Tuesday, March 31, 2015

GIẢI PHÁP NÀO CHO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 6? (bản gốc chưa biên tập)



Bài viết về tuyển sinh lớp 6 của tôi đã được đăng trên tờ Nhân Dân chủ nhật 29/3/2015, nhưng được biên tập cắt ngắn một vài đoạn. Dưới đây là bản gốc. (Những phần bị cắt bỏ là phần được highlight màu vàng bên dưới.)
--------------------
GIẢI PHÁP NÀO CHO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 6?

Cấm tổ chức thi tuyển vào lớp 6: Sẽ lách luật tràn lan?
Việc bỏ kỳ thi tuyển sinh lớp 6 đang gây ra tình trạng lúng túng của nhiều cơ sở giáo dục cũng như tâm trạng hoang mang của nhiều phụ huynh học sinh. Theo giải thích của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), quyết định này nhằm giảm bớt một kỳ thi cho học sinh, chấm dứt tình trạng dạy thêm, học thêm ở bậc tiểu học, đồng thời nghiêm túc thực hiện chủ trương xóa bỏ các trường chuyên lớp chọn trong các trường tiểu học và trung học cơ sở.

Rõ ràng, chủ trương bỏ thi tuyển sinh lớp 6 hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu hướng chung của thế giới, với mục tiêu phổ cập  giáo dục của Việt Nam, và phù hợp với tâm sinh lý của trẻ em. Dư luận cho thấy hầu hết các đối tượng có liên quan đều đồng tình và ủng hộ với chủ việc bỏ thi. Nhưng nếu không tổ chức thi, thì các trường vốn vẫn dựa vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6 để tuyển chọn học sinh nay sẽ tuyển sinh như thế nào?

Công văn của Bộ GD-ĐT gửi đến các Sở Giáo dục đã nêu rõ quan điểm về vấn đề này. Các trường giáo dục có số học sinh đăng ký vào lớp 6 nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh cần dựa vào quy định hiện hành để xây dựng phương án tuyển sinh gửi đến các Sở Giáo dục để được hướng dẫn cụ thể. Nhưng chính các Sở Giáo dục địa phương có lẽ cũng đang lúng túng để tìm một phương án thay thế. Nhiều nơi hiện không biết phải làm gì hơn là chờ đợi Bộ đưa ra những hướng dẫn cụ thể hơn.

Một số địa phương đã đưa ra phương án thay thế cho kỳ thi tuyển sinh. Báo Thanh Niên ngày 18/3/2015 (nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/giao-duc/cam-tuyen-sinh-lop-6-truong-chuyen-tran-dai-nghia-tuyen-sinh-cach-nao-542676.html) đưa tin Sở Giáo dục TP HCM thông báo phương án tuyển sinh dự kiến của trường Trần Đại Nghĩa là dựa trên bài khảo sát năng lực bằng tiếng Anh, trong đó có thể tích hợp kiến thức của các môn tự nhiên và xã hội. Như vậy, để chấp hành “lệnh cấm” của Bộ, TP HCM không tổ chức thi tuyển mà dư kiến bằng một kỳ khảo sát năng lực để lấy kết quả xét tuyển.

Thật khó để tin rằng cách làm của TP HCM sẽ có tác dụng làm giảm áp lực thi cử và chống tình trạng dạy thêm học thêm. Thay một kỳ thi bằng một đợt khảo sát chỉ là tình trạng “bình mới rượu cũ” mà thôi. Đây là một ví dụ của khả năng “lách luật” mà báo chí đã đề cập đến, và lo ngại rằng tình trạng này có thể sẽ nảy nở tràn lan trong đợt tuyển sinh sắp tới.

Phải chăng chúng ta đang đứng trước một vấn đề quá khó để đưa ra một giải pháp thỏa đáng?

Kinh nghiệm thế giới: Quan trọng là sự công bằng
Kinh nghiệm của thế giới cho thấy ở bậc tiểu học và trung học cơ sở - là bậc học phổ cập tại hầu hết các quốc gia - vấn đề không phải là chất lượng, mà là công bằng về “khả năng tiếp cận giáo dục” (có chỗ học cho người cần học). Ngành giáo dục phải có trách nhiệm tạo điều kiện học hành cho tất cả các em ở độ tuổi đi học tại một trường công lập miễn phí. Mọi sự đầu tư về cơ sở vật chất như sân chơi, phòng học, thư viện, y tế học đường, và chất lượng của thầy cô đều phải ở cùng một mức ngang nhau để đảm bảo sự công bằng về cơ hội học hành cho mọi người. Ai muốn cho con em học trong những điều kiện đặc biệt hơn xin mời chọn một trường tư phù hợp .

Thi tuyển chỉ cần thiết khi không có đủ chỗ cho tất cả mọi người. Lúc ấy, việc được nhận vào học miễn phí trong một trường công lập trở thành một “đặc quyền” chỉ dành cho những người đã qua một kỳ thi tuyển gắt gao. Vì vậy, kỳ thi tuyển vào lớp 6 chỉ tồn tại ở những nơi chưa thể phổ cập giáo dục đến hết trung học cơ sở.  

Ở miền Nam trước năm 1975, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa giáo dục miễn phí chỉ được phổ cập đến hết bậc tiểu học. Mọi trẻ em trong độ tuổi đi học đều được học miễn phí trong trường tiểu học công lập. Tuy nhiên, khi vào trung học ai nếu muốn vào trường công đều phải trải qua một kỳ thi tuyển gắt gao. Sự tuyển chọn khắt khe này đã tạo ra danh tiếng của những ngôi trường nổi tiếng một thời, tạo ra một tầng lớp “tinh hoa” - niềm hãnh diện của nền giáo dục lúc bấy giờ, nhưng đồng thời cũng củng cố khoảng cách giàu nghèo và sự bất bình đẳng trong xã hội. Vì vậy, vào đầu thập niên 1970, chính quyền VNCH đã cố gắng xây dựng thêm một số trường trung học công lập tại các vùng xa trung tâm Sài Gòn thời bấy giờ. Việc này nhằm giảm dần áp lực cạnh tranh trong kỳ thi tuyển sinh vào các trường công lập lớn, tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho mọi người nhằm giảm bớt bất công.

Kinh nghiệm của Hàn Quôc có thể giúp chúng ta tìm ra giải pháp.Quốc gia này trước đây cũng áp dụng kỳ thi tuyển sinh đầu vào trung học cơ sở rất gắt gao. Kỳ thi này sau đó bị bãi bỏ vào năm 1969 và thay thế bằng kỳ thi năng lực (tồn tại đến những năm 1980). Điều đáng nói là kết quả của kỳ thi năng lực sẽ không được sử dụng để chọn học sinh vào từng trường cụ thể. Học sinh được phân bố về từng khu vực dựa trên nơi cư trú của các em, còn việc chọn từng học sinh cụ thể được quyết định hoàn toàn ngẫu nhiên theo kiểu bốc thăm. Như thế sẽ tránh được tình trạng có trường chỉ toàn học sinh giỏi còn trường khác thì chỉ toàn học sinh yếu kém, góp phần xóa bỏ cuộc chạy đua ráo riết vào các trường danh tiếng.

Dưới thời Tổng thống Chun Doo Hwan, một cuộc cải cách giáo dục rất thành công đã được khởi sự vào năm 1980. Chính ông là người đưa ra lệnh cấm dạy thêm - học thêm, vì nó tạo ra sự bất bình đẳng về cơ hội học tập giữa người giàu và người nghèo. Ban đầu, người ta còn tổ chức dạy lén, nhưng trước những biện pháp ngăn cấm khắt khe (học sinh vi phạm có thể bị đuổi học, giáo viên vi phạm thì bị đuổi việc), nên đến cuối thập niên 1980, hệ thống trường lớp học thêm đầy tai tiếng của Hàn Quốc gần như đã biến mất hoàn toàn. Thành công của cuộc cải cách giáo dục này đã tạo đà cho sự phát triển thần kỳ của Hàn Quốc vào những thập niên sau đó.

Xem xét các trường hợp vừa nêu, có thê khẳng định sự đúng đắn của quyết định bỏ kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6, và xóa bỏ trường chuyên lớp chọn ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Không có lý do gì để nền giáo dục của một nước xã hội chủ nghĩa tiếp tục duy trì sự bất bình đẳng về cơ hội học tập của học sinh. Sự lúng túng của các các trường/các địa phương xét tuyển xuất phát từ quan niệm giáo dục tinh hoa, trong đó việc được chọn vào học là một “đặc ân” chỉ dành cho người “xứng đáng”. Chỉ cần quay lại với mục tiêu đem lại sự công bằng cho mọi người, ta sẽ thấy giải pháp rất đơn giản: tuyển sinh theo nơi cư trú.

Sự công bằng ấy không cho phép bất cứ
một học sinh nào bị tước đi cơ hội học tập trong những điều kiện tốt nhất chỉ vì cha mẹ em không có tiền cho em đi học thêm để chuẩn bị kỳ thi tuyển sinh vào một trường công lập (hoạt động bằng ngân sách quốc gia) như ta đang thấy hiện nay. Lập luận của các phụ huynh rằng họ đã bỏ nhiều thời gian, tiền bạc và công sức ra để chuẩn bị cho kỳ thi là một lập luận hoàn toàn sai lầm và không thể đứng vững.

Vậy những người có điều kiện và sẵn sàng chấp nhận trả mọi chi phí để có được chất lượng giáo dục tốt hơn cho con em mình thì sao? Câu trả lời thật rõ ràng: Hãy đến với hệ thống tư nhân. Hệ thống năng động này sẽ biết cách để phục vụ mọi nhu cầu đa dạng của mọi người, với điều kiện nó có được sự tự do cần thiết để hoạt động. Đến đây, ta sẽ thấy quyết định của Bộ về việc cấm tất cả mọi trường, kể cả trường tư, không được tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6 là không cần thiết, và thậm chí không đúng, vì nó sẽ vô tình cản trở tính năng động cần thiết để trường tư phát triển. Và chính sự phát triển của khu vực tư cũng sẽ giúp cho khu vực công làm tốt hơn nhiệm vụ của mình, vì nó làm giảm bớt gánh nặng ngân sách để nhà nước có thể đầu tư tốt hơn cho mục tiêu công bằng cho mọi người trong cơ hội giáo dục.

Monday, March 30, 2015

Giải pháp nào cho tuyển sinh lớp 6? (Bài đã đăng trên báo Nhân Dân 29/3/2015)

Chủ nhật, 29/03/2015 - 10:58 AM (GMT+7) 
Cuộc đua giành một suất học tại Trường THCS Hà Nội - Amsterdam luôn nóng bỏng, với số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển cao gấp hàng chục lần chỉ tiêu tuyển sinh. 
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ra công văn gửi các sở, ngành địa phương tái khẳng định chủ trương "tuyệt đối không tổ chức thi tuyển vào lớp 6". Ngay lập tức, nhiều cơ sở giáo dục (CSGD) có lượng hồ sơ dự tuyển vượt quá nhiều lần chỉ tiêu đã bày tỏ sự hoang mang vì chưa tìm ra phương pháp tuyển sinh thay thế phù hợp.

Sẽ "lách luật" tràn lan...
Việc bỏ kỳ thi tuyển sinh lớp 6 đang gây ra tình trạng lúng túng của nhiều CSGD cũng như tâm trạng hoang mang cho nhiều phụ huynh, học sinh. Theo giải thích của Bộ GD- ĐT, quyết định này nhằm giảm bớt một kỳ thi cho học sinh, chấm dứt tình trạng dạy thêm, học thêm ở bậc tiểu học, đồng thời nghiêm túc thực hiện chủ trương xóa bỏ các trường chuyên, lớp chọn trong các trường tiểu học và THCS.

Rõ ràng, chủ trương bỏ thi tuyển sinh lớp 6 là phù hợp với xu hướng chung của thế giới, với mục tiêu phổ cập giáo dục của Việt Nam, và phù hợp với tâm sinh lý của trẻ em. Dư luận cho thấy hầu hết các đối tượng có liên quan đều đồng tình và ủng hộ với chủ trương bỏ thi. Nhưng nếu không tổ chức thi, thì các trường vốn vẫn dựa vào kỳ thi để tuyển chọn học sinh thì nay sẽ tuyển sinh như thế nào?
Công văn của Bộ gửi đến các sở đã nêu rõ quan điểm về vấn đề này: Các trường THCS có số học sinh đăng ký vào lớp 6 nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh cần dựa vào quy định hiện hành để xây dựng phương án tuyển sinh gửi lên sở GD-ĐT địa phương để được hướng dẫn cụ thể. Nhưng chính các sở có lẽ cũng đang lúng túng để tìm một phương án thay thế. Nhiều nơi hiện không biết phải làm gì hơn là chờ đợi Bộ đưa ra những hướng dẫn cụ thể.

Một số địa phương đã đưa ra phương án thay thế cho kỳ thi tuyển sinh. Mới đây, báo chí đã đưa tin Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh thông báo phương án tuyển sinh dự kiến của Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa là dựa trên bài khảo sát năng lực bằng tiếng Anh, trong đó có thể tích hợp kiến thức của các môn tự nhiên và xã hội. Như vậy, để chấp hành "lệnh cấm" của Bộ, TP Hồ Chí Minh không tổ chức thi tuyển mà dự kiến bằng một kỳ khảo sát năng lực để lấy kết quả xét tuyển.

Thật khó để tin rằng cách làm này sẽ có tác dụng làm giảm áp lực thi cử và chống tình trạng dạy thêm, học thêm. Thay một kỳ thi bằng một đợt khảo sát chỉ là tình trạng "bình mới rượu cũ" mà thôi. Đây là một thí dụ của khả năng "lách luật" mà báo chí đã đề cập đến, và lo ngại rằng tình trạng này có thể sẽ nảy nở tràn lan trong đợt tuyển sinh sắp tới.

Phải chăng chúng ta đang đứng trước một vấn đề quá khó để đưa ra một giải pháp thỏa đáng?

Quan trọng là sự công bằng
Kinh nghiệm của thế giới cho thấy ở bậc tiểu học và THCS - là bậc học phổ cập tại hầu hết các quốc gia - vấn đề không phải là chất lượng, mà là công bằng về "khả năng tiếp cận giáo dục" (có chỗ học cho người cần học). Ngành giáo dục phải có trách nhiệm tạo điều kiện học hành cho tất cả các em ở độ tuổi đi học tại một trường công lập miễn phí. Mọi sự đầu tư về cơ sở vật chất như sân chơi, phòng học, thư viện, y tế học đường, và chất lượng của thầy cô đều phải ở cùng một mức ngang nhau để bảo đảm sự công bằng về cơ hội học hành cho mọi người. Ai muốn cho con em học trong những điều kiện đặc biệt hơn xin mời chọn một trường tư phù hợp.

Có thể khẳng định sự đúng đắn của quyết định bỏ kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6, và xóa bỏ trường chuyên lớp chọn ở bậc tiểu học và THCS.

Không có lý do gì để nền giáo dục của một nước xã hội chủ nghĩa tiếp tục duy trì sự bất bình đẳng về cơ hội học tập của học sinh. Sự lúng túng của các trường/các địa phương xét tuyển xuất phát từ quan niệm giáo dục tinh hoa, trong đó việc được chọn vào học là một "đặc ân" chỉ dành cho người "xứng đáng". Chỉ cần quay lại với mục tiêu đem lại sự công bằng cho mọi người, ta sẽ thấy giải pháp rất đơn giản: tuyển sinh theo nơi cư trú.

Vậy những người có điều kiện và sẵn sàng chấp nhận trả mọi chi phí để có được chất lượng giáo dục tốt hơn cho con em mình thì sao? Câu trả lời thật rõ ràng: Hãy đến với hệ thống trường tư. Hệ thống năng động này sẽ biết cách để phục vụ mọi nhu cầu đa dạng của mọi người, với điều kiện nó có được sự tự do cần thiết để hoạt động.

Đến đây, ta sẽ thấy quyết định của Bộ về việc cấm tất cả các trường, kể cả trường tư, không được tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6 là không cần thiết, và thậm chí không đúng, vì nó sẽ vô tình cản trở tính năng động cần thiết để trường tư phát triển. Và chính sự phát triển của khu vực tư cũng sẽ giúp cho khu vực công làm tốt hơn nhiệm vụ của mình, vì nó làm giảm bớt gánh nặng ngân sách - giúp nhà nước có thể đầu tư tốt hơn cho mục tiêu tạo công bằng về cơ hội giáo dục cho mọi người.

VŨ THỊ PHƯƠNG ANH

Saturday, March 28, 2015

Tài nguyên học tập mở (4): 11 Excellent Sites for Free Digital Textbooks

Nguồn: http://campustechnology.com/articles/2013/08/14/the-price-is-right-11-excellent-sites-for-free-digital-textbooks.aspx

The Price is Right: 11 Excellent Sites for Free Digital Textbooks

If you're committed to shifting your curriculum to e-textbooks, consider trying free first. Here are the best sites for digital books that won't cost your students a dime.
Sure, there are plenty of options when you want students to try out digital textbooks — CourseSmart, CourseLoad, Flat World Knowledge, Chegg, textbooks.com, Apple, Amazon, Google Play, eFollet, and an ever-growing number of other sources. But little in education trumps free. That's one of the findings in a recently released research report from Educause, Internet2, and McGraw-Hill, which examined the value of digital materials in higher ed. "Faculty and students were both clear and consistent in their criteria for adopting digital course material," the report's authors wrote. Little surprise: The most important factor turned out to be cost.
With that in mind, we have hunted down the top sources for digital textbooks — all free. What you and your students do with them on Android devices, iPads, and laptops is up to you.
Bookboon.com
Here's a source for free textbooks in PDF form that focus primarily on accounting, economics, engineering, IT, marketing, and management. The books are modest in size — most run from 50 to 100 pages — and provide "just the facts, ma'am" graphics.
How does the company stay in business? It sells advertising that appears in the books. A copy of 77-page Managing the Human Resource in the 21st century, for example, included half-page ads from consulting firms, the World MBA Tour, a manufacturing company, software companies, and universities — in other words, ads that ostensibly made sense for the intended e-book reader. Bookboon says it limits advertising to 15 percent of the content, and so they're fairly non-intrusive.
Boundless
This startup follows an interesting publishing model. It pulls out material from public sites, such as Wikipedia or government Web sites, performs a "human curation and vetting," aligns the resulting content with big-selling college textbooks, and delivers the package in digital textbook format. The full book includes just key points, terms, and examples. The content can be highlighted and searched. The home page includes this testimonial from student "Sarah H" at Indiana University: "It is so simple and saved me tons of money. This site rocks and helped save my entire biology class from purchasing a new edition when one we had was very similar."
Registered users gain access to digital volumes on accounting, algebra, art history, biology, business, chemistry, communications, economics, finance, United States history, management, marketing, microbiology, physiology, political science, psychology, sociology, and writing.
As an example, Gardner's Art Through the Ages: A Global History, 14th Edition, sells for $183.21 on Amazon. The paperback edition includes a chapter on ancient Greece that runs about 70 pages. The "Boundless alternative," as it's called, includes six main sections with 38 sub-sections. The text also comes with flashcards and quizzes. The challenge is that the book must be read online; there's no offline option.
Another challenge: A group of mainstream publishers has sued Boundless for stealing intellectual property. If you choose these books for your students, you may find yourself changing course midstream in the event it loses its legal battles.
California Learning Resource Network (CLRN)
The current compilation of open educational resources (OERs) on CLRN stands at 6,063. If you're teaching math, science, and history and social science, what you want to pay attention to under "Learning Resources" is the "free textbooks" link, where you'll find 30 books listed. This collection is intended for both K-12 and higher ed, and the book descriptions tell what kind of student each is intended for.
Want some examples? Light and Matter is an introductory 1,016-page textbook on physics published by Benjamin Crowell, a faculty member at Fullerton College in Southern California. The PDF is a whopping 80 Mb, full of graphics and color images. He makes an instructor's guide available for the text on his Web site. Linear Algebra is an introductory text with exercises that cover the topics of "a standard U.S. sophomore college course."
College Open Textbook Collaborative
This consortium of 29 education organizations uses the site to promote the adoption of open textbooks by community and two-year colleges. The textbooks are listed by subject, but just as important, the site provides a self-reported list of faculty members and what they've adopted out of the collection (organized, oddly enough, in alphabetic order by instructor first name) and reviews of the books when they exist.
Open textbooks are listed by subject at collegeopentextbooks.org. Be forewarned, some of these entries are less e-textbook and more online courses, lessons, and other assorted digital resources.
connexions
This site features Collaborative Statistics, one of the classics of the free digital textbook world. Written "over several years" by two faculty members at De Anza College in Cupertino, CA, this 726-page, 5.9 Mb volume focuses not on theory but on applications of statistical knowledge.
A cool feature of this resource is the use of "lenses," which is a selection of content. An "endorsement" lens references reviewed material, and an "affiliation" lens allows organizations to pull together the content their members have created. Rice University, for example, has 83 collections in its affiliated content.
Another interesting feature is the "Most Popular of All Time" list, which ranks the material by average visits per day. The topmost visited? A 10-page document titled, "Minor Keys and Scales."
The one gap in connexions is that while it denotes with an icon in search results whether a particular entry is a "knowledge chunk," or a "collection" of modules, some of which are full textbooks, it doesn't provide a way to sort specifically on type of material, such as "textbook." With 1,340 collections in the repository, you could spend a lot of time sifting through to find the whole enchilada.
The Global Text Project
This source for digital texts makes them available in Chinese, English, and Spanish — though not all titles are available in every one of those languages. Subjects encompass business, computing, education, health, science, and social science. The books are divided between those available in HTML format and those available as PDFs.
OpenStax
This organization offers 13 books on these topics:
  • Anatomy and physiology;
  • Biology;
  • Chemistry;
  • Economics, as well as micro- and macro-economics;
  • Psychology;
  • Physics;
  • Pre-calculus;
  • Sociology;
  • Statistics; and
  • U.S. history.
The digital textbooks are intended to be customized by the instructors who use them in class. Sections can be rearranged, modified, and enhanced with examples. The offerings are available in PDF and ePub format, or they can simply be read online in a browser (which, because each section is given its own page, can call for a bit of tedious clicking). Best, OpenStax also provides links to other resources that the instructor might want to use for specific assignments. For example, you can download a set of PowerPoint slides (unavailable to students) to use with the biology book.
Open Education Group
This research group at Brigham Young University has compiled six freely downloadable science texts intended for middle and high schools, but useful for community colleges too. Available as PDF files, the pertinent ones include:
Compared to the competition, these textbooks are modestly sized; Biology runs 142 pages and 27 Mb currently. Because they were initially developed as part of a larger research project on the use of OER, there's been academic scrutiny of the Utah classes where they're used. Results — once they're made public — could be impressive. As the researchers state, "We're still analyzing last year's outcomes data, but here's a preview: students using open textbooks outperformed their peers using traditional textbooks..."
Project Gutenberg
If you're a faculty member in the humanities who prefers to use source material in your courses, here's the jackpot. Project Gutenberg, the "first producer of free e-books," probably offers any classic you might need for your students. The books come in multiple versions — ePub with or without images, HTML, Kindle, plain text, and some we've never heard of.
Plus, don't miss out on the "Similar Books" feature at the bottom of the "Bibrec" view, which provides links to files that readers of your title also downloaded — just like Amazon. Downloading William Strunk's The Elements of Style will lead you right to Joseph Devlin's How to Speak and Write Correctly, which will take you to The Prince, and onto Nietzsche's Beyond Good and Evil, and — well, you get the idea.
Saylor.org
Saylor provides free online courses — although not in the manner of MOOCs. Unlike massive, open online courses, these are asynchronous; you don't have to show up at a specific time. Its "bookshelf" features dozens of e-textbooks created to work with its classes. Some are available only in PDF format; others are available in multiple file types, including doc, ePub, HTML, iBooks, and TEX/LaTeX.
What's unique about Saylor is that it runs continuous "open textbook challenges" to encourage people to create textbooks for use with its courses. The first challenge was won by Kenneth Kuttler, a professor at Brigham Young University, who teaches using the digital books he submitted. He informed Saylor that he wanted his $20,000 challenge award to be given to an organization that encourages development of openly licensed textbooks.
University of Minnesota Open Academics
Although the books in this catalog aren't necessarily published by U Minnesota, we include it because it explicitly brings together digital textbooks appropriate to post-secondary education from multiple sources and in an easily searchable format. Every book is written by a faculty member somewhere. Subjects cover accounting and finance, business and management, computer science, economics, general ed, humanities, law, math and statistics, natural and physical sciences, and social sciences.
The 143 offerings currently available are openly licensed, complete, and suitable for adoption outside of the institution where they were written. The books also come with a paid option to get a print edition too.




Extra Credit
Other Sites Worth Noting
Apple doesn't make it easy to hunt down digital textbook books created with iBook Author that might be relevant to college instructors. But at some point, we'd hope to see this to evolve into an iTunes U bibliotecha.
CK-12 Foundation
This pioneer in the field of OER has a simple interface. Go to the home page, pick a topic, and choose a "FlexBook" from what's listed. Right now the open educational resources here focus on middle and high school offerings; in the future, who knows? (Besides, maybe one of those will fit your needs now.)
MERLOT, the Multimedia Educational Resource for Learning and Online Teaching
This collection of materials includes 2,523 open textbooks. Why not include it as a listing like the others in this article? Because MERLOT uses a loose definition for "textbook" and many of those "textbooks" are actually lessons available online.




Friday, March 13, 2015

Đại học, Cao đẳng cần dạy các phẩm hạnh tri thức (Chronicle of Higher Education)

http://lamhong.org/2012/03/03/d%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc-cao-d%E1%BA%B3ng-c%E1%BA%A7n-d%E1%BA%A1y-cac-ph%E1%BA%A9m-h%E1%BA%A1nh-tri-th%E1%BB%A9c/


Đại học, Cao đẳng cần dạy các phẩm hạnh tri thức

Barry Schwartz and Kenneth Sharpe*
Hãy thử nhìn vào việc các trường đại học, cao đẳng nêu lên mục đích đào tạo của họ, bạn sẽ nhận được những câu trả lời có thể dự đoán được. Nào là dạy sinh viên phương pháp lập luận có phê bình và phân tích; nào là chỉ cho sinh viên phương pháp viết lách và tính toán; hay truyền đạt cho họ những kĩ năng cần thiết cho sự tự chủ của họ. Cũng quan trọng như các mục tiêu vừa nêu, một mục tiêu nền tảng quan trọng thường bị lãng quên, đó là sự phát triển các phẩm hạnh tri thức mà họ cần thiết để trở thành những sinh viên và công dân tốt.
Một vài viện hàn lâm tỏ ra lúng túng với trách nhiệm phát triển đức tính, và cho rằng đó là trách nhiệm của ai đó (chứ không phải của mình) – nhất là trong một xã hội đa nguyên ngày nay, một xã hội dường như không mấy quan tâm đến “đức hạnh” là gì. Họ đã lầm. Thực tế cho thấy, chúng ta thường khuyến khích sự phát triển này, tuy hơi võ đoán một tí. Chúng ta sẽ làm tốt hơn nhiều khi dành thời gian suy luận về bản chất thực sự của các phẩm hạnh tri thức, tầm quan trọng của chúng và cách thức tích hợp những đức tính đó vào các chương trình giảng dạy của chúng ta.

Yêu mến sự thật
Người trẻ cần phải yêu mến sự thật để trở thành những học sinh sinh viên tốt. Nếu không có lòng mộ mến này, họ chỉ tìm kiếm sự đúng đắn vì họ sợ sẽ bị trừng phạt khi làm gì đó sai trái. Khi một nhóm thiểu số người Mỹ phản đối sự phát triển và toàn cầu hóa một cách không kiềm chế được, thì đó là khát vọng tìm kiếm sự thật hơn là sự thật mà người ta công bố.

Trung thực
Học sinh, sinh viên cần phải trung thực bởi vì điều đó sẽ giúp họ dám đối mặt với những hạn chế của những điều họ biết, khích lệ họ đương đầu với những sai lầm cũng như giúp họ dám thừa nhận và chấp nhận những sự thật “phũ phàng” của thế giới. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng ủng hộ một hình thức trung thực: Không được đạo văn, không được gian lận trong thi cử. Nhưng dường như người ta ít thấy họ bảo sinh viên của họ, rằng: “Hãy đối diện với sự kém cỏi và sai sót của các bạn” hay “Hãy chấp nhận sự thật đáng ghét này và hãy tìm cách để hạn chế ảnh hưởng của nó thay vì chạy trốn nó”.

Can đảm
Sinh viên cần can đảm bênh vực cho những điều họ tin là đúng. Cho dù họ sẽ phải đối diện với sự phản đối mạnh từ những người khác, gồm cả những người có quyền thế như giáo sư của họ chẳng hạn.

Công bằng
Sinh viên cũng cần phải công tâm khi đánh giá, nhận xét lập luận của người khác. Họ cần khiêm tốn đối mặt với những hạn chế và sai lỗi của chính họ. Họ cần kiên định, vì những tri thức đích thực và có giá trị ít khi có được một cách dễ dàng. Sinh viên cũng phải là những người biết lắng nghe bởi vì họ không thể học được điều gì từ người khác nếu họ không biết lắng nghe. Bên cạnh đó, họ phải có khả năng chấp nhận quan điểm, lập trường của người khác; nhất là họ phải học cách cộng tác với người khác trong thời đại này, một thời đại mà hầu hết các công trình quan trọng và có ý nghĩa đều cần phải có sự cộng tác của nhiều người.

Khôn ngoan
Quan trọng hơn hết, sinh viên cần cái mà triết gia Aristotle gọi là sự khôn ngoan thực hành. Khôn ngoan là cái gì đó giúp chúng ta có được sự cân bằng giữa cái rụt rè và sự táo bạo, giữa sự cẩu thả và nỗi ám ảnh, giữa tính dở hơi và sự bướng bỉnh, giữa nói ra hay lắng nghe, giữa lòng tin cậy và sự ngờ vực, giữa cảm thông và thờ ơ, dửng dưng. Khôn ngoan cũng là một cái gì đó giúp chúng ta đưa ra những quyết định khó khăn khi có sự giằng co, xung đột giữa các phẩm hạnh tri thức. Cởi mở và công tâm thường gắn liền với sự tín trung với sự thật.

Câu hỏi đặt ra là làm sao chúng ta (giáo viên) phát triển các phẩm hạnh tri thức cho sinh viên? Trên thực tế, chỉ có một vài trường đại học, cao đẳng cân nhắc điều này một cách nghiêm túc và có phương pháp. Aristotle thẳng thắn chỉ ra rằng nhân cách và sự khôn ngoan đều lớn lên thông qua thực tiễn, cũng như bằng việc quan sát cách ứng xử của những bậc thầy đạo đức. Một vài giảng viên đã đúc kết các kinh nghiệm giáo dục để thực hành điều này một cách đúng đắn.

Hãy cùng xem phương thức nghiên cứu giáo dục trong Chương trình Tri thức là Sức Mạnh (KIPP) thực hiện tại các trường tiểu học ở một số khu vực nội ô nghèo; các trường này đang giảng dạy cho hàng ngàn học sinh. KIPP nhận ra rằng phát triển các kĩ năng học thuật phải đi đôi với việc phát triển nhân cách. Với những đức tính như kiên trì, trung thực và các phẩm hạnh tri thức khác mà chúng tôi đã mô tả như là những phần chính yếu trong chương trình giảng dạy, thì các học sinh KIPP có thể đạt được kết quả tốt ở các môn Toán, Tiếng Anh và Khoa học. Những đức tính trí thức này không chỉ đơn thuần là những giá trị được truyền bá. Các giáo viên phải làm việc cật lực và có ý thức để tìm ra phương lối phù hợp để sống các đức tính đó mỗi ngày; bởi vì các học sinh sẽ nhìn vào họ như là khuôn mẫu cho chúng. Chẳng hạn như, để dạy cho các em học sinh lớp I tầm quan trọng của sự lắng nghe và cách thức để lắng nghe, các giáo viên KIPP nhìn chăm chú vào em học sinh đang nói và gật đầu bằng lòng với những gì em đang nói.

Vào cuối khóa của một liên thể hàn lâm, các bác sĩ của Trường Y Khoa Harvard là Barbara Ogur và David Hirsch thiết kế lại chương trình học của năm III tại bệnh viện cộng đồng ở Cambridge, Mass, cốt để phát triển nhân cách tốt hơn. Một trong những mối bận tâm của họ là chiến đấu chống lại sự tha hóa lòng vị tha, cảm thông của đa số sinh viên và dạy cho sinh viên biết suy xét và hiểu được người khác. Thay vì thay đổi giáo trình dạy học, họ lại thay đổi cách mà sinh viên, giáo viên và người bệnh giao thiệp với nhau. Thay vì lệ thuộc vào những lần gặp gỡ vội vàng, bàng quan tại các khu bệnh viện ồn ào, các sinh viên được phân tới các phòng khám tư hàng ngày trong mối liên hệ gần gũi với bác sĩ hướng dẫn thực tập; đồng thời, mỗi sinh viên phải làm việc với 15 bệnh nhân trong suốt một năm. Mục đích là để giúp sinh viên đúc kết kinh nghiệm học tập nhờ việc đồng thời được dạy các kĩ năng chuyên môn và được khích lệ để đạt tới sự trưởng thành về các đức tính cảm thông, khiêm tốn, can đảm, nhẫn nại, sự cảm nhận và suy tư.

Các giáo viên của hai chương trình Cambridge và KIPP thực hiện công việc bằng cách thiết kế những điều mà các giáo sư đại học cũng đã làm, có lẽ là một cách tình cờ. Những câu hỏi mà chúng ta (giáo viên) nêu lên trong lớp phải là cái gì đó giúp sinh viên biết cách đặt câu hỏi. Rồi cả cách thức chúng ta tiếp tục cuộc đối thoại với các em làm khuôn mẫu cho sự suy tư. Các em sẽ để ý tới những người được chúng ta thăm nom hoặc không được chăm nom, để các em học đức tính công bằng. Chúng ta dạy cho các em khi nào thì nên ngắt lời ai đó cũng như ngắt lời như thế nào bằng cách ngắt lời và thời điểm ngắt lời của chính chúng ta. Và chúng ta cũng dạy các em biết lắng nghe người khác khi chúng ta cẩn thận lắng nghe các em. Đồng thời, nếu các em tận mắt thấy chúng ta thừa nhận những gì chúng ta không biết, lúc đó, chúng ta đã cổ vũ cho đức tính trung thực và khiêm nhượng. Giáo viên luôn luôn là khuôn mẫu, là mô phạm. Và học sinh, sinh viên sẽ luôn luôn quan sát để bắt chước. Giáo viên cần phải là những khuôn mẫu tốt, khuôn mẫu lý tưởng.

Ngày nay, nền sản xuất dây chuyền đã “lọt” vào nền giáo dục đại học, cao đẳng và đang chi phối hầu hết các trường, các học viện. Các trường dường như chỉ chú tâm vào việc truyền thụ “đủ” kiến thức cho người học, mà lại lờ đi việc nuôi dưỡng các phẩm hạnh tri thức. Một khi sinh viên thờ ơ với những phẩm hạnh tri thức trong kinh nghiệm giáo dục của họ, thì họ cũng sẽ thờ ơ với các đức tính đó trong chính bản thân mình khi họ hướng tới cuộc sống của những người trưởng thành như các giáo viên và các công chức nào đó. Việc giáo dục các phẩm hạnh tri thức cho các sinh viên đại học, cao đẳng xem ra sẽ hiệu quả như giảng dạy môn đạo đức kinh doanh cho những thạc sĩ quản lý kinh doanh (MBA).

Các phẩm hạnh tri thức không phải là sự thay thế cho các kĩ năng thuộc chuyên môn. Chúng ta, những giáo viên phải lấp cái “bình” rỗng. Không ai dám chọn một bác sĩ giải phẫu tim mạch với đầy ắp những đức tính như yêu mến sự thật, trung thực và nhẫn nại mà lại không biết gì về giải phẩu học và sinh lý học. Nhưng cần lắm thay các phẩm hạnh tri thức để đổ đầy cái bình đó.
* Barry Schwartz là giáo sư môn lý thuyết xã hội và hành vi xã hội. Kenneth Sharpe là giáo sư môn khoa học chính trị. Cả hai đang làm việc tại Đại học Swarthmore. Họ là tác giả của quyển sách Khôn Ngoan Thực Hành: Con Đường Thích Hợp Để Làm Điều Đúng Đắn (NXB Riverhead, 2010).

Người dịch Phaolô Phạm Đình Lợi
Nguồn: http://chronicle.com/article/Colleges-Should-Teach/130868/

Saturday, March 7, 2015

Lại nói về quy tương đương (equating) điểm số các bài thi: (1)

Dẫn: Hôm trước tôi đang viết dở dang về việc quy tương đương điểm số các bài thi rồi bỏ lửng vì có quá nhiều việc xảy ra bất ngờ trong cuộc đời làm việc của tôi (chuyện bất ngờ thú vị, tốt nhưng cũng làm tôi bận tâm và không có thời gian cho những mối quan tâm nghiên cứu riêng của mình). Nhưng hôm qua tình cờ tôi nhận được một câu hỏi trong hộp thư cá nhân của một đồng nghiệp trẻ ở một địa phương miền Trung, nói rằng đã đọc được bài viết của tôi trên blog về quy đổi điểm thi nên muốn tôi trả lời giúp một câu hỏi cụ thể trong công việc của bạn ấy.

Tôi đã gửi thư trả lời rồi, ngắn gọn thôi, nhưng "chuyện đã viết xong mà lòng thì còn muốn nói thêm" (!) nên tôi thấy cần phải viết tiếp về vấn đề này, vì nó là một nhu cầu thực tế mà các bạn làm việc trong lĩnh vực khảo thí sẽ thường xuyên đối mặt. 

Vậy thì đây. Tôi xin bắt đầu bằng cách chép lại câu hỏi mà tôi nhận được và câu trả lời của tôi, rồi sau đó sẽ thêm phần giải thích và diễn giải thêm, kèm các tư liệu cần đọc.

Mong rằng bài viết này có ích cho các bạn.
---------------------------
Câu hỏi:

Em xin tự giới thiệu, em là xxx hiện tại đang công tác tại Phòng Khảo thí - ĐBCLG Trường Đại học xxx.

Vừa qua em có đọc bài viết của Cô về điểm liên kết, điểm quy đổi, điểm tương đương http://ncgdvn.blogspot.com/2014/12/lien-ket-iem-quy-oi-tuong-uong-va.html

Em muốn xin tham khảo Cô về vấn đề sau.

Hiện tại em đang xử lý số liệu cho một đơn vị. Người ta tiến hành kiểm tra 2 đề tiếng Anh khác nhau (Đề A và Đề B)  cho cùng một nhóm 200 thí sinh.
Với dữ liệu điểm của 2 đề thi, đề A có điểm đạt là 70/100, để tìm điểm đạt của đề B (thang điểm 100) dựa trên điểm đạt của đề A thì phải dùng công thức như thế nào ạ?

Thành thật xin lỗi vì đã làm phiền Cô! Rất mong Cô giúp đỡ. 
Câu trả lời của tôi:
Tôi không rõ là em nắm tới đâu về thống kê số liệu điểm thi, nên chỉ trả lời vắn tắt như sau:

Nếu 2 bài thi của em thực sự đã được xây dựng trên cùng một bảng đặc tả (tức hoàn toàn giống nhau, chỉ là alternative form equivalent) thì cách tính điểm tương đương chính là dựa trên phân bố chuẩn, nói cách khác, em cần quy điểm thô sang điểm z rồi so sánh 2 bảng điểm dựa trên điểm z dã được quy ra.

Ví dụ, trên bài thi A, 70/100 có điểm z là 2.5 (đa số điểm z  nằm trong khoảng từ -3 đến 3) thì em hãy dò trên bài thi B xem điểm nào được quy ra điểm z là 2.5 thì chính điểm đó sẽ là điểm tương đương. Ví dụ, ở bài thi B vì hơi khó hơn nên 70 điểm đã là 2.8 điểm z, còn 65 điểm mới là 2.5 điểm z, vậy 65 điểm bài thi B là tương đương với 70 điểm bài thi A.

Hy vọng câu trả lời này có thể giúp được em.
---------------------------------------------------------------
Đối với một người có nắm vững về thống kê số liệu điểm thi thì câu trả lời ở trên đã là quá đủ. Nhưng đối với một người  chưa học qua chút nào về việc phân tích số liệu điểm thi (thường được học trong môn học trắc nghiệm/ đo lường giáo dục) thì câu trả lời ở trên có lẽ rất ... bí hiểm. Phân bố chuẩn là sao, mà điểm z là gì? Tại sao phải quy ra điểm z để so sánh? vv.
Nếu bạn rơi vào trường hợp này (không hiểu câu trả lời ở trên của tôi - và tôi e rằng đó là tình trạng phổ biến trong ngành giáo dục của VN) thì rõ ràng bạn cần phải được giải thích thêm. Mà phải giải thích thật ngắn gọn và không quá kỹ thuật để làm sao cho bạn hiểu nhanh, dùng đúng mà không hoảng sợ vì những con số và các công thức tính toán rắc rối.
Chà chà, it's not an easy task. Tôi sẽ cố, nhưng cần thời gian.
Tuy nhiên, trong khi chờ đợi tôi có thời gian thêm, nếu bạn nào đọc được tiếng Anh thì hãy đọc tài liệu Equating Test Scores (Without IRT) của Samuel Livingstone do ETS công bố cách đây hơn 10 năm  vào năm 2004. Bạn có thể download tài liệu ấy từ địa chỉ dưới đây để đọc, rồi có thắc mắc thì gửi câu hỏi vào comment nhé. Còn bây giờ thì tôi phải tạm ngưng, sẽ viết tiếp vào tối nay hoặc khi có thời gian.
Chúc các bạn may mắn và hẹn gặp lại các bạn sau.