Hình này minh họa tương quan lực lượng giữa các cường quốc giáo dục đại học trên thế giới theo kết quả xếp hạng 2010 của THE, được lấy trên mạng, ở đây.
Đọc được bài này có liên quan đến những điều tôi đang quan tâm nên tôi đưa về đây để lưu. Nó ở đây.
Những bài có liên quan:
1. "Tạp chí Times Higher Education công bố xếp hạng 200 đại học hàng đầu", ở đây.
2. "Harvard đứng đầu top 200 đại học hàng đầu thế giới", ở đây.
3. "Xếp hạng đại học: Mỹ áp đảo, Anh rớt hạng" ở đây.
4. "Times Higher Education công bố danh sách đại học tốt nhất", ở đây.
5. Trên BBC, sáng nay 21/9/2010: "Hoa Kỳ áp đảo ...", ,ở đây.
Vài nhận xét ngắn: (1) Giới truyền thông VN lúc này quan tâm đến xếp hạng đại học toàn cầu quá. (2) Các trường đại học TQ đang tiến lên một cách đáng kể, lọt vào top 50.
Có thể nhận thấy những khuynh hướng sau đang xuất hiện tại VN:
- Giáo dục đã được xem như một loại hàng hóa thực sự, và vì vậy cần cung cấp thông tin thị trường nhanh gọn đến độc giả.
- Toàn cầu hóa giáo dục đại học và hiện tượng "luân chuyển chất xám" đang diễn ra rõ rệt ở VN (VN là sending country, và các nước có trường đại học ở hàng top là receiving countries).
- Việc hiểu biết về các hệ thống xếp hạng đại học và trắc lượng khoa học (science metrics) là thực sự cần thiết, trước hết là để tự biết mình, rồi sau đó sẽ biết mình cần làm gì để đi đến mục tiêu đã đặt ra.
Sunday, September 19, 2010
"Các tiêu chí xếp hạng đại học của tạp chí Times Higher Education (THE)"
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
- Toàn cầu hóa giáo dục đại học và hiện tượng "luân chuyển chất xám" đang diễn ra rõ rệt ở VN (VN là sending country, và các nước có trường đại học ở hàng top là receiving countries).
ReplyDeleteChị PA có thể cho thí dụ vài người dược không ? Vì thấy rất khó lọt vào giảng dạy nếu không nói tiếng Anh dược như GS bản xứ. Trong chương trình trao dổi ( Exchange ) thì họ không dòi hỏi khó nhưng muốn xin dạy như các GS Việt Kiều thì rất khó cho GS từ Dại Học VN sang, trừ phi giảng dạy tiếng Việt.
B.
Dear anh (?) B.,
ReplyDeleteĐây là một ví dụ cụ thể mà tôi biết:
http://www.education.monash.edu.au/profiles/hphan
Cô này còn trẻ lắm, xuất thân từ ĐHQG Hà Nội, hiện ở ĐH Monash (Úc), vẫn đi đi về về như Ngô Bảo Châu.
Tôi biết một số người nữa ở Khoa Anh cũ của tôi, cũng như trong nhóm đi học với tôi thời ở Úc, học xong rồi ở lại dạy, nhưng chưa tìm được đang ở đâu. Từ từ rồi tôi đưa thêm tên lên nhé.
Tóm lại: do yêu cầu bắt buộc nên ai ở lại đều có publications, đều thành đạt, còn ai về giống như tôi thì đều lụt nghề hết, hic hic hic...
PA