Tuesday, September 7, 2010

Lại phải nói về UBI!

Hôm trước tôi đã đưa lên blog một số entries viết về UBI, và nhận được khá nhiều quan tâm của mọi người. Thậm chí có cả những tranh luận ầm ĩ, người bênh kẻ bỏ, không sao thống nhất được.

Do mọi việc còn đang trong vòng tìm hiểu, nên khi thấy dư luận quá nóng, tôi đã tự cất các bài viết ấy đi để tránh tình trạng những suy nghĩ chủ quan của mình tác động đến dư luận, dù theo chiều hướng khen hay là chê. Cất đi, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi cho rằng việc của UBI là không đáng quan tâm, mà ngược lại là khác.

Vâng, theo tôi việc UBI rất đáng quan tâm, và những người có trách nhiệm ở các phía phải nhận trách nhiệm cũng như có thông tin chính thức đến cho các học viên cũng như toàn xã hội. Việc tôi rút bài xuống chỉ một hành động thận trọng của tôi, để mọi việc được giải quyết trên lý chứ không bị tình cảm dẫn dắt (sẽ trái ngược nhau giữa những nhóm người có những lợi ích khác nhau, và vì thế sẽ gây nhiều tranh cãi không đi đến đâu và không cần thiết!)

Nhưng cho đến nay, mọi việc vẫn chưa ngã ngũ? Và thậm chí, như lời một học viên của tôi đã nói khi gọi điện cho tôi hôm nay, "dường như vụ UBI chìm xuồng rồi"?

Well, đối với tôi thì nó chưa thể chìm xuồng được, cho đến khi những người có trách nhiệm - có thể là những người quản lý chương trình này từ 2 phía - hoặc cơ quan quản lý nhà nước, hoặc giới truyền thông (sau khi điều tra kỹ và chịu trách nhiệm về thông tin của mình), đưa ra những câu trả lời chính thức đến cho người học (đã học, đang học, hoặc định học).

Vì chưa có câu trả lời chính thức nên tôi tạm đưa ra những ý kiến của tôi, dựa trên những thông tin mà tôi nắm được, như sau:

1. UBI không phải là một trường đại học mà chỉ là một business school, một dạng trường chuyên nghiệp (professional school), tư nhân, có giấy phép hoạt động do Bỉ cấp, nhưng hoạt động chủ yếu ở nước ngoài. Và, vì dạy chương trình 'quốc tế' (tức dạy bằng tiếng Anh), nên Bộ Giáo dục Bỉ KHÔNG quản lý chất lượng chương trình này.

2. Một trường như vậy, mới, nhỏ, và không (chưa) có tên tuổi, thì KHÓ LÒNG được công nhận trong hệ thống hàn lâm của thế giới. Vì vậy, bằng của UBI KHÔNG DỄ GÌ được các trường tốt của Anh, Mỹ vv công nhận. Việc UBI phải có những mối liên kết với các trường khác như Wales, Clark vv cho thấy rõ điều đó.

Ví dụ, trên trang web của UBI nêu rõ, học một số chương trình cử nhân và MBA nào đó ở UBI (Bỉ) thì sẽ cấp bằng của ĐH Wales (bằng cấp này sẽ do Wales validate, nhưng UBI tuyển sinh, giảng dạy, vv tức là làm hết, chỉ không cấp bằng?).

Tuy nhiên, đó là việc ở UBI (Bỉ). Chứ ở VN, bằng của UBI là do UBI cấp, còn có ai công nhận không thì ... không biết, tùy luật lệ mỗi nơi, người học tự tìm hiểu rồi quyết định (nếu không tìm hiểu, không biết thì ... ráng chịu!)

3. Thôi không nói chuyện nước ngoài. Nếu bằng của UBI mà sử dụng để đi học tiếp ở VN thì sao? À, tất nhiên là không được công nhận, vì ... khác hệ! Ừ thì vậy đó, ráng chịu, hic hic!

Còn về chất lượng của chương trình ư, thì, tôi không có nghề nên không biết, mà nếu có thì một mình tôi cũng không thể kết luận được, nếu muốn nói gì cũng phải thành lập hội đồng hoặc thành lập đoàn đánh giá theo đúng quy định, rồi xem xét vv rồi mới kết luận được.

Nhưng cũng phải nói thêm: Nếu xét về nguồn lực để thực hiện tốt chương trình đào tạo thì đội ngũ của UBI cũng hơi ... hẻo, chẳng khá hơn một trường VN là mấy (đa số là Thạc sĩ mà lại dạy Thạc sĩ, thậm chí Tiến sĩ, chỉ có mỗi cái là họ nói tiếng Anh. Nhưng nếu vậy thì mình cũng ... nói tiếng Việt chứ bộ, họ cũng đâu có nói được?) Vậy mà lại thu toàn ngoại tệ, Euro hẳn hoi nữa chứ! Đến gần chục ngàn Euro chứ có ít đâu!

4. Vậy chứ UBI có liên quan gì với NetAcademy và các chương trình liên kết tay ba mà gần đây thấy quảng cáo rầm rộ gì đó không? Có, nhưng mà không (?). Có, là vì đại diện UBI đã chính thức thừa nhận việc liên kết với NetAcademy để mở (tùm lum) các chương trình online tại VN là sai lầm (ừ mà sai quá đi chứ, ai lại tạo ra cạnh tranh nội bộ vậy!!!!)

Nhưng không (?), vì đại diện UBI có cho tôi biết là đã ngưng hợp dồng này với NetAcademy (Mã Lai) rồi. Có đúng không, tôi không kiểm tra được, vì không phải là ... công an, hoặc phóng viên. Nhưng nếu điều này đúng, thì các nơi đang quảng cáo chiêu sinh NetAcademy + UBI là quảng cáo dối, sai sự thật đấy các bạn ạ!

Đấy, tất cả thông tin tôi có về UBI là như thế. Tóm lại là sao? Đây là ý kiến của tôi:

1. UBI hoạt động tại VN là hợp pháp (không có quy định nào cấm).

2. Bằng cấp của UBI cho đến nay không được công nhận trong hệ thống hàn lâm của VN.

3. Bằng cấp của UBI khó lòng được công nhận ở các nước Anh, Mỹ; người ta sẽ xét case-by-case! Mà nếu có ai công nhận để cho học tiếp, thì chắc cũng chỉ là những trường ... giống kiểu UBI mà thôi (vd: trường tư, distance learning, kiểu ĐH Phoenix, hay Kaplan, chẳng hạn?)

5. Thị trường VN có chấp nhận UBI không? Chắc là có, đặc biệt là thời gian đầu khi chưa có ai có bằng cấp về lãnh vực này. Nhưng sau này, vì có nhiều chương trình khác, có sự cạnh tranh vv thì ... tôi không dám chắc. Nếu muốn biết, nên làm những nghiên cứu, thực vậy, rồi mới nói được. Nếu UBI nhìn xa, và làm chuyên nghiệp, muốn xây dựng thương hiệu của mình và cung cấp dịch vụ tốt cho học viên, thì ở VN cả chục năm nay đã phải làm rồi, mới phải chứ?

6. Vậy có nên học với UBI không? Tùy các bạn. Tôi thì không, vì những lý do ở trên.

7. Các ĐH liên kết với UBI có chịu trách nhiệm gì không? À, họ hoạt động hợp pháp, không hoạt động chui. Nhưng sự hợp tác giữa 2 bên có xứng tầm không, thì các trường VN cần tự xem xét, xem thử vị thế của mình ở đâu, sứ mạng của mình là gì, rồi quyết định. Đặc biệt cần xem xét việc UBI gần đây (suýt?) "bán đứng" tên tuổi của mình (nếu có) qua sự hợp tác với NetAcademy. Nếu không có báo chí vào cuộc, thì UBI-NetAcademy hoạt động tùm lum, và ... mấy trường của VN cũng chỉ giống Vietwings gì gì đó thôi sao?

8. Nhà nước VN, và báo chí, xã hội dân sự nên làm gì để mọi việc tốt hơn là tình trạng ... limbo như thế này? Tôi nghĩ có nhiều việc cần làm:

a. Hiện nay UBI dường như không ai giám sát, quản lý về chất lượng? Nhà nước NÊN CÓ QUY ĐỊNH VỀ THẨM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC NGOÀI TẠI VN (hiện hoàn toàn thả lỏng, trong khi các trường VN đấu tranh muốn chết để có tự chủ, thì các trường quốc tế hoạt động tại VN như RMIT muốn dạy sao thì dạy, làm gì thì làm! Hoàn toàn tự chủ, oh la la!)

b. Nên có những tổ chức công lập hoặc tư nhân phi lợi nhuận và có uy tín chuyên cung cấp thông tin giáo dục đến người học, có thể miễn phí (nếu được) hoặc thu một ít phí để trang trải hoạt động.

c. Báo chí cần tích cực hơn trong việc điều tra những việc như thế này và cung cấp thông tin chính xác (có trách nhiệm, nhưng bình tĩnh, khách quan, đừng có chơi trò giật gân lá cải nhen) cho bạn đọc. Nên mời các chuyên gia làm columnist phụ trách các chuyên mục trả lời bạn đọc về giáo dục quốc tế (trả tiền đàng hoàng cho chuyên gia thì họ sẽ làm đều đặn cho mình).

d. Người học nên - please, by all means!!! - tự bảo vệ bằng cách tìm hiểu thông tin cho kỹ. Bao giờ cũng đòi được cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về chương trình, giảng viên, yêu cầu kiểm tra đánh giá, kiểm định chất lượng, và công nhận bằng cấp sau khi ra trường. Nhớ đòi thông tin trên giấy, và nếu bị vi phạm, nhớ đòi hỏi, khiếu nại, kiện!!!! Đòi quyền lợi của mình chứ, đóng tiền quá trời chứ có ít đâu!

Đấy, vài giòng trả lời cho bạn học viên của tôi, và cho mọi người có quan tâm! Dài dòng quá phải không, tôi viết một mạch không cần suy nghĩ đấy các bạn ạ!
-----
Cập nhật lúc 20 giờ ngày 8/9/2010
Do mọi việc đến nay cũng đã rõ ràng, như có thể thấy qua thái độ ... bình tĩnh chấp nhận sự thật của mọi người khi đọc entry này của tôi, nên tôi thấy không cần phải cất các entries cũ của tôi về UBI đi nữa, và đã cho chúng xuất hiện trở lại. Ai cần đọc các comments hoặc đọc lại bài cũ (có tính lịch sử của nó) thì đọc nhé! Tìm theo tag "UBI" thì sẽ ra hết thôi.

26 comments:

  1. Tương lai Giáo Dục Viet Nam sẽ di về dâu ?
    Nhiều ngàn Thạc sỉ và Tiến sỉ dã dược dào tạo như thế này rồi. Có dất nước nào trên dịa cầu, dám giao trọng trách dào tạo Thạc sỉ và Tiến sỉ, cho các cơ quan kiểu như Hội Khuyến Học lảnh phần dào tạo không ?

    Ông TS Nguyễn Ngọc Ân nói trước dây rằng ông không có lỗi gì cả. Ông xui mới bị người ta nói dến, chứ biết bao người lấy bằng TS như vậy, có sau dâu. Nay thấy ông nói dúng.

    http://dantri.com.vn/c25/s25-420573/su-that-ve-thong-tin-dao-tao-chui-ca-ngan-thac-si.htm

    ReplyDelete
  2. Dear Nặc danh,

    Đọc chỗ này mới sợ chứ:

    Ông Nhĩ cho biết, mặc dù hình thức học tập từ xa quốc tế qua mạng Internet vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người Việt Nam nhưng thực tế chương trình triển khai này là một minh chứng khẳng định ưu thế và tính hợp lý của một phương thức học tập mới, hiện đại và tiện lợi đối với nhiều người. Thêm vào đó, việc áp dụng rộng rãi mô hình học tập tiên tiến này góp phần vào việc thực hiện chủ trương mới của Chính phủ là đào tạo hàng trăm nghìn thạc sĩ, 20 nghìn tiến sĩ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo ĐH tại Việt Nam.

    Chao ơi, chẳng trách nào ở VN ai có con và có tiền thì đều cho đi du học hết, để tị nạn!

    ReplyDelete
  3. 08/09/2010
    Liên kết đào tạo: Cơn lũ mua bán bằng dỏm
    Anh Kiệt

    Trong cuộc họp báo đầu năm học, ông Nguyễn Xuân Vang, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT), cho biết hiện nay có 119 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, tập trung ở 43 trường đại học. Từ đầu năm 2010, Bộ GD-ĐT đã nhiều lần yêu cầu các trường báo cáo về tình hình liên kết đào tạo với nước ngoài, thậm chí gia hạn đến hai lần, nhưng chỉ có 31 trường báo cáo, trong số những trường không gửi báo cáo về Bộ, có cả những trường đại học lớn. Cũng theo ông Vang, nhiều trường đào tạo chui không xin phép khiến cho người học bị mất quyền lợi. Một số chương trình có dấu hiệu vi phạm quy định của Nhà nước, nhiều đối tác trung gian, đặc biệt là các trường đóng tại Singapore, Hongkong... tham gia liên kết để trục lợi. Đánh giá trên thật đáng báo động nhưng nó chỉ là phần nổi của tảng băng. Thực chất cái gọi là liên kết đào tạo với nước ngoài nhiều năm qua đã tạo ra cơn lũ mua bán bằng cấp dỏm, tiêu tốn của đất nước hàng trăm triệu đô la và đẩy nên giáo dục của đất nước vào cảnh vàng thau lẫn lộn.

    Có thể kể ra đây những vụ liên kết rất đình đám.

    Hai Đại học Quốc gia Hà Nội và TPHCM liên kết với viện UBI (Bỉ), từ năm 2000 tới nay đã cho ra trường hàng ngàn thạc sĩ. Mới đây, UBI lại bán chương trình cho NetAcademy, một công ty cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến ở Malaysia, móc nối với một doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam không có chức năng đào tạo lại mang cái tên rất kêu là Viện Quản trị Tài Chính, tổ chức tuyển sinh đào tạo trực tuyến tại 10 tỉnh thành. Nhưng Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, kiểm định chất lượng của Đại học Quốc gia TP. HCM, phát hiện ra rằng UBI không được công nhận tại Bỉ, bằng cấp của UBI không có giá trị. Một học viên đã tốt nghiệp MBA của UBI sang Mỹ du học bằng MBA của UBI được WES (World Education Services) ở New York City đánh giá là “one year of post-secondary study at an institution that does not have regional accreditation”, nghĩa là theo WES, người này sau khi tốt nghiệp phổ thông có đi học ở một cái trường nào đó mà chất lượng chưa ai biết cả (vì không phải là trường được kiểm định) trong khoảng thời gian một năm.

    ReplyDelete
  4. Đại học Quốc gia Hà Nội cũng liên kết với Đại học Irvine (Mỹ) đào tạo tốt nghiệp hơn 300 thạc sĩ và đang tiếp tục đào tạo trên 160 học viên khác. Trong khi đó trường Đại học Irvine chỉ là hai căn phòng trong một cao ốc cho thuê, nhân sự từ Hiệu trưởng đến nhân viên chỉ có vỏn vẹn 5 người. Đại học Irvine không được công nhận ở Mỹ. Trước sự thật sờ sờ như vậy, GS Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, vẫn tự tin trả lời với báo chí: “Đây là một trường đại học đàng hoàng, có địa chỉ ở California, do một tổ chức đứng ra làm pháp nhân. Tôi thấy buồn cười vì thông tin nói rằng IU là trường dỏm”. Ông Giang hoàn toàn nhầm lẫn ở chỗ là không ai nói trường Đại học Irvine không có thật. Vấn đề là trường này không được công nhận, chất lượng đào tạo kém, bằng cấp không có giá trị. (http://phapluattp.vn/20100804113120807p0c1019/giai-ma-su-that-ve-irvine-university.htm)

    Mới đây, báo chí phát hiện thêm Trung tâm Hợp tác Đào tạo Quốc tế của Hội Khuyến học, không có chức năng, không có trường sở lại đi liên kết với trường Columbia Southern University (CSU) của Mỹ đào tạo online trên 2000 thạc sĩ, thu trên 18 triệu USD. Chương trình học online hiện chưa được Bộ cho phép liên kết đào tạo taị Việt Nam và ở Mỹ hệ thống đào tạo này được xem là cách bổ sung kiến thức cho người học, không có giá trị học thuật, bằng cấp của hệ thống này không có giá trị. (http://www.tienphong.vn/Khoa-Giao/511823/Dao-tao-chui--ca-ngan-thac-si.html)

    Theo một nguồn tin không chính thức, thì riêng một cơ sở liên kết đào tạo phía Việt Nam mà trụ sở ở ngay tại TP. HCM đã đưa ra thị trường đến 500 tấm bằng kiểu như vậy, gồm 300 thạc sĩ và 200 tiến sĩ (!). Câu hỏi: những thạc sĩ, và nhất là tiến sĩ này, hiện đang làm gì, ở đâu? (http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=62&CategoryID=6&News=3216)

    Như vậy, trong khi nhiều trường đại học trong nước bị quản lý, bị soi kỹ tới mức bị dừng tuyển sinh vì ba năm chưa họp HĐQT thì cánh cửa quản lý lại hoàn toàn bỏ ngỏ cho những đại học dỏm của nước ngoài tung hoành.

    A. K.

    ReplyDelete
  5. Tôi thấy tội nghiệp cho những học viên đã học Irvin hay UBI. Họ đã bị lừa (và bây giờ đã biết là mình bị lừa) nhưng bây giờ phải cố bảo vệ những gì mình đã nhận. Họ mất tiền và cả thời gian và công sức mà!

    ReplyDelete
  6. Thực tế có nhiều người biết các chương trình kém chất lượng nhưng họ vẫn theo học, bạn tôi là 1 ví dụ, theo học chương trình PhD của ĐH quốc tế Mỹ. Có lẽ do cách sử dụng con người - nặng về bằng cấp. Tôi biết nhiều vị hiện đang là hiệu trưởng, trưởng phòng đào tạo, vv ở 1 trường CĐ ở quận 9 Tp.HCM học chương trình PhD của các trường dỏm giống như kiểu ông Ân. Thật đáng buồn cho đất nước.

    ReplyDelete
  7. chào bạn Phương Anh, quả thật đọc những bài viết của bạn người ta tưởng chừng như bạn là người hiểu biết lắm, ấy vậy mà tôi không thấy thế, tôi lại thấy bài viết của bạn rất dở. Tôi không biết người khác cảm nhận thế nào nhưng bạn viết đọc xong tôi thấy bạn đang chửi nền giáo dục Việt Nam và muốn nền giáo dục Việt Nam đi xuống thì phải.
    Bạn nói chương trình này, chương trình kia không đạt chất lượng, trường này trường kia không uy tín, vậy tôi hỏi bạn bạn là người trực tiếp kiểm định hay bạn học hay sao mà bận biết vậy, hay chỉ là "nghe người ta nói". Ngay bản thân bạn - giữ một chức vụ cũng khá cao đó mà lại viết: "vài giòng trả lời" - người ta học hết lớp 1 ng ta cũng k viết vậy đâu. Bạn đọc hết lại xem ngoài cái đó còn bao nhiêu cái nữa.
    Vậy nhìn bạn viết như vậy tôi sẽ đánh giá bạn ra sao. Bạn đừng nên chỉ nhìn bên ngoài mà đánh giá, và cũng đừng vì mục đích cá nhân mà bôi xấu người khác.
    Tôi thì lại có một cái nhìn khác bạn. Chúng ta cùng chí hướng là cùng mong cho nền giáo dục VN ngày càng phát triển, nhưng tôi lại luôn mong muốn có thêm hơn nữa những phương pháp học mới, những chương trình mới cho người học có thêm lựa chọn. Tại sao thế giới người ta vẫn có công ty đào tạo, vẫn có học online vậy tại sao VN lại không thể không có. Tôi hỏi bạn chất lượng giáo dục nằm ở đâu, ở ngay chính người học chứ ở đâu. Bạn có biết 1 sinh viên học đại học bây giờ học phí thì ít mà tiền đi thầy thì nhiều không, vậy thử hỏi chất lượng đào tạo là gì.
    Bạn đừng vội đưa ra những nhận xét vô căn cứ làm ảnh hưởng đến nền giáo dục như vậy

    ReplyDelete
  8. "...Tôi hỏi bạn chất lượng giáo dục nằm ở đâu, ở ngay chính người học chứ ở đâu. Bạn có biết 1 sinh viên học đại học bây giờ học phí thì ít mà tiền đi thầy thì nhiều không, vậy thử hỏi chất lượng đào tạo là gì. Bạn đừng vội đưa ra những nhận xét vô căn cứ làm ảnh hưởng đến nền giáo dục như vậy".

    Em đọc đoạn này, đang định viết "vài dòng trả lời" : Rằng cái nền giáo "đi thầy" nghĩa là đã ở.. "đáy" rồi, thì người ta có nói gì thì nó cũng chỉ có thể... tốt lên thôi (!). Viết xong mà chau mày, thế rồi... cười ngẩn ngơ mãi, và có một sự "bừng ngộ". (Em viết dưới đây cũng một mạch rất thật lòng, có gì cô Phương Anh và các bạn cứ chỉ bảo em thêm và đừng giận gì em cô nhé!

    Bởi vì phải cảm ơn đã nêu ra điều cốt yếu: - "Chất lượng giáo dục nằm ở đâu"?, chắc rằng Tiến sỹ Vũ Thị Phương Anh (TS VTPA) cũng không thể có câu trả lời xác đáng hơn: - "Ở ngay chính người học chứ ở đâu". Hay nói cách khác, khi mãi mãi không ai phản biện một điều rằng "chất lượng giáo dục ở ngoài người học"... mãi mãi không khá được về chất.

    Thật thế mà, đã nói "bừng ngộ"... nhưng bây giờ ước khóc được thật to cho những năm tháng "bị học" của em quá!... Do đó, chắc TS VTPA cũng không phản đối khi em đánh giá một nhận định của đứng trên đỉnh của blog này. Cụ thể hóa thì, em mạnh dạn đề xuất TS VTPA hãy mua bản quyền để làm sologan cho blog:

    "Chất lượng giáo dục nằm ở đâu"? - "Ở ngay chính người học chứ ở đâu!"

    Thế rồi... em lại đọc lên trên... và lên trên nữa... Em đọc: "Tôi thấy tội nghiệp cho những học viên đã học Irvin hay UBI. Họ đã bị lừa (và bây giờ đã biết là mình bị lừa) nhưng bây giờ phải cố bảo vệ những gì mình đã nhận. Họ mất tiền và cả thời gian và công sức mà!" . - Đây chẳng phải là một phủ định sạch trơn hay sao?

    Bởi vì như em vừa được chia sẻ: Phải có nhiều tôn trọng hơn nữa đối với người học. Em tin rằng họ đủ khả năng để hiểu cái gì là phù hợp với mình. Hoặc có thể nói họ lựa chọn luôn có xu hướng là tốt nhất có thể trong những điều kiện nhất định. Hay có thể nói rằng: - Từ "lừa" của thật đẹp so với với từ "dỏm" của TS VTPA.

    Liều nghĩ thế, thế là em cười rũ: - "Do mọi việc còn đang trong vòng tìm hiểu, nên khi thấy dư luận quá nóng, tôi đã tự cất các bài viết ấy đi để tránh tình trạng những suy nghĩ chủ quan của mình tác động đến dư luận". Bởi vì có tránh thì cũng đã rồi ạ, rất nhiều người thuộc dư luận gật đầu răm rắp với TS Vũ Thị Phương Anh, dù nhà nghiên cứu vẫn dũng cảm luôn nhận mình "chủ quan".

    Chủ quan lan từ hồi đầu đến khúc cuối: <"Do mọi việc đến nay cũng đã rõ ràng, như có thể thấy qua thái độ ... bình tĩnh chấp nhận sự thật của mọi người khi đọc entry này của tôi, nên tôi thấy không cần phải cất các entries cũ của tôi về UBI đi nữa, và đã cho chúng xuất hiện trở lại" (TS VTPA) – Có thể chỉ là người ta không buồn để mắt nữa tới những suy nghĩ vốn được biết là “chủ quan” ạ!

    Chứ cái sự “rõ ràng” là… còn nhiều điều chưa rõ ràng lắm, thưa TS VTP A! Ví dụ: “Bằng cấp của UBI cho đến nay không được công nhận trong hệ thống hàn lâm của VN”. Có thể đưa ra trước mắt cho em được thấy một cái dẫn chứng nào cho điều này không? Dường như những nhận xét của TS VTPA hơi nhiều quá so với những dẫn chứng cụ thể. Nếu thế, em đang cười tủm tỉm vì biết đâu có ngày em lại cười: …

    Em

    ReplyDelete
  9. Năm nay, UBI của GS Tôn Thất Nguyễn Thiêm, Irvine University, Diploma Mill v.vv dúng là gặp dại hạn. Báo chí loan tin cả 2 tháng, số ngưòi truy cập Blog BS Hồ Hải lên dến hơn 34 ngàn/ ngày, một con số kỷ lục. Trong số các giảng viên nội, ngoại của UBI, ông Khiêm là khá nhất, không biết sao ông sa vào UBI làm chi, cho mất hết uy tín. Lá số tử vi cũa ông chắc không khá, so với các GS Việt Kiều dang dạy Dại Học ở hải ngoại. Chỉ ngay chuyện ông không lên tiếng, cho thấy ông bị kẹt cứng, không biết làm sao.

    ReplyDelete
  10. Anonymous September 10, 2010 3:52 AM trên đây nêu vấn đề rất hay, ông GS Tôn Thất Nguyễn Thiêm không lên tiếng, chưa chắc vì những gì "dư luận" về ông và những gì liên quan là (hoàn toàn) đúng; mà có thể vì "dư luận" quá mạnh, xin chia sẻ đoạn trích dưới đây trích trong "Luyện lí trí" - Nguyễn Hiến Lê như một sự tham khảo:

    “Dư luận là ý kiến của một số đông người trong một xã hội. Có khi nó chính đáng: như trong Hội nghị Diên Hồng, như hồi 1945 toàn dân nổi dậy đòi đuổi thực dân Pháp, như hồi 1925 toàn dân đòi Pháp phải trả lại tự do cho cụ Phan Bội Châu; nó rất chính đáng khi dân chúng châu Âu ở thể kỷ 19 đòi các chính phủ phải cấm sự mua bán người da đen; nó rất chính đáng khi dân chúng Anh phản đối chủ trương của Laval-Hoare (năm 1935) muốn nhường Ethiopie cho ý phát xít, và dư luận khắp thế giới ngày nay đòi hủy những khí giới nguyên tử cũng là rất chính đáng nữa.

    Nhưng cũng có nhiều khi nó sai: nó đã nhiều lần công nhận, khuyến khích sự tàn sát lương dân của phe địch; nó đã hoan hôn những kẻ như Hitler; vì nó sai nên nhà thiên văn học Copernic ở thế kỷ 15 tìm ra được rằng trái đất xoay chung quanh mặt trời mà không dám tuyên bố; vì nó sai nên người ta đã la ó Pasteur khi ông bảo những bệnh truyền nhiễm đều do những vi trùng sinh ra; vì nó sai nên Philippe Semmelweiss tìm ra được một cách rất giản dị để trị bệnh sốt sản hậu là khử độc ở tay và dụng cụ y khoa trước khi khám bệnh, mà rồi chẳng ai nghe, đến nỗi ông phải buồn bực, chết trong một nhà thương điên…

    Nó lại dễ thay đổi: cho nên hôm nay hoan hô, ông X, mai đã đã đảo, đả đảo rồi lại hoan hô, cứ y như chong chóng cho nên dân chúng Pháp năm 1940 theo Pestain hợp tác với Đức rồi năm 1944 lại muốn theo De Gaulle mà chống Đức, cho nên trong chiến tranh với Algerie, mới đầu dư luận Pháp thuận rồi bây giờ thì chống.

    Dù sao ai cũng phải nhận rằng nó rất mạnh. Ngay từ thời Thượng Cổ, sách Quốc ngữ của Trung Hoa đã viết: “Giữ miệng dân khó hơn giữ nước sông, đắp sông mà sông vỡ thì làm tổn hại nhiều người, đối với dư luận cũng vậy. Cho nên người làm sống phải để cho sông chảy, người trị dân phải để cho dân nói. Ôi! Dân lo trong lòng, phải nói ra miệng, giữ làm sao được” (Phan Khoang dịch).

    Nó còn mạnh hơn dòng sông; nó là dòng thác. Chỉ đứng ở ngoài mới khỏi bị lôi cuốn. Chúng ta còn nhớ chiến tranh Phổ - Pháp năm 1870. Cả vu Phổ là William đệ nhất và vua Pháp là Nã Phá Luân đệ tam đều muốn hòa bình, mà cả hai dân tộc Pháp, Phổ cũng cũng không thù oán gì nhau cả. Chỉ có thủ tướng Phổ là muốn gây chiến để chiếm ưu thế trên lục địa Âu. Nhân một vụ truyền ngôi ở Y Pha Nho, Nã Phá Luân đệ tam yêu cầu vua Phổ khuyên cháu đừng tranh giành ngôi đó. Vua Phổ chịu nghe, nhã nhặn trả lời sứ thần Pháp rằng vấn đề đó được coi như đã giải quyết xong, kế đó ông đánh điện cho Bismark hay, Bismark muốn gây hấn,sửa đổi bức điện tín để chọc tức cả hai dân tộc rồi công bố trên báo chí.

    Dân phổ đọc báo, sôi gan, mắng Pháp Hoàng đã dám làm mất thể diện Đức Vua của họ, còn dân Pháp hay tin cũng căm giận vì một tên lính hầu cận của Vua Phổ đã làm nhục vị sứ thần thay mặt quốc gia mình, rủ rnhau biểu tình gào thét những khẩu hiệu: “Chiến tranh vạn tuế”, “Tiến đến Berlin!”, trong khi bài Marseillaise vang lên ở khắp nơi. Bị dư luận bức bách, chính phủ Pháp phải tuyên chiến với Phổ. Bismark chỉ đợi cơ hội đó vì Phổ đã dự bị từ lâu, Pháp thì không đề phòng gì cả, đã giảm quân số từ mấy năm trước. Kết quả là Ba Lê bị bao vây trong một năm đằng đẵng, dân chúng đói rét, gặp gì ăn nấy (chuột giá hai quan một con). Sau cùng Ba Lê phải đầu hàng, và Pháp phải nhường hai tỉnh Alsace và Lorraine cho Phổ".

    (đoạn trích hơi dài so với giới hạn ký tự một comment, mời xem tiếp theo ở phía dưới)

    ReplyDelete
  11. (tiếp theo)

    ... "Trang sử đó cho ta thấy:

    - Dư luận mạnh đến nỗi một chính phủ không chống nổi nó, mà phải để cho nó lôi cuốn.

    - Chỉ một hai kẻ xảo quyệt cũng đủ gây được dư luận. Thời đó phương tiện thông tin chưa tiến mà Bismark gây được sóng gió như vậy, thì thời Hitler và nhất là thời này, sự tạo dư luận càng dễ dàng biết bao mà cũng có thể nguy hiểm biết bao! Ở những nước như Huê Kỳ, bất kỳ một người dân nào, cả người ngoại quốc nữa, cũng có quyền sớm tối lập ra một tờ báo và nếu có đủ tiền bạc, đủ mánh khóe thì có thể nếu không tạo được dư luận, cũng ảnh hưởng lớn đến dư luận.
    - Dư luận ít có tính cách lý trí mà đượm nhiều tình cảm. Dân Phổ và Pháp thời đó đâu có suy nghĩ rằng nguyên nhân chẳng có gì quan trọng, việc có thể thu xếp bằng ngoại giao được, mà kết quả của chiến tranh bao giờ cũng tai hại. Một số người điên tiết lên, hô hào kẻ khác, đánh vào lòng tự ái, lòng ái quốc, lòng danh dự của họ, thế là thiên hạ ùn ùn theo. Rất nhiều người theo không phải vì cùng một quan điểm mà chỉ do sức lôi cuốn của quần chúng. Ở nhà với vợ con thì họ chẳng thích gì chiến tranh đâu, đọc lời công bố của Bismark, họ bất bình một chút, rủa lên một hai câu rồi đi ngủ, nhưng ra đường nghe những khẩu hiệu nẩy lửa của quần chúng, nghe bài Marseillaise thì họ chẳng suy nghĩ gì nữa, nghiến răng trợn mắt nhập bọn liền”.

    (trích “Luyện lí trí” – Nguyễn Hiến Lê)

    ReplyDelete
  12. Hảy nhìn và nghĩ trên lợi ích cộng đồng!

    Là người ngoại đạo, tô tình đọc mấy ý kiến phản hồi trong entry này tôi thấy cần minh định mấy điều.

    Là người có học, biết trích dẩn Nguyễn Hiến Lê thì cần nên nghĩ theo cách nghĩ, sống theo cách sống của ông. Ngay thẳng đến khí phách, biết gìn giử giá trị bản thân nhưng tôn trọng giá trị cộng đồng. Chuyện UBI không ngay thật, rỏ ràng trong liên kết đào tạo tại VN rỏ như ban ngày. Có thể chương trình học của UBI có chút gì đó tiến bộ hơn chương trình học VN cùng ngành nhưng chắc chắng là không tương xứng với lời giới thiệu của họ cũng như mức học phí cao gấp hàng chục lần so với học phí VN.
    Giáo sư TTNT có thể là nhà khoa học tiếng tăm nhưng điều ông đã làm với dân tộc mình chưa ngay thực và không xứng tầm với chức trách kẻ sĩ. Lẽ ra với ưu thế về kiến thức, quan hệ ông nên giới thiệu cho VN một chương trình học tốt hơn, đàn hoàng hơn là một chương trình học không được công nhân ngay chính quốc gia sở tại.
    Với lời lẽ cay đắng của một người tôi đoán là học viên của một chương trình liên kết nào dó, tôi có lời khuyên: Em đang là nạn nhân của vụ mua bán kinh doanh giáo dục. Mặc dù em có cố gắng học thật sự, em tự hào về những kiến thức kỷ năng mà các trường liên kết đã cung cấp cho em. Em đang giận dữ vì người ta phỉ báng, chê trách các chương trình đó. Em hãy nghĩ lại đi. Nếu với những cố gắng của em, mức đầu tư của em gặp được một môi trường giáo dục tốt hơn, kỹ năng, kiến thức của em chắc sẽ tiến bộ hơn nhiều. Sự lên tiếng của cô Phương Anh và những người khác là nhắm vào mục đích đó.
    Đất nước chúng ta nghèo, chương trình giáo dục chúng ta lạc hậu, chúng ta khao khát tìm chương trình giáo dục tốt hơn nhưng chúng ta không thể dễ dải chấp nhận một chương trình ngoại bất kỳ mà đòi hỏi đối tác liên kết phải công bằng, minh bạch về chất lượng của họ.
    Hãy nghĩ theo lợi ích của cộng đồng,mọi lời lẻ dù hay ho đến mấy nhằm bảo vệ cho những lợi ích riêng tư, đối nghịch với cộng đồng đều bộc lộ sự trá nguỵ.

    ReplyDelete
  13. Vài thông tin về ông Tôn Thất Nguyễn Thiêm.

    Theo Thanh Niên - 06/08/2008

    Ông nguyên là giáo sư về kinh tế phát triển và chiến lược ngoại thương tại Đại học Tổng hợp Brussels (Bỉ). Hiện là giáo sư về quản lý Chiến lược (Strategic Management), Quản lý chiến lược thương hiệu (Strategic Brand Management), và Trưởng điều phối chương trình đào tạo Thạc sĩ quản trị Kinh doanh (MBA) của United Business Institutes (UBI) hợp tác với trường ĐH Quốc gia HN (Khoa sau đại học) và trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM. Giáo sư và giám đốc chương trình đào tạo International MBA và PhD của Nyenrode Business University (Hà Lan) tại VN


    Hoàn toàn không dúng như báo Thanh Niên viết về ông Thiêm, ông chưa bao giờ là GS bên Bỉ. Tìm thông tin về ông rất khó, vì ông không là GS của bất cứ một trường Dại Học nào, chỉ duy nhất là GS của UBI bên Viet Nam.

    Tuy nhiên, trong một bài viết chung với GS Anne Drumeaux ( duy nhất của ông ), có ghi một chút về ông như sau :

    L'Entreprise Vietnamienne en transition

    Anne Drumeaux est professeur à l'école de commerce Solvay de l'Université Libre de Bruxelles; elle est professeur visiteur à l'Université nationale d'économie à Hànội et à l'université ouverte d'Ho Chi Minh ville.
    ( Anne Drumeaux là giáo sư trường Thương Mại Solvay thuộc Dại Học Libre de Bruxelles; bà là Giáo sư thỉnh giảng tại Dại Học Kinh Tế Quốc gia Hà Nội và Dại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh )

    Thiêm Tôn Thất Nguyễn est Maitre de Conférence à la faculté des sciences sociales, politiques et économiques de 'Université Libre de Bruxelles, il est coordonnateur scientifique des programmes de l'ULB au Vietnam
    ( Tôn Thất Nguyễn Thiêm là Maitre de Conférence, phân khoa Khoa Học Xã Hội, Chính Trị và Kinh Tế - Dại Học Libre de Bruxelles, ông là diều phối viên các chương trình của Dại Học Libre de Bruxelles tại Viet Nam )

    Như thế, có thể tạm kết luận : Ông chỉ là Maitre de Conférence trong ULB mà thôi, trước khi ông về Vietnam. Nên biết rằng từ Maitre de Conférence phài dược Dại Học tuyển chọn ( cả 10-15 Maitre de Conférence, trường chỉ chọn một người ) lên Chargé de Cours, rồi từ dó mớ trở thàng Giáo sư, với ngạch thấp nhất ( bắt dầu ) cho GS Dại Học bên Âu Châu.

    ReplyDelete
  14. Anonymous September 10, 2010 7:10 PM bạn nói rất hay, nhưng mong bạn hãy suy nghĩ sâu hơn. Có cộng đồng nào mà không gồm những cá nhân, do đó nói lợi ích cộng đồng suông là một sự thiếu minh định. Trước hết, hãy đọc lại tựa đề một bài viết: "Liên kết đào tạo: Cơn lũ mua bán bằng dỏm" (Anh Kiệt).

    Hình dung rằng dư luận cũng như là một cơn lũ, tuy rằng sau khi lũ đi qua, trên cái nền phù sa mọc dần mọclên những hàng lúa mới xanh tốt hơn, những làng mạc mới trù phú hơn... Thế nhưng trước đó, nó cũng vô tình cuốn đi biết bao nhiêu miếng cơm, biết bao tấm áo, biết bao hoài bão...?

    Trước tiên, đối với người theo học, tôi đồng ý với ý kiến rằng: Họ biết suy xét và hiểu biết hơn ai hết từ những gì bỏ ra, điều gì có thể mang lại, do vậy trước tiên chúng ta phải tôn trọng quyết định của họ. Và điều thứ hai như chính bạn thừa nhận: "Mặc dù em có cố gắng học thật sự".

    Vâng - giá trị cốt lõi nhất của mọi nền giáo dục tiên tiến chính là sự "cố gắng học thực sự", học không chờ một điều kiện thuận lợi từ bên ngoài, chủ động vì những mục tiêu đời sống cụ thể của bản thân, gia đình, xã hội. Sự tự học, hay nói cách khác - "coi người học là trung tâm" (tham khảo http://www.box.net/shared/6m0hgkmu0t) mới chính là yếu tố quyết định...

    ...những vĩ nhân của nhân loại, như là Phật Thích Ca, Hồ Chí Minh, Lev Tonstoy v.v.. . Do đó nếu em giận dữ, thì phải đâu bởi vì người ta phỉ báng, chê trách các chương trình đó, mà chỉ bởi vì người ta chỉ biết nói “mặc dù…” với những kiến thức, kỹ năng chung chung… chứ không đánh giá được chiều sâu con người em, con người ta ít khi chịu lắng nghe em!

    “Nếu với những cố gắng của em, mức đầu tư của em gặp được một môi trường giáo dục tốt hơn, kỹ năng, kiến thức của em chắc sẽ tiến bộ hơn nhiều. Sự lên tiếng của cô Phương Anh và những người khác là nhắm vào mục đích đó”. Dẫu cho thực tế thực sự có một chương trình nào đó chi phí thấp hơn mà lợi ích nhiều hơn… thì bây giờ em cũng không thể nào “nghĩ lại đi”…!

    Vậy đó, không ít người đã thiếu bao dung với em – một cá nhân với tất cả ý nghĩa tốt đẹp nhất có thể mang lại cho công đồng. Bởi vì người ta đang quá kích động: “Chuyện UBI không ngay thật, rỏ ràng trong liên kết đào tạo tại VN rỏ như ban ngày”. Hỡi ôi, “mua bán”, “lừa đảo”, “đồ dỏm”… là "sự thật" giáng xuống đầu United Business Institutes sau 10 năm một chương trình giáo dục đào tạo liên kết trên đất nước Việt Nam.!?

    …“Có thể chương trình học của UBI có chút gì đó tiến bộ hơn chương trình học VN cùng ngành nhưng chắc chắn là không tương xứng với lời giới thiệu của họ cũng như mức học phí cao gấp hàng chục lần so với học phí VN”. Đây là chẳng phải hay sao - một lời cảm tính của một “người ngoại đạo”, sau khi đọc những nhận xét định tính của nhà báo sao chép lại… trên những blog!?

    …“Đất nước chúng ta nghèo, chương trình giáo dục chúng ta lạc hậu, chúng ta khao khát tìm chương trình giáo dục tốt hơn nhưng chúng ta không thể dễ dải chấp nhận một chương trình ngoại bất kỳ”… Vậy thì 10 năm qua chúng ta đã dễ dãi hay sao, thưa các bạn học viên, thưa các chủ doanh nghiệp, thưa các nhà báo và bác sĩ, thưa các nhà nghiên cứu… và thưa ông bộ trưởng,...?!



    (còn nữa)


    Vô Danh

    ReplyDelete
  15. Tiến sĩ Phương Anh, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đảm bảo chất lượng ơi, TS có hiểu biết đầy mình về giáo dục, mời TS sang Bỉ hỏi xem người ta có cái gọi là Bộ Giáo dục Bỉ không, thưa TS?

    ReplyDelete
  16. Chỉ tên gọi khác thôi. Thay vì tên Ministre de l'Éducation thì dùng tên : Ministre de l'Enseignement ... à la Communauté française v.vv vì Bỉ có 3 Communautés. Dúng không ông Khiêm ?


    Communauté française de Belgique

    1999-2004: Francoise Dupuis : Ministre de l'Enseignement supérieur et de la Recherche scientifique de la Communauté française de Belgique
    ...............

    2008-2009: Christian Dupont : Ministre de l'Enseignement à la Communauté française
    2009- :Marie-Dominique Simonet : Ministre de l'enseignement obligatoire

    ReplyDelete
  17. Cô Em,

    Thôi, chuyện dã qua rồi. Cô cứ xem chuyện di học UBI như chuyện cô di mua (uống) một chay thuốc bổ. Cô uống nó, nó không bổ bề ngang, thì cũng bổ bề dọc của cô thôi.

    B.

    ReplyDelete
  18. Mời TS tìm hiểu lại nhé. Và tiện thể tìm hiểu luôn xem tại sao UBI có history gần 20 ở Bỉ. Và TS cho hỏi, ở VN có bao nhiêu trường đã được TS kiểm định? Nếu đối tác cũng yêu cầu thế, thì các cơ sở đào tạo ở VN liệu có bao giờ được thò bút vào mà kí 1 cái agr với đối tác nước ngoài ko? Và nữa, vào năm 2002, khi UBI bắt đầu hợp tác với ĐHQG của nàng thì cái khái niệm "kiểm định" có lẽ nàng còn đang đi...nghiên cứu.
    Và 1 câu ngoài lề, nàng nhắc tới ông Khiêm là ông nào vậy?

    ReplyDelete
  19. Ý kiến khác chị P.A xin tham khảo. Tôi ủng hộ ý kiến này.

    Văn bằng của Irvine University (IU) có thể được Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam công nhận hay không?



    1. -"Có thể được “công nhận”, bởi vì văn bằng này có “giá trị” ngay cả ở Hoa Kỳ” – đây có lẽ là câu trả lời đáng mong đợi của các anh chị học viên liên quan. Nhưng để có cái nhìn sâu sắc hơn, trước tiên xin mạnh dạn đặt “vấn đề” với câu hỏi. Thật vậy, sự phong phú và sống động của đời sống vốn không thể đặt gọn và không hề chờ đợi những “giới hạn” của (xã hội) con người. Ví như doanh nhân có quyền làm mọi điều mà pháp luật không cấm (luật doanh nghiệp 2005), theo đó một anh chị đã đang học tập và nghiên cứu quản trị kinh doanh – thật khó (tin) có thể kinh doanh thành công khi không có được tố chất chủ động! Cũng vậy trong lĩnh vực giáo dục (tham khảo bài viết: http://www....nhin-li-giao-dc-i-hc-vit-nam-hu-wto), chúng ta học tập để làm gì khi không (tự thấy) có giá trị trước khi được kẻ khác “công nhận”?

    2. Như sự trực ngôn của một người đã theo học “Thạc sỹ quản trị kinh doanh”:“Có lẽ nước VN này xuất phát từ một nền văn hóa bị trị quá lâu, cho nên hầu như không thể tự chủ” . “Nền văn hóa bị trị” có thể hiểu là một cách nói - về xã hội phong kiến trong đó học (vẹt) là cách duy nhất để làm quan (làm quan thì cả họ được nhờ); và gần đây hơn là thời kỳ bao cấp khi mà vai trò của nhà nước có tính cực đoan, sự bình đẳng trong nhân dân được hiểu một cách thô cứng. Kể từ Đại hội Đảng năm 1986, công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển kinh tế của nước ta đã trải qua những dấu mốc quan trọng như là bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ (15 năm trước), ký kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ (10 năm trước) và gia nhập tổ chức thương mại thế giới (5 năm trước).
    (còn tiếp)

    ReplyDelete
  20. 3. Khi đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam cần phải thực hiện hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) đối với 12 ngành dịch vụ, trong đó có giáo dục. Nghĩa là giáo dục được nhìn nhận không chỉ là một phúc lợi xã hội mà còn là một dịch vụ thương mại. Không thể không chấp nhận những xu hướng, cơ chế, tiêu chuẩn… được hình thành trên cơ sở quan hệ cung – cầu trên thị trường Việt Nam, và rộng hơn là thị trường toàn cầu. Theo đó, dưới đây chúng ta hãy phân tích và hiểu đúng hơn ý nghĩa từ ngữ “được công nhận” (accredited) ở Hoa Kỳ, từ đó đối chiếu trở lại với ý nghĩa tương ứng trong các ý kiến xoay quanh chương trình liên kết đào tạo tại Việt Nam hiện nay.

    4. Trong số các chương trình liên kết đào tạo tại Việt Nam, ngoài những chương trình được Bộ phê duyệt, thì cũng có những chương trình không cần thiết được Bộ phê duyệt, mà một trong số đó là chương trình Thạc sỹ quản trị kinh doanh của Irvine University (IU) liên kết với Đại học quốc gia (HN). Không chỉ có Đại học quốc gia (HN), mà nhiều trường khác (như là Đại học Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng, Đại học Cần Thơ…) cũng có được quyền tự chủ (một điều thiết yếu để nâng cao chất lượng giáo dục).Có thể quản lý theo mô hình của một doanh nghiệp, các trường đại học Việt Nam cung cấp dịch vụ - giáo dục: có quyền tự quyết nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

    ReplyDelete
  21. 5. Các trường đại học Việt Nam cần phải thực sự đổi mới, nghĩa là trước hết phải chủ động ứng dụng những luật lệ của thị trường – thậm chí một thị trường phi biên giới. (Đặc biệt, thử hỏi nếu một trường kinh doanh không chủ động thì sao có thể tự tin rằng đào tạo được những nhà kinh doanh chủ động!?). Thực tế từ nhiều năm trước, pháp luật Việt Nam đã thừa nhận tính chất “kinh doanh” trong lĩnh vực giáo dục: Ví dụ, theo nghị định Số: 18/2001/NĐ-CP, các cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động tại Việt Nam nhằm mục đích thu lợi nhuận không thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định này và được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (cùng các quy phạm pháp luật liên quan).

    6. Theo như phản hồi từ Đại học quốc gia Hà Nội thì theo chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo, hoạt động liên kết đào tạo quốc tế được tích cực triển khai như một biện pháp hợp lý và hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt ở bậc sau đại học, nhằm nhanh chóng vươn lên hội nhập quốc tế. Và cũng nói rõ rằng chương trình Thạc sỹ quản trị kinh doanh liên kết với Irvine University (Hoa Kỳ) là một thực tế hợp lý trong giai đoạn đầu “tìm tòi” và “bề bộn”, đặc biệt là phù hợp với điều kiện và nhu cầu của (học viên) Việt Nam. Xin nhấn mạnh ở điều kiện và nhu cầu của (học viên) Việt Nam: học tập vì mục tiêu học vấn hay công việc? chuẩn nào với yêu cầu tiếng anh và bằng cấp đầu vào? khả năng tài chính đáp ứng đến đâu (xin nhấn mạnh ở điều này)? v.v… và v.v…

    7. Trong chương trình nói trên, phía Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về chương trình, giáo sư, phương pháp… (học thuật), và phía Việt Nam chịu trách nhiệm về tư vấn, hỗ trợ, pháp lý… (tổ chức); tương ứng là tấm bằng học viên nhận được là “một dấu” (hợp pháp) của đối tác Hoa Kỳ (kèm theo đó là giấy tờ xác nhận tham gia chương trình từ phía Việt Nam). Nếu vậy lẽ nào tấm bằng do Irvine University cấp lại không được “công nhận”? Nên chăng có thể nói trong các bài viết của một vài giáo sư/ tiến sỹ trong nước/ ngoài nước “đầu trò dậy sóng dư luận” hiện nay, dù “kém hiểu biết” hay là “có ý đồ”: đã không chỉ rõ (được) hai nghĩa trong tiếng Anh: (1) Chuẩn y pháp lý (Approval) và (2) Công nhận chất lượng (Accredited), mà tương ứng với đó lại (chỉ) là một từ ngữ - “công nhận” (tiếng Việt). Vậy ở Việt Nam thực chất “ai” có thể là chủ thể “công nhận”, hay như thế nào là hiểu đúng hơn về “giá trị” của một văn bằng (nước ngoài)?

    8. Tại Hoa Kỳ, ví dụ đại học University of California: Irvine (UCI) thuộc tiểu bang California được công nhận chất lượng (Accredited) bởi Western Association of Schools and Colleges (WASC). Về cơ bản: WASC hoạt động dựa trên các tiêu chuẩn được thiết lập bởi cộng đồng các cơ sở giáo dục đáp ứng các nhu cầu của người học và xã hội nhằm nâng cao hiệu quả thực tế của từng cơ sở giáo dục nói riêng và chất lượng giáo dục trong khu vực nói chung. b) đáp ứng nhu cầu của “người sử dụng dịch vụ” (cá nhân và doanh nghiệp) ---> c) Nhà nước Hoa Kỳ nói chung (mỗi tiểu bang cũng là một “nhà nước”) đã đang thừa nhận “giá trị” của các tổ chức công nhận chất lượng (đã dẫn).

    ReplyDelete
  22. 9. Ý nghĩa thực tế của việc “công nhận” là: Một văn bằng sử dụng được cho nhu cầu học vấn (học cao hơn), cho nhu cầu công việc (thi tuyển, nâng lương v.v...). Thí dụ - trong doanh nghiệp, hai nhân lực đều nộp vào tấm bằng Hoa Kỳ hình thức giống hệt nhau (degree) và bảng điểm cũng giống hệt nhau (transcript), nhưng sau một thời gian làm việc, một người (A) làm việc hiệu quả, được thăng chức; còn người kia (B) làm việc sai hỏng, bị phê bình. Theo đó ông chủ doanh nghiệp (muốn sa thải nên tìm cớ) đặt vấn đề với phòng nhân sự về tấm bằng nước ngoài của (B). Trưởng phòng nhân sự nói: “Em không thể nói gì được hơn nhưng để em tìm đến… Bộ giáo dục và đào tạo xin một kết luận xem sao!”. Giả định Bộ giáo dục và đào tạo có văn bản không “công nhận” văn bằng của (B): (B) ghen tức nói lại rằng: “(A) cũng không thể được “công nhận”. Vậy trong tình huống này, có thể được xử lý như thế nào thưa các anh chị?!
    .
    10. Trong tình huống trên, doanh nghiệp (công chúng) đã ủy quyền “công nhận” một văn bằng, nhưng suy xét kỹ hơn thì có thể nói: Căn cứ trên văn bằng, bảng điểm và các giấy tờ khác (nếu có) được cung cấp, Bộ giáo dục và đào tạo chỉ có quyền, và quan trọng hơn là có khả năng đưa ra kết luận "có thể sử dụng được". Nghĩa là khi tấm bằng đó được chính quyền Hoa Kỳ “công nhận” (pháp lý), thì chính quyền Việt Nam cũng (mặc nhiên) “công nhận”. Còn (văn bản) “công nhận” mà dựa trên yếu tố “chất lượng” (gắn liền với năng lực của người có tấm bằng) – thì có lẽ không nên có và được đưa ra bởi một cơ quan công quyền là Bộ giáo dục và đào tạo. Nói chung kết quả giáo dục (con người) phản ánh sự khác biệt về “trình độ phát triển” (phát triển theo nghĩa là sự thay đổi về chất, tức là kết quả của sự tương tác giữa các mặt đối lập – đánh giá của thị trường và điều tiết của nhà nước).

    11. Con người và tự nhiên vừa phụ thuộc vừa độc lập: hai điều này có mẫu số chung là trí tuệ. Đánh giá trí tuệ cụ thể thì phải căn cứ vào thực tiễn đời sống cụ thể. Hãy khách quan trả lời rằng: kinh tế thị trường ở Việt Nam so với kinh tế thị trường ở Hoa Kỳ như nào? Và sau đó mới tự hỏi rằng những giá trị cơ bản của nền giáo dục Hoa Kỳ có đáng để nền giáo dục Việt Nam học hỏi? Ví dụ đơn giản là một sinh viên điển hình ra trường “xịn” ở Việt Nam có thể đáp ứng ngay được yêu cầu làm việc điển hình của doanh nghiệp trong đời sống kinh tế hội nhập toàn cầu hay không?... Khi không đặt trong những tương quan cụ thể thì mọi đánh giá “dỏm/ xịn” đều chỉ mang tính tương đối, là sự áp đặt không có ý nghĩa thực chất! Và quan trọng là phải có cái nhìn tích cực và hành động phù hợp, cái gì sai hỏng thì có thể sửa chữa, cái gì chưa biết thì có thể học hỏi, cái gì cần thiết thì khuyến khích vươn tới!

    12. Ở một nơi được coi đang phát triển thì không thể “tương đương” với ở một nơi được biết đến là đã rất phát triển. Hay nói dễ hiểu hơn, một cách hợp lý: Một tấm bằng hợp pháp Việt Nam mà “chất lượng” (chưa có hệ thống đánh giá) được coi là rất cao thì cũng không bằng một tấm bằng hợp pháp Hoa Kỳ dù chưa được công nhận chất lượng (accredited). Ở Hoa Kỳ, mọi trường đại học đều bắt đầu từ chưa được công nhận chất lượng (accredited) - một tương quan giá trị: Irvine University (IU) có khoảng cách so với University of California: Irvine (UCI); và UCI có khoảng cách so với… Harvard University (HU) [có lẽ không cần bàn thêm]. Kết luận: “Trường tốt không nhất thiết phải là được (đông đảo xã hội ngay lập tức) công nhận chất lượng (accredited), nhưng nếu một trường gian dối về chuyện được công nhận chất lượng (accredited) - thì đó là trường không tốt”.

    --------------------------------------------------------
    (*) Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, đặt vấn đề với Irvine University không phải để bênh vực bất kỳ một cơ sở giáo dục đào tạo nào, mà để mọi người cùng suy xét theo “những hệ quy chiếu khác nhau”, tránh cực đoan áp đặt.
    NGUYỄN - Hà Nội, 19/08/2010

    ReplyDelete
  23. Anh Hưng Quốc,

    Anh sang dọc blog của BS HH, họ chứng minh Irvine University là Diploma Mill mà, có cả hình ảnh, thu âm họ phỏng vấn ông chủ cơ sở này. Tất cà nhân sự chỉ có 5 người, 2 người trong dó là dân Á Châu.

    Có 2 cách mà anh có thể làm :
    1) Liên lạc LS Thomas Nguyễn bên California, thường ít nhất phải có 5 học viên, kiện Irvine University dòi tiền dóng học phí lại.
    2) Nói nơi chổ anh học, rằng họ phải lo chạy phong bì dể dược công nhận. Chuyện này ai cũng biết, ngày xưa là 2 diếu thuốc lá ( đọc GS Vũ Dình Hoà ), còn bây giờ là phong bì.

    B.

    ReplyDelete
  24. Kính Gởi "B"

    Tôi không có nhu cầu tìm hiểu trường
    nào "giả/dỏm" vì ở Việt Nam và trên thế giới rất nhiều trường, bằng cấp tốn thời gian đánh giá là thiếu khả thi. Tôi không đánh giá cả chương trình, trường Đại Học (ở tầm nhìn của tôi cũng chưa tin ai đủ tâm và tầm để đánh giá).

    Tôi đánh giá đối tượng dựa vào: 1. nghề nghiệp, chuyên môn là gì ? (có phù hợp điều nói, viết, làm hay không/) 2. điều nói, viết , làm như thế nào so với "chuẩn " mình hiểu 3. bằng cấp , kinh nghiệm (đứng thứ 3).

    Tôi tham khảo bài viết, nói để xác định "chuẩn" đánh của mình.
    Điều tôi học hỏi và đồng ý quan điểm ở bài viết Ông Nguyễn:

    1."anh chị đã đang học tập và nghiên cứu quản trị kinh doanh – thật khó (tin) có thể kinh doanh thành công khi không có được tố chất chủ động! "
    2."chúng ta học tập để làm gì khi không (tự thấy) có giá trị trước khi được kẻ khác “công nhận”? "
    3."Không thể không chấp nhận những xu hướng, cơ chế, tiêu chuẩn… được hình thành trên cơ sở quan hệ cung – cầu trên thị trường Việt Nam, và rộng hơn là thị trường toàn cầu"
    4."Có thể quản lý theo mô hình của một doanh nghiệp, các trường đại học Việt Nam cung cấp dịch vụ - giáo dục: có quyền tự quyết nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật "
    5."một thực tế hợp lý trong giai đoạn đầu “tìm tòi” và “bề bộn”, đặc biệt là phù hợp với điều kiện và nhu cầu của (học viên) Việt Nam. Xin nhấn mạnh ở điều kiện và nhu cầu của (học viên) Việt Nam: học tập vì mục tiêu học vấn hay công việc? chuẩn nào với yêu cầu tiếng anh và bằng cấp đầu vào? khả năng tài chính đáp ứng đến đâu (xin nhấn mạnh ở điều này)?"

    6."Nghĩa là khi tấm bằng đó được chính quyền Hoa Kỳ “công nhận” (pháp lý), thì chính quyền Việt Nam cũng (mặc nhiên) “công nhận”. Còn (văn bản) “công nhận” mà dựa trên yếu tố “chất lượng” (gắn liền với năng lực của người có tấm bằng) – thì có lẽ không nên có và được đưa ra bởi một cơ quan công quyền là Bộ giáo dục và đào tạo.
    7. "Khi không đặt trong những tương quan cụ thể thì mọi đánh giá “dỏm/ xịn” đều chỉ mang tính tương đối, là sự áp đặt không có ý nghĩa thực chất".
    8. "Ở một nơi được coi đang phát triển thì không thể “tương đương” với ở một nơi được biết đến là đã rất phát triển"
    9."Một tấm bằng hợp pháp Việt Nam mà “chất lượng” (chưa có hệ thống đánh giá) được coi là rất cao thì cũng không bằng một tấm bằng hợp pháp Hoa Kỳ dù chưa được công nhận chất lượng (accredited). "
    10."“Trường tốt không nhất thiết phải là được (đông đảo xã hội ngay lập tức) công nhận chất lượng (accredited), nhưng nếu một trường gian dối về chuyện được công nhận chất lượng (accredited) - thì đó là trường không tốt”.

    Điều 1,2,10 rất quan động trong "chuẩn" của tôi. Tôi không quan trọng đã được ai kiểm định chứng nhận, vật chất... quan trọng tạo được cái giá trị lợi ích hoặc phù hợp nhất cho học viên.

    Tôi trân trọng ai chỉ ra "dỏm/ giả" hiển nhiên như: học thạc sỹ trong 3 ngày, làm bằng giã...
    Tuy nhiên, khi đánh giá chương trình khác "đủ thời gian, môn học, giáo sư..thì nên rất cẩn trọng. Phải chứng minh chương trình, trường đại học, cơ sở đào tạo này, kia đã gây hại cho người học, tổ chức người đó ...

    Hưng Quốc

    ReplyDelete
  25. Tôi có nhận được một comment, nguyên văn như sau:

    "Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi."

    Tôi đã đưa comment đó vào spam, lý do xin người gửi comment đó tự hiểu.

    Và đề nghị mọi người tôn trọng chủ nhà. Nếu không thích, xin không vào đọc. Nếu muốn trao đổi, nên trao đổi như những người có học.

    ReplyDelete
  26. Gởi B

    Tôi không có nhu cầu xác định trường nào "giả/dỏm" (rất nhiều trường ở Việt Nam và Thế Giới). Tầm và tâm của tôi chưa đủ đánh giá cả trường, cơ sở đào đạo (ở tầm nhìn của mình tôi cũng không tin ai đủ Tâm và Tầm để đánh giá trường, cơ sở đào tạo bậc cao này).

    Rất may là tôi có thể đánh giá tầm và tầm con người dựa trên chuẩn: 1. chuyên môn và nghề nghiệp là gì (anh nói vấn đề liên quan chuyên môn và nghề không? vd Bác sĩ mà nói về Đào Tạo MBA thì thật là.. 2. Thông tin anh nói, viết, làm như thế nào 3. Kinh nghiệp và bằng cấp (đứng 3)

    Xã hội cần xác định cái giả/dỏm hiển nhiên vd: học thạc sỹ trong 3 ngày. không có học nhưng có bằng...Nhưng đối với chương trình đầy đủ thời gian đào tạo, môn học, giáo sư chúng ta nên cần trọng khi đánh giá .

    Khi đọc bài Ông Nguyễn cũng giúp ích hình thành "chuẩn " khung của tôi:

    1."chúng ta học tập để làm gì khi không (tự thấy) có giá trị trước khi được kẻ khác “công nhận”?
    2. anh chị đã đang học tập và nghiên cứu quản trị kinh doanh – thật khó (tin) có thể kinh doanh thành công khi không có được tố chất chủ động
    3.các trường đại học Việt Nam cung cấp dịch vụ - giáo dục: có quyền tự quyết nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
    4.Xin nhấn mạnh ở điều kiện và nhu cầu của (học viên) Việt Nam: học tập vì mục tiêu học vấn hay công việc? chuẩn nào với yêu cầu tiếng anh và bằng cấp đầu vào? khả năng tài chính đáp ứng đến đâu (xin nhấn mạnh ở điều này)?
    5.Ở một nơi được coi đang phát triển thì không thể “tương đương” với ở một nơi được biết đến là đã rất phát triển. Hay nói dễ hiểu hơn, một cách hợp lý: Một tấm bằng hợp pháp Việt Nam mà “chất lượng” (chưa có hệ thống đánh giá) được coi là rất cao thì cũng không bằng một tấm bằng hợp pháp Hoa Kỳ dù chưa được công nhận chất lượng (accredited).
    6.Trường tốt không nhất thiết phải là được (đông đảo xã hội ngay lập tức) công nhận chất lượng (accredited), nhưng nếu một trường gian dối về chuyện được công nhận chất lượng (accredited) - thì đó là trường không tốt”.

    Nhà tư vấn giáo dục (hơn người nghiên cứu giáo dục )tư vấn để áp dụng cuộc sống cần nhìn đa chiều: Người tư vấn tự ví họ là Bộ trưởng giáo dục, chủ trười, học việc, người sử dụng lao động vd: trong đạo đức người tư vấn tài chính nếu không hỏi, hiểu rõ đặc điểm khách hàng mà tư vấn để không có quyết định tốt nhất cho khách hàng là vi phạm đạo đức nghề tư vấn tài chính. Trong bối cảnh Việt nam đang "khủng hoảng" đào tạo cần tôn trọng lợi ích học viên MBA người tự chọn chương trình nào cần theo học để họ tìm đường thóat cho chính cuôc đời của họ.

    Khi muốn chỉ trích cơ sở đào tạo cần chứng minh chương không tốt hơn (theo quan điểm lợi ích học viên) chương trình trường đại học việt nam

    Hưng Quốc
    22/09/2010 Sài Gòn

    ReplyDelete