Sunday, May 31, 2020

Làm thế nào để nói dối bằng thống kê? Phần mở đầu

Phần dịch dưới đây là do tôi thực hiện từ cuốn sách nhỏ How to lie with statistics của Darrell Huff, xuất bản lần đầu ở Mỹ năm 1954 (hình như thế), và đã được tái bản rất nhiều lần. Bản in giấy mà tôi có trong tay được in năm 1993.

Tôi đặt mua cuốn sách này qua amazon vào khoảng năm 1998, khi vừa hoàn thành xong luận án tiến sĩ từ Úc. Đó là lần đầu tiên tôi được tiếp cận và rất thích thú khi sử dụng thống kê trong nghiên cứu và cảm thấy mình cần phải củng cố căn bản thống kê nhiều hơn nữa. Vì trước đó có được học gì đâu.

Từ đó đến nay đã hơn 30 năm rồi. Rất nhiều thứ đã thay đổi trong ngành giáo dục của chúng ta trong đó không thể nói là không có những tiến bộ đáng khen ngợi.  Nhưng riêng về việc dạy thống kê cho học sinh sinh viên thì tôi thấy hình như vẫn dậm chân tại chỗ, nếu không nói là có đôi chỗ tệ đi. Vì ngày nay việc phân tích thống kê đã trở nên quá dễ dàng với  các phần mềm chuyên dụng, nên ai cũng có thể chạy ra một lô số liệu mà không hiểu gì hết và diễn giải lung tung nhưng vẫn được người khác nghe và tin tưởng.

Vì vậy tôi cảm thấy mình cần phải dịch ít ra là một vài phần quan trọng của cuốn sách nhỏ này ra để chia sẻ với mọi người. Cũng khá mất thì giờ nên không nhanh được; ai hứng thú thì xin góp tay với tôi nhé (nhưng phải khá tiếng Anh và có chút background về thống kê mới được).

Nào, xin mời các bạn.
------


Statistical thinking will be one day as necessary for efficient citizenship as the ability to read and write. (H.G.Wells)

 "Sẽ có ngày tư duy thống kê trở thành một kỹ năng cần thiết để sống có hiệu quả với tư cách là một công dân, chẳng kém gì khả năng đọc và viết." 

----- 
Lời cảm tạ 
Những ví dụ nhỏ về những lỗi sai và ngụy biện khi dùng thống kê được nêu trong tập sách này đã được thu thập từ nhiều nơi và được nhiều người trợ giúp. Sau lời kêu gọi của tôi thông qua Hiệp hội Thống kê Hoa Kỳ, một số nhà thống kê chuyên nghiệp - những người mà không cần nói thì bạn cũng biết là vốn rất căm ghét việc lạm dụng số liệu thống kê - đã gửi cho tôi các ví dụ từ bộ sưu tập của mình. Những người này, tôi đoán, sẽ hoàn toàn vui lòng khi không thấy tên mình ở đây. Tôi cũng tìm thấy một số ví dụ có giá trị trong một số cuốn sách, chủ yếu là: Thống kê kinh doanh, do Martin A. Brumbaugh và Lester S. Kellogg; Đánh giá ý kiến ​​công chúng, do Hadley Cantril; Trình bày đồ họa, do Willard Cope Brinton; Thống kê kinh doanh thực hành, do Frederick E. Croxton và Dudle J. Cowden; Thống kê cơ bản, do George Simpson và Fri Kafka; và Phương pháp thống kê sơ cấp, của Helen Walker. 

Mở đầu 

"Ở khu này có rất nhiều tội phạm", cách đây không lâu bố vợ tôi đã tuyên bố như thế sau khi ông rời Iowa để đến California. Và quả đúng là vậy - nếu tin vào tờ báo mà ông đã đọc. Đó là một tờ báo cần mẫn không bỏ qua bất cứ tin tức nào về tội phạm trong khu vực, và được biết tờ báo này đưa tin về một vụ giết người tại Iowa còn kỹ hơn là tờ nhật báo lớn trong khu vực xảy ra vụ giết người ấy. 

Kết luận của bố vợ tôi cũng có thể xem là một kiểu thống kê. Nó được dựa trên một mẫu (sample), dù đó là một mẫu rất thiên lệch (biased). Cũng giống như nhiều số liệu thống kê phức tạp hơn, thống kê của bố vợ tôi mắc lỗi giả định sai khi cho rằng số lượng và độ dài của những bài báo viết về tội phạm là một số đo chính xác về tội phạm. 

Vào mùa đông cách đây vài năm một số nhà điều tra độc lập đã báo cáo những số liệu về một loại thuốc kháng histamin. Tất cả đều đưa ra kết quả tương tự cho thấy một tỷ lệ lớn các trường hợp bị cảm lạnh đã được chữa khỏi sau khi uống thuốc. Kết quả này được quảng cáo ầm ĩ dẫn đến sự bùng nổ các loại dược phẩm. Điều này là do tâm lý luôn mong đợi một loại thuốc tiên, và cũng phản ánh một hiện tượng kỳ lạ, đó là người ta luôn từ chối không chịu xem lại các số liệu thống kê trong quá khứ về một điều đã quá rõ ràng. Như Henry G. Felsen, một người hài hước và không phải là một nhân vật có thẩm quyền về y khoa, đã chỉ ra cách đây khá lâu rằng nếu được điều trị đúng cách thì bệnh cảm lạnh sẽ được chữa khỏi chỉ trong bảy ngày, còn nếu không chữa gì cả thì bị kéo dài dai dẳng cả tuần.

Tình hình là như thế đó, với tất cả những gì bạn đọc thấy và nghe thấy. Những con số trung bình, các hệ số tương quan, các xu hướng và đồ thị không phải lúc nào cũng chính xác như ta tưởng. Những số liệu thống kê có thể có những ý nghĩa khác, nhiều hơn những gì ta có thể đọc ra rất nhiều, mà cũng có thể có ý nghĩa ít hơn. Ngôn ngữ bí hiểm của thống kê, rất hấp dẫn trong một nền văn hóa tôn sùng dữ liệu, được sử dụng để đưa tin giật gân, thổi phồng, gây nhầm lẫn và đơn giản hóa mọi vấn đề. Tất nhiên phương pháp thống kê và thuật ngữ thống kê là cần thiết trong các báo cáo rộng rãi về xu hướng kinh tế và xã hội, về môi trường kinh doanh, về các "ý kiến" thăm dò điều tra dân số. Nhưng nếu không có những cây bút biết viết lách một cách trung thực và hiểu biết, cũng không có các độc giả hiểu rõ ý nghĩa của những con số thống kê, thì kết quả chỉ có thể là những câu từ vô nghĩa. 

Trong các bài viết phổ biến về các vấn đề khoa học, sự lạm dụng thống kê tràn ngập hình ảnh những "người hùng" cật lực làm việc ngoài giờ mà không có tiền phụ trội trong những phòng thí nghiệm thiếu ánh sáng. Giống như người thợ trang điểm "dặm thêm chút bột phấn, pha thêm chút màu son", các số liệu thống kê đang được biến hóa theo kiểu trang điểm cô dâu khiến những sự kiện quan trọng bỗng trở thành "trông không còn nhận ra cô ấy nữa". Một số liệu thống kê được diễn giải khéo còn có tác dụng lớn hơn cả "lời nói dối lớn" của Hitler; nó dẫn dắt người ta đến những sai lầm, nhưng người ta sẽ không bắt bẻ được bạn.

Cuốn sách này có thể xem như là cuốn sách nhập môn trong việc sử dụng số liệu thống kê để đánh lừa. Bạn có thể cho rằng đây là một cuốn cẩm nang dành cho những tên lừa đảo. Có lẽ tôi có thể biện minh cho mình bằng cách so sánh cuốn sách với việc một tên trộm đã nghỉ hưu công bố những hồi ức của mình, và những gì tên trộm công bố đã dẫn đến một khóa học sau đại học về cách bẻ khóa và lột xác: Kẻ gian đã biết hết những mánh khóe này rồi; còn những người lương thiện thì cần phải biết để tự vệ.

Friday, May 29, 2020

Quản lý chất lượng toàn diện trong giáo dục (4): Phần giới thiệu, trang 1-2

Introduction
"Have you ever seen a teacher who loves his or her job, who is involved and enthusiastic, but who is a bad teacher? I haven't." ( Enid Brown interviewed by Ron Brandt 1992)

Mở đầu
"Bạn đã bao giờ thấy một giáo viên yêu thích công việc của mình, luôn tham gia mọi việc và rất nhiệt tình, nhưng lại là một giáo viên tồi? Tôi thì chưa." (Enid Brown, trả lời phỏng vấn do Ron Brandt  thực hiện năm 1992)

Imagine a "quality" school. Imagine engaged, capable teachers, instructing with passion. Imagine students seeking new opportunities to learn and create, inventing new ways of using their growing abilities, concerned parents working with the school, and an administration openly committed to
the pursuit of quality. Imagine a school district that produced young adults committed to lifelong learning and growth and armed with the skills and desire to contribute to society.
Hãy tưởng tượng một trường "có chất lượng". Hãy tưởng tượng các giáo viên có năng lực, nhiệt tình, và đam mê dạy học. Hãy tưởng tượng những học sinh luôn tìm mọi cơ hội để học hỏi và sáng tạo, tự phát minh ra những phương cách mới để sử dụng khả năng ngày càng tăng của mình, những phụ huynh quan tâm luôn chung tay với với nhà trường và một chính quyền cam kết theo đuổi chất lượng. Hãy tưởng tượng một khu học chánh sản sinh ra những người trẻ tuổi say mê học tập và phát triển suốt đời, đồng thời được trang bị đầy đủ các kỹ năng và có mong muốn đóng góp cho xã hội.

As you read this Bulletin, keep your own vision of quality in the back of your mind and use it to keep your focus. No one can really understand the transformational power of Total Quality Management without a personal vision of quality and, conversely, an awareness of the enormous costs we pay
for our current lack of quality in education.
Khi bạn đọc Bản tin này, hãy hình dung trong đầu những mong đợi của bạn về chất lượng và sử dụng nó để có được sự tập trung. Không ai có thể thực sự hiểu được sức mạnh biến đổi của Quản lý chất lượng toàn diện nếu không có tầm nhìn cá nhân về chất lượng, và ở chiều ngược lại, nếu không nhận thức về chi phí khổng lồ mà chúng ta phải trả cho sự thiếu hụt chất lượng giáo dục hiện nay.

Total Quality Management (TQM), or Total Quality Learning (TQL), offers no insight or blueprint on how to change an organization to achieve higher quality results, but it does create an environment in which people develop the ability, knowledge, motivation, and opportunity to improve. People work better together, and this coordination and alignment of work activities creates improvements in quality.
Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) hoặc Chất lượng học tập tổng thể (TQL) không đưa ra sự hiểu biết thấu đấo hoặc kế hoạch chi tiết về cách thay đổi một tổ chức để đạt đưowjc chất lượng cao hơn, mà tạo ra một môi trường để mọi người phát triển khả năng, kiến ​​thức, động lực và cơ hội cải thiện. Mọi người làm việc tốt hơn với nhau, và sự phối hợp và liên kết các hoạt động công việc này tạo ra sự cải thiện về chất lượng.

The ideas you'll encounter within the heading of TQM provide an intellectual feast of discussion and self-discovery. Where else can you find candid assertions that directly contradict traditional beliefs about how to manage and relate to people in our organizations? What other improvement strategy asks for a life-long commitment to learning and self-improvement? How often are you challenged to confront the basic assumptions about why people behave in certain ways? When did you last reinvent your role in the workplace?
Các ý tưởng bạn sẽ gặp trong danh mục các ý tưởng của TQM cung cấp chất liệu trí tuệ để bạn có thể thảo luận và tự khám phá. Ở nơi nào khác bạn có thể tìm thấy những lời khẳng định thẳng thừng và mâu thuẫn trực tiếp với những niềm tin truyền thống về phương pháp quản lý và quan hệ với mọi người trong các tổ chức? Chiến lược cải tiến nào khác đòi hỏi sự cam kết lâu dài trong học tập và cải thiện bản thân? Liệu bạn có thường xuyên bị thách thức khi đối mặt với các giả định cơ bản về lý do tại sao mọi người cư xử theo những cách nhất định? Lần cuối cùng bạn tái tạo vai trò của mình ở nơi làm việc là khi nào?

There are three things you need to keep in mind as we explore quality. The first is that TQM principles, when properly applied, will result in quality improvements. There is no question about it. Second, the improvements generally require a transformation of the organization and the ways people perceive their roles in that organization. Finally, the tenets of TQM, once understood, go beyond our careers and provide tools for improving the quality of every aspect of our lives. The same methods of continuous improvement we apply to our factories and schools also apply to our neighborhoods and families.
Có ba điều bạn cần ghi nhớ khi tìm hiểu chất lượng. Đầu tiên là các nguyên tắc TQM, khi được áp dụng đúng cách, sẽ dẫn đến cải tiến chất lượng. Đây là điều không còn gì để thắc mắc. Thứ hai, cải tiến nói chung đòi hỏi một sự chuyển đổi của tổ chức và cách mọi người nhận thức vai trò của họ trong tổ chức đó. Cuối cùng, các nguyên lý của TQM, một khi đã được hiểu, sẽ vượt xa những ứng dụng trong công việc và cung cấp các công cụ để cải thiện chất lượng mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Các phương pháp cải tiến liên tục tương tự mà chúng ta áp dụng trong các nhà máy hoặc trường học cũng sẽ áp dụng được trong khu phố và trong gia đình của chúng ta.

Box:
TQM is not a prescription for some sort of remediation. It is not an adjunct to existing processes. It is means of continuously reinventing the system to achieve the goals of the organization.
Source: Texas Association of School Administrators (1992)

TQM không phải là một toa thuốc giúp khắc phục những yếu kém. Đó cũng không phải là một sự bổ sung cho các quy trình hiện có, mà là phương tiện liên tục phát minh lại hệ thống để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Nguồn: Hiệp hội Hiệu trưởng bang Texas (1992)

Quản lý chất lượng toàn diện trong giáo dục (3): Mục lục

Contents 
Preface 
Introduction 
1. An Introduction to Total Quality Management 
Revitalizing Japan
Good Quality Stems from Good Design
Bringing TQM Back to America
Cornerstones of TQM
2. The Language of Total Quality
Benchmarking
Continuous Improvement
Costs
Customers
Output
Paradigm
Quality
Quality Circles
3. Translating TQM from Business to Education
Total Quality Education
Deming's Fourteen Points
4. Implementing TQM
Total Quality Leadership
Policy Considerations
Barriers to Quality
Developing the Core Mission
Goal Setting
Training
Plan, Do, Check, Act
Measuring Quality
Measurements and Grades
Conclusion 
Bibliography 
Interviews
------------
Nội dung
Lời nói đầu
Giới thiệu
1. Giới thiệu về Quản lý chất lượng toàn diện
Hồi sinh Nhật Bản
Chất lượng tốt bắt nguồn từ thiết kế tốt
Đưa TQM trở lại Mỹ
Nền tảng của TQM
2. Ngôn ngữ "chất lượng tổng thể"
Đối sánh
Cải tiến liên tục
Chi phí
Khách hàng
Đầu ra
Mô hình
Chất lượng
Nhóm cải tiến chất lượng
3. Đưa TQM từ doanh nghiệp sang giáo dục
Chất lượng giáo dục tổng thể
Mười bốn điểm của Deming
4. Triển khai TQM
Lãnh đạo chất lượng tổng thể
Những cân nhắc về chính sách
Các rào cản chất lượng
Phát triển sứ mạng cốt lõi
Thiết lập mục tiêu
Đào tạo
Vòng PDCA (lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành động)
Đo lường chất lượng
Đo lường và điểm số
Phần kết luận
Thư mục
Phỏng vấn

Quản lý chất lượng toàn diện trong giáo dục phổ thông (2): Lời nói đầu

Nguồn: https://files.eric.ed.gov/fulltext/ED354611.pdf; phần dịch tiếng Việt do tôi cung cấp.
-----------
Preface
If there is one aspect of the human experience today that distinguishes us from generations past, it has to be the accelerating rate of change. The problems and needs of our communities and institutions evolve daily. The temptation is not to solve problems but to outlive them.
Lời nói đầu
Nếu có một điều gì đó trong trải nghiệm hàng ngày giúp phân biệt chúng ta với các thế hệ trước đó, thì chính là sự thay đổi ngày càng gia tăng đến mức chóng mặt. Những vấn nạn và nhu cầu của cộng đồng và nhà thay đổi hàng ngày, và người ta dễ có khuynh hướng không cần giải quyết chúng mà  chỉ cần chờ cho chúng qua đi.

While rapid social change creates stress in individuals, it can shatter public and private organizations. Outmoded systems and patterns of thought result in Chapter 11 bankruptcies, public cynicism for politicians and bureaucracies, products that don't work, and students who merely endure learning.
Nếu  những thay đổi xã hội quá nhanh này cùng lắm chỉ gây ra căng thẳng cho các cá nhân, thì chúng lại có thể phá hủy các tổ chức công cũng như tư. Những hệ thống và mẫu hình tư duy lỗi thời dẫn đến những vụ phá sản, tạo ra sự hoài nghi công khai đối với các chính trị gia và các viên chức hành chính, tạo ra các sản phẩm không dùng được và những học sinh chỉ biết thụ đựng chịu đựng việc học.

It is as though our ship of state, designed for the open ocean, has entered uncharted waters full of currents and shoals. We find the reefs only when we scrape against them and our hull wears thin. To stay afloat, we must do a better job of identifying and responding to all the uncertainties and new realities appearing in our path. But how?
Dường như con tàu của chúng ta, vốn được thiết kế để ra khơi, lại lạc vào một vùng biển chưa được khám phá đầy những hải lưu và bãi cạn. Chúng ta chỉ tìm ra những rặng san hô khi con tàu của ta vô tình bị vướng vào chúng khiến thân tàu bị trày xước. Để duy trì hoạt động, chúng ta cần phải cải thiện khả năng xác định và ứng phó với tất cả những điều không chắc chắn và thực tế mới xuất hiện trên đường đi của chúng ta. Nhưng bằng cách nào đây?

A hint of an answer might be found in this Bulletin. It's not a chart of the new waters we navigate; it is a process through which our ship's crew can become better pilots, helmsmen, navigators, engineers, and deck hands. This process worked, and continues to work, for other crews on other craft. If it can work somewhere, then it should work anywhere.
Một gợi ý về câu trả lời có thể được tìm thấy trong Bản tin này. Đây không phải là tấm bản đồ của vùng biển mới cho chuyến hải hành của chúng ta, mà là những hướng dẫn về quá trình làm việc nhằm giúp thủy thủ đoàn của con tàu có thể trở thành những người lái tàu, hoa tiêu, kỹ sư và người phục vụ boong tốt hơn. Quá trình này đã thành công, và sẽ tiếp tục thành công, cho mọi thủy thủ đoàn trên  mọi chiếc tàu khác. Vì nó đã được chứng minh hiệu quả, nên có thể tin rằng nó sẽ tiếp tục mang lại hiệu quả ở bất cứ nơi nào.

James H. Johnson is a professional writer whose work has appeared in a number of national magazines. In October 1991, he wrote another Bulletin titled Student Voice: Motivating Students Through Empowerment. He has also developed training programs for a number of Fortune 500 firms including IBM, AT&T, and Minnesota Mining and Manufacturing (3M). He is currently manager of technical writing for D2000, a training and consulting firm located in Springfield, Oregon.
James H. Johnson là một tác giả chuyên nghiệp với các tác phẩm đã công bố trên một số tạp chí quốc gia. Vào tháng 10 năm 1991, ông đã viết một Bản tin khác với tựa là "Tiếng nói của sinh viên: Tạo động lực cho sinh viên thông qua việc trao quyền". Ông cũng đã phát triển các chương trình đào tạo cho một số công ty trong danh sách Fortune 500 bao gồm IBM, AT & T và Công ty khai thác và sản xuất Minnesota (3M). Ông hiện là người quản lý mảng viết kỹ thuật cho công ty D2000, một công ty đào tạo và tư vấn ở Springfield, Oregon.

Sunday, May 24, 2020

Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) trong giáo dục phổ thông (1)

Dẫn: Bài viết này nhằm giới thiệu một tài liệu viết về phong trào "chất lượng toàn diện" (total quality) trong giáo dục tại Mỹ, bắt đầu vào những năm 1980 (dài hơn 50 trang).  Tài liêu được giới thiệu trong bài viết này có thể tìm thấy trong Clearinghouse về giáo dục của chính phủ Mỹ, tại đây: https://files.eric.ed.gov/fulltext/ED354611.pdf

Phần dịch sang tiếng Việt là của tôi. Mọi người đều có thể thoải mái sử dụng nhưng xin chịu khó ghi nguồn, và nếu có thêm một dòng thư gửi đến chủ nhân của blog này tại địa chỉ mail vtpanh@gmail.com thì tôi sẽ cảm thấy vô cùng khích lệ mà tiếp tục viết để phục vụ các bạn. :-)
----------
Tóm tắt tài liệu:
Ways to apply the concepts and processes of Total Quality Management (TQM) to education are discussed in this document. Following the introduction and the preface, chapter 1 provides a historical overview and describes the four cornerstones of TQM--an understanding of systems, psychology, knowledge, and statistics. Chapter 2 describes some of the common meanings of terms used in TQM (benchmarking, continuous improvement, costs, customers, output, paradigm, quality, and quality circles). The third chapter examines how to translate TQM from business to education, drawing on Deming's 14 points (1986). Chapter 4 offers guidelines for implementing TQM with regard to changing leadership roles; recognizing policy considerations; identifying barriers to quality; developing the core mission; setting goals; training staff; planning, doing, checking, and acting; measuring quality; and evaluating students. The conclusion points out that the open-ended nature of TQM means that there is no single, correct point of departure for using its tools and tenets. The greatest benefit of pursuing TQM is that giving workers a stake in their workplace constitutes emancipation from the control of outmoded practices. (Contains 25 references.) (LMI)

Dịch:
Các phương pháp nhằm áp dụng các khái niệm và quy trình của phong trào Quản lý chất lượng toàn diện (hoặc Quản lý chất lượng tổng thể, TQM) trong lĩnh vực giáo dục được thảo luận trong tài liệu này. Tiếp theo chương giới thiệu và phần dẫn nhập, Chương 1 cung cấp lược sử và mô tả 4 nền tảng của TQM - hiểu biết về hệ thống, tâm lý, kiến thức, và thống kê. Chương 2  nghĩa một số từ ngữ sử dụng trong TQM (đối sánh, cải tiến liên tục, chi phí, khách hàng, đầu ra, hệ thuyết, chất lượng và nhóm chất lượng). Chương 3 phân tích phương pháp chuyển đổi TQM từ lĩnh vực kinh doanh sang lĩnh vực giáo dục dựa trên 14 điểm của Deming (1986). Chương 4 đưa ra những hướng dẫn về việc triển khai TQM liên quan đến vai trò thay đổi của lãnh đạo; nhận ra các vấn đề về chính sách; xác định các rào cản đối với chất lượng; phát triển sứ mệnh cốt lõi của tổ chức; thiết lập mục tiêu; đào tạo nhân sự; PDCA; đo lường chất lượng và đánh giá học sinh. Chương kết luận của tài liệu chỉ ra  bản chất mở của phong trào TQM đồng nghĩa với việc sẽ không có một phương pháp duy nhất nào để áp dụng các công cụ và nguyên tắc của nó. Lợi ích lớn nhất của TQM là khi cung cấp cho các nhân viên  quyền hạn trong việc tham gia quản lý công việc của mình tạo ra sự giải phóng khỏi sự kiểm soát của một mô hình quản lý đã lỗi thời.

Tuesday, May 12, 2020

Giáo dục cộng đồng ở bậc tiểu học thời VNCH

Dẫn: Trong post trước tôi đã nhắc đến các Trung tâm học tập cộng đồng mà hiện nay chúng ta có thể thấy nhan nhản khắp nơi, mặc dù không rõ những trung tâm này hoạt động như thế nào và có tác động ra sao. Thậm chí, khái niệm giáo dục cộng đồng dường như cũng là một khái niệm được xem là mới đối với nhiều người VN hiện nay, đi đôi với phong trào giáo dục thường xuyên và các khái niệm học tập suốt đời (lifelong learning) và xã hội học tập (learning society).

Nhưng có thật đây là khái niệm mới trong giáo dục không? Các bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng từ trước năm 1975, khái niệm giáo dục cộng đồng đã được viết thành sách giáo khoa, còn thực tế thì đã áp dụng từ giữa thập niên 1950 (chính xác là sau năm 1954) tại miền Nam ngay từ thời tiểu học. Tôi vẫn còn nhớ những cuốn sách giáo khoa thời VNCH mà tôi được học từ tiểu học, sách do USAID tài trợ, trên có in logo 2 bàn tay nắm vào nhau. Những cuốn sách giáo dục công dân và vệ sinh thường thức rất gần gũi đời thường, mà tôi còn nhớ như in bài đầu tiên nói về mấy anh chị em sáng ra ngủ dậy đánh răng rửa mặt trước khi đi học. Thậm chí còn nhớ cả những câu văn trong bài học ấy: "Lan ngồi dậy vươn vai. (? không nhớ rõ tên gì) ngồi dậy dụi mắt. Cường còn ngủ."

Hóa ra, có những việc chúng ta đã từng làm rất sớm, thậm chí bắt nhịp được với thế giới, mà rồi do các biến cố thời cuộc đã bị bỏ mất và bây giờ cần phải mày mò làm lại. Buồn, nhưng buồn thì cũng chẳng làm được gì. Thôi thì chúng ta hãy làm những gì mình có thể làm, và với tôi, đó là đi tìm lại những tài liệu cũ để đưa về đây phổ biến cho mọi người cùng biết. 

Bài dưới đây chính là lời giới thiệu được chép từ trong cuốn tài liệu giáo khoa có tựa là Giáo dục cộng đồng, Ban Giáo dục cộng đồng, thuộc Tiểu học và Giáo dục cộng đồng biên soạn, và Trung tâm học liệu thuộc Bộ Giáo dục (VNCH), xuất bản năm 1971 tại Sài Gòn. Xin mời các bạn.
---------------
"Giáo dục cộng đồng", những tiếng ấy hôm nay không còn lạ tai đối với quảng đại quần chúng như 10 năm trước nữa.

Thực vậy, phương thức giáo dục cộng đồng được chính thức áp dụng tại nước nhà vào năm 1956. Số trường cộng đồng lúc sơ khởi là 18, lên đến 852 trong niên khóa 1966-1967, rồi 1336 trong niên khóa qua (1968-1969). Đến nay thì giáo dục cộng đồng đã nghiễm nhiên đóng một vai trò chính yếu của bậc tiểu học do nghị định số 2463/GD/PC/NĐ ngày 25/11/1969 của Bộ Giáo dục, nhất loạt cộng đồng hóa tất cả các trường của bậc tiểu học trên toàn quốc, bắt đầu từ niên khóa 1969-1970.

Để đáp ứng nhu cầu đang lên ấy, nhiều khóa hội thảo, tu nghiệp, huấn luyện đã được tổ chức và nhiều tài liệu về chủ trương, đường lối và phương pháp của giáo dục cộng đồng đã được phổ biến đến các Ty, Sở để các giáo chức có phương tiện tham khảo và nghiên cứu.

Sau một thời gian áp dụng , thử thách, rút kinh nghiệm, các tài liệu trên được tu chỉnh và được Bộ Giáo dục xuất bản với nhan đề Giáo dục cộng đồng vào năm 1966.

Giáo dục là một công tác linh động, biến chuyển, mà giáo dục cộng đồng lại càng linh động hơn, luôn chuyển mình theo cuộc sống của từng địa phương, phù hợp với hoàn cảnh, với tâm tình, với cảm nghĩ của người dân mới mong đem lại một thành quả đúng với ý nghĩa cao cả của nó. Thưc hiện sứ mệnh giáo dục cộng đồng, giáo chức phải đặt mình trọn vẹn trong cộng đồng sinh hoạt, ở thành thị cũng như ở nông thôn.

Giáo chức sẽ tìm thấy trong tập Giáo dục Cộng đồng được tu chỉnh và bổ túc này những gì cần thiết cho chính mình, những hành trang vô cùng thiết yếu để vững bước trên con đường Giáo dục cộng đồng.

Tôi hết lòng ca ngợi những tác giả đã đóng góp cho tập tài liệu này được dồi dào, những nhân viên Ban Giáo dục Cộng đồng Nha, những người bạn trẻ yêu nghề, hăng hái hoạt động, tận tụy đóng góp thiện chí và kinh nghiệm cho nền giáo dục cộng đồng.

Tôi cũng hết lòng tin tưởng vào hàng hàng lớp lớp giáo chức trên mọi nẻo đường đất nước đã và đang âm thầm đào tạo một thế hệ tương lai cho xứ sở, trong sự điêu tàn đổ nát từ vật chất đến tâm linh, mà chiến tranh dằng dai đang tàn phá quê hương nhỏ bé này.

Với niềm tin sắt đá vào thiên chức của nhà giáo, tôi hân hoan giới thiệu tập "Giáo dục cộng đồng" này là kim chỉ nam của đường lối giáo dục mới trong giáo dục tiểu học.

Sài Gòn ngày 10 tháng 12 năm 1969
Giám đốc Nha Tiểu học và Giáo dục cộng đồng
TRƯƠNG VĂN ĐỨC

Tài liệu gốc có thể tải ở đây, bản pdf: http://www.namkyluctinh.com/eBooks/Giaoduc-congdong-1971.pdf

Cũng có thể truy cập từ trang này: https://sites.google.com/site/namkyluctinhorg/



Giáo dục cộng đồng và học tập cộng đồng (1)

Dẫn: Có thể các bạn đã từng nhìn thấy nhưng không chú ý các bảng hiệu mang tên "Trung tâm Giáo dục cộng đồng" ở nhiều nơi nhiều địa phương ngay trong thành phố này. Học tập cộng đồng là một phần của phong trào giáo dục cộng đồng đã được  UNESCO  phát động  từ thập niên 1960 của thế kỷ trước. Nhưng giáo dục cộng đồng hoặc học tập cộng đồng có nghĩa là gì vậy? Xin đọc bài viết dưới đây.
-------
Nguồn: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1635236186689387&substory_index=0&id=1425422397670768
A. Định nghĩa Giáo dục Cộng đồng
Nhiều nhà giáo dục và xã hội học đã định nghĩa khác nhau hai từ ngữ giáo-dục và cộng-động. Nhưng thông thường, chúng ta có thể nhiểu:
1. Giáo dục: (giáo: dạy bảo, làm thay đổi về phương diện tinh thần; dục: nuôi nấng, làm thay đổi về phương diện vật chất là dẫn dắt, đem con người từ tình trạng hiện hữu đến một tình trạng khả quan hơn, bằng những phương tiện thích hợp.
2. Cộng đồng: (cộng: chung; đồng: cùng) một nhóm người (trẻ con và người lớn) cùng ở chung một địa phương rộng hay thu hẹp (khối cộng đồng) cùng có chung một truyền thống văn hóa và những nhu cầu, nguyện vọng giống nhau.
3. Giáo dục cộng đồng: trong phạm vi nền giáo dục quốc gia, giáo dục cộng đồng có thể hiểu là một đường lối giáo dục thực tiển, linh động, phù hợp với thực trạng xã hội nước nhà, ở mọi địa phương, nhằm dạy dỗ trẻ con và hướng dẫn dân chúng thu thập một số kiến thức tối thiểu và khả năng chuyên môn để có thể nâng cao mức sống và góp phần vào việc xây dựng xã hội.

B. Mục đích của Giáo dục Cộng đồng
Một nền giáo dục song phương như giáo dục cộng đồng nhằm các mục đích sau đây:
1. Tạo sự thăng bằng cho mức tiến bộ giữa dân chúng: Giáo dục Cộng đồng nhằm vào sự cải thiện cộng đồng nông thôn và các khu xóm lao động ở thành thị, bởi vì chính những vùng đó mới không được hưởng thụ, hay nếu có, thì cũng rất ít ỏi, ánh sáng của văn minh tiến bộ về kỹ thuật.
Sự thăng bằng nói trên là thiết yếu vì đường lối của Chính phủ luôn luôn là giúp cho mọi tầng lớp dân chúng tiến bộ đồng loạt.
2. Giáo dục thành phần tráng niên để giúp cho việc giáo dục trẻ em đạt được kết quả tốt đẹp:
Công cuộc giáo dục của học đường chỉ có thể đạt được kết quả tốt đẹp, nếu học sinh khi bước chân ra khỏi trường không thấy những điều trái ngược với lời thầy dạy bảo. Cho nên, sự giáo huấn của thầy, cô phải đi đôi với việc cải tạo hoàn cảnh bên ngoài.
Một nhà giáo dục đã nói rằng: "Nhà trường dạy cho trẻ em thi đậu, nhưng chúng tập sống bằng cách nhìn người khác sống. Và nếu ở nhà trường người ta dạy cho chúng một điều gì mà trong gia đình dạy cho chúng một điều trái lại, thì kinh nghiệm lúc nào cũng chiếm phần ưu thế".
Do đó, cần có một công cuộc giáo dục song phương để giúp cho tất cả thành phần trong cộng đồng có thể tiến bộ.
3. Giúp cho trẻ em hiểu biết địa phương của chúng để có thể khai thác những tài nguyên sẵn có nơi đó và yêu mến địa phương của chúng.
Theo nguyên tắc sư phạm là dạy trẻ em từ gần đến xa, từ những điều đã biết đến những điều chưa biết, giáo dục cộng đồng dùng ngay cảnh vực địa phương làm nguồn tài liệu giáo dục và dùng giáo dục làm phương tiện cải thiện lần lần hoàn cảnh địa phương, nâng cao điều kiện sinh hoạt của dân chúng. Đối với những học sinh không có điều kiện tiếp tục việc học cho đến bậc Trung học, Đại học, chúng sẽ ở lại với địa phương và trở thành những phần tử tiến bộ biết khai thác những nguồn lợi của địa phương và yêu mến địa phương mình.

C. Hoạt động Giáo dục Cộng đồng
1. Trong học đường: Dạy cho học sinh đọc, viết, tính toán và những kiến thức phổ thông, theo một phương pháp hoàn toàn cải thiện, mục đích đào tạo trẻ em sau này thành những công dân tốt, yêu mến địa phương và phục vụ hữu hiệu cho đời sống cộng đồng.
2. Ngoài học đường: Phổ biến trong dân chúng những kiến thức khoa học, những kỹ thuật tiến bộ để cải thiện đời sống xã hội về các phương diện văn hóa, xã hội, kinh tế... Phương pháp áp dụng rất mềm dẻo, linh động cho sát với thực trạng địa phương và với tâm lý, nguyện vọng khả năng của dân chúng.

Trích trong sách giáo khoa GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG của bậc Tiểu học trên toàn miền Nam trước 1975. Bộ sách này được sự bảo trợ kỹ thuật của UNESCO được áp dụng từ những năm đầu 1960.
Tài liệu có thể được tải từ địa chỉ http://www.namkyluctinh.com/eBooks/Giaoduc-congdong-1971.pdf

Sunday, May 10, 2020

Tóm tắt lịch sử giáo dục

Nguồn: http://unschool.vn/tom-tat-lich-su-giao-duc.html Đăng ngày 11/9/2016

Dẫn: Bài dịch dưới đây được trích từ trong tác phẩm Free to Learn của tác giả Peter Gray (2015), một nhà tâm lý học phát triển người Mỹ có tên tuổi trong giới. Theo tác giả, trẻ con cần được tự do phát triển để có thể đáp ứng được những đòi hỏi của thế giới đầy biến động ngày nay, và chơi tự do (free play) là cách  trẻ em học tốt nhất. Nhưng tại sao đa số trường học của chúng ta hiện nay lại bắt trẻ em phải vào khuôn phép, đến lớp ngồi yên nghe cô giảng, không được nói chuyện trong lớp, phải mặc đồng phục, và thường xuyên bị nhắc nhở về kỷ luật? Đoạn trích dịch dưới đây sẽ cho chúng ta câu trả lời. 
------
Để hiểu sâu về hệ thống giáo dục trường lớp, ta cần xem xét nó dưới góc độ lịch sử.
Khi ta thấy rằng trẻ em ở khắp mọi nơi phải đến trường, rằng hầu hết các trường học đều được tổ chức giống nhau, rằng xã hội đã chi trả rất nhiều tiền để lập nên những ngôi trường đó, một cách tự nhiên, ta cho rằng phải có một lý do rất logic cho tất cả những điều này. Ta cho rằng nếu không đưa trẻ đến trường hoặc nếu các trường học được tổ chức khác đi, trẻ em sẽ không thể trở thành những người trưởng thành có trình độ và có ích cho xã hội. Ta cho rằng có lẽ ai đó rất uyên bác đã khám phá ra điều này và chứng minh được là nó đúng, và rằng những lý thuyết khác về sự phát triển của trẻ em và giáo dục đã được thử nghiệm và đã thất bại.
Ở trường Sudbury Valley (bang Massachusset, Mỹ), 40 năm nay, trẻ em đã và đang tự giáo dục mình trong môi trường khác hoàn toàn với các trường học truyền thống. Nghiên cứu về ngôi trường này và các học sinh đã tốt nghiệp tại đây cho thấy, các học sinh tự học hỏi qua các hoạt động vui chơi và khám phá của chính mình mà không cần sự hướng dẫn hay thúc ép từ người lớn; và sau khi ra trường vẫn tiếp tục trưởng thành thành những các nhân có ích trong xã hội. Thay vì hướng dẫn và thúc ép các học sinh, ngôi trường này tạo ra một môi trường thuận lợi để các học sinh có thể vui chơi, khám phá và trải nghiệm tính dân chủ với kinh phí thấp hơn so với kinh phí tổ chức một ngôi trường tiêu chuẩn. Vậy tại sao phần lớn các trường học lại không như thế?
Nếu muốn hiểu tại sao các trường học tiêu chuẩn lại được tổ chức như hiện tại, ta phải loại bỏ ý trưởng cho rằng trường lớp là sản phẩm của nhiều nghiên cứu khoa học. Thực ra chúng là sản phẩm của lịch sử. Hệ thống trường học chỉ có nghĩa khi chúng ta nhìn nhận chúng từ khía canh lịch sử. Và bởi vậy, bước đầu tiên để giải thích vì sao trường học lại được tổ chức như hiện nay, tôi sẽ trình bày một cách ngắn gọn lịch sử của giáo dục, từ lúc con người xuất hiện cho tới nay.
Vào buổi sơ khai, trẻ em tự học hỏi thông qua các hoạt động vui chơi và khám phá, điều này diễn ra trong khoảng hàng trăm nghìn năm.
Nếu so sánh với lịch sử loài người, trường học là một tổ chức rất mới mẻ. Trong suốt hàng trăm nghìn năm, trước khi có sự xuất hiện của ngành nông nghiệp, con người sống thành những nhóm săn bắn hái lượm. Các chứng cứ của ngành nhân chủng học cho thấy trẻ em thời kì này học hỏi những điều cần thiết để trưởng thành thông qua các hoạt động tự vui chơi và khám phá. Người lớn trong thời kì này cho phép trẻ em gần như hoàn toàn tự do vui chơi và khám phá bởi họ nhân ra rằng trẻ học được rất nhiều điều một cách rất tự nhiên từ những hoạt động này.
Khi ngành nông nghiệp, và sau này là ngành công nghiệp xuất hiện, trẻ em bị buộc phải lao động. Hoạt động vui chơi và khám phá bị đè nén. Ý chí độc lập của trẻ, trước kia từng là một đức tính tốt, nay trở thành một thứ cần phải loại bỏ.
Khoảng 10 nghìn năm trước, khi nền nông nghiệp bắt đầu xuất hiện, cuộc sống của con người thay đổi. Con người khi săn bắt hái lượm cần rất nhiều kĩ năng và kiến thức. Để việc săn bắn và hái lượm có hiệu quả, họ cần hiểu biết rất nhiều về các loại cây cỏ động vật và môi trường xung quanh. Họ cũng cần phát triển những kĩ năng chế tạo và sử dụng các công cụ để săn bắt và hái lượm. Họ cũng cần phải có óc sáng tạo trong hoạt động tìm kiếm thức ăn và săn bắt. Tuy nhiên họ không lao động nhiều giờ trong ngày, và công việc của họ rất thú vị chứ không hề buồn thảm. Các nhà nhân chủng học báo cáo rằng những nhóm người săn bắt hái lượm mà họ nghiên cứu không phân biệt công việc và vui chơi, về cơ bản họ coi cuộc sống là cuộc chơi.
Nông nghiệp đã thay đổi tất cả một cách từ từ. Với nông nghiệp, con người tạo ra nhiều thực phẩm hơn nên sinh nhiều con hơn.Để làm nông nghiệp con người bắt buộc phải ở một chỗ – nơi họ trồng trọt – thay vì sống cuộc sống du mục, điều này khiến cho con người bắt đầu tích góp của cải. Nhưng nông nghiệp cũng yêu cầu nhiều người lao động hơn. Trước kia con người chỉ thu hoạch những gì thiên nhiên có sẵn thì giờ đây, người nông dân phải cày bừa, trồng trọt, chăn nuôi v.v… Để làm nông nghiệp tốt cần nhiều người làm những công việc không đòi hỏi nhiều kĩ năng trong nhiều giờ liền, lặp đi lặp lại, trong số đócó nhiều việc trẻ em có thể làm được. Khi các gia đình trở nên đông con, trẻ em phải làm việc ngoài đồng để nuôi sống các em bé hơn trong nhà, hoặc chúng phải làm việc ở nhà để giúp trông em. Cuộc sống của trẻ em thay đổi dần từ chỗ được tự do theo đuổi đam mê đến chỗ làm việc ngày càng nhiều hơn để phục vụ những thành viên khác trong gia đình.
Nền nông nghiệp và sự sở hữu đất đai và tài sản cũng tạo ra, lần đầu tiên trong lịch sử, sự khác biệt rõ ràng về địa vị xã hội. Những người không sở hữu đất trở nên phụ thuộc vào những người chủ đất. Bên cạnh đó, những chủ đất nhận ra rằng họ có thể trở nên giàu có hơn khi có người khác làm việc cho mình. Sự chiếm hữu nô lệ phát triển. Những người giàu trở nên giàu hơn do có những người khác phải phụ thuộc vào họ để tồn tại. Tất cả những điều này phát triển lên mức cực điểm vào thời Trung Cổ với Chủ Nghĩa Phong Kiến, khi xã hội được phân cấp nặng nề, chỉ một vài cá nhân làm vua chúa ở trên đỉnh và số đông là nô lệ và nông nô ở dưới đáy. Số đông đó, bao gồm cả trẻ em, phải làm việc phục vụ các vua chúa. Bài học cơ bản nhất mà bọn trẻ phải học là phải biết nghe lời, phải tự kìm nén ý chí của mình, và phải biết tôn trọng các vua chúa và chủ nhân của chúng. Một ý chí chống đối có thể sẽ bị xử tử.
Vào thời Trung Cổ, vua chúa và và các ông chủ chẳng hề e ngại khi đánh trẻ em để bắt chúng quy phục. Trong một tài liệu từ cuối thế kỉ 14 hoặc đầu thế kỉ 15 có chi tiết: một Bá tước người Pháp khuyên những những tay săn quý tộc nên “chọn một bé trai khoảng 7 hoặc 8 tuổi làm người hầu, và đứa bé này nên bị đánh cho đến khi nó biết thực sự sợ hãi khi không thực hiện được lệnh của chủ”. Tài liệu này tiếp tục đưa ra một số lượng lớn những công việc mà đứa trẻ phải làm và ghi lại rằng buổi đêm đứa trẻ phải ngủ trong một cái gác xép phía trên bầy chó săn để còn phục vụ lũ chó.
Khi nền công nghiệp phát triển và giai cấp tư sản xuất hiện, chế độ Phong kiến chìm xuống, nhưng điều này không khiến cho cuộc sống của trẻ em trở nên khá khẩm hơn. Các doanh nhân, cũng giống như những chủ đất, cần nhiều người lao động và để thu lại nhiều lợi nhuận họ cần bóc lột người lao động nhiều nhất có thể với mức lương phải trả thấp nhất có thể. Ai cũng biết về sự bóc lột diễn ra sau đó và nó vẫn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới này. Con người, kể cả trẻ em, làm việc từ lúc tỉnh dậy cho đến khi còn tỉnh táo, 7 ngày một tuần, trong những điều kiện kinh khủng, chỉ để tồn tại. Lao động trẻ em từ chỗ ở ngoài đồng ruộng, nơi ít nhất vẫn có ánh nắng mặt trời, không khí trong lành và một ít cơ hội vui chơi, chuyển đến những nhà máy tối tăm, đông đúc và bẩn thỉu. Ở Anh, các đốc công thường đưa con em của những người nghèo khổ tới các nhà máy, ở đây chúng bị đối xử như nô lệ. Mỗi năm có hàng ngàn trẻ em chết vì bệnh tật, đói ăn và kiệt sức. Mãi cho đến thế kỉ 19 nước Anh mới thông qua luật hạn chế lao động trẻ em. Năm 1883, luật mới cấm các nhà máy vải thuê lao động trẻ em dưới 9 tuổi và hạn chế thời gian lao động mỗi tuần ở mức 48 giờ cho các em từ 10 đến 12 tuổi và 69 giờ cho các em từ 13 đến 17 tuổi.
Nói tóm lại, sau khi xuất hiện nền nông  nghiệp vài ngàn năm, việc giáo dục trẻ em chủ yếu là đè bẹp ý chí của trẻ em để biến chúng trở thành những người lao động tốt. Một trẻ ngoan là phải biết nghe lời, là phải biết kìm lại mong muốn vui chơi và khám phá của mình để làm theo lệnh của các ông chủ với lòng kính trọng. Thật may là kiểu giáo dục đó không thành công hoàn toàn. Bản năng vui chơi và khám phá của con người lớn đến mức nó không bao giờ bị tước đoạt hoàn toàn khỏi một đứa trẻ. Nhưng chắc chắn là triết lý giáo dục trong suốt thời kì đó trái ngược hoàn toàn với triết lý đã tồn tại hàng trăm ngàn năm của những người săn bắt hái lượm thời kì trước.
Vì nhiều lý do, một số mang tính chất tôn giáo, một số mang tính chất thế tục, ý tưởng về một nền giáo dục phổ thông bắt buộc xuất hiện và dần lan rộng. Giáo dục được hiểu là sự ghi nhớ và học thuộc lòng.
Khi nền công nghiệp ngày càng tiến bộ và trở nên tự động hoá, ở một số nơi trên thế giới nhu cầu về lao động trẻ em giảm xuống. Ý tưởng cho rằng tuổi thơ là thời kỳ học tập và trường học là nơi trẻ em đến để được giáo dục được lan truyền rộng khắp. Từ đầu thế kỉ 16 đến thế kỉ 19, ý tưởng về giáo dục phổ thông công lập bắt buộc được phát triển ở châu Âu. Ý tưởng này có rất nhiều người ủng hộ, ai cũng có những suy nghĩ riêng về việc bọn trẻ nên được dạy những bài học nào.
Động lực lớn thúc đẩy giáo dục phổ thông đến từ đạo Tin lành. Martin Luther tuyên bố rằng sự cứu vớt linh hồn tuỳ thuộc vào việc đọc Kinh Thánh của mỗi người. Hệ quả là mỗi người phải học đọc và phải biết rằng trong Kinh Thánh có những chân lý tuyệt đối và rằng sự cứu vớt linh hồn tuỳ thuộc vào việc mỗi người có hiểu được những chân lý này hay không. Luther và những người lãnh đạo khác của phong trào cải cách tôn giáo đề xướng rằng giáo dục công lập là nghĩa vụ Thiên Chúa Giáo để có thể cứu rỗi các linh hồn khỏi bị tội đày địa ngục vĩnh viễn. Vào cuối thể kỉ 17, nước Đức là nước đi đầu trong sự phát triển giáo dục trường lớp, đưa ra luật bắt buộc tất cả trẻ em phải đến trường; nhưng các trường học được tổ chức và quản lý bởi các nhà thờ dòng Luther chứ không phải bởi chính quyền.  
Ở Mỹ vào giữa thế kỉ 17, Massachusetts là thuộc địa đầu tiên chỉ thị giáo dục trường lớp, mục đích được tuyên bố rõ ràng là để biến trẻ em thành những người theo Thanh giáo. Bắt đầu vào năm 1690, trẻ em ở Massachusetts và các thuộc địa lân cận học đọc từ quyển New England Primer, được biết đến là “quyển Kinh thánh nhỏ của New England”. Quyển sách này bao gồm những bài vần điệu ngắn để giúp trẻ học bảng chữ cái. Quyển Primer cũng có nhiều bài học được viết ra để dạy trẻ em biết sợ Chúa trời và phải có nghĩa vụ với ông bà cha mẹ.
Các chủ doanh nghiệp thì thấy rằng trường lớp là nơi đào tạo ra những công nhân tốt cho nhà máy của họ. Với họ, bài học quan trọng nhất là tính đúng giờ, biết làm theo chỉ dẫn, chịu đựng làm những việc tẻ nhạt trong nhiều giờ, khả năng đọc và viết ở mức hạn chế tối thiểu. Họ cho rằng, các môn học được dạy ở trường càng buồn tẻ càng tốt.
Khi các quốc gia hình thành rõ nét, các nhà lãnh đạo các quốc gia thấy rằng trường lớp là nơi đào tạo ta những người yêu nước và các chiến binh tương lai. Với họ, bài học quan trọng nhất là vinh quang tổ quốc, những thành tựu kì vĩ và đức hạnh cao cả của những người sáng lập và lãnh đạo đất nước, và sự cần thiết phải bảo về tổ quốc trước những thế lực xấu xa.
Cũng cần thêm vào đây những nhà cải cách thực sự quan tâm đến trẻ em, thông điệp của họ có thể khiến chúng ta thấy đồng cảm. Đây là những người cho rằng trường lớp là nơi bảo vệ trẻ em trước những thế lực xấu ngoài xã hội và là nơi cung cấp cho trẻ em những bài học cần thiết về mặt đạo đức cũng như kiến thức để phát triển thành những người trưởng thành có năng lực. Nhưng cả những người này cũng có nhưng ý tưởng riêng về những bài học mà trẻ em cần phải học. Họ cho rằng trẻ em nên học những bài học đạo đức và các môn học như tiếng La-tinh và toán học, các môn này sẽ khiến trí não của chúng hoạt động và biến chúng thành những học giả.
Thế là, mỗi nhóm người có liên quan đến việc sáng lập và ủng hộ trường lớp đều có những cái nhìn rõ ràng về bài học mà trẻ em cần học. Sự thật là, chẳng có ai tin rằng nếu trẻ em được tự do, kể cả khi ở trong một môi trường thuận lợi, thì chúng sẽ học được chính xác những gì mà họ (những người lớn) cho là thật sự quan trọng. Tất cả đều cho rằng trường học là nơi khắc vào tâm trí trẻ em một số chân lý và cách tư duy nhất định. Kể cả thời đó lẫn hiện tại, phương pháp khắc ghi duy nhất mà ta biết là bắt buộc lặp đi lặp lại nhiều lần và kiểm tra những điều đó xem đã được ghi nhớ chưa.
Khi trường lớp phát triển, người ta bắt đầu cho rằng việc học là công việc của trẻ em. Các phương pháp bạo lực đã từng được sử dụng để bắt trẻ em làm việc ngoài đồng và trong các nhà máy trước kia được chuyển vào trong các lớp học.
Sự lặp đi lặp lại và học thuộc lòng các bài học là một công việc chán ngắt với trẻ em, bởi bản năng của chúng là vui chơi tự do và tự khám phá thế giới. Trẻ em đã không dễ dàng thích nghi với việc lao động ngoài đồng và trong các nhà máy trước kia, chúng cũng không thích nghi dễ dàng gì với việc đến trường. Thế là không ngạc nhiên gì, người lớn lại can thiệp. Đến thời điểm lịch sử này, ý tưởng rằng ý chí của trẻ em cũng có giá trị hoàn toàn bị quên lãng. Tất cả mọi người đều nghiễm nhiên cho rằng để bắt trẻ con học thì ý chí của chúng phải bị bẻ gãy. Nhiều kiểu hình phạt được cho là đương nhiên trong tiến trình giáo dục. Ở một số trường trẻ em được cho phép vui chơi vào những thời điểm nhất định, để các em bớt căng thẳng; nhưng chơi không được coi là một cách học tập. Trong lớp học, vui chơi là kẻ thù của học tập.
Một thái độ nổi bật trong thế kỉ 18 của lãnh đạo các trường về sự vui chơi được phán ánh trong quyển quy tắc của John Wesley dành cho các trường mang tên ông, trong đó có đoạn: “Chúng ta không có ngày vui chơi, và chúng ta cũng không cho phép vui chơi vào bất kì thời gian nào vào bất kì ngày nào; bởi vì ai khi còn nhỏ mà chơi thì lớn lên cũng sẽ thế.”
Những phương pháp tàn bạo mà trước đây được dùng để bắt trẻ em làm việc ngoài đồng và trong các nhà máy được đưa vào sử dụng trong trường để bắt chúng học. Một số giáo viên thực sự thích thú với những trò tàn ác. Một giáo viên ở Đức giữ một bản ghi chép những chiêu trừng phạt học sinh trong suốt 51 năm dạy học, trong đó có: 911.527 lần đánh bằng roi, 124.010 lần đánh bằng gậy, 20.989 lần đánh bằng thước kẻ, 136.715 lần đánh bằng tay, 10.235 lần đánh vào miệng, 7.905 lần đấm vào tai, và 1.118.800 lần đánh vào đầu. Rõ ràng là người giáo viên này rất tự hào về sự nghiệp giáo dục của mình.
Trong cuốn tiểu sử của mình, John Bernard, một mục sư ở Massachusetts ở thế kỉ 18, đã miêu tả một cách đồng tình về việc khi còn nhỏ ông ta đã bị thầy giáo đánh ra sao. Ông ta bị đánh vì mong muốn được vui chơi không cưỡng lại được của mình, ông ta bị đánh khi không học được điều gì đó, ông ta bị đánh cả khi bạn cùng lớp không thể học được. Vì là một cậu bé thông mình, ông ta được giao trách nhiệm giúp các bạn học, và khi chúng không thể thuộc lòng một bài học thì ông ta bị đánh. Điều duy nhất khiến ông phàn nàn là có lần có một bạn cùng lớp cố tình làm lẫn lỗn các bài học để thấy ông ta bị đánh. Ông ta đã giải quyết vấn đề đó bằng cách đánh người bạn đó một trận sau giờ học và doạ sẽ đánh tiếp nữa trong tương lai.
Hiện tại các phương pháp giáo dục được áp dụng ở trường học không còn tàn nhẫn nữa, nhưng những lý thuyết cơ bản vẫn chưa thay đổi. Việc học vẫn được coi là công việc của trẻ em, và người lớn vẫn áp dụng bạo lực để ép trẻ em học.
Vào thế kỉ 19 và 20, hệ thống trường công lập tiến dần đến cái mà hiện nay chúng ta gọi là trường lớp tiêu chuẩn. Các phương pháp kỉ luật trở nên nhân đạo hơn, các bài học mang tính thế tục hơn; chương trình học được mở rộng bao gồm một danh sách các môn học càng ngày càng nhiều; và thời gian bắt buộc đến trường mỗi ngày và mỗi năm cũng tăng dần. Trường học dần thay thế công việc ngoài đồng, công việc ở các nhà máy và cả việc nhà, nó trở thành công việc chính của trẻ em. Người lớn thì làm việc 8 giờ mỗi ngày ở công sở, còn trẻ em thì học ở trường mỗi ngày 6 giờ (ở Mỹ), cộng thêm vài giờ làm bài tập ở nhà, và vài giờ học thêm ngoài trường học. Càng ngày cuộc sống của trẻ em càng được định nghĩa và định hình bởi chương trình học ở trường. Hiện nay trẻ em được đồng nhất dựa trên bậc học phổ thông của chúng, cũng tương tự như cách người lớn được đồng nhất dựa trên công việc hay sự nghiệp.
Giờ đậy trường lớp không khắt khe như xưa, nhưng vài tiền đề nhất định về bản chất của việc học vẫn không thay đổi: học là phải vất vả; nó là điều trẻ em phải bị ép thì mới làm, trẻ em không thể tự học được điều gì nếu được tự do hoạt động. Các bài học cụ thể mà trẻ em phải học phải được quyết định bởi các nhà giáo dục chuyên nghiệp chứ không phải do trẻ tự quyết. Bởi vậy giáo dục hiện nay vẫn, hơn bao giờ hết, chỉ là việc ghi nhớ và thuộc lòng.
Các nhà giáo dục khéo léo thì dùng “vui chơi” như một công cụ để trẻ em cảm thấy thích thú với vài bài học, và chúng được phép chơi tự do vào giờ giải lao (mặc dù thời gian giải lao ngày càng giảm), nhưng việc trẻ em tự do vui chơi vẫn được mặc định là không thích hợp cho giáo dục. Những đứa trẻ mà mong muốn vui chơi quá mãnh liệt đến mức không thể ngồi yên không bị đánh nữa, thay vào đó chúng được gửi đến bác sĩ để điều trị bằng thuốc.
Giờ đây trường học là nơi trẻ em được học về một sự phân định mà những người săn bắt hái lượm chưa bao giờ biết đến, đó là sự phân định giữa công việc và vui chơi. Thầy cô giáo luôn nói với học sinh: “phải làm xong bài tập rồi mới được chơi”. Thông điệp này chỉ ra là sự học tập ở trường là một công việc mà dù không muốn làm trẻ vẫn phải làm; và rằng vui chơi là điều ai cũng muốn thì chẳng có giá trị gì mấy. Có lẽ đây là bài học quan trọng hàng đầu về phương pháp giáo dục trường lớp của chúng ta. Cả khi trẻ em không học được điều gì ở trường, chắc chắn chúng vẫn hiểu được sự khác nhau giữa công việc và vui chơi và rằng học tập là công việc, không phải vui chơi.
(tác giả: GS Peter Gray – Free to Learn)