạn đã đọc entry mới của tôi chưa? Nó ở đây:

    http://ncgdvn.blogspot.com/2010/10/cai-gi-hoc-thue-u.html

    ReplyDelete