Monday, November 30, 2009

GD VN trên báo VN: "Trường ĐH đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam: Xây dựng mô hình như thế nào cho phù hợp?"

Xây dựng một trường ĐH đạt đẳng cấp quốc tế là ước mơ của mọi dân tộc. Nhưng ở VN thì nên làm điều đó như thế nào? Đây là một câu hỏi không dễ có câu trả lời được mọi người VN đồng tình, nhưng lại là một câu hỏi rất dễ trả lời với sự nhất trí cao đối với những nơi đã trải qua con đường này một cách thành công.

Cách làm của Bộ Giáo dục như bài viết dưới này đã nêu (lâu rồi) cho thấy hình như chúng ta vẫn cố gắng làm sao để xây dựng một ĐH đẳng cấp quốc tế theo cách VN. Tức lại là một cuộc thí nghiệm. Thí nghiệm trên con người, và con người của cả một dân tộc?

Xin lưu bài viết lại đây để khi có dịp sẽ trở lại vấn đề này, nhằm góp ý cho Bộ có được một giải pháp tốt nhất.

--

Trường ĐH đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam: Xây dựng mô hình như thế nào cho phù hợp? (16/09/2009)
Nguồn: http://www.baovanhoa.vn/giaoduc/20216.vho


Các trường ĐH đẳng cấp quốc tế thường xuyên thu hút sự quan tâm của bạn trẻ
(VH)- Hội thảo giữa kỳ “Xây dựng trường ĐH đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam - cơ hội và thách thức” do Bộ GD&ĐT phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam tổ chức vừa diễn ra tại TP Đà Nẵng.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, cần phải có những giải pháp cho toàn bộ hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) để có thể tập trung cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Tính đến hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có trường ĐH nào được xếp hạng trong top 500 trường hàng đầu châu Á. Trong khi đó về tổng thể, các trường ĐH của Việt Nam có 5 điểm yếu: Lạc hậu về chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo; lạc hậu và thiếu thốn về cơ sở vật chất, đặc biệt là các phòng thí nghiệm; lạc hậu về phương pháp quản lý; yếu kém về trình độ và năng lực của đội ngũ giảng viên; thiếu gắn kết với thực tế khi đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Nguyên nhân sâu xa của các yếu kém này là sự thiếu đầu tư ở mức cần thiết của Nhà nước; thiếu cơ chế quản lý các trường ĐH, cơ chế quản trị, quản lý trường một cách phù hợp; chưa có kế hoạch dài hạn để cung cấp dài hạn nguồn lực; chưa có kế hoạch quốc gia đối với vấn đề mở rộng đất đai dành cho các trường ĐH...

Mặc dù, thời gian qua, VN đã chọn ra 15 trường ĐH/150 trường ĐH của hệ thống GDĐH để xây dựng thành trường ĐH trọng điểm. Song đến nay, vẫn chưa có trường ĐH nào được xếp hạng trong tốp 500 trường hàng đầu ở châu Á. Trong khi đó, mục tiêu phấn đấu của VN trong 15 năm tới là cố gắng có trường ĐH đứng trong 200 trường ĐH nổi tiếng thế giới...

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, tính tự chủ của trường ĐH đẳng cấp quốc tế chính là lý do giải thích tại sao đây là trường ĐH mô hình mới. Theo đó, trường có quyền tự chủ cao về các hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. Cùng với quyền tự quyết là tính tự chịu trách nhiệm, trách nhiệm giải trình, trách nhiệm xã hội và tính minh bạch trong hoạt động của trường ĐH đẳng cấp quốc tế. Với việc xây dựng trường ĐH đẳng cấp quốc tế, VN kỳ vọng sẽ hình thành một môi trường nghiên cứu và học thuật tốt để trong thời gian khoảng 5-10 năm đến, có thể thu hút số SV, nghiên cứu sinh VN đang ở nước ngoài có thể quay trở về làm việc trong nước...

Trong khi đó, bình quân mỗi năm, Chính phủ VN gửi khoảng 1.200 SV ra nước ngoài học tập và số SV du học tự túc từ nguồn chi trả của gia đình khoảng 10.000. Nếu VN xây dựng thành công trường ĐH đẳng cấp quốc tế sẽ thu hút được số SV này vào học. Chi phí này sẽ dùng chi trả cho các trường ĐH đẳng cấp quốc tế tại VN, thay vì chuyển ra nước ngoài. Đây cũng là một trong những cơ sở để VN xây dựng trường ĐH đẳng cấp quốc tế chi phí thấp.

Phó Thủ tướng khẳng định, sẽ không có sự mâu thuẫn nào giữa cải cách giáo dục ĐH với sự thiết lập trường ĐH mô hình mới. Khi hệ thống thí điểm này có hiệu quả, Bộ GD&ĐT sẽ áp dụng những thành công cho toàn bộ hệ thống giáo dục. Rõ ràng là không thể mong đợi các trường ĐH ở Việt Nam có cùng chất lượng đào tạo như nhau, nhưng 4 trường ĐH đẳng cấp quốc tế phải là trường ĐH hàng đầu, có chức năng hỗ trợ cho các trường ĐH khác.

Tại hội thảo, vấn đề được các đại biểu tham dự tập trung thảo luận là cần xây dựng mô hình trường ĐH đẳng cấp quốc tế như thế nào để phù hợp với điều kiện của VN, và làm sao phấn đấu để đến năm 2025, VN có được trường ĐH đứng trong tốp 200 trường ĐH dẫn đầu trên thế giới. Các đại biểu cũng phân tích, khẳng định sự ra đời của bốn trường ĐH trình độ quốc tế ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ là cần thiết, sẽ góp phần tạo vị thế cho nền giáo dục ĐH Việt Nam trên thế giới trong giai đoạn hiện nay.

Dự kiến lộ trình cho hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam

Từ 2009-2020 cả nước sẽ có 5 trường ĐH quốc tế (với sự tham gia của 5 quốc gia) và 100 trường đại học thành viên cùng 20 trường đại học mạnh; sau năm 2025: Việt Nam có 5 trường ĐH đẳng cấp quốc tế (thứ hạng từ 200-400, trong đó có ít nhất một trường lọt vào top 200 trường đại học hàng đầu thế giới) cùng 20 trường đại học mạnh và khá so với quốc tế. Mục tiêu hàng đầu trong việc xây dựng các trường đại học trình độ quốc tế là nhằm cung cấp nhân lực phục vụ việc phát triển đất nước trong nửa đầu thế kỷ XXI, đồng thời tạo cơ sở thực tiễn để đổi mới quản lý hệ thống đại học Việt Nam...



Linh Thy

Sunday, November 29, 2009

GD VN trên báo nước ngoài: "Sinh viên đánh giá giảng viên chỉ phí công"?

Trong số báo tuần trước, ngày 22/11, trang Tin giáo dục thế giới (University World News, viết tắt là UWN), địa chỉ có sẵn trong mục My Blog List trên trang này, có một mẩu tin về VN trích tuyên bố của PTT, Bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân, về việc từ năm học 2009-2010 mọi trường đại học của Việt Nam sẽ thực hiện cho sinh viên đánh giá giảng viên như một biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Thì ngay trong số báo tuần này (đây là tờ tuần báo, mỗi tuần ra một số), có một mẩu tin phản hồi của một giảng viên người Ấn Độ, tự giới thiệu là đã giảng dạy ở ĐH Quốc tế thuộc ĐHQG-HCM trong năm học 2006-2007, cho rằng việc cho sinh viên đánh giá giảng viên tại VN là một việc làm "chỉ phí công", vì "sinh viên chưa đủ trưởng thành", "giảng viên thì trình độ dưới chuẩn còn lương thì cực kỳ thấp"! Còn nữa: "đánh giá chất lượng không thể tồn tại trong một hệ thống khiếm khuyết", và "sẽ là một việc làm vô ích"!

Đọc xong, không thể không đau lòng, vì ... nó đúng quá! Điều đáng nói ở đây là người phát biểu không phải là giảng viên Anh, Mỹ, Úc, hay Châu Âu gì, mà chỉ là một người Ấn Độ. Và tự hỏi, PA ta có nên làm việc trong lãnh vực đánh giá chất lượng nữa hay không, hay tốt nhất hãy làm một giảng viên bình thường, vì như thế còn có thể trực tiếp đóng góp - dù vô cùng nhỏ - vào chất lượng giáo dục của VN?

Quay trở lại bài viết. Giải pháp mà bài viết đưa ra, rất hiển nhiên, nhưng chắc chắn sẽ không làm được trong cơ chế thiếu tự chủ hiện nay của các trường công lập, là: "giảng viên phải có trình độ, còn hệ thống thì phải giữ được họ bằng một đồng lương xứng đáng". Đơn giản chỉ có thế thôi!

Xin đọc nguyên văn tiếng Anh bên dưới (những phần bôi đậm là do tác giả trang blog này thêm vào để nhấn mạnh), hoặc tại đây.


---


VIETNAM: Students assessment of lecturers a waste!

29 November 2009
Issue: 103

From Professor TK Raja

It is an exaggeration to say there is large scale academic fraud in Vietnamese universities. There may be some isolated incidents of minor frauds which should be ignored but these problems are rampant in all developed countries as well.

I had an opportunity to work as a visiting professor in the school of biotechnology at the International University, a constituent university under the Vietnam National University in Ho Chi Minh City in 2006-07. I have observed closely the higher education system there.

I agree that Vietnam's higher education should be regulated by the government for the benefit of the country's socialist development. There are hundreds of private universities in Vietnam and some are of foreign origin. These should be closely monitored and regulated regarding fee structure and the quality of the programmes they offer.

The government should not be in a hurry to implement the system of "students assessing lecturers" since they are not sufficiently mature. And the majority of their lecturers are under-qualified and their salaries are abysmally low. For a system to succeed, lecturers should be well-qualified and the system should retain them paying attractive salary. Assessment of quality will not survive in a deficient system. And it will be a wasteful exercise too.

* Professor TK Raja lectures in biotechnology at the PSG College of Technology, Coimbatore in Tamil Nadu, India.

Nguồn: http://www.universityworldnews.com/article.php?story=20091127122117753

Bài đáng đọc: "Thiệt thòi của thanh niên Việt Nam khi hội nhập với thế giới"

Thiệt thòi của thanh niên Việt Nam khi hội nhập với thế giới
VietNamNet

(Nguồn: http://www.vhgd.org/diendan/index.php?act=ST&f=24&t=502)

“Không có tấm bằng tốt nghiệp ĐH được công nhận trên phạm vi toàn cầu là thiệt thòi của thanh niên Việt Nam khi hội nhập với thế giới. Nhưng thiếu đi tấm “hộ chiếu” đó, những người Việt trẻ vẫn hoàn toàn có thể trau dồi, rèn luyện và tích luỹ kiến thức, kỹ năng, hình thành thái độ để trở thành những công dân toàn cầu “made in Việt Nam”“. TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã chia sẻ như vậy.

Ông nói: “Thực ra, công dân toàn cầu chỉ là một cách nói thôi. Nói đến công dân là nói đến người chủ thì nó phải có một thiết chế toàn cầu hoặc chính phủ toàn cầu, để công dân bầu lên và tác động tới chính phủ đó. Với nghĩa đó thì thế giới mới đang trong quá trình hình thành các thiết chế toàn cầu”.
TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

6 phẩm chất để vượt khỏi “luỹ tre làng”

- Nhưng nếu hiểu theo cách phổ thông thì theo ông, một công dân toàn cầu cần có những phẩm chất gì?

Trước hết, công dân toàn cầu phải có tư duy và tầm nhìn toàn cầu. Phải hiểu được thế giới, thấy được đâu là những vấn đề của nhân loại, đâu là cơ hội, đâu là rủi ro.

Con ếch ngồi dưới đáy giếng thì thế giới chỉ là trong cái giếng và vũ trụ chỉ là vành tròn trên miệng giếng. Cũng như nếu anh ở Việt Nam thì chỉ thấy được luỹ tre thôi. Có thể anh là “dân quê sung sướng” nhưng cũng chỉ trong phạm vi đó.

Nếu có tầm tư duy toàn cầu, anh hiểu được rằng nếu học nghề này, mình có thể làm việc được ở Pháp, ở Anh, ở Đức…

Phẩm chất thứ hai, và cũng là hệ quả của cái thứ nhất là phải có một tư duy và cái nhìn rất mở để chấp nhận và tôn trọng những khác biệt trên thế giới.

Thứ ba là phải cảm nhận và chia sẻ trách nhiệm với những vấn đề lớn chung của toàn cầu như trái đất nóng lên, khủng bố, khan hiếm lương thực…

Bên cạnh đó, người công dân toàn cầu phải làm chủ được công cụ để tiếp cận thế giới ảo, để chỉ cần qua con chuột và bàn phím mà biết cả thế giới.

Có hai công cụ quan trọng không thể thiếu: Thứ nhất là công nghệ thông tin và truyền thông, mà đặc biệt là internet. Thứ hai là tiếng Anh vì có những vấn đề toàn cầu xuất hiện bằng tiếng Anh trước, nếu không biết tiếng Anh thì không tiếp cận được.

Một yếu tố quan trọng làm nên công dân toàn cầu là nền tảng tri thức và học thuật được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu. Học ĐH ở Việt Nam sang Mỹ không làm việc được thì rất khó thành công dân toàn cầu. Ngược lại, nếu anh có bằng tốt nghiệp từ những trường ĐH có tên tuổi thì gần như đã sở hữu tấm hộ chiếu toàn cầu.

Vì thế, muốn cho càng nhiều người VN trở thành công dân toàn cầu thì phải có nền giáo dục được chấp nhận trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, cũng có những bạn trẻ Việt Nam học ĐH trong nước, có đủ phẩm chất cần thiết thì vẫn được các công ty, tập đoàn nước ngoài tuyển dụng và đào tạo thêm. Khi tạo danh tiếng trong công ty thì làm việc ở đâu cũng được. Như vậy họ có thể thành công dân toàn cầu nhưng phải đi đường vòng.

Cuối cùng, người công dân toàn cầu phải hiểu được toàn cầu hoá không loại bỏ bản sắc riêng. Anh làm toàn cầu trở nên phong phú hơn khi anh đưa bản sắc của dân tộc anh vào. Một người công dân toàn cầu thực sự sẽ bổ sung giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mình vào nền văn hoá chung toàn cầu. Công dân toàn cầu và công dân Việt không loại trừ nhau.

- Theo đánh giá của ông, hiện nay xét trên mặt bằng chung, trình độ của thanh niên Việt Nam đã đạt được mức độ toàn cầu chưa?

Đây là một câu hỏi tương đối khó trả lời. Vì phải có định lượng, không có công cụ để nghiên cứu. Nhưng cứ lấy ví dụ: trong 6000, 7000 người dự tuyển vào hãng Intel, người ta chỉ chọn được vài chục người theo yêu cầu của họ.

Như vậy,có thể nói số lượng công dân toàn cầu đạt được phẩm chất quốc tế rất khiêm tốn. Đó là bức tranh rất đáng băn khoăn về công dân toàn cầu của Việt Nam.

Thiếu hộ chiếu toàn cầu: có lỗi của người trẻ

- Bằng tốt nghiệp các trường ĐH ở Việt Nam vẫn chưa được quốc tế công nhận trên phạm vi thế giới. Như ông đã nói, điều này đồng nghĩa với việc giới trẻ Việt thiệt thòi vì thiếu đi tấm hộ chiếu toàn cầu. Nhưng đó đâu phải lỗi của những người trẻ?

Thực chất thì không hoàn toàn là lỗi của những người trẻ nhưng cần nhìn nhận từ cả 2 phía.

Cũng như người ta nói rằng: “Một dân tộc sẽ có những lãnh tụ như dân tộc đó xứng đáng được có”. Một nửa vấn đề ở lãnh tụ, một nửa vấn đề ở người dân. Dân đòi hỏi, dân có kỹ năng thực hành dân chủ thì người lãnh đạo phải giỏi.

Còn người học biết đòi hỏi, biết mình muốn gì, có những yêu cầu xác đáng với việc dạy chứ không phải bưng ra gì thì học đấy và tìm mọi cách lấy lòng thầy để được điểm theo kiểu “văn hay nhờ tay thầy chấm”. Trong trường hợp như vậy thì hệ thống không có sức ép để thay đổi.

Ở Mỹ, HS được đăng ký thầy dạy nên nếu thầy dạy lơ mơ thì chẳng học trò nào theo học. Ở Việt Nam cũng có một số trường áp dụng hình thức “trò đánh giá thầy”. Học trò cần đánh giá trung thực, công bằng.

Như vậy có lỗi của nền giáo dục, nhưng không nên nói là SV hoàn toàn không có lỗi gì. Tất nhiên, trong hệ thống này thì phần lỗi của SV ít hơn.

- Vậy ông có lời khuyên cho thanh niên Việt Nam để “sửa lỗi” này?

Trước tiên phải nhớ rằng học là quá trình hai chiều, một nửa do người dạy, một nửa do người học. Có một số điều mà SV có thể tự trau dồi để trở nên hữu ích trong quá trình hội nhập.

Thứ nhất phải học thật. Đừng học vì điểm mà học để có kỹ năng và trở nên thông tuệ. Học để có kiến thức chỉ là việc rất nhỏ. Học để có kỹ năng thu thập kiến thức là khó hơn. Học để có kỹ năng sáng tạo là quan trọng hơn nữa và học để có kỹ năng xử lý các vấn đề của cuộc sống.

Học để được điểm cao thì có thể trùng với học thật một chút. Nhưng nếu thiết kế hệ thống không chuẩn, đa số nó chẳng có ích cho cuộc sống bao nhiêu. Mà bạn chỉ có chừng ấy thời gian, tâm lực và trí lực, phải xác lập ưu tiên trong việc học để học cái gì hữu ích.

Tiếp theo nữa là phải học cách học và học cách hợp tác, làm việc theo đội (teamwork).

Cũng cần phải học tiếng Anh để có thêm công cụ, không phải chỉ để giao tiếp bình thường và chìa khoá mở tri thức mà còn là công cụ để tư duy.

Một lời khuyên không phải mới mẻ mà tôi chỉ lặp lại của ông trùm Microsoft Bill Gates là kỹ năng đọc rất quan trọng. Tri thức nằm ở sách vở. Nhưng phải có kỹ năng đọc.

Nếu bạn đọc sai lĩnh vực thì sẽ chẳng thu nhận được gì. Đọc để giải trí khác với đọc để tìm thông tin, đọc để suy ngẫm.

- Còn trách nhiệm, tư duy và tầm nhìn toàn cầu, liệu người Việt trẻ có thể rèn luyện để hình thành được không?

Những điều này đều xuất phát từ nhận thức. Nếu anh có kiến thức cơ bản về các quy luật tự nhiên và xã hội thì anh sẽ thấy những quy luật đấy gắn kết thế giới lại với nhau.

Nhận thức và tri thức là cơ sở hình thành tầm nhìn toàn cầu. Ví dụ nếu biết việc chạy đến nơi nào có giá lao động rẻ hơn, hàng chảy về nơi nào có giá mua đắt hơn nghĩa là đã có cái nhìn toàn cầu.

Khi có kiến thức thì sẽ hiểu được chuyển động của các quy luật toàn cầu. Ví dụ quy luật của cung-cầu. Chỉ cần khan hiếm thực phẩm là giá tăng. Khan hiếm là do nhiều nơi thấy phát triển công nghiệp có lợi hơn nên bỏ nông nghiệp, do sai lầm đường lối chính sách, thiên tai…

Bên cạnh đó, cần hình thành thói quen giao lưu. Giao lưu ảnh hưởng tới cách suy nghĩ và giao tiếp. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều người nước ngoài nên cơ hội giao lưu không thiếu. Qua internet cũng có thể giao tiếp với họ.

Cũng cần có tầm văn hóa rộng, phải tìm hiểu văn hóa nhiều thì mới có được tầm nhìn toàn cầu.

Nhưng nguyên tắc là tư duy toàn cầu, hành động địa phương.

Người Việt thoải mái co cụm trong không gian của mình

- Giới trẻ là đối tượng rất dễ tiếp thu cái mới nhưng đôi khi không có khả năng chắt lọc. Họ hấp thụ ồ ạt văn hoá nước ngoài và xa dần các giá trị truyền thống. Nhiều người lo ngại rằng, với tốc độ toàn cầu hoá nhanh như hiện nay, trong vòng vài chục năm tới, ta sẽ có nguy cơ mất bản sắc văn hóa. Ông có nghĩ vậy không?

Gần như có một quy luật tự nhiên là có những lứa tuổi thích khám phá cái mới nhưng tuổi càng đằm, càng trở về với cội nguồn. Cũng có những bạn còn trẻ đã thích các giá trị văn hóa truyền thống nhưng không nhiều.

Văn hóa càng cao càng có xu hướng kết hợp hài hòa giữa tinh hoa thế giới và giá trị truyền thống.

Văn hóa càng thấp càng có xu hướng chạy theo những được cho là mốt dù ngay bản thân mình cũng không thích.

Thử nhìn các nước châu Âu là nơi nhất thể hóa gần như không có biên giới, tiêu chung một đồng tiền nhưng người Đức và người Bỉ không bị lẫn vào nhau, người Hà Lan vẫn giữ được bản sắc của mình. Các dân tộc không hề bị xóa nhòa.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy không có chuyện bị xóa bản sắc trong hội nhập.

- Thế giới hiện nay tồn tại 2 khái niệm: “Sốc văn hóa” và “sốc văn hóa ngược”. Theo ông, liệu công dân toàn cầu có rơi vào những trạng thái sốc này không?

Sốc văn hóa cũng như sốc thuốc thôi. Sốc là cảm giác tự vệ. Anh không thích nghi được với giá trị mới và muốn yên ổn trong cơ chế cũ nên thấy lạc lõng trong thế giới mới thì anh phản ứng chống lại. Đó là phản ứng tự nhiên của con người.

Khi anh trong môi trường hoàn toàn đóng, bước sang một môi trường hoàn toàn mới thì dễ bị sốc. Nếu anh đã là công dân toàn cầu và có bước chuẩn bị thì sốc vừa phải.

Sốc văn hóa ngược là anh đánh giá lại nền văn hóa của đất nước từ tầm nhìn và kinh nghiệm ở nước ngoài và thấy có nhiều mặt hạn chế trong so sánh nên nhiều khi thấy buồn.

Nếu anh đưa kiến thức hiểu biết nước ngoài về làm việc được ở Việt Nam thì cái sốc đó sẽ qua đi rất nhanh. Trừ trường hợp những thứ anh học ở nước ngoài chẳng sử dụng gì trong đất nước, những kỹ năng học ở nước ngoài trở thành “kỹ năng giết rồng” thì sốc sẽ kéo dài, kết hợp với nhiều cảm xúc khác.

- Đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người trên toàn thế giới, ông có ấn tượng đặc biệt nào về khả năng thích ứng toàn cầu của thanh niên nước ngoài không?

Khả năng thích nghi của thanh niên ở một số nước tốt hơn một số nước khác. Có hai yếu tố hình thành nên sự khác biệt này.

Thứ nhất là tại gia đình, con cái được dạy dỗ để có tính tự lập từ rất nhỏ. Một đứa trẻ biết đi thì người phương Tây không bao giờ bế nữa.

Nếu đứa bé Việt Nam bị ngã thì bố mẹ sẽ đánh đất vì “cái đất này làm con ngã” nhưng người phương Tây sẽ bảo: “Con đi không cẩn thận thì ngã, lỗi ở con, tại sao còn khóc?” Đây là sự khác biệt rất cơ bản.

Con người nhận trách nhiệm về phía mình. Còn ở Việt Nam thì từ bé đã được dạy cách đổ lỗi cho người khác, khi lớn lên đổ lỗi cho tập thể, cho cơ chế.

Thứ hai là người phương Tây rất thích khám phá. Người Việt cũng chẳng hiểu người dân tộc ở Sapa sinh sống thế nào bằng dân du lịch ba lô. Họ thuê xe mô tô đi khắp ngõ ngách.

Họ thích những kinh nghiệm mới, cảm giác mới nên đối với họ, hội nhập dễ hơn. Còn người Việt mình thì rất thoải mái co cụm trong không gian của mình.

- Đến khi lớn lên, thanh niên phương Tây lại được hưởng thụ nền giáo dục hiện đại…

Khi lớn lên họ lại được hưởng nền giáo dục tốt, không biến HS thành cái hũ để nhồi nhét kiến thức. Học thì chẳng bao giờ hết sách của “thánh hiền”, quan trọng là khi có vấn đề thì phải “sáng lên”, cố gắng tạo ra tri thức mới.

Vẫn có cơ hội cho “nông dân toàn cầu”

- Trong thời hội nhập, ông nghĩ rằng thanh niên nông thôn có nhiều cơ hội trở thành công dân toàn cầu không?

Điều này phụ thuộc vào nền giáo dục mà thanh niên nông thôn được tiếp cận. Nếu được tiếp cận giáo dục bình đẳng thì cơ hội của thanh niên nông thôn nhiều hơn.

Bản thân người thanh niên phải đeo bám học tập thật đến cùng. Cố gắng đến mức cùng cực để theo đuổi việc học tập. Có thể đi làm thêm, vay tiền để được đi học. Nếu dừng học là cơ hội sẽ đóng lại.

Nhà nước nên có một quỹ nhiều hơn để cho thanh niên nông thôn vay. Cho vay thì tốt hơn cho không vì cho vay sẽ có động lực học tốt để làm được việc có tiền trả.

Thứ hai là cần học suốt đời. Không phải ra khỏi trường ĐH không học nữa. Bill Gates chỉ học ĐH có 2 năm nhưng sau đó tiếp tục học trong quá trình làm việc.

Còn người thanh niên nông thôn dù nuôi tôm thì cũng phải học tiếp nghề nuôi tôm. Học kiến thức qua sách vở, qua những người đi trước, qua kinh nghiệm của chính mình. Không chỉ học mỗi nuôi tôm mà học cách bán tôm, thị trường tôm chuyển động thế nào. Phải học liên tục. Chấm dứt việc học lúc nào thì khả năng thành đạt chấm dứt lúc đó.

Cũng nên nhớ rằng, ở thành phố có nhiều cơ hội hơn chỉ khi anh có kỹ năng và kiến thức cao hơn, nếu không anh chỉ được làm những việc thấp kém.

- Nhưng quá trình phấn đấu trở thành một công dân toàn cầu của họ sẽ khó khăn hơn nhiều so với thanh niên ở thành phố?

Khó khăn hơn nhiều nhưng không phải cái đích bắt buộc phải hướng tới.

Người thanh niên chỉ cần trở thành một người sống tự do, làm chủ được cuộc đời của mình, có điều kiện phát triển tiềm năng và ước mơ của mình. Nếu công dân toàn cầu giúp làm phong phú thêm kinh nghiệm sống của mình thì sẽ là bước phấn đấu tiếp theo.

- Xin cảm ơn ông!

Lan Hương (Thực hiện)

Tản mạn về giáo dục phổ thông tại Việt Nam

Sáng nay, báo Thanh Niên có đăng trên trang 5 bài phóng sự liên quan đến vụ người đàn ông để xác vợ trong nhà 7 năm liền. Càng đọc càng thấy ly kỳ (cái này cần để bán báo!), nhưng đồng thời lại càng buồn về nền giáo dục nước ta. Bởi những việc như thế này chỉ có thể xảy ra ở một đất nước dân trí thấp do một nền giáo dục không hiệu quả.

Cũng trên báo Thanh Niên, ở trang 2 có một mẩu tin, ngắn thôi nhưng đáng chú ý, về Hội thảo khoa học toàn quốc về "Nhà trường VN trong một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc" (xin mở ngoặc, tên hội thảo quá dài và thừa phần sau dấu phẩy, có lẽ được đặt để an toàn vì nghe nó quen quen, giống như khẩu hiệu), nêu ý kiến một số đại biểu là "tính hiện đại trong giáo dục là phải có kiến thức khoa học tính nhân văn, còn tính dân tộc là biết tiếp thu văn hóa thế giới để làm giàu và làm mới văn hóa VN" (tôi không đồng ý với định nghĩa tính dân tộc ở đây, vì một lý do sẽ nói khi có dịp quay lại chủ đề này).

Một ý kiến khác đáng chú ý là "trách nhiệm với cộng đồng và xã hội". Đáng tiếc là trong mẩu tin nhỏ chiếm diện tích chỉ bằng xấp xỉ 1/8 diện tích dành cho bài báo về hài cốt trong pho tượng, không thấy nói đến việc làm thế nào tạo ra được cho học sinh cái "kiến thức khoa học, tinh thần nhân văn, trách nhiệm với cộng đồng và xã hội" đã nêu.

Chợt nghĩ, dường như lâu nay chúng ta tưởng nhầm rằng Việt Nam luôn là nước đầu tiên phải đối diện và tìm câu trả lời cho mọi vấn đề của nhân loại để từ đó tự hào chia sẻ cho toàn thế giới những kinh nghiệm mà nhiều khi người dân Việt Nam phải trả bằng máu! Có thể nói ngay rằng VN không thể, và cũng không cần, luôn luôn là người tiền phong, hay nói chính xác hơn, là chuột thí nghiệm, trong mọi vấn đề như vậy.

Riêng trong lãnh vực giáo dục phổ thông, thì trên toàn thế giới chắc chẳng có quốc gia nào nghi ngờ rằng mục tiêu dạy người (đào tạo con người toàn diện vv như ta hay thấy hô khẩu hiệu) là mục tiêu quan trọng nhất. Và để tạo ra một con người tử tế, văn minh, một công dân có trách nhiệm, hay nói cách khác, "một con người có học", thì giáo dục sức khỏe, giáo dục công dân, giáo dục môi trường, giáo dục đạo đức (không chỉ theo tấm gương đạo đức của Hồ Chủ tịch là đủ, mà còn là của toàn nhân loại), giáo dục thẩm mỹ, hay như tin đáng mừng mới đưa trên báo Tuổi trẻ hôm nay là giáo dục pháp luật, vv, tất cả những điều này là những yếu tố thiết yếu của một nền giáo dục phổ thông thực sự có tính nhân bản và tính xã hội.

Chỉ cần nhìn vào chương trình và sách giáo khoa hiện nay thì có thể nhận ra ngay lập tức rằng giáo dục của chúng ta đang thiếu hẳn các yếu tố này. Vì vậy, để sửa, phải bắt đầu lại từ đầu, bằng cách xác định lại triết lý và mô hình giáo dục của Việt Nam - không phải, và không nên, là một mô hình đặc thù, độc đáo nào cả, mà hãy dùng ngay những mô hình có sẵn, ví dụ mô hình của UNESCO trong tấm hình minh họa trong bài viết này.

Và đúng như ai đó đã nói, giáo dục không phải là việc của riêng ai, hay của riêng Bộ ngành nào, mà là việc của toàn xã hội. Vậy ai có blog dùng blog, ai có mail dùng mail, chúng ta cần phải chung tay để tìm ra giải pháp cứu vãn nền giáo dục yếu kém của Việt Nam, thì mới mong có ngày tạo được một dòng chảy ngược của chất xám Việt Nam trên toàn thế giới về xây dựng tổ quốc, đúng như mong ước của nhà nước khi tổ chức hội nghị Việt kiều chỉ mới đây thôi.

Tôi là một người mơ mộng? If yes, I hope "I am not the only one"!

Saturday, November 28, 2009

Giáo dục sức khỏe trong trường phổ thông - Bài mở đầu


Mấy ngày qua trên các phương tiện truyền thông có ồn ào về tin về một trường hợp khá ly kỳ rùng rợn, đó là một người đàn ông ở Quảng Nam ôm xác vợ trong 7 năm liền.

Quanh việc này đã có khá nhiều ý kiến chuyên môn của các vị trong ngành y như BS Hồ Hải hoặc BS Nguyễn Văn Tuấn (có thể tìm thấy địa chỉ ở mục links trên blog này), ở đây tôi chỉ xin nêu một vấn đề có ít nhiều liên quan đến ngành giáo dục, đó là việc giáo dục sức khỏe trong trường phổ thông. Bởi, theo tin đã nêu, việc ông Lê Vân đem xác vợ về nhà ngủ chung không hề là một việc làm lén lút, mà thật ra theo một bài báo thì "hàng xóm không ai là không biết".

Phản ứng của những người xung quanh ông về việc này ra sao? Trong chính gia đình ông, những người con lớn đã phản đối, thậm chí còn đập phá đồ đạc, khi biết ông mang xác vợ về nhà, còn người hàng xóm gần ông nhất thì đã nói thẳng với ông là sẽ ông đến nhà vì sợ xui xẻo. Những người khác thì xầm xì bàn tán, và những người có trách nhiệm ở địa phương cũng đã vận động, thuyết phục ông không nên làm như vậy. Nhưng tất cả đều đã được bỏ ngoài tai suốt 7 năm qua. Thậm chí, ông còn làm cho cậu con trai út, nay đã học lớp 6, "mặt mũi rất khôi ngô" (theo mô tả trong một bài báo, cũng như theo hình chụp minh họa) nhiễm luôn cái thói quen quái gở của ông, còn bản thân ông thì dường như khá hãnh diện về sự bất thường nhưng được xem là "chung thủy" của mình.

Tôi nghĩ, cũng như nhiều vấn đề xã hội khác của Việt Nam hiện nay, việc này là một dấu chỉ của một nền giáo dục kém hiệu quả, vì không tạo ra được những công dân có trách nhiệm để sống trong một xã hội hiện đại vào thế kỷ 21 này, thế kỷ của tri thức. Thật vậy, nếu một việc tương tự xảy ra ở một nước văn minh, ví dụ như Úc là nước mà tôi có kha khá kinh nghiệm, thì chắc chắn cậu con út của ông ngay từ khi học tiểu học sẽ phải kịch liệt phản đối người cha về hành động kỳ quặc này, và nếu ông không nghe thì thế nào cậu bé cũng sẽ báo với cô giáo để rồi cô giáo và nhà trường sẽ có biện pháp thuyết phục hoặc ép buộc ông đem xác vợ đi chôn, đồng thởi bản thân ông chắc sẽ được sự tư vấn tâm lý của các cán sự xã hội (social worker).

Vậy chương trình giáo dục sức khỏe của các nước tiên tiến ra sao? Trong những bài viết tới tôi sẽ lần lượt nêu các chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh phổ thông ở từng cấp tiểu học, trung học cơ sở, và trung học phổ thông, để thấy rằng có rất nhiều vấn nạn trong xã hội Việt Nam hiện nay, từ các vấn đề y tế công cộng như dịch bệnh, đến các vấn đề xã hội như bạo hành gia đình, lạm dụng tình dục tuổi vị thành niên, kể cả các vấn đề tội phạm như vụ giết chồng của bà Nguyễn Thị Dung mới đây, hoàn toàn có thể giải quyết được ngay từ gốc nếu chúng ta có một nền giáo dục tốt hơn, vì mục tiêu phát triển của con người như một cá nhân có hiểu biết về các vấn đề cá nhân, có ý thức công dân và có trách nhiệm xã hội tốt hơn.

Bởi vì suy cho cùng, mục tiêu của giáo dục chính là ở chỗ tạo ra những con người tốt cho xã hội (những con người mà trước đây người ta trân trọng gọi là "người có học", vốn khác hẳn với "đồ vô học" về nhân cách và phẩm chất), chứ không phải là để tạo ra cho đủ số lượng tiến sĩ (giấy) để bổ nhiệm vào các chức vụ quản lý nhà nước, hay để đạt chuẩn của một trường có thứ hạng top 200 trên thế giới.

"Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau", "một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện", những câu hát, những lời châm ngôn mà tôi đã đọc và học được ngay từ thời tiểu học (một trường tiểu học nhỏ xíu trong một xứ đạo nghèo), lẽ nào ngày nay chúng không còn hợp thời và không dùng được nữa hay sao?

Thursday, November 26, 2009

Giáo dục đại học VN - một melting pot?

Tôi đang có những trao đổi rất thú vị với vài người quen về giáo dục đại học VN.

Đề tài giáo dục đại học VN thì ... có lẽ bây giờ nổi tiếng trên khắp thế giới rồi. Nhưng mà là nổi tiếng kiểu notorious, chứ không phải famous!

Có nhiều nguyên nhân về việc này, nhưng có lẽ nguyên nhân quan trọng thuộc loại hàng đầu là vì, do lịch sử để lại, GD đại học VN trên thực tế đang là một "melting pot", well, một nồi hổ lốn, lai Tây lai Tàu, rồi Nga, Úc, Mỹ, Tiệp, Ba Lan vv hằm bà lằng đủ cả.

Tôi là cựu du sinh Úc. Thời tôi đi học sau đại học (cuối thập niên 1980, sang thập niên 1990), Úc là nước cung cấp viện trợ giáo dục cho VN thuộc hàng lớn nhất thế giới. Và thời đó cũng là lúc giáo dục đại học VN đang cải cách. Có lẽ mang đậm dấu ấn Úc.

Khổ cái là lúc đó Úc cũng đang cải cách giáo dục đại học, để chuyển từ ảnh hưởng của Anh sang ảnh hưởng của Mỹ. Nên bản thân Úc cũng đã là một nồi hổ lốn giữa 2 trường phái, cộng thêm một ít đặc thù. Sang đến VN thì sự hổ lốn này lại càng đa dạng hơn, và đậm đà màu sắc dân tộc hơn.

Nên bây giờ giáo dục đại học của mình nó tùm lum màu sắc y như một con tắc kè như thế này. Và trong các tranh luận, rất dễ rơi vào tình trạng hỏa mù thông tin, vì ... đa hệ quá!

Có lẽ, điều tích cực nhất đối với tôi, cho chính tôi, là phải hiểu rõ cái nền giáo dục Úc mà mình được hưởng, thực chất nó là gì, và chịu ảnh hưởng của ai là chính, lịch sử phát triển ra sao vv và vân vân. Rồi mới tìm hiểu tiếp cái ảnh hưởng của nó đối với VN. Và sau đó thì ... hẵng phát biểu (biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe!!!)

Nhưng bây giờ hãy chép vào đây đoạn giải thích này (đúng như kinh nghiệm mình biết) về giáo dục nghề nghiệp tại Úc, lấy trên wikipedia, để khỏi quên đã:

[edit] Professional programs
There are many professional programs such as medical and dental school require a previous bachelors for admission and are considered graduate or Graduate Entry programs even though they culminate in a bachelors degree.

Example, the Bachelor of Medicine (MBBS) or Bachelor of Dentistry (BDent).

(Tạm dịch đoạn ở trên: Có nhiều chương trình đào tạo chuyên nghiệp như ngành y, nha đòi hỏi phải phải có một bằng đại học đầu tiên trước khi được nhận vào học, và được xem là học ở trình độ sau đại học, mặc dù tấm bằng cuối cùng được cấp vẫn gọi là bằng cử nhân (tức cử nhân chuyên nghiệp - chú thích của PA) Ví dụ như Cử nhân Y khoa, Cử nhân Nha khoa!!!!)

There has also been some confusion over the conversion of the different marking schemes between British, U.S., and Australian systems for the purpose of assessment for entry to graduate programmes.

The Australian grades are divided into four categories: High Distinction, Distinction, Credit, and Pass (though many institutions have idiosyncratic grading systems).

Assessment and evaluation based on the Australian system is not equivalent to British or U.S. schemes because of the "low-marking" scheme used by Australian universities. For example, a British student who achieves 70+ will receive an A grade, whereas an Australian student with 70+ will receive a Distinction which is not the highest grade in the marking scheme.

Hence, there have been many instances where Australian university admission officers have incorrectly assessed foreign grade marks as equivalent to their own.[citation needed]


http://en.wikipedia.org/wiki/Postgraduate_education

Bác Hải ơi, tôi sẽ tìm hiểu thêm cái này, rồi ... tranh luận với bác tiếp một chút nhé ;-). Nhưng tôi đồng ý hoàn toàn cái vụ chỉ cut and paste trước đây là không được. Phải sửa thôi!

Vấn đề là sửa như thế nào? Sửa chỗ nào, tại sao mà sửa? Và làm sao biết sửa rồi sẽ thành công (thí nghiệm trên con người đấy bác ạ! mà con người của cả dân tộc!)

Sunday, November 22, 2009

Bài đáng đọc: "Người Việt Nam có thích học trường Việt Nam?"

Nguồn: http://www.tuanvietnam.net/2009-11-09-nguoi-viet-nam-co-thich-hoc-truong-viet-nam-

Người Việt Nam có thích học trường Việt Nam?
Tác giả: Phạm Đỗ Nhật Tiến
Bài đã được xuất bản.: 18/11/2009 06:20 GMT+7

Cái tâm lý tìm mọi cách để hướng tới GD nước ngoài là hiện hữu, dường như sờ thấy được và cảm thấy độ nóng của nó. Có người đã cảm thấy nóng quá và gọi đó là hiện tượng "tỵ nạn" GD.

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" là dịp để toàn xã hội nhìn lại những điểm yếu của mình trong tiêu dùng, sản xuất cũng như quản lý. Tuy nhiên, mối quan tâm dường như chỉ tập trung vào hàng hóa vật thể như thực phẩm, đồ may mặc, dược phẩm v.v...Khu vực dịch vụ cũng có phần nào được quan tâm, tập trung vào lĩnh vực du lịch, truyền thông, tài chính, bán lẻ. Có cảm giác như giáo dục (GD) được coi là lĩnh vực miễn dịch trong cuộc vận động này(!)

Thực tế, căn bệnh hướng ngoại trong GD khá nặng và đang diễn biến phức tạp. Di hại của nó đáng lo ngại hơn nhiều so với việc người Việt Nam "quay lưng" với hàng Việt Nam.


Từ du học đến "tỵ nạn" GD

Du học là hiện tượng bình thường của GD. Nước nào cũng có sinh viên ra nước ngoài du học, ngay cả ở những nước có GD đỉnh cao cũng vậy. Chẳng hạn, theo số liệu thống kê năm 2007 thì cứ trong một nghìn sinh viên ở Pháp, có 25 sinh viên đi du học, các con số tương ứng ở Hà Lan là 19, ở Anh là 11, ở Mỹ là 3. Nguyên nhân của hiện tượng này thường được giải thích là do lực kéo nẩy sinh từ nhu cầu giao lưu văn hóa và học thuật giữa các nước.


Ảnh minh họa
Lực kéo này có xu hướng mạnh lên trong những năm gần đây do sức cuốn của làn sóng quốc tế hóa GD. Các nước giầu thì muốn thu hút thêm sinh viên nước ngoài để tăng thu nhập và hớt người tài, còn các nước nghèo thì muốn đưa người ra nước ngoài học để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vì thế, trong năm 2007, tổng số sinh viên du học trên toàn thế giới đã đạt tới 2,8 triệu người, tăng 53% so với năm 1999.

Việt Nam là nước có tỷ lệ sinh viên du học khá cao, chiếm 1,9% tổng số sinh viên trong nước. Đây là một tỷ lệ đáng chú ý nếu tính tới mức độ thu nhập cá nhân còn thấp của một nước nghèo. Nghiên cứu thống kê của UNESCO năm 2009 về sinh viên du học còn cho thấy một điều đáng suy ngẫm hơn là trong giai đoạn 1999-2007 ở Việt Nam, nếu tỷ lệ tăng sinh viên trong nước là khoảng 8%/năm thì tỷ lệ tăng sinh viên du học là gấp đôi, tức 16%/năm, vào loại cao nhất thế giới.

Ngoài nguyên nhân lực kéo đã nói ở trên, hiện tượng sinh viên các nước nghèo đi du học còn chịu tác động của một lực đẩy. Đó là lực gây ra bởi tình trạng kém phát triển của GD trong nước, môi trường GD trì trệ, chất lượng GD không đảm bảo. Các số liệu nêu trên cho thấy lực đẩy này ở Việt Nam có chiều hướng gia tăng.

Nhận định này thực sự là điều cảnh báo nếu chú ý thêm rằng dòng chẩy du học ở Việt Nam không còn giới hạn ở đại học mà đã mở rộng sang mọi cấp học; không chỉ khoanh lại ở việc du học ra nước ngoài mà đã lan tỏa thành kiểu du học trong nước với việc đua nhau theo học tại các trường quốc tế, trường nước ngoài; không chỉ là chuyện đi rồi về mà đã được mời chào công khai bởi những lời hứa dễ dàng nhập cư, đảm bảo việc làm thu nhập cao và lâu dài tại nước sở tại.

Hiển nhiên đây là hiện tượng du học không bình thường. Hiện chưa có các số liệu thống kê về học sinh phổ thông ra nước ngoài học tập, cũng như học sinh từ mầm non đến đại học đang theo học các trường của nước ngoài mở tại Việt Nam, nhưng cái tâm lý tìm mọi cách để hướng tới GD nước ngoài là hiện hữu, dường như sờ thấy được và cảm thấy độ nóng của nó. Có người đã cảm thấy nóng quá và gọi đó là hiện tượng "tỵ nạn" GD.

Một nền GD cửa quyền, xin - cho

Hãy giả dụ làm một cuộc thăm dò trên mạng với câu hỏi: "Anh/chị có thích anh/chị hoặc người thân theo học trường Việt Nam?". Chắc rằng đại bộ phận người được hỏi sẽ không ngần ngại trả lời "có". Đó là vì trong tiềm thức người Việt Nam, trường học là tiếng nói, chữ viết, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc. Một dân tộc đã khéo léo giữ gìn và phát huy được bản sắc của mình qua suốt chiều dài gian truân của lịch sử, trong đó có những giai đoạn sức ép đồng hóa từ bên ngoài rất mạnh và kéo dài hàng thế kỷ, dân tộc đó không thể quay lưng với trường học của mình.

Lại giả dụ đặt câu hỏi hơi khác đi một chút là: "Anh/chị có thích anh/chị hoặc người thân theo học trường Việt Nam như hiện nay?". Trong trường hợp này, người được hỏi sẽ phải do dự nhiều trước khi trả lời. Đó là vì anh ta bị giằng co giữa một bên là tình yêu bản năng và một bên là niềm tin thực tế đang bị xói mòn. Người chuộng lý tưởng chắc sẽ trả lời "có", còn người có óc thực tế hẳn sẽ nói "không". Kết quả chung cuộc chỉ có thể có được qua điều tra khoa học, tuy nhiên với diễn biến của dòng chẩy du học hiện nay, e rằng câu trả lời chung cuộc là "không".

Nếu đúng như thế thì thực sự là nguy cơ. Cái đê an toàn đã bị vỡ và dòng chẩy ra ngoài, với tốc độ ngày càng mạnh lên, nếu không kịp chỉnh trị sẽ làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên trong nước. Lực đẩy tạo nên dòng chẩy này không thể nói là do lòng yêu nước chưa cao của người học cùng các bậc phụ huynh mà chính vì hiện trạng GD yếu kém kéo dài đã dẫn đến hiệu ứng mất niềm tin.

Các yếu kém của GD nước nhà đã được phân tích nhiều. Ngành GD cũng đã không ngừng nỗ lực để khắc phục. Ba cuộc vận động và phong trào thi đua "xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" là những sáng kiến trong mấy năm gần đây để từng bước khôi phục niềm tin của công chúng.

Tuy nhiên, cuộc đua chạy trường và chuyển trường đầu năm học, nỗi lo thi cử cuối năm học, cái thấp thỏm học phí trong năm học, sự phập phồng của quả bong bóng đại học, nỗi gian truân nhập học trong nước nếu "chẳng may" đã có những năm tháng học nước ngoài v.v... đang tiếp tục xói mòn niềm tin vào GD nước nhà.

Cái gốc của vấn đề là ở chỗ GD Việt Nam về cơ bản vẫn là một nền GD cửa quyền, xin-cho. Tình trạng xin-cho này không chỉ bắt rễ trong các tầng nấc của hệ thống quản lý GD mà còn "sờ thấy được" ngay trong chương trình GD, trong cung cách hoạt động của nhà trường, trong quan hệ giữa nhà trường với phụ huynh, giữa nhà giáo với người học.


Vấn đề đặt ra là GD Việt Nam có định biến thách thức thành cơ hội không.

Giáo dục Việt Nam vốn có quan hệ mật thiết với hệ thống hành chính. Một nền hành chính xin-cho tất kéo theo một nền GD xin-cho. Có điều, hệ thống hành chính đã nhận thấy khuyết tật của mình và cuộc cải cách hành chính tiến hành trên quy mô toàn quốc từ năm 2001 đến nay đang cố gắng tạo bước chuyển căn bản từ nền hành chính xin-cho sang nền hành chính phục vụ. Trong khi đó, ngành GD vẫn loay hoay với những đổi mới chắp vá của mình và tiếp tục trên con đường của một nền GD hành chính, theo cả nghĩa đen của từ hành chính lẫn nghĩa bóng "hành là chính".

Biến thách thức thành cơ hội

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đặt Việt Nam trước những thách thức lớn của sự phát triển bền vững. Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được coi như một giải pháp chiến lược biến thách thức thành cơ hội. Đó là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam khai thác và phát huy tiềm năng của thị trường nội địa. Dĩ nhiên cơ hội này có thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào sự đồng tâm nhất trí của bộ ba: Người tiêu dùng, nhà sản xuất, người quản lý.

Biến thách thức thành cơ hội cũng là bài học thành công của GD Malaysia vào những năm 90 của thế kỷ trước. Hồi đó, người Malaysia không thích học trường Malaysia, hàng vạn sinh viên du học nước ngoài, với chi phí khoảng 800 triệu USD một năm. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã buộc các sinh viên này quay về tìm con đường học vấn trong nước.

Chính phủ Malaysia đã nắm lấy cơ hội này, tiến hành cải cách GD, tái cơ cấu toàn bộ hệ thống GD quốc dân, thúc đẩy tiến trình quốc tế hoá GD theo hướng đưa đất nước trở thành một nước xuất khẩu GD. Kết quả là tám năm sau, trong 15 nước dẫn đầu thế giới trong việc thu hút sinh viên nước ngoài, Malaysia là nước đang phát triển duy nhất có mặt trong bảng xếp hạng, ở vị trí 14, với số sinh viên đến học ở Malaysia chiếm 1% tổng số sinh viên du học trên thế giới.

Vấn đề đặt ra là GD Việt Nam có định biến thách thức thành cơ hội không. Thách thức ở đây được hiểu là thách thức của khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng những hệ lụy của nó. Về phía kinh tế thì thái độ đã rõ ràng. Cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam cùng chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế là những động thái rõ ràng để tạo cơ hội cho bước phát triển mới về kinh tế sau khủng hoảng.

GD chưa có thái độ rõ ràng như vậy. Kinh nghiệm thế giới qua những đợt khủng hoảng cho thấy rằng chính khủng hoảng lại tạo ra cơ hội cho GD có bước phát triển mới nếu biết phản ứng thích hợp. GD nước ta vốn bị phê phán bảo thủ, đổi mới chậm hơn kinh tế, nay lại có khả năng bỏ lỡ cơ hội để tái cơ cấu hệ thống GD vốn trì trệ, xơ cứng cùng các trường học mà ở đó người học thường có một cung bậc cảm giác từ chỗ thiếu an toàn, vắng niềm tin đến chỗ ghét bỏ, hãi sợ.

Cần đặt cuộc chiến chống cái gọi là "tỵ nạn" GD vào trong khuôn khổ chung của cuộc vận động "người Việt Nam dùng hàng Việt Nam". Đây là cơ hội để ngành GD làm mới mình, chuyển từ xin-cho sang phục vụ, tạo được sự hỗ trợ của cả hệ thống chính trị và hậu thuẫn của toàn xã hội, sao cho người Việt Nam đến với trường Việt Nam như một lẽ tự nhiên của lòng yêu nước.

The College Quality Fight - Cuộc chiến về chất lượng đại học

(Bài này đã chép từ trên mạng xuống lâu rồi, để suy nghĩ, học hỏi kinh nghiệm từ nước Mỹ nhằm đem áp dụng vào VN, nhưng hôm nay mới có dịp đọc và bình phẩm. Các bạn xem phần bình luận của tôi dưới mỗi đoạn nhé, in italics! Nói thêm: phần in đậm trong bài viết tiếng Anh là nhấn mạnh của PA)


The College Quality Fight
Lindsey Luebchow -
February 11, 2008 - 7:00pm


Colleges have won their battle with the Bush administration over accreditation reform. After two years of being chastised and pressured to better report on student learning, and then being threatened with new federal accreditation regulations, colleges turned to their longtime allies in Congress and found support. The Higher Education Act reauthorization bills, as passed by the Senate and the House, would prevent the Department of Education from issuing regulations on the accreditation process.

(Như vậy là ở Mỹ, Quốc hội đứng về phía các trường để bảo vệ quyền tự chủ của trường đại học khỏi sự kiểm soát gắt gao, cầm tay chỉ việc của Bộ Giáo dục!)

But while this is a victory for colleges, they would be wrong to think that the college quality issue has been put to rest. The heart of the matter—meaningful accountability for higher education institutions who receive billions of dollars in federal money—still has yet to be addressed. While the Bush administration failed to pursue a politically viable process for reform, the need for stronger accountability still remains highly visible to many members of Congress, and likely future members of the next Department of Education.



Where Spellings and Bush Went Wrong

Secretary of Education Margaret Spellings began federal-level discussions on college quality through the work of her Commission on the Future of Higher Education in 2006. One of the Commission’s goals was to determine how to increase transparency in higher education and give students and families more information about college in general. Spellings wanted to make higher education more "consumer-friendly" and force colleges to prove to potential students that their schools are worth the investment.

These are all noble goals, and ones around which the Department of Education possibly could have developed a bipartisan consensus. As college tuition skyrockets, members of Congress are becoming more and more concerned about how the federal government can ensure that its investment in higher education isn’t being wasted. And addressing college quality is an appealing course of action, because (a) accountability and fiscal responsibility are easy concepts to sell; (b) constituents would love more and better information on colleges; and (c) improving higher education results can be linked to a slew of other issues: international competitiveness, loss of jobs in a declining economy, etc, etc.

But the Bush administration attempted to force accreditors to take student outcomes into account when making accreditation decisions. Specifically, Secretary Spellings tried to do so through the federal regulatory process, and thus, without the input of Congress. That proved to be a political error, allowing those opposed to accreditation reform to argue process over substance and giving cover to those substantively uneasy with the entire idea.

In terms of substance, Republicans have always struggled with the tension between government accountability and intervention. If the federal government is going to make large investment in something, then it should be able to monitor the results of this investment. But monitoring results tends to require federal intrusion into the localized management of education—the enemy of free-market, small-government Republicans.

So many Republicans in Congress were not thrilled with administration’s attempts to press accountability on higher education (and were likely a little wary after being reprimanded by their constituents for No Child Left Behind’s federal involvement). In response, the Bush administration toned down its rhetoric on accreditation over time (Spellings told the federal accreditation advisory panel in December: "Let me repeat: No one-size-fits-all measures, no standardized tests.") But it was still left fighting that battle by itself, and it lost. Too little compromise and too late.

(Bài học kinh nghiệm mà PA rất thấm thía: Đừng để những sai lầm về phương pháp trở thành công cụ cho đối thủ chỉ trích chúng ta về mục tiêu!)



War Should be a Last Resort

The college quality issue, however, has not died (as much as many colleges may want to see it move out of the spotlight), and it will not die. Substantively, key members of Congress and likely Republican or Democratic political staffers in the next administration's Department of Education will still want to push colleges to find and utilize better measurements of quality. Increasingly, they will be encouraged by business and the media, just as they were on elementary and secondary education reform.

We are encouraged that some colleges and higher education associations have begun voluntarily to address the need to measure student outcomes, which puts them in a better position to constructively engage and negotiate with the government. Colleges should be prepared to deal with how, not if, Congress and a new Department of Education proceed on the college quality issue. And be it through accreditation or another process, federal policymakers should be prepared to work with as opposed to against the higher education community to further the goal of heightened college quality.

Maybe the two groups can't agree on a policy to improve college quality, and a political war will be necessary. But if nothing else, this administration should have learned long ago, going to war should be a last resort and one engaged with well-armed troops.

http://www.newamerica.net/blog/2008/college-quality-fight-2229

Sunday, November 15, 2009

GD VN trên báo VN: "Vô tội vạ đại học quốc tế !"

Chưa có quy chuẩn trường đại học quốc tế nhưng trường mang tên quốc tế bắt đầu có xu hướng tràn lan, khiến người học rất dễ.... mua nhầm hàng giả> Chấn chỉnh việc dùng tên trường “quốc tế”> Chỉ “quốc tế” một số ngành thôi !> Đại học “làng” chứ “quốc tế” gì!> Lập lờ tên gọi “quốc tế” để lừa người học> Đại học “quốc tế” kiểu... Hồng Bàng !> ĐH quốc tế Hồng Bàng: Những khoản thu kỳ dị!> Rớt đại học, vào chương trình quốc tế> Thêm một thông báo gây sốc của ĐH Hồng Bàng

Sau một số trường ĐH có tên quốc tế được thành lập như Trường ĐH Quốc tế (thuộc ĐH Quốc gia TPHCM), Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, mới đây, Trường ĐH Dân lập Hồng Bàng cũng được chính thức đổi tên thành Trường ĐH Tư thục Quốc tế Hồng Bàng. Việc này đã gây nhiều bức xúc trong dư luận, kể cả sinh viên của trường. Bởi sinh viên của trường từng phản ứng rất nhiều về điều kiện đào tạo, quản lý đào tạo... của trường.


Cổng trường Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng với rất nhiều bảng hiệu quảng bá tên tuổi là trường quốc tế



Quốc tế thật hay chỉ nhằm chiêu dụ sinh viên?


Một cán bộ Vụ Pháp chế Bộ GD-ĐT khẳng định việc trường ĐH Hồng Bàng đổi tên do cấp có thẩm quyền quyết định. Còn để có chữ “quốc tế”, Trường ĐH Hồng Bàng đã xây dựng đề án, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành - trong đó có Bộ GD-ĐT- thẩm định... Trong đề án, trường giải thích là chương trình đào tạo có liên kết quốc tế, chất lượng đào tạo đạt chất lượng quốc tế... vì thế đã được chấp thuận đổi tên thành trường ĐH quốc tế!


Theo GS Phạm Phụ, Bộ GD-ĐT lý giải việc “có yếu tố liên kết đào tạo ĐH quốc tế” nên cho thành lập ĐH quốc tế như ĐH Quốc tế Hồng Bàng thật là chuyện khôi hài. Thật ra, không có mô hình ĐH quốc tế. Cũng chẳng ở đâu trên thế giới này có chuẩn mực để gọi tên ĐH quốc tế.


Còn TS Vũ Thị Phương Anh, Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục ĐH Quốc gia TPHCM, cho rằng từ “quốc tế” không phải là một tên khoa học mà chỉ là tên thương hiệu. Vì vậy nên ai thích sử dụng chữ “quốc tế” cũng được!

TS Vũ Thị Phương Anh nhận định hiện nay trên thế giới, nhiều trường ĐH có xu hướng sử dụng tên quốc tế nhưng hầu hết những trường ĐH đó đều là trường yếu kém về chất lượng đào tạo hoặc là trường mới thành lập, dùng tên quốc tế nhằm chiêu dụ người học. Trong khi đó, những trường ĐH có đẳng cấp quốc tế thì lại không cần sử dụng tên quốc tế.


Không chỉ ĐH Hồng Bàng đổi tên thành quốc tế, gần đây cũng nổi lên hiện tượng đua nhau lập trường ĐH quốc tế nhưng không có cơ sở pháp lý nào để thể hiện đây là loại hình trường quốc tế!






Thiếu quy chuẩn


Một cán bộ lãnh đạo Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) cho biết: Hiện chưa có văn bản quy định nào trong việc hình thành ĐH quốc tế. Tuy vậy, ngay khi trường ĐH quốc tế ra đời cũng phải tự tuân theo những tiêu chuẩn cần thiết để đào tạo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Chẳng hạn, về đội ngũ giảng dạy, thời gian đầu nhà trường phải đạt ít nhất 40% cán bộ giảng dạy là giảng viên nước ngoài. Sinh viên tuyển đầu vào phải đạt chuẩn tiếng Anh và được giảng dạy bằng tiếng Anh. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, nghiên cứu phải được đáp ứng...



Tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo còn nhiều hạn chế, việc thực hành, thực tập của sinh viên cũng hạn chế. Các cơ sở của trường rải rác khắp TP, nhiều cơ sở xa trung tâm khiến sinh viên phải “chạy đua” khắp nơi để theo kịp lịch học... Khi trường đổi tên quốc tế, nhiều sinh viên còn tỏ ra mắc cỡ thay vì tự hào.


Như vậy, qua việc Trường ĐH Dân lập Hồng Bàng đổi tên thành quốc tế cho thấy sự thiếu quy chuẩn, thiếu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý.


Cần quản lý chặt chẽ


TS Vũ Thị Phương Anh cho rằng trên thế giới những trường ĐH mang tên quốc tế hoạt động trên hai lãnh thổ khác nhau nên thường thoát ra sự kiểm duyệt pháp luật của cả hai nước. Còn người học ở đất nước kém phát triển thì lại dễ bị lóa mắt trước cái tên quốc tế. Vì vậy, vấn đề là cần có bàn tay quản lý của Nhà nước. Bộ GD-ĐT cần siết chặt quản lý những trường sử dụng “vô tội vạ” thương hiệu quốc tế để bảo vệ người học vốn ở thế yếu và chịu thiệt thòi nhất. Việc dễ dãi cho phép và sử dụng thương hiệu quốc tế để lòe bịp người học mà thiếu quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến hiện tượng phát sinh tràn lan các trường đại học mang tên... quốc tế nhưng chất lượng thì còn quá thấp.



Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, có thể nói việc quản lý các hoạt động giáo dục mang thương hiệu quốc tế vẫn chưa thực sự hiệu quả nếu không muốn nói là gần như hoàn toàn bỏ ngỏ.


TS Vũ Thị Phương Anh đề xuất ngành giáo dục cần sớm điều chỉnh hoặc thiết lập một hành lang pháp lý phù hợp để tạo điều kiện bảo vệ quyền lợi của người học. Về phía người học, cũng phải biết xử lý các thông tin để đưa ra những quyết định đúng đắn, cảnh giác và tự bảo vệ mình trước những trường ĐH chỉ chú tâm lòe bịp.

Khốn đốn vì hai chữ... quốc tế


Gặp nhiều sinh viên tại ký túc xá của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, nằm ở tầng trên cùng tại số 521/22A Thống Nhất, quận Gò Vấp-TPHCM, chúng tôi chứng kiến nhiều em rơi nước mắt khi được hỏi về tình hình học tập tại trường.

L.T, sinh viên năm thứ hai ngành tài chính ngân hàng, nói: “Em không dám gọi điện về nhà vì ba mẹ hỏi thì không biết phải trả lời sao. Trong năm học vừa rồi, có tháng, tụi em thường xuyên phải ở nhà vì không có lịch học”. Em cho biết thêm đã học hết năm thứ nhất nhưng nhà trường chưa bố trí học nổi đến 10 môn vì giảng viên không có, phòng học cũng không.


T.H, sinh viên năm thứ nhất ngành kế toán – kiểm toán, cho biết mới đây em vừa phải thi hết môn ở cơ sở Ngô Quyền từ lúc 16 giờ đến 18 giờ 30 phút, nhưng lịch học môn tiếng Anh ở cơ sở Gò Vấp lại bắt đầu lúc 18 giờ 15 phút. do đó thi xong, em vội vàng đến lớp tiếng Anh nhưng thầy giáo không cho vào vì đến trễ, mà trường quy định nếu bỏ học hai buổi là cấm thi.


Việc sắp xếp lịch học, lịch thi cũng hết sức vô lý. T.H cho biết các bạn trong lớp của em đều giật mình khi nhận được lịch học môn giáo dục thể chất và giáo dục pháp luật trùng buổi, trùng ngày. Nhiều sinh viên tại ký túc xá xót xa: “Trường đã lừa sinh viên bằng mác “quốc tế”. Trường quốc tế học phí cũng “quốc tế” khiến sinh viên tụi em khốn đốn”.

T.Vinh

http://www.nld.com.vn/20091004113557636P0C1017/vo-toi-va-dai-hoc-quoc-te-.htm

Ma calls for more university classes taught in English

Ma calls for more university classes taught in English

By Mo Yan-chih
STAFF REPORTER
Sunday, Nov 08, 2009, Page 3
President Ma Ying-jeou (馬英九) yesterday pledged to increase the international competitiveness of the country’s universities and said he expected more colleges to offer courses taught in English.

“Higher education in Taiwan should not keep its doors closed any more. We need to promote the idea of studying in Taiwan and attract great students to Taiwan,” Ma said yesterday in his weekly online speech.

“If we refuse to make changes, great teachers and students will be gone and it will be more difficult for us to raise competitiveness,” he said.

Ma said the government would redouble efforts to attract foreign students. The Ministry of Foreign Affairs, for example, has offered scholarships to more than 2,000 foreign students over the years.

The ministry will add NT$100 million (US$3.1 million) to its budget next year and provide even more scholarships for foreign students, he said.

Thirty-nine of the 70 public and private universities in Taiwan offer a total of 9,350 English-speaking courses, while foreign students make up 1.3 percent of all college students.

The government expects to double the percentage of foreign students to 2.6 percent in the near future, Ma said.

The president said attracting foreign students, including those from China, would create more opportunities for educational exchanges and expand the vision of Taiwanese students.

“College students in mainland China work very hard because of the intense competition, and students in Taiwan have lost their competitiveness because it is too easy to get into college,” he said.

The education industry brings tens of thousands of foreign students to US schools every year, bringing annual revenue of about NT$15 billion to the country.

In related news, a Hong Kong university is offering attractive scholarships to lure elite Taiwanese senior high school students.

At a presentation held on Friday at Taipei Municipal Jianguo High School, one of Taiwan’s most prestigious boys’ high schools, Hong Kong Polytechnic University offered a scholarship package worth HK$480,000 (US$62,112) in financial support to each student.

The scholarship will include HK$80,000 for tuition and HK$40,000 for living expenses per year per student.

Laura Lo, the university’s Chinese mainland affairs department chief, said at the presentation that hopefuls can apply based on their academic proficiency exam scores. As long as the applicants are outstanding, the school will offer them scholarships.

“There will be no quota restrictions, “ she said, adding that if there are many talented Taiwanese students, the school will increase the scholarship quota for Taiwanese students at the expense of those from other areas.

A similar presentation was made at Taipei First Girls’ Senior High School, said Lo, who added that the response from students at both schools had been enthusiastic.

Earlier this year, the University of Hong Kong also made presentations in Taipei offering scholarships worth HK$150,000 per year for up to four years.

Meanwhile, National Taiwan University Chief Secretary Liao Hsien-hao (廖咸浩) said his school has been actively recruiting foreign students to create a multicultural campus environment.

“We have been working hard to retain outstanding students in Taiwan. In addition to luring foreign students by offering scholarships, we have also been actively forging cooperative ties with famous foreign schools for student exchanges. Our goal is for one-third of our students to be able to study on foreign campuses as exchange students,” Liao said.

ADDITIONAL REPORTING BY CNA
This story has been viewed 1229 times.
http://www.taipeitimes.com/News/taiwan/archives/2009/11/08/2003457927

Bài đáng đọc: "Ôi, số liệu!"

Ôi, số liệu!
Nguồn: NVP's blog

Nghĩ mà thấy khó cho những người nghiên cứu kinh tế Việt Nam sau này. Bởi khi tiếp cận một con số dù từ nguồn chính thức phát ra mà không kiểm chứng, rất dễ bị sai. Từ con số sai, mọi phân tích hay bình luận sẽ sai theo. Các số liệu đưa ra hiện nay thường chỏi nhau, sự thiếu chính xác là do lý giải các con số theo mục tiêu phát ngôn.

Lấy ví dụ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết “Năm 2009, khi giá vàng thế giới vọt cao hơn trong nước, Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép xuất khẩu 32 tấn nhưng các doanh nghiệp chỉ xuất khẩu 26,7 tấn.” (Trả lời báo chí ngày 11-11-2009 khi giá vàng tăng đột biến và Ngân hàng Nhà nước tuyên bố cho nhập vàng trở lại).

Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ riêng quý 1-2009, Việt Nam đã xuất khẩu vàng lên đến 2,3 tỷ đô la Mỹ. Tạm lấy giá vàng bình quân quý 1-2009 là 850 đô-la/ounce thì con số 2,3 tỷ đô-la này tương đương với 2,7 triệu ounce, tức 84 tấn. Sao Thống đốc khi nói không đối chiếu với con số xuất vàng chính thức của Tổng cục Thống kê?

Một ví dụ khác, trong báo cáo kết quả giám sát các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhận định: “Chỉ tính riêng trong năm 2008, khối doanh nghiệp nhà nước mà nòng cốt là các tập đoàn, tổng công ty, đã đóng góp gần 40% giá trị GDP, tạo ra 39,5% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 50% kim ngạch xuất khẩu và 28,8% tổng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu).

Với nhận định khối doanh nghiệp nhà nước đóng góp trên 50% kim ngạch xuất khẩu, xin lấy số liệu chính thức của Tổng cục Thống kê để đối chiếu. Báo cáo cuối năm 2008 của Tổng cục viết rất rõ ràng: “Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, đóng góp 49,7% vào mức tăng chung của xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, đóng góp 50,3%”. Khu vực kinh tế trong nước đóng góp 50,3% mà theo báo cáo của Quốc hội, doanh nghiệp nhà nước cũng đóng góp trên 50% vậy khu vực kinh tế tư nhân trong nước hẳn không ai xuất khẩu gì cả!

Có lẽ sự khác biệt là do dầu thô. Tổng cục Thống kê thì đưa dầu thô vào kim ngạch của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn báo cáo giám sát thì tính cho doanh nghiệp nhà nước. Ở đây xin lưu ý sự lẫn lộn hay cố ý lẫn lộn này sẽ ngày càng tăng vì hiện nay nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn đã được cổ phần hóa, khi cần người ta có thể xếp chúng vào khu vực kinh tế tư nhân, khi khác thì lại xếp chúng vào khu vực kinh tế nhà nước – tùy theo mục đích sử dụng số liệu. Người nghiên cứu gặp tình huống này thì chỉ biết đầu hàng.

Còn câu “tạo ra 39,5% giá trị sản xuất công nghiệp”, thì số liệu cụ thể của Tổng cục Thống kê cho biết tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 (giá so sánh 1994) là 652.766 tỷ đồng, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 164.796 tỷ đồng, tức 25,2%, không biết ở đâu ra con số 39,5%?

Một ví dụ cuối cùng, trong kỳ họp Quốc hội lần này nhiều người lấy con số ICOR là 8 để minh họa cho sự kém hiệu quả của nền kinh tế. Đúng là đầu tư nhà nước ngày càng kém hiệu quả, tuy nhiên khi đưa ra con số thì phải chính xác. Hóa ra, theo một phát hiện, người ta lấy tỷ lệ giữa vốn đầu tư phát triển năm 2009 trên GDP (là 42,2%) chia cho tốc độ tăng trưởng GDP (năm nay dự kiến 5,2%) ra con số 8!!!

Vốn đầu tư phát triển là tính theo giá thực tế còn GDP tính theo giá so sánh thì làm sao tính như vậy được (GDP năm 2008 theo giá thực tế là 1.477.717 tỷ đồng còn theo giá so sánh là 489.833 tỷ đồng). Mà ICOR chỉ có ý nghĩa phân tích khi dùng trong một chuỗi thời gian dài chứ ai lại tính theo năm.

Ví dụ loại này còn nhiều. Cho nên bất kỳ ai bình luận trên các con số xem ra có vẻ chính thức, xin cẩn trọng đối chiếu với các con số khác, các nguồn khác, trước khi đưa ra những kết luận không thôi dễ nhầm.

http://nguyenvanphu.blogspot.com/

Saturday, November 14, 2009

Ngừng tuyển sinh với trường không đáp ứng "3 công khai"

- Bộ GD-ĐT vừa có văn bản đề nghị các trường ĐH, CĐ phải thực hiện “3 công khai”. Theo đó, Bộ sẽ kiểm tra thực tế tại một số trường trước ngày 15/1/2010 và trường nào không thực hiện nghiêm túc "3 công khai" sẽ không được tuyển sinh trong năm 2010.

Theo đó, Bộ đã đề nghị các trường ĐH, CĐ thực hiện “3 công khai” tại trường và báo cáo về Bộ những nội dung:



Thứ nhất, công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, bao gồm: Các chuẩn đầu ra; Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp năm 2008 có việc làm; Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục (nếu có).



Thứ hai, công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, gồm: Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên tính đến ngày 31/10/2009: Số lượng, chức danh có phân biệt theo hình thức tuyển dụng và trình độ đào tạo; Số sinh viên/1 giảng viên chia theo ngành đào tạo; Số lượng và diện tích giảng đường, phòng học, phòng chuyên môn, xưởng thực tập, ký túc xá và khu thể thao, các loại thiết bị đào tạo và thí nghiệm được sử dụng.



Thứ ba, công khai thu chi tài chính như Học phí, lệ phí và các khoản thu khác từ người học (năm học 2009-2010); Các nguồn thu khác của trường; Ngân sách nhà nước cấp (nếu có) bao gồm chi thường xuyên, chi đầu tư; Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, học bổng và trợ cấp; Kết quả kiểm toán năm 2008, năm 2009 (nếu có); Thu nhập bình quân/1 tháng của giảng viên; của cán bộ quản lý và của nhân viên phục vụ (năm 2008 và ước thực hiện năm 2009).



Bộ yêu cầu các trường công khai trên trang thông tin điện tử của trường và báo cáo về Bộ trước ngày 15/12/2009. Các trường phải có các tài liệu in đầy đủ tại các khoa, trung tâm và thư viện trường ở vị trí thuận tiện để mọi người tiếp cận dễ dàng.



Bộ GD-ĐT sẽ kiểm tra thực tế tại một số trường trước ngày 15/1/2010 và thông báo danh sách những đơn vị không được tuyển sinh trong năm 2010 vì không đáp ứng các nội dung yêu cầu công khai nói trên.




Lan Anh



http://www.tin247.com/ngung_tuyen_sinh_voi_truong_khong_dap_ung_3_cong_khai-11-21503794.html

Năm 2009 lần đầu công bố chất lượng giáo dục đại học

http://www.tin247.com/nam_2009_lan_dau_cong_bo_chat_luong_giao_duc_dai_hoc-1-21361562.html

Sáng 25/12, trao đổi với VnExpress.net, Cục phó Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) Phạm Xuân Thanh cho biết, đã có thông tin về việc đánh giá 20 đại học đầu tiên (trong đó có 2 trường dân lập) nhưng vẫn phải chờ Hội đồng Quốc gia Kiểm định chất lượng Giáo dục công bố.

"Ngày 23/10, Hội đồng đã được thành lập. Hy vọng là trong tháng 1/2009, sẽ thông qua kết quả", ông Thanh nhấn mạnh.


Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: "Nhiều trường quảng cáo tuyển sinh rất rầm rộ, nhưng khi vào học mới biết không phải như vậy.". Ảnh: Hoàng Hà.

Cục Khảo thí đang "đặt hàng" với Dự án giáo dục Đại học 2 để thuê chuyên gia và các tổ chức quốc tế đánh giá 60 trường, chia làm 3 đợt và tập trung vào những trường đào tạo lâu năm. Theo ông Thanh, chậm nhất, đầu năm sau sẽ hoàn thành việc đánh giá này nên mục tiêu năm 2010 đạt được 80% số trường đại học và 50% số trường cao đẳng được đánh giá là không khó.

"Hằng năm, Cục đều có khảo sát thực trạng ĐH, CĐ nhưng các trường báo cáo thông tin không chuẩn xác, không nhất quán, gây khó khăn cho việc phân tích, đánh giá", ông Thanh nói. Tuy nhiên, theo lời ông Cục phó, hiện các trường báo cáo sai vẫn chưa hề bị xử lý mà chỉ bị "nhắc nhở, đề nghị báo cáo lại".

Theo báo cáo của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, 3 năm qua, đã có 173 đại học và 178 cao đẳng đã và đang triển khai tự đánh giá, trong đó có 20 đại học (gồm 2 trường dân lập) hoàn thành tự đánh giá và đã được đánh giá ngoài để chờ xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng. 27 đại học, 16 cao đẳng và 10 chương trình cao đẳng hoàn thành tự đánh giá và đang chờ được đánh giá ngoài.

Việc đánh giá chất lượng giảng dạy bằng cách lấy ý kiến sinh viên đã được triển khai tại ĐH Cần Thơ, Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí tuyên truyền... Còn hai ĐH Quốc gia ở Hà Nội và TP HCM cùng một số trường khác đang phấn đấu đạt các chuẩn mực quốc tế về đào tạo và đăng ký kiểm định với các tổ chức kiểm định nước ngoài.

Trước đó, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhìn nhận, hầu hết người học không có thông tin về chất lượng đào tạo. Do vậy, nhu cầu tất yếu về cạnh tranh là người học phải biết thông tin về dịch vụ giáo dục. Tháng 4/2009, các trường phải công bố số sinh viên có việc làm sau một năm tốt nghiệp.

"Nhiều trường quảng cáo tuyển sinh rất rầm rộ, nhưng khi vào học mới biết không phải như vậy", ông Nhân nói.

Với chủ đề "Năm học đánh giá chất lượng giáo dục", Bộ GD&ĐT xác định, năm 2009-2010 sẽ đẩy mạnh công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Mục tiêu là đến năm 2010 có ít nhất 80% trường đại học và 50% trường cao đẳng được đánh giá ngoài; năm 2015 có 90% đại học, cao đẳng được kiểm định ít nhất một lần và năm 2020 được kiểm định ít nhất 2 lần. Bộ cũng khuyến khích các trường đăng ký kiểm định bởi các tổ chức kiểm định quốc tế.

Tiến Dũng

Chất lượng đại học vẫn còn “bí mật”

http://lib.hcmussh.edu.vn/?wca=newmng&wci=v_dat&wce=dtl&itm=1228461693

2008-12-05 14:23:49

Đào tạo kiểm định viên như thế nào để kiểm định chất lượng giáo dục? Trong ảnh: toàn cảnh buổi hội thảo “Kiểm định chất lượng giáo dục tại VN” - Ảnh: Như Hùng

“Chỉ có thể là một tổ chức độc lập!”. Đó là quan điểm của hầu hết đại biểu trong và ngoài nước tham dự hội thảo bàn về vai trò của các tổ chức kiểm định trong kiểm định chất lượng giáo dục ĐH VN do Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT và Viện nghiên cứu giáo dục của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức ngày 4-12 tại TP.HCM.

Phát biểu mở đầu hội thảo, ông Nguyễn An Ninh - cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT - nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ĐH. Ông nói: “Cần phải tiến hành kiểm định chất lượng giáo dục ĐH. Các trường ĐH, CĐ cần có một sự đánh giá khách quan, chính xác để khẳng định vị thế và uy tín của mình”.

“Ẩn số” chất lượng

"Cần phải tiến hành kiểm định chất lượng giáo dục ĐH. Các trường ĐH, CĐ cần có một sự đánh giá khách quan, chính xác để khẳng định vị thế và uy tín của mình"

Ông Nguyễn An Ninh (cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục)


Một số đại biểu tham gia hội thảo băn khoăn trước thực tế có quá nhiều trường ĐH được mở ra nhưng chất lượng đào tạo không ai biết như thế nào. Ông Đinh Tuấn Dũng - cán bộ Trung tâm khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Trường ĐH Kinh tế quốc dân - nêu một thực tế tồn tại từ trước đến nay là tình trạng các trường căn cứ trên chất lượng đầu vào tuyển sinh để đánh giá.

Theo đó, những trường có điểm chuẩn cao thường được cho là trường chất lượng cao. Nhiều nhà quản lý cho rằng chất lượng đào tạo phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống cơ sở vật chất như giảng đường, máy tính, thiết bị nghe nhìn… Vì vậy, không ít trường chỉ chăm chăm đầu tư tiền của vào xây dựng cơ sở vật chất. Những điều kiện này rất cần nhưng chưa đủ. Ông Dũng khẳng định: “Chỉ có kiểm định chất lượng mới giúp các trường ĐH định hướng và xác định chuẩn chất lượng nhất định. Kiểm định chất lượng tạo ra cơ chế đảm bảo chất lượng vừa linh hoạt vừa chặt chẽ”.

Bà Nguyễn Thị Thanh Phượng - trưởng văn phòng đại diện Quỹ giáo dục VN (VEF) tại Hà Nội - nhận xét: ”Kiểm định có thể sẽ nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách cải thiện tính hiệu quả của các cơ sở đào tạo và đảm bảo rằng các cơ sở đào tạo đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định do Bộ GD-ĐT thiết lập”. Bà Phượng nhấn mạnh việc kiểm định được xem như mẫu số chung của các giá trị và thực hành được chia sẻ giữa các cơ sở đào tạo khác nhau. Trên thực tế cũng đã có một số trường ĐH tại VN tiến hành tự đánh giá hoặc được kiểm định.

Tuy nhiên, chính những trường này vẫn còn nhiều băn khoăn. PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết để làm xong báo cáo tự đánh giá, trường đã huy động hơn 100 cán bộ từ lãnh đạo đến cán bộ các phòng ban, giảng viên và cả sinh viên, cựu sinh viên làm việc trong hơn bốn tháng. Thế nhưng khi đoàn đánh giá được thành lập theo quyết định của Bộ GD-ĐT đến làm việc, rất nhiều tiêu chí đã phải ”nâng lên, hạ xuống”.

Liên quan đến hoạt động đánh giá thời gian qua, TS Nguyễn Kim Dung - phó viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục Trường ĐH Sư phạm - đặt vấn đề về kết quả báo cáo của 20 trường đã được kiểm định. Theo TS Dung, việc kiểm định 20 trường ĐH đã hoàn thành khá lâu nhưng báo cáo vẫn nằm trong vòng bí mật. Bà hỏi: ”Chúng ta kiểm định để làm gì nếu vẫn cứ giữ bí mật kết quả như thế? Nếu tiêu chí, quy trình đánh giá mà Bộ GD-ĐT đưa ra có vấn đề thì nên xem lại, nếu không thì công khai cho mọi người biết”.

Tương lai của ba bên?

Đáp lời một số đại biểu, ông Nguyễn An Ninh nhấn mạnh Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục chưa bao giờ làm thay. Việc đánh giá 20 trường trong thời gian qua là do một số tổ chức nước ngoài thực hiện. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Ninh ủng hộ phương án thành lập các tổ chức kiểm định độc lập. Ông phác thảo quy tắc ba bên trong kiểm định và công nhận chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục ĐH.

Trong đó, bên thứ nhất là các cơ sở giáo dục kiểm soát và tự đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng. Bên thứ hai là các tổ chức độc lập thực hiện việc kiểm định, đánh giá, chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng các cơ sở giáo dục để gia tăng lòng tin của xã hội, người học và các trường liên thông. Bên thứ ba chính là Bộ GD-ĐT hay một tổ chức đại diện khách hàng công nhận hệ thống đảm bảo chất lượng các cơ sở giáo dục để bảo vệ quyền lợi cho người học và xã hội.

TS Nguyễn Kim Dung cho rằng: “VN có thể cải tiến chất lượng giáo dục ĐH bằng cách thành lập một cơ quan có trách nhiệm về quản lý chất lượng. Cơ quan này hoạt động độc lập với Bộ GD-ĐT và các trường ĐH, được cấp kinh phí trực tiếp từ Nhà nước thông qua Bộ Tài chính”. TS Dung đề nghị Nhà nước phối hợp với các tổ chức quốc tế, tiến đến việc xây dựng các cơ quan kiểm định độc lập, có uy tín tại VN. Tất cả các trường ĐH đều phải được kiểm định. Nhà nước chỉ cho phép những trường đạt yêu cầu được hoạt động. Tuy nhiên, cách kiểm định như thế nào vẫn là điều mà nhiều đại biểu muốn được làm rõ.

TS Vũ Thị Phương Anh (ĐHQG TP.HCM) thận trọng: “Trong hoàn cảnh hệ thống giáo dục chúng ta vừa mới tiếp cận với hoạt động kiểm định và còn nhiều đặc điểm riêng, nếu sớm cho ra đời quá nhiều tổ chức kiểm định có thể sẽ gây rối loạn thêm”. TS Đỗ Văn Xê, phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, quan tâm đến việc kiểm soát chất lượng ngay từ đầu: “Việc thành lập một trường ĐH có được kiểm định hay không? Kiểm định rồi mới thành lập hay thành lập rồi mới kiểm định? Nếu thành lập rồi mà kiểm định không đạt thì có đóng cửa hay không?”. Những câu hỏi này vẫn còn bỏ lửng…

Sắp công bố kết quả kiểm định 20 trường ĐH

Ông Nguyễn An Ninh khẳng định không phải Bộ GD-ĐT cố tình “giấu” hoặc “quên” công bố kết quả kiểm định của 20 trường ĐH vừa được kiểm định. Kết quả này đang ở công đoạn cuối cùng trong quy trình là công nhận. Vừa qua, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục cấp nhà nước vừa có quyết định thành lập. Đến cuối tháng mười hai, hội đồng này sẽ họp phiên đầu tiên để công bố kết quả kiểm định 20 trường này.



H.THUẬT - Q.PHƯƠNG

Bài đáng đọc: "Giáo dục đang thiếu những 'nhà phê bình nội bộ'?"

Thứ ba, 06/10/2009 - 03:23 PM
http://www.baolangson.vn/channel.aspx?Code=NEWS&NewsID=10266&c=17


Các trường nên mạnh dạn tuyển người từ các trường khác về làm giảng viên, bởi điều tối kị trong công tác quản lý là không có người phê bình.


"Phù phép" giảng viên?


Thí sinh làm bài thi ĐH năm 2009. Ảnh: An Bang


Hiện nay, các trường xây dựng ngành đào tạo mới trên cơ sở các chương trình khung của Bộ, sau đó gửi ra Bộ, Bộ kiểm tra và ký quyết định cấp phép.

Quy trình kể trên có vẻ rất đơn giản, nhưng lại tốn công sức tiền bạc của các trường.

Chúng ta hiện có gần 400 trường ĐH, CĐ… mỗi năm, mỗi trường xin mở ít nhất từ 1 đến 2 ngành đào tạo mới, thế thì các chuyên viên phụ trách của các vụ thuộc Bộ còn thời gian đâu để nghiên cứu, để đề ra các giải pháp phát triển giáo dục?

Tôi cho rằng, Bộ nên dừng ở việc ra danh mục mã ngành đào tạo, và các quy định nhà nước về việc xây dựng chương trình đào tạo… để trên cơ sở đó, các trường phải tự phát triển chương trình đào tạo của mình.

Ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, các cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của họ là các cơ quan hoàn toàn độc lập, giúp Chính phủ kiểm soát chất lượng giáo dục. Tiếng nói của các tổ chức này gần như quyết định sự sống còn của các trường.

Còn Bộ sẽ triển khai công tác hậu kiểm, hoặc chính các tổ chức kiểm định sẽ nhận xét, đánh giá chất lượng và công khai trên thông tin đại chúng về chương trình đào tạo các trường.

Chính phủ chưa có chủ trương xã hội hóa công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

Nên chăng tại Việt Nam, cần thành lập ít nhất 3 đến 4 trung tâm đánh giá chất lượng giáo dục hoàn toàn độc lập, tách biệt khỏi sự quản lý của Nhà nước nhằm đánh chất lượng các trường từ cấp tiểu học cho đến đại học, xếp hạng các trường, đánh giá các chương trình đào tạo…

Một bất cập nữa là hiện nay, cơ chế xin - cho trong ngành giáo dục vẫn còn, nhưng việc này thường do chính các trường tạo ra.

Khi làm bất cứ một việc gì dù to hay nhỏ, lãnh đạo nhà trường thường hay phát biểu: "Cái này, cái kia Bộ bảo vậy, các đồng chí cứ thế mà làm", trong khi, những việc đó Bộ đã phân cấp cho các trường…

Bình thường thì không sao, nhưng khi xảy ra việc gì đó là tất cả lại đổ lỗi cho Bộ, "nào là cơ chế không thoáng, Bộ gây khó khăn"…

Xã hội hoá học tập, cả xã hội học tập, nên việc mở thêm các trường ĐH, CĐ tư thục hiện nay là việc làm đúng đắn, hợp lòng dân, tạo ra môi trường cạnh tranh sòng phẳng.

Rất tiếc là việc kiểm tra giám sát các đề án thành lập trường của Bộ chưa đến nơi đến chốn.

Do đó, một số trường được nâng cấp, và thành lập mới không có đủ cơ sở vật chất, hoặc đi thuê mướn địa điểm, có nhiều trường không có đủ giảng đường, phòng thí nghiệm, phòng vi tính, thư viện…

Thậm chí về nhân sự, có những trường chỉ có mỗi bộ khung quản lý từ 30 cán bộ (trường nhỏ) đến 60-70 cán bộ (trường lớn), còn cán bộ giảng dạy gần như mời giảng từ các trường công lập… rồi bằng cách nào đó phù phép những giảng viên này thành giảng viên cơ hữu của trường mình, đem đi báo cáo khắp nơi…

Có trường hợp, một ông TS, GS có thể đứng tên cho 2 đến 3 trường với các chức danh như trưởng khoa, hiệu trưởng, hiệu phó. Nhưng những chuyện này không thấy ai thanh tra, kiểm tra.

Một số trường CĐ, ĐH bề dày truyền thống hàng 40–50 năm mới có khoảng 300-600 cán bộ giảng dạy, thế mà, các trường mới thành lập được mấy năm cũng có 250–300 giảng viên.

Theo tôi, đã đến lúc Bộ phải có các cuộc điều tra tỉ mỉ, nghiêm túc, đưa danh sách giảng viên lên mạng thì mới hy vọng các trường nghiêm túc vấn đề này.

Thiếu những "nhà phê bình giáo dục"


Hình như Việt Nam đang thiếu những người có chuyên môn quản lý giỏi, độc lập phản biện các chính sách GD? Ảnh: Phạm Hải


Các chính sách phát triển giáo dục hình như ít có tính cam kết và kế thừa nhằm mục đích cuối cùng là làm sao nền giáo dục nước nhà phát triển...

Chúng ta thiếu hẳn những đội ngũ chuyên gia giỏi làm công tác dự báo phát triển giáo dục và thiếu những "nhà phê bình giáo dục".

Quản lý giáo dục là một khoa học. Ở nhiều nước khác, Bộ trưởng Giáo dục thường là các chính khách, bản thân họ được lựa chọn cho mình một ê kíp làm việc, với mục tiêu là phải làm sao thúc đẩy nền giáo dục phát triển...

Và nếu để xảy ra một việc gì ảnh hưởng đến uy tín của ngành, hoặc để ngành phát triển trì trệ, yếu kém thì bản thân ông/bà bộ trưởng ấy và ê kíp của họ phải từ chức…

Trong khi đó, ở Việt Nam vẫn đề cao chuyện bằng cấp. Nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của ngành đòi hỏi những người có đầu óc quản lý, tài thao lược, biết tập hợp đội ngũ những người giỏi... chứ không nhất thiết phải là GS, TS.

Thực ra, GS, TS là những học hàm, học vị trong nghiên cứu khoa học và chuyên môn, còn quản lý là một khoa học riêng biệt.

Tôi tâm đắc câu nói của một thầy giáo ở Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG - TP.HCM: “Đã làm quản lý thì nên tập trung hết mình cho công việc quản lý, còn chuyên môn thì nên giảm lại”.

Một trở ngại nữa là thông thường giảng viên các bộ môn giữ lại học trò của mình, như vậy vô hình trung, người học trò không mạnh dạn chỉ ra khuyết điểm của thầy cô.

Dường như giáo dục Việt Nam đang thiếu những người có chuyên môn quản lý giỏi, độc lập phản biện các chính sách giáo dục của Nhà nước, có chăng chỉ thấy đơn lẻ.

Khi có sự cố xảy ra, chúng ta mới thấy họ xuất hiện và viết lách dăm ba câu rồi tất cả đi vào dĩ vãng…

Tôi nghĩ, các trường ĐH và cao đẳng nên mạnh dạn tuyển người từ các trường khác về làm giảng viên, bởi điều tối kị trong công tác quản lý là không có người phê bình.


Theo Vietnamnet

PA trả lời phỏng vấn: "Kiểm định chất lượng giáo dục: Tối đa một năm phải công khai kết quả"

Nguồn: Báo Thanh Niên 14/11/2009
http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200946/20091113231249.aspx

PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM về vấn đề kiểm định chất lượng giáo dục hiện nay tại Việt Nam.

* Dưới góc độ một chuyên gia, bà có nhận định như thế nào về công tác kiểm định chất lượng giáo dục hiện nay?

- Việc kiểm định của ta còn rất nhiều điều chưa được:

Thứ nhất là chưa có “tam quyền phân lập”, tức một bên là cơ sở đào tạo (các trường), bên kia là nơi đánh giá độc lập (các cơ quan kiểm định), và bên cuối cùng là Nhà nước - người công nhận và cấp chứng chỉ. Vì vậy, sẽ dễ dẫn đến sự thiếu khách quan, thiên lệch, hoặc sơ hở của nơi công nhận và cấp chứng chỉ là Bộ GD-ĐT.
Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh

Thứ hai, do chưa có các cơ quan đánh giá độc lập, nên việc đào tạo chuyên gia đánh giá, thống nhất quy trình tổ chức đánh giá, công bố kết quả... vẫn còn chưa chuyên nghiệp, dẫn đến kết quả có thể chưa chính xác, và nhất là chưa tạo được niềm tin nơi công chúng.

Thứ ba, chưa có văn hóa chất lượng. Tức các trường xem chuyện chất lượng là việc làm cho chính mình, để tốt cho mình, chứ không phải để đối phó với Nhà nước (mà đối phó với Nhà nước, tức hiện nay là Bộ GD-ĐT, thì chắc sẽ dễ, vì Bộ sẽ không thể kiểm tra hết được, như đã từng xảy ra!).

Thứ tư, vẫn chỉ mới có một bộ tiêu chuẩn dùng chung cho tất cả các loại trường rất đa dạng mục tiêu, ngành nghề, độ tự chủ, điều kiện vùng miền, với những yêu cầu đầu vào đầu ra khác nhau. Đây là một cản trở lớn cho công tác kiểm định hiện nay.

* Như vậy, theo bà công tác kiểm định chất lượng giáo dục của nước ta hiện nay và sắp tới nên như thế nào?

- Trước hết phải thành lập cơ quan kiểm định độc lập để tạo ra thế “tam quyền phân lập”. Tôi ủng hộ việc có nhiều hiệp hội trường ĐH khác nhau theo điều kiện vùng miền và loại hình trường đứng ra xây dựng chuẩn và thiết lập bộ phận (cơ quan) đánh giá, kiểm định theo tiêu chuẩn của chính mình xây dựng. Làm điều này sẽ giải quyết được các điểm chưa được 1, 2 và 4 (nói trên). Còn văn hóa chất lượng thì phải gắn với công tác thông tin (công khai kết quả, dư luận xã hội, và hậu quả/kết quả của việc đạt hay không đạt tiêu chuẩn kiểm định). Trong thời gian qua, việc này đã làm rất dở: có kết quả đánh giá đã lâu nhưng Bộ lại không thông báo nên làm mất niềm tin và mất tác dụng của công tác đánh giá này.



* Việc công khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ GD-ĐT nên ở mức nào và trong thời gian nào?

- Trong vòng tối đa một năm sau khi đánh giá xong phải công khai kết quả. Tối thiểu cũng phải nêu là đạt hay không đạt. Trong thời gian qua, việc này đã làm rất dở: có kết quả đánh giá đã lâu nhưng Bộ lại không thông báo nên làm mất niềm tin và mất tác dụng của công tác đánh giá này.

* Công tác kiểm định chất lượng giáo dục trong khu vực và trên thế giới hiện nay như thế nào, có thể so sánh gì so với ở Việt Nam?

- Trên thế giới, mặc dù Mỹ là đi đầu trong kiểm định nhưng thật ra ta sẽ khó áp dụng được nguyên xi mô hình kiểm định của họ vào Việt Nam ngay lúc này. Còn ở trong khu vực Đông Nam Á thì thật ra Việt Nam không phải là quá kém, và đã có những bước tiến rất nhanh trong vòng 5 năm qua. Vấn đề là không “ngủ quên” trong những thành tựu cho đến nay, mà phải nhìn thẳng vào những điều chưa được và mạnh dạn làm đúng quy luật phát triển, đúng bối cảnh, điều kiện của Việt Nam và đúng thông lệ quốc tế.

Hà Ánh (thực hiện)

Monday, November 9, 2009

Phản biện của phản biện của phản biện?

Thật thú vị!




(xin đọc nguyên văn bài phỏng vấn người phản biện của phản biện dưới đây)
---
8-11-09
Phản biện của GS Neal Koblitz về bản “Báo Cáo Vallely”
Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
Dư luận trong nước đang theo dõi bản báo cáo của Trường lãnh đạo Kennedy thuộc ĐH Harvard, do hai tác giả Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson thực hiện với tựa đề: Giáo dục đại học - cao đẳng Việt Nam: Khủng hoảng và đối phó.

Những vấn đề mà báo cáo này đưa ra một mặt được cho là sát với thực tế nhưng cũng có những phản biện gay gắt cho rằng báo cáo đã cố tình phá hủy những thành tựu của Đại học Việt nam.

Một trong những bài viết phản biện được đăng trên VietnamNet Online là của GS Neal Koblitz, hiện giảng dạy Toán tại trường Đại học Washington. Mặc Lâm có cuộc trao đổi với ông xoay chung quanh vấn đề này.

Công nhận chất lượng?
Mặc Lâm: Thưa xin cảm GS đã cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn ngày hôm nay. Giáo sư đã có một bài viết phản biện về báo cáo của hai ông Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson được GS gọi tắt là “báo cáo Vallely”. Để bắt đầu chúng tôi dẫn ra một luận điểm quan trọng trong bản báo cáo này cho rằng Việt Nam không có một trường đại học nào có chất lượng được công nhận. Không có một cơ sở nào của Việt Nam có tên trong bất cứ danh sách được sử dụng rộng rãi nào tập hợp các trường đại học hàng đầu ở châu Á. Ông có nhận định gì về ý kiến này?

GS Neal Koblitz: Hình thức của những tuyên bố như vậy thật cường điệu một cách tuyệt vời. Các trường Đại học Quốc gia Việt Nam, ví dụ, đã được công nhận chất lượng. Ngay lúc này đây, một trong những giáo sư của Đại học Quốc gia đang thực hiện một nghiên cứu tại Bộ môn Toán học của tôi, riêng về trình độ kiến thức toán học của sinh viên đại học tại Đại học Quốc gia nói chung theo tôi cao hơn nhiều so với các sinh viên Mỹ đang theo học tại trường tôi đang giảng dạy.

Việc làm chuyên môn
Mặc Lâm: Về vấn đề nhân lực, báo cáo Vallely ghi rằng các trường đại học Việt Nam chưa sản sinh được lực lượng lao động có trình độ như đòi hỏi của nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Các cuộc điều tra do các hiệp hội thuộc Chính phủ thực hiện cho thấy khoảng 50% sinh viên tốt nghiệp đại học ở Việt Nam không tìm được việc làm đúng chuyên môn. GS nghĩ sao về những con số vừa nêu?

GS Neal Koblitz: Đây là tuyên bố ngược. Vấn đề, như tôi đã giải thích trong bài viết của mình là khu vực tư nhân của Việt nam chưa sản xuất đủ công ăn việc làm cho các loại bằng cấp có yêu cầu chất lượng các trường đại học hàng đầu. Ví dụ, hầu như không có công ty nào chú ý tới việc nghiên cứu và phát triển tại Việt nam. Vấn đề thiếu công ăn việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học rất phổ biến trên khắp thế giới, đặc biệt là trong thế giới thứ ba. Không phải là do chất lượng kém của các trường đại học mà nguyên nhân chính là sự thiếu quan tâm của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân đến sự đổi mới khoa học và kỹ thuật. Việt Nam, cũng như nhiều nước thuộc Thế Giới Thứ Ba khác, không có một công ty quan trọng nào đi đầu trong các sáng tạo kỹ thuật.

Hệ thống quản lý
Mặc Lâm: Ông nghĩ thế nào khi bản báo cáo cho rằng nguyên nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng ngày nay là sự thất bại nghiêm trọng trong quản lý. Các cơ sở học thuật ở Việt Nam vẫn chịu một hệ thống quản lý tập trung hóa cũng là nguyên nhân trì trệ giáo dục tại Việt nam?

GS Neal Koblitz: Mọi quốc gia đều có cách tổ chức giáo dục khác nhau. Ví dụ, ở cấp tiểu học và trung học thì Hoa Kỳ rất phân cấp, trong khi Pháp và Nhật Bản rất tập trung. Ở cấp độ đại học nhiều người cảm thấy rằng thể chế tự chủ là một lợi thế cho giáo dục. Tại Mexico, ví dụ, hầu hết các trường đại học công lớn có những chữ "tự trị" trong tên của họ để nhấn mạnh sự độc lập của họ từ phía chính phủ đòi kiểm soát trực tiếp.

Tham nhũng, lý lịch
Mặc Lâm: Báo cáo Vallely cho rằng hiện nay Việt nam đang có nạn tham nhũng lan tràn và việc mua bán bằng cấp, học hàm, học vị là rất phổ biến. Việc bổ nhiệm nhân sự trong các đại học thường dựa trên những tiêu chuẩn phi học thuật như thâm niên, lý lịch gia đình, chính trị, và các mối quan hệ cá nhân. Các khoa và các cấp hành chính có xu hướng giao cho các cá nhân từng được đào tạo ở Liên Xô hay Đông Âu nắm giữ. Ông nhận xét thế nào về ý kiến này?

GS Neal Koblitz: Một số trí thức hàng đầu của Việt Nam, bao gồm cả GS Hoàng Tuy được đào tạo ở Liên Xô hay là Đông Âu. Theo tôi thì báo cáo Vallely đang sỉ nhục những trí thức này.

Các vấn đề của tham nhũng rất quan trọng, và bất kỳ cáo buộc tham nhũng nào cũng phải được điều tra do một nhóm chuyên gia cao cấp, những người có được niềm tin của công chúng. Nhưng nó không phải dành cho những người như Vallely tuyên bố phóng đại như là đã được thực tế chứng minh.

Mặc dù Vallely không muốn thừa nhận rằng hệ thống trường đại học Hoa Kỳ đã có thiếu sót, trong thực tế, chúng tôi cũng có những vấn đề lớn của tham nhũng trong các trường đại học Mỹ. Đã có nhiều vụ bê bối liên quan đến giả mạo lý lịch bởi các quản trị viên đại học, giả mạo hồ sơ học tập của các thành viên của đội tuyển học sinh điền kinh, hối lộ cán bộ trường đại học do đại diện của các công ty muốn kinh doanh trường đại học chủ mưu.

Nhiều trường đại học Mỹ đang sút kém vì nạn quan liêu, lãng phí, và thường là không đủ năng lực. Ví dụ, tại trường đại học, nơi vợ tôi dạy một vài năm trước, ông giám đốc đã mượn một số tiền hàng trăm triệu đô la cho dự án xây dựng điên rồ. Bây giờ (đặc biệt là do cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại) không ai biết làm thế nào và bao giờ thì trường sẽ trả lại các khoản đã vay.

Không phải là phòng thí nghiệm
Mặc Lâm: Ông vừa nhắc đến GS Hoàng Tụy làm cho tôi nhớ hồi gần đây GS Tụy có đăng trên Tia Sáng Online một bài viết mang tựa đề là: “Giáo Dục Việt Nam, tôi xin nói thẳng”. Trong bài viết này GS Hoàng Tụy đưa ra ba vấn nạn mà giáo dục Việt nam đang gặp. Thứ nhất: do quản lý yếu kém, không phải vì thiếu tiền. Thứ hai cần cải cách hệ thống hơn là sự sáng tạo vô ích. Sau cùng, giáo dục không phải là một phòng thí nghiệm. Ông chia sẻ những nhận định này ra sao?

GS Neal Koblitz: Thiếu tiền rõ ràng là một vấn đề, vì như Giáo sư Hoàng Tụy tự mình nói ở nơi khác, mức lương của giáo sư là quá thấp. Để giải quyết vấn đề này thì tiền phải ưu tiên cho các trường đại học. "Cải cách hệ thống" có thể có ý nghĩa với nhiều mặt khác nhau. Phải hết sức cẩn thận trong việc thay đổi triệt để hệ thống, bởi vì một số thay đổi có thể làm cho tình hình tồi tệ hơn. Tôi đồng ý với ý kiến cho rằng giáo dục không phải là một phòng thí nghiệm. Sẽ là một sai lầm khi thử nghiệm với các phương pháp chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng trước.

Mặc Lâm: Một lần nữa, xin cám ơn giáo sư



http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-higher-education-crisis-and-cope-mlam-11082009111826.html

Saturday, November 7, 2009

GD VN trên báo VN: "Một nền giáo dục yếu kém vẫn 'cố đấm ăn xôi'" ?

Tác giả: Linh Thuỷ (tổng hợp)
Ngày đăng: 27/10/2009 09:30 GMT+7

Đến thời điểm này, TuanVietNam vẫn tiếp tục nhận được nhiều ý kiến phản hồi của các độc giả về bài tranh luận của GS Koblitz với báo cáo đánh giá thực trạng GD Việt Nam của nhóm các tác giả thuộc ĐH Harvard. Tôn trọng tính thông tin đa chiều của báo chí, TuanVietNam xin đăng tải một số ý kiến tiếp theo.

Các nhà quản lý giáo dục Việt Nam đừng bảo thủ!

GS Koblitz là người đáng kính và có tâm với Việt Nam. Chính vì yêu mến Việt Nam quá mà ông quên mất rằng tại sao một số ý kiến đóng góp quá ư xác đáng của ông từ những năm 1980 lại không thể được áp dụng ở Việt Nam (?).


Rất mong các nhà quản lý giáo dục Việt Nam phải thay đổi theo nguyên tắc

hiệu quả đào tạo. (Ảnh minh họa)


Phần nữa là ông có chỉ ra một số khuyết điểm của nền giáo dục bậc cao Hoa Kỳ và Việt Nam cần cảnh giác với nạn thực dân mới (dumbling những thứ kém chất lượng sang các nước đang phát triển như Việt Nam). Là một người tốt nghiệp tại trường đại học trong nước và làm việc tại Việt Nam, nhưng có được tiếp tục học thêm ở nước ngoài, tôi xin có một số ý kiến như sau:

1. Về nền giáo dục bậc cao ở Mỹ, chúng ta biết rằng nó rất khác so với Việt Nam, và chúng ta cần lưu ý đến ý kiến của GS Koblitz nếu như chúng ta định đi theo mô hình của giáo dục Mỹ. Người Mỹ đã không thắng ở Việt Nam chỉ vì không hiểu được rằng Việt Nam và Mỹ có những điểm khác nhau. Đối với chính sách giáo dục cũng vậy, chúng ta cần tiếp thu những điểm tích cực, ví dụ như khả năng độc lập của các trường, phát triển khả năng tư duy độc lập cho sinh viên, khả năng làm việc nhóm... đồng thời biết về những hạn chế (mà một số trong đó hiện tại đang là những ưu điểm của ta) như GS Koblitz đã đề cập.

2. Về nạn dumbling trong xuất khẩu giáo dục: Không có cách gì hơn chúng ta cần mở rộng hơn nữa nguồn thông tin để sinh viên nắm bắt được đâu là trường tốt và phù hợp, đâu là trường kém chất lượng để học có thể tự chọn, bởi Chính phủ đâu thể ngăn cấm trường này, trường kia vào Việt Nam chiêu sinh chỉ vì họ có xếp hạng thấp trong xếp hạng giáo dục. Chính phủ chỉ nên hỗ trợ tài chính và công cụ để lựa chọn được những ứng viên tốt nhất cho chương trình giao lưu giáo dục.

3. Nhận xét của GS Koblitz về chất lượng của những trường tư như Đại học Thăng Long, tôi cho rằng GS hơi chủ quan. Tôi biết một số người tốt nghiệp tại Thăng Long, Đông Đô và Phương Đông, trình độ của họ không hề kém.

Tuy nhiên thật khó so sánh về chất lượng đầu vào giữa những trường này với những trường có bề dày thành tích và thâm niên như Trường đại học Bách Khoa Hà Nội hay Ngoại thương. Tôi thấy không nên so sánh như vậy.

Một số ý kiến khác của GS về phân biệt nam nữ, với người dân tộc thiểu số... thì tôi không hẳn phản đối, nhưng chúng ta nên tạo sự công bằng trong cơ hội, chứ không phải trong hưởng thụ. (Cao Thùy Anh, Monkut University, Thailand)

Tôi thiết nghĩ ta cũng nên tôn trọng cách đánh giá của các trường đại học danh tiếng và của các tác giả có uy tín mong muốn nhìn thẳng sự thật để chấn hưng khắc phục những hạn chế, loại bỏ những giáo điều không cần thiết đào tạo con người năng động hiệu quả và có đức.

Rất mong các nhà quản lý giáo dục Việt Nam phải thay đổi theo nguyên tắc hiệu quả đào tạo, đừng bảo thủ khi mà chiến tranh đã qua 40 năm rồi, sao nước ta vẫn nghèo, xếp vào nước kém phát triển có phải do việc đào tạo con người không, cả về tài lẫn về đức? (Lê Hồng Phong, Buôn Ma Thuột)

Đáng sợ khi yếu kém vẫn cố đấm ăn xôi

Theo tôi, bài viết của tác giả chỉ như một sự ngụy biện yếu ớt cho nền giáo dục kém cỏi của Việt Nam Tôi không quan tâm tới những ví dụ đâu đâu mà tác giả nói về học sinh Mỹ, về lạm phát điểm số, về sự ngu hóa...

Đúng, tôi đã từng có dịp học với học sinh một số nước phát triển trên thế giới, tương tự như Hoa Kỳ, học sinh của các nước đó không nhớ được bảng lượng giác, không nhớ được hệ thức lượng và đôi khi còn tính sai cả bảng cửu chương. Nhưng vấn đề không phải là sự thể hiện, mà là kết quả đạt được.


Tiêu chí đánh giáo cao nhất chất lượng của một nền giáo dục là chất lượng

đầu ra và chất lượng lao động của nguồn nhân lực. (Ảnh minh họa)


Tất cả những điều trên có là gì khi mỗi năm, Hoa Kỳ vẫn đóng góp cho thế giới hàng trăm ngàn phát minh mới, hàng loạt những sáng chế ứng dụng phục vụ xã hội. Việc học sinh của họ thế nào không quan trọng. Học chỉ là bước thu nhận thôi, cho đến trước khi 1 người biết dùng kiến thức học để phục vụ xã hội thì kiến thức chưa mang bất cứ một ý nghĩa nào cả. Có chăng, đó chỉ là trang hoàng cho bản thân, ra vẻ ta đây lắm chữ thôi.

Học sinh Việt Nam có thể thi nhất nhì thế giới, có thể giải này giải kia, nhưng tại sao Việt Nam vẫn nghèo, tại sao nước vẫn lạc hậu, sau vẫn kém phát triển. Tại sao chúng ta thuộc nhiều công thức như vậy, có những cái đầu nhanh nhạy như vậy mà lại phải mời các bộ của những nước đang "ngu hóa" sang đào tạo và trao đổi kỹ thuật.

Đã đến lúc sự yếu kém phải bị xóa bỏ. Thật đáng sợ khi một nền giáo dục yếu kém vẫn cố đấm ăn xôi giữ quan điểm sai lầm của mình. Hậu quả không phải chỉ là một vài thế hệ con người có chất lượng lao động thấp, nó còn là tương lai của cả đất nước. (Lê Thanh Bình, Hà Nội)

Tiêu chí đánh giáo cao nhất chất lượng của một nền giáo dục, không phải bàn cãi gì, là chất lượng đầu ra và chất lượng lao động của nguồn nhân lực. Và đối với những hệ thống giáo dục khác nhau thì trong khi rất khó so sánh về cách tổ chức, vận hành của hệ thống đó cùng rất nhiều những thứ khác, thì rõ ràng chỉ có thể nói một nền giáo dục này tốt hơn một nền giáo dục kia ở chỗ nó tạo ra được những lực lượng lao động có khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội hội với một năng lực sáng tạo cao hơn mà thôi.

Về điểm này thì ai cũng thấy nền giáo dục Việt Nam đứng ở thứ hạng nào rồi, còn giáo dục Mỹ, dù có 2% chất lượng cao, còn lại là tồi tệ, thì nó cũng cứ vẫn là một trong những nền giáo dục tốt của thế giới. Tôi tin là đến "thiên đường" thì cũng vẫn có vấn đề. Không thể nói vì giáo dục Mỹ có quá nhiều vấn đề nên Việt Nam so với nó làm gì, hay đừng theo nó.

Ông Koblitz có cảnh báo một chủ nghĩa thực dân trong giáo dục. Nếu gọi những gì đang diễn ra là chủ nghĩa thực dân, để rồi chống lại nó, thì e rằng có khi lại tiếp tục đi giật lùi. Thực tế, những người xuất sắc của Mỹ chẳng đi sang làm việc ở Việt Nam, mà Việt Nam cũng chẳng có tiền mà trả lương họ. Những trường đầu bảng của Mỹ không cần phải đi tìm sinh viên, mà sinh viên khắp thế giới tự đến. Chúng ta rõ ràng phải bằng lòng với việc ta chỉ có thể nhận và tiếp cận một cái tốt hơn cái ta đang có, nhưng không phải tốt nhất, vì tốt nhất có giá của nó mà ta không tài nào trả nổi.

Trường Cao đẳng Cộng đồng Houston có thể chẳng ai biết đến ở Mỹ, nhưng chắc chắn rằng chất lượng giáo dục của nó cao hơn chất lượng của vô số trường đại học ở VN. Số những trường tốt hàng đầu không cần đi tìm sinh viên có lẽ cũng không phải là nhiều, nên chẳng riêng trường Houston, mà rất nhiều trường có chất lượng tốt ở các nước, đặc biệt là Úc, Singapore, hay thậm chí Anh, Hà Lan, cũng sang Việt Nam tuyển sinh viên. Như vậy, giáo dục có thế này cũng có thế khác.

Việc có nhiều loại trường với chất lượng khác nhau đáp ứng những nhu cầu khác nhau cũng như những khả năng trang trải khác nhau theo tôi cũng đâu có gì là xấu.

Một trường học phí rất cao đến mức chỉ có con nhà giàu mới học được, nhưng rõ ràng những trường như thế ở Mỹ đâu chỉ lấy tiền cao làm tiêu chí? Những trường học phí cao tuyển chọn cực kỳ gắt gao để đảm bảo chất lượng đầu vào, nên nếu con nhà giàu mà học giỏi vào đó thì sao lại lên án họ? Mà khi nói như thế sao lại lờ đi chuyện các học sinh xuất sắc dù con nhà nghèo hay giàu thì cũng có thể giành được học bổng?

Nhưng nói qua nói lại rồi cũng chỉ là để quay về chuyện giáo dục nước mình. Kém thì phải thay đổi mà nâng cao chất lượng, nếu không thì có tội với đất nước, với nhân dân. (Nam Nguyễn, Hà Nội)

http://tuanvietnam.net/2009-10-26-mot-nen-giao-duc-yeu-kem-van-co-dam-an-xoi-