Một người bạn học cũ gửi cho tôi bài viết này.
Thấy bài viết có nội dung tốt, có nhiều điều cần suy nghĩ, lại phù hợp với chủ đề về sự trung thực và về việc giáo dục cần chú trọng dạy người mà TBT Nông Đức Mạnh đã phát biểu trong dịp đầu năm học, nên tôi đưa lên đây chia sẻ với mọi người.
Mọi người đọc và trao đổi thêm nhé!
-------------------------
Dư âm về giải “Nobel toán học” đã chuyển sang tranh luận: Ai là người có công đào tạo nên Ngô Bảo Châu?
GS-TSKH Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, hơn một lần khẳng định rằng đó là bằng chứng chứng minh chủ trương mở các lớp chuyên là hoàn toàn đúng đắn, bởi từ cấp hai Châu đã học chuyên toán...
Bản thân Ngô Bảo Châu phát biểu ngay sau phút đăng quang: “Để tôi trưởng thành như ngày hôm nay, có công lao của rất nhiều thầy. Người thầy đầu tiên mà tôi muốn nói tới là thầy Hồ Ngọc Đại, mặc dù ông không dạy tôi môn toán, song ông đã có ảnh hưởng tới cách tiếp cận cuộc sống và hình thành nhân cách của tôi…”. (Trước đó, tháng 4-2010, khi GS Hồ Ngọc Đại nhận giải thưởng Phan Châu Trinh, Ngô Bảo Châu cũng đã viết: “Cái cách thầy đặt ra ngoài tầm quan tâm mọi hư danh phù phiếm, để cho việc làm của mình và suy nghĩ của mình luôn song hành chính là cái mà trò luôn hướng theo để học tập”).
Thế nhưng trong phát biểu hiếm hoi về sự kiện này, GS Hồ Ngọc Đại đã kiên quyết không nhận công lao này và một mực nói rằng đó là thành tích của cá nhân Châu.
Thực tế “bổ đề cơ bản” là bài toán đã tồn tại hơn 30 năm, thách đố hàng trăm bộ óc siêu việt trên thế giới. Chính Châu cũng phải mất 15 năm đơn độc để tới đích và chiến thắng. Cái ý chí cũng như cách Ngô Bảo Châu tiếp cận “bổ đề cơ bản” đã có sự khác biệt, vượt ra khỏi “những chỉ dẫn có sẵn của các bậc sĩ phu, những người được trang trí bằng những danh hiệu to lớn…” đúng như những gì thầy Đại mong muốn truyền đạt đến các học trò mình.
Ngô Bảo Châu nhận giải “Nobel toán học”, các trang báo đã và sẽ tràn ngập những câu chuyện kể của những người thầy về cậu học trò siêu việt này. Chỉ có một người vẫn thầm lặng, thậm chí từ chối công lao, bởi quan niệm “khi học sinh biết được nhiều cách sống khác nhau thì trong đời chúng không bao giờ bị áp đặt, không chịu nô lệ. Từ đó, chúng sẽ biết chấp nhận cái khác, biết chấp nhận người khác… để đạt đến tầm văn hóa cao hơn”.
Hình như sự tự trọng, trung thực mới là tiền đề cho nhân tài?
Tuesday, September 21, 2010
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Hôm qua cháu đi hội Hội chợ sách quốc tế VN 2010" tới gian hàng của NXB CTQG thì thấy ảnh Giáo sư Ngô được trang trí khắp các vị trí dễ nhìn nhất, có cuốn sách mới ra cũng in ảnh lên bìa, bày đầy ắp các kệ, hình như tên sách là: "Ngô Bảo Châu – Rạng danh trí tuệ Việt Nam".
ReplyDeleteChào Quốc Vượng,
ReplyDeleteLâu quá mới gặp cháu, mà lại trên trang này nhỉ? ;-)
"Thấy sang bắt quàng làm họ", ông bà ta đã bảo rồi!
Cháu ở HN, thử theo dõi xem 1000 năm Thăng Long có trò gì hay, vui thì kể lại cho cô nghe ké nhé.
Mấy cái dzụ này thì nhiêu người nói rồi chị PA ơi. Hể có thành tích thì đảng chỉ nhậm dùm thôi. Còn hể có sai lầm thì đó chỉ là sai lầm cá nhân hoặc khó khăn nhất thời thôi.
ReplyDeleteCòn vì sao mà người ta hay thích thành tích thì ông Nguyên Mạnh Tường đã chỉ rỏ trong hồi kí của mình rồi! Huhu...
Thân,
Đạt
Thật điên rồ cho ông họ Trần. HS chuyên toán chẳng giải quyết được gì chỉ có học nhiều thôi, nhiếu đứa trẻ ở vùng quê vào đại học bỏ xa dân chuyên toán. Ngô Bảo Châu nếu không có CH Pháp và thầy Laumon thì chắc chẳng bao giờ nhận giải Fields
ReplyDelete