Monday, March 29, 2010

Nhập môn thống kê giáo dục (2): Tư duy thống kê là gì và phát triển nó bằng cách nào?

Trong bài viết trước, tôi có lập luận rằng điều quan trọng trong việc ứng dụng thống kê trong giáo dục là có tư duy thống kê, chứ không phải là biết thao tác thống kê (là điều mà ngày nay các phần mềm máy tính đã làm, hoặc chúng ta có thể dễ dàng nhờ người khác làm giúp). Tuy nhiên, điều này hình như hiện nay không mấy ai chú ý, nên chúng ta đã đào tạo ra những người biết thao tác thống kê nhưng chưa chắc đã hiểu ý nghĩa thực sự của các thao tác đó.

Câu hỏi đặt ra ở đây là, vậy tư duy thống kê là gì? Yếu tố nào giúp ta nhận biết được một người có tư duy thống kê? Tư duy có thể phát triển được không, và nếu có, thì cần làm gì để phát triển nó? Để trả lời, xin đọc bài viết dưới đây.

Các tài liệu tham khảo dùng để viết bài này gồm có:
1. Statistical thinking models (2002) Maxine Pfannkuck và Chris Wild
2. How faithful is old faithful? Statistical thinking: the story of variation and prediction (2002). J Michael Shaughnessy và Maxine Pfannkuck
3. The "Unusual Episode" Data Revisited.
4. Young children's statistical thinking.
Link: http://www.west.asu.edu/cmw/pme/resrepweb/PME-rr-wares.htm
5. Components of statistical thinking. Beth L. Chance (2000) AERA.
Link: http://www.rossmanchance.com/papers/aera.html

--
Bài viết này đưa ra định nghĩa về tư duy thống kê, phân tích các yếu tố cấu thành của nó, và đưa ra những gợi ý cho việc phát triển loại tư duy này ở mọi người.

1. Tư duy thống kê: Định nghĩa và các thành tố
Như đã được nêu ra bởi Chance (2000) trong bài viết "Các thành tố của tư duy thống kê" đã được báo cáo tại Hội nghị thường niên của AERA, mặc dù cụm từ "tư duy thống kê" (statistical thinking) được dùng khá thường xuyên, nhưng nó lại ít được định nghĩa rõ ràng. Khi từ này được định nghĩa, các tác giả thường không hoàn toàn thống nhất với nhau. Dưới đây là một vài định nghĩa thường gặp.

1.1. Theo David Moore (1990), các yếu tố cốt lõi của tư duy thống kê gồm có:
1. Ý thức về sự biến thiên trong các quá trình
2. Nhu cầu về số liệu cho mọi quá trình
3. Thiết kế quá trình tạo số liệu với ý thức về sự biến thiên
4. Lượng hóa các biến thiên
5. Giải thích các biến thiên

Tất cả các yếu tố trên có thể tóm tắt trong 2 từ biến thiênlượng hóa. Theo định nghĩa này, tư duy thống kê giúp ta khám phá thế giới bằng cách lượng hóa các biến thiên. Một người có tư duy thống kê khi suy nghĩ về kỳ thi tuyển sinh đại học sắp đến sẽ tự đưa ra cho mình những câu hỏi đại loại như: "Lâu nay điểm sàn tuyển sinh đại học dao động ở mức nào?", "Làm sao tìm được các số liệu so sánh sự khác biệt về điểm đầu vào của các trường trong thời gian qua?", "Điểm đầu vào ở các trường nào thay đổi nhiều nhất trong những năm qua?", vv.

1.2. Trong lãnh vực kiểm soát chất lượng, tư duy thống kê bao hàm việc ý thức được 3 nguyên lý sau đây:
1. Mọi công việc đều diễn ra trong một hệ thống các quá trình có liên quan chặt chẽ
2. Tất cả mọi quá trình đều tồn tại sự biến thiên
3. Hiểu và làm giảm thiểu sự biến thiên là chìa khóa của sự thành công
(ASQC Glossary of Statistical terms 1996)

Như vậy, theo ASQC tư duy thống kê không chỉ có ý thức về sự biến thiên, mà còn có ý thức về sự liên hệ giữa các quá trình khác nhau trong một hệ thống, và ước muốn khống chế các biến thiên. Một người có tư duy thống kê theo kiểu này khi suy nghĩ về kỳ thi tuyển sinh sẽ đặt những câu hỏi như: "Điều gì làm ảnh hưởng đến sự số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào một trường?", và "Làm sao để khống chế sự bất ổn định của số lượng thí sinh đăng ký dự thi?"

1.3. Theo Mallows (1998), cả hai định nghĩa nêu trên đều chưa giải thích được thống kê ăn nhập như thế nào đến cuộc sống hàng ngày. Để bổ khuyết cho các định nghĩa nêu trên, ông đưa ra định nghĩa sau:

"Tư duy thống kê nhằm tìm ra sự liên hệ giữa các số liệu định lượng với những vấn đề của cuộc sống hàng ngày, trước các thay đổi và tình trạng không chắc chắn. Nó mong muốn đưa ra những kết luận rõ ràng và xúc tích rút ra từ các số liệu về vấn đề mà nó quan tâm."

Bằng cách nhấn mạnh sự liên hệ giữa số liệu với các vấn đề thực tế trong cuộc sống, Mallows đã đưa thêm một thành tố mới vào tư duy thống kê, thành tố "bối cảnh". Quay trở lại vấn đề thi tuyển sinh đại học, câu hỏi tiêu biểu cho tư duy thống kê theo kiểu Mallows sẽ là "Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có đến 3 môn thi trong khối C là Văn, Sử, Địa, vậy số lượng thí sinh thi đại học vào khối C năm nay sẽ tăng hay giảm?", chú trọng yếu tố "bối cảnh".

Qua cả 3 định nghĩa trên, ta có thể rút ra 3 yếu tố chung của tư duy thống kê như sau:
1. Quan tâm đến sự biến thiên của các quá trình
2. Chú trọng sự tương tác của sự vật trong một hệ thống
3. Hiểu biết (và tác động lên) thế giới thông qua số liệu rút ra từ bối cảnh thực tế

2. Phát triển tư duy thống kê bằng cách nào?
Xu thế giảng dạy thống kê trên khắp thế giới ngày nay là nhấn mạnh tư duy thống kê hơn là thao tác thống kê, vì đa số các thao tác này ngày nay máy tính đã có thể giải quyết dễ dàng. Như vậy, làm sao để phát triển tư duy thống kê? Theo Chance (2000), để phát triển loại tư duy này cần tạo ra những thói quen tinh thần (mental habits) như sau:
1. Luôn quan tâm tìm tòi số liệu có ý nghĩa và có liên quan để trả lời mọi câu hỏi được đặt ra
2. Luôn suy nghĩ về những biến thiên trong số liệu và tò mò tìm hiểu các cách sắp xếp và diễn giải khác nhau đối với những số liệu đang có trong tay
3. Quan sát sự vật trong toàn bộ quá trình, chú trọng các yếu tố khác nhau
4. Thường xuyên có sự nghi ngờ lành mạnh về các số liệu
5. Luôn liên hệ các số liệu thu thập được với bối cảnh của vấn đề đang tìm hiểu

Đọc qua danh sách những thói quen tinh thần mà tác giả Chance (2000) đã nêu ở trên, có thể thấy ngay là cách dạy trong trường lớp ở VN hầu như không chuẩn bị gì cả cho sự phát triển tư duy thống kê của người học. Phải chăng vì không xem trọng vai trò của thống kê trong cuộc sống, đặc biệt là trong quá trình ra quyết định và xây dựng chính sách, nên hiện nay ta mới có quá nhiều hiện tượng tiêu cực không thể khống chế được, ví dụ như trong ngành giáo dục hiện nay hay không?

Để có thêm thông tin về sự quan trọng của tư duy thống kê và những tác hại của sự thiếu tư duy thống kê trong xã hội Việt Nam hiện nay, xin đọc một số bài viết của GS Nguyễn Văn Tuấn. Ví dụ, bài Con số thống kê mù chữ có ý nghĩa gì?". Hoặc bài 315 người Việt chết và chỉ 0.09%. Hoặc Lại nón bảo hiểm: Xem qua các lý giải phổ biến". Và nhiều bài khác nữa, trong đó nổi tiếng nhất là loạt bài về thịt chó, mắm tôm và bệnh "tiêu chảy cấp"!

Làm sao để nâng cao tư duy thống kê của mọi người? Câu trả lời xin dành cho những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục. Còn tôi, thì tôi cố gắng viết mấy entry này để vừa làm vui vừa giúp các bạn nào quan tâm. Xin hẹn các bạn ở các bài sắp tới nữa.

Sunday, March 28, 2010

Nhập môn thống kê giáo dục (1): Thống kê là gì và tại sao phải học thống kê?

Tiếp theo bài mở đầu hôm trước, hôm nay tôi sẽ bắt đầu loạt bài "Nhập môn thống kê giáo dục", viết bằng ngôn ngữ bình dân, thông thường để nó dễ hiểu nhất ngay cả đối với những người chỉ mới hết THCS. Bởi vì như đã nói hôm trước, điều quan trọng trong việc ứng dụng thống kê trong giáo dục không phải là khả năng biết thao tác thống kê (việc này ngày nay chỉ cần một lệnh enter trên máy tính) mà là có tư duy thống kê - statistical thinking, vì không ai khác có thể tư duy thay cho chúng ta.

May mắn thay, tư duy thống kê là cái mà mỗi người chúng ta đều có tiềm năng, mà không biết là mình có. Vì vậy, môn học "nhập môn thống kê giáo dục" này, theo cách hiểu (và mong đợi) của tôi, sẽ làm cho tiềm năng đó thành năng lực thực sự để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống của mình.

Như đã nêu trong tựa entry, trong bài viết này tôi sẽ trả lời câu hỏi: Thống kê là gì và tại sao phải học thống kê. Như vậy, bài viết sẽ gồm 2 phần, xoay quanh 2 phần của câu hỏi nói trên.

--

Phần dưới đây được viết dựa theo ý tưởng và cấu trúc của bài viết trên trang web của ĐH Melbourne, ở đây.

Thống kê là gì?
Tư duy thống kê hiện diện thường xuyên trong cuộc sống nhiều hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Khi ta phát biểu "Anh ta là người tầm thước", hoặc "Thường thì tôi không ăn sáng", hoặc nữa "Cô ấy chắc khó lòng thi đậu kỳ này", tất cả những phát biểu trên đều có thể xem là có chứa tư duy thống kê.

Vậy thống kê là gì? Đó là một ngành học giúp ta thực hiện những công việc sau:
1. Thu thập dữ liệu và thiết kế các nghiên cứu định lượng
2. Tóm tắt thông tin nhằm hỗ trợ quá trình tìm hiểu về một vấn đề hoặc đối tượng nào đó
3. Đưa ra những kết luận dựa trên số liệu, và
4. Ước lượng hiện tại hoặc dự báo tương lai
Thống kê thường đi kèm với môn học song hành là Xác xuất, là ngành học nhằm đưa ra các mô hình toán học về sự ngẫu nhiên và cho phép tính toán về sự ngẫu nhiên trong những trường hợp phức tạp.

Tại sao cần phải học thống kê?
Ngày nay thống kê đã trở nên một công cụ quan trọng trong công việc của các nhà chuyên môn thuộc nhiều ngành khác nhau: y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học, kỹ thuật, vật lý vv. Thống kê cũng là một phần quan trọng trong các hoạt động thường ngày trong xã hội như kinh doanh, công nghiệp, và chính quyền.

Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại thì tư duy thống kê là điều không thể thiếu đối với bất kỳ ai, dù công việc của người đó có liên quan trực tiếp đến các phương pháp thống kê hay không.

Dưới đây là một số ví dụ về việc ứng dụng thống kê trong cuộc sống hàng ngày.

1. Y tế
Ánh nắng mặt trời và ung thư da
Chứng cứ thuyết phục về mối liên hệ giữa việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và ung thư da đã được một nhà thống kê người Úc phát hiện ra, Ông Oliver Lancaster. Ông quan sát thấy rằng tỷ lệ người bị ung thư da trong số dân da trắng gốc Bắc Âu có tương quan thuận với vĩ độ của nơi họ ở, tức có tỷ lệ với lượng ánh nắng mặt trời mà họ tiếp xúc: các tiểu bang ở phía bắc có tỷ lệ ung thư da cao hơn các tiểu bang phía nam.

Quan sát này chỉ có thể đưa ra được bằng việc thu thập đầy đủ các số liệu và đưa ra các quan sát có phương pháp về tỷ lệ ung thư da. Đó là lý do tại sao cần học thống kê.

2. Điều tra xã hội/ thăm dò dư luận
Có nên tin kết quả điều tra qua điện thoại trên các chương trình TV không?
Đại khái các cuộc thăm dò thuộc loại này được thực hiện như sau. Bạn xem một chương trình TV trong đó bạn xem đài được mời gọi điện thoại đến đài truyền hình để trả lời một câu hỏi đơn giản như "Liệu TQ có sẽ tăng giá đồng Nhân dân tệ không?". Quay số 1 là có, số 2 là không chẳng hạn.

Kết quả của những cuộc thăm dò như thế này thiếu tin cậy, do cách thu thập số liệu không được kiểm soát. Ví dụ, một bạn xem đài có thể quay số nhiều lần, và các hội đoàn có cùng quan điểm cũng có thể làm như vậy. Muốn có thông tin đúng phải thiết kế cách thu thập thông tin một cách có phương pháp, sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Lấy mẫu là một nội dung quan trọng được dạy trong môn thống kê.

Những ai muốn đọc thêm các thí dụ khác (bằng tiếng Anh) xin vào trang web của Khoa Thống kê trường ĐH Melbourne theo link đã nêu ở trên.

Enjoy, and good luck!
--
Cập nhật ngày 2/4/2010:
Lý do cần phải học thống kê ư? Câu trả lời thật rõ ràng, ở đây này: For Today's Graduates, Just One Word: Statistics. Sinh viên tốt nghiệp ngày nay chỉ cần một từ thôi: Thống kê. Tin trên báo New York Times ngày 5/8/2009.

Viết cho những người mới học thống kê giáo dục lần đầu tiên

Tôi viết entry này để tặng các sinh viên cao học chuyên ngành đo lường đánh giá trong giáo dục, những người cần học thống kê giáo dục và sẽ phải dùng nó dài dài trong cuộc đời làm việc của mình, nếu các bạn làm đúng ngành mình học.

Trước khi viết thêm, tôi cần xác định ngay tôi hoàn toàn không phải là chuyên gia thống kê, mù tịt về phần toán học làm cơ sở cho cách tính toán của nó. Nếu là thời xưa, phải dùng máy tính tay và nhớ công thức để tính, thì chắc chắn là tôi "chết ngay tại chỗ" rồi chứ không còn ngồi đây mà viết entry này nữa. Nếu có dám nhận là gì, thi tôi chỉ gồng mình lên nhận mình có hiểu biết các khái niệm thường dùng, và có khả năng sử dụng thống kê để giải quyết những vấn đề quen thuộc mà công việc quản lý đặt ra cho tôi hàng ngày mà thôi. Thế cũng giỏi lắm rồi còn gì.

Thời tôi còn làm luận văn tiến sĩ ở Úc vào giữa thập niên 1990, tôi vẫn còn phải tính bằng tay khi ngồi dự thính trong lớp thống kê của sinh viên. Nhưng lúc ấy cũng đã có SPSS rồi (phải thuộc syntax để viết lệnh, chứ không dùng menu dễ dàng như ngày nay). Nên tôi mới sống sót được qua cái luận văn khủng khiếp đó. Vậy các bạn yên tâm là đa số chúng ta đều sợ thống kê, trừ mấy cái đầu siêu việt mê toán thì không nói. Mà nói lén các vị ấy một chút, mấy người giỏi toán dạy thống kê cho các bạn thì các bạn sẽ không hiểu gì hết, và có lẽ cũng chẳng dùng được đâu vì quá trừu tượng.

Quay trở lại thống kê và phần mềm thống kê. Tôi cho rằng việc phải tính bằng tay như ngày xưa tuy khó nhưng cũng có tác dụng của nó: giúp người học hiểu rõ khái niệm hơn, và nếu không hiểu thì không thể nào tính được. Còn ngày nay, cứ nhập số liệu vào máy, nghịch ngợm một hồi cũng ra được đủ thứ kết quả, mặc dù người học có thể chẳng hiểu gì. Thế mới chết! Mà đó cũng là kinh nghiệm tôi đã trải qua rất nhiều lần khi ngồi hội đồng chấm luận văn cao học ngành phương pháp giảng dạy tiếng Anh rồi.

Nói gần, nói xa, chẳng qua nói thật: Tôi cho rằng việc học thống kê thời nay, đặc biệt là với đối tượng như các bạn, thì hiểu rõ khái niệm và ý nghĩa của các kết quả thao tác thống kê còn quan trọng hơn nhiều so với việc có thể thao tác ra nó. Mà cách sách vở soạn để dạy thống kê ở VN đa số vẫn chỉ chú trọng phần thao tác. Giống như rất nhiều thứ khác ở VN: quên hỏi why, mà chỉ hỏi what hoặc how mà thôi!

Vì quan điểm như vậy, nên các sách thống kê của VN rất thiếu phần minh họa cụ thể và được bối cảnh hóa để người học hiểu rõ khái niệm. Và quan trọng không kém là giải thích sao cho người học hiểu được và đọc được các kết quả thống kê, tương tự như các bác sĩ đọc kết quả xét nghiệm vậy. Đã là bác sĩ thì không cần, mà có lẽ cũng không thể, tự tay làm xét nghiệm, mà chỉ cần đọc ra ý nghĩa của kết quả xét nghiệm thôi.

Vậy phải làm sao? Tôi nghĩ, có lẽ tôi sẽ cần chia sẻ dài dài những suy nghĩ của tôi với các bạn trên blog này. Nhưng hôm nay thì tạm dừng lại với việc giới thiệu một trang web mà tôi cho rằng đáp ứng được đúng nhu cầu của các bạn (một kiểu statistics for idiots đấy mà). Đó là trang web Hyperstats Online Statistics Textbook, ở đây. Bảo đảm rất dễ chịu, dễ hiểu, và đáp ứng đúng yêu cầu giúp hiểu khái niệm và ý nghĩa hơn là thao tác. Điều duy nhất có thể gây khó khăn cho các bạn là ... tiếng Anh, nhưng không sao, có thể gửi comment hỏi tôi thì tôi sẽ trả lời.

Tạm thời thế các bạn nhé. Ít ra các bạn có thể yên tâm rằng các bạn cũng chẳng kém gì hơn ai: tôi đã bật mí cái bí mật dốt toán của tôi ra cho các bạn biết rồi đấy. Mà vẫn tồn tại tốt đến giờ với thống kê giáo dục đó thôi!
--
Cập nhật ngày 28/3/2010
Thêm một link nữa cho các bạn. Trang web có tên Statistics Help for Journalists. Dễ hiểu, dành cho người dốt toán (!). Link đây: http://nilesonline.com/stats/

Hoặc trang này, cũng dành cho người mới học: http://www.nvctc.commnet.edu/ir/statsprimer.shtml

Một link khác, advanced hơn, chỉ dẫn đến những nguồn tư liệu về thống kê. Ở đây.
Link đây: http://faculty.chass.ncsu.edu/garson/PA765/statnote.htm

Còn các link này dành cho giáo viên, ở đây. Link: http://www.datadesk.com/support/guide/

đây nữa, link: http://www.stat.psu.edu/online/program/stat504/01_overview/index.html

Tuesday, March 23, 2010

Đọc: "Nỗi đau giáo dục của người đi xin việc"

Nỗi đau giáo dục này không phải là của Việt Nam, mà là của Trung Quốc. Nhưng vẫn rất đáng đọc, vì dù muốn dù không Trung Quốc cũng là một nước láng giềng có nhiều điểm giống Việt Nam. Vì vậy, nó có nhiều điểm đáng cho Việt Nam học hỏi - học để theo, cũng như học để tránh.

Bài viết về nỗi đau ấy do chính người TQ viết trên trang ChinaDaily bằng tiếng Anh, "Educational pain for job seekers", ở đây. Được đăng từ đầu năm 2010 này, vào ngày 12/1/2010.

Nó bắt đầu bằng những giòng mỉa mai:
Nothing can better illustrate the failure of education in this country than the contrast between millions of college graduates finding it hard to get a proper job every year and the dearth of workers in the more industrialized regions.

Không có gì minh họa cho sự thất bại về giáo dục của đất nước này [tức Trung Quốc] cho bằng sự tương phản giữa một bên là hàng triệu sinh viên tốt nghiệp nhưng không kiếm được việc làm và bên kia là sự thiếu hụt nhân công trong các khu vực có trình độ công nghiệp hóa cao.


Thật ra, sinh viên ra trường không kiếm được việc làm không phải là điều gì mới, mà cũng chẳng phải chỉ xảy ra ở Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay, thiếu hụt nhân công để phục vụ cho đà phát triển kinh tế đang lên là một vấn đề thực sự đáng quan ngại: đất nước này đã không còn lợi thế của dân số trẻ với lực lượng lao động dồi dào như trước đây, vì chính sách mỗi "gia đình chỉ được sinh một con" mà chính phủ TQ đã cho áp dụng nhiều năm nay đã phát huy tác dụng. Trong khi đó,
An awkward reality is that only few, if any, of the new college graduates could really fill the vacancies because the trainings they have received are entirely different from the demands of the jobs. Nor will Chinese cities have enough manpower if they pursue a development model other than export-oriented manufacturing.

Thật oái oăm là chỉ có rất ít - nếu có - những sinh viên mới tốt nghiệp có thể được nhận vào những chỗ làm ấy vì những gì họ học hoàn toàn không đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Và các thành phố TQ cũng sẽ chẳng thể có đủ nhân lực để theo đuổi một mô hình phát triển nào khác hơn là cái mô hình dựa hoàn toàn vào xuất khẩu như hiên nay.

Sinh viên tốt nghiệp của TQ có chất lượng thấp vậy sao? Chẳng phải TQ có một nền giáo dục đại học khá phát triển, hiện đã có một số nằm trong top 500 của thế giới trong bảng xếp hạng khắt khe do chính TQ lập ra hay sao?

Sự thực là so với đất nước trên một tỷ dân kia, số các trường "hàng đầu thế giới" mà ta có thể đếm trên đầu ngón tay như ĐH Bắc Kinh, Thanh Hoa, Giao thông Thượng Hải, Phúc Đán vv chỉ như muối bỏ bể, là ngoại lệ hơn là quy luật. Còn tình trạng chung của giáo dục đại học TQ thì như thế này đây:
Chinese colleges are being corrupted by a combination of a stubborn emphasis on the old bookish knowledge and the recent running-out-of-control experiment with self-financing. In fact, self-financing by colleges has become an exercise in greed as they keep collecting fees irrespective of the quality of education they impart.

Các trường đại học TQ đang bị bại hoại vì tác động kép của một bên là sự ngoan cố nhấn mạnh kiến thức sách vở và bên kia là việc thử nghiệm "tự chủ tài chính" mà thiếu kiểm soát. Thực sự, tự chủ tài chính đã trở thành việc buông lỏng cho lòng tham của các trường vì có những trường chỉ biết thu học phí mà không cần quan tâm đến chất lượng giáo dục mà họ cung cấp cho sinh viên.

Tình trạng này rất đáng báo động, vì nó đang cản trở sự phát triển của TQ. Trong khi TQ đang tự hào về vị thế đang lên của mình trên trường quốc tế, việc để xảy ra tình trạng trên trong giáo dục đại học thực sự là một điều không sao hiểu nổi!
It is hard to believe that a country could take education so casually when there are no longer as many young people as before and view its opportunities only in terms of immediate financial gains. Besides, vocational education faces a double threat: frequent fluctuation in the business cycle and that of a flooding of cheap college credentials.

It is surprising in a country famed for its reform and opening up, therefore, to see little reform and so much degradation in its education system. When colleges are reduced to money-making machines, they cannot help a society create enough workers, thinkers and leaders.

Thật khó lòng hiểu nổi tại sao một quốc gia lại có thể xem nhẹ việc giáo dục đến thế khi họ không còn nhiều người trẻ như trước đây, và quan niệm về cơ hội của đất nước mình chỉ qua những lợi ích kinh tế trước mắt. Bên cạnh đó, giáo dục nghề nghiệp của TQ cũng đang chịu một mối đe dọa kép: một bên là sự mất ổn định thường xuyên trong quy trình hoạt động, bên kia là sự tràn ngập những bằng cấp đại học không có giá trị.

Ngạc nhiên thay cho một đất nước tự hào về sự đổi mới và cởi mở, mà lại có quá ít cải cách và quá nhiều sự tha hóa trong hệ thống giáo dục của mình. Khi các trường đại học chỉ còn là các cỗ máy kiếm tiền, chúng sẽ không còn khả năng tạo ra đủ các công nhân, nhà tư tưởng, và các lãnh đạo để phục vụ xã hội nữa.

Phần trích dẫn được in nghiêng đậm ở ngay trên đây là quá đủ để kết thúc entry này. Và rất đáng làm một bài học cho Việt Nam. Tôi rất mong bài viết mà tôi giới thiệu trên đây được những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục quan tâm. Cùng tất cả những ai tha thiết với sự phát triển của đất nước này.

Một ngày mới vất vả, vật vã trong cơn đau phát triển của giáo dục đại học Việt Nam đang đến ...

Tài liệu cần lưu: The Story of Academic Rankings

Giới thiệu bài viết và tác giả
Nian Cai Liu hiện là Trưởng Khoa Giáo dục (SĐH) tại Trường ĐH Giao thông Thượng Hải, và là tác giả của hệ thống xếp hạng đại học quốc tế ARWU (academic ranking of world universities) được xem là khách quan và đáng tin cậy nhất trên thế giới hiện nay. Bài viết dưới đây của ông thuật lại câu chuyện về việc xây dựng hệ thống xếp hạng này, có liên quan đến ước vọng đưa một số trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế của các nhà lãnh đạo TQ.

Xin đọc toàn văn bài viết bằng tiếng Anh dưới đây. Phần in đậm, in nghiêng hoặc in nghiêng đậm là do tôi thêm vào để nhấn mạnh.

--
The Story of Academic Rankings

Nian Cai Liu
Nian Cai Liu is professor and Dean of the Graduate School of Education, Shanghai Jiao Tong University, Shanghai, China. E-mail: ncliu@sjtu.edu.cn.

Nguồn: http://www.bc.edu/bc_org/avp/soe/cihe/newsletter/Number54/p2_Liu.htm
--------------------------------------------------------------
Building world-class universities has been the dream of generations of Chinese. At the 100th anniversary of Peking University in May 1998, the then president of China declared that the country should have several world-class universities—resulting in the 985 Project, which is especially for building world-class universities in China.

In 1998, Shanghai Jiao Tong University was selected by the Chinese government to be among the first group of nine universities in the 985 Project. At that time, many top Chinese universities drew up their strategic goals as world-class universities, and most of them set up a timetable. Shanghai Jiao Tong University was no exception. As a professor and vice-dean of the School of Chemistry and Chemical Engineering of the university, I became involved in the strategic planning process of building Shanghai Jiao Tong University into a world-class university.

During the process, I asked myself many questions. What is the definition of a world-class university? How many world-class universities should there be globally? What are the positions of top Chinese universities in the world higher education system? How can top Chinese universities reduce their gap with world-class universities? In order to answer these questions, I started to benchmark top Chinese universities with world-class universities and eventually to rank the world universities.

The Global Position of Chinese Universities

From 1999 to 2001, with Dr. Ying Cheng and two other colleagues, I worked on the project of benchmarking top Chinese universities with four groups of US universities, from the very top to ordinary research universities. The main conclusions include that top Chinese universities were estimated to be in the position of 200 to 300 in the world. The results of these comparisons and analyses were used in the strategic planning process of Shanghai Jiao Tong University. Eventually, a consultation report was written and provided to the Ministry of Education of China.

The publication of the report resulted in numerous positive comments, many of which involved the possibility of making a real ranking of world universities. During the time, many foreign friends, who visited us for other purposes, learned about our study and encouraged us to do world rankings. They reminded us that not only in China but also universities, governments, and other stakeholders in the rest of the world are interested in the ranking of world universities. Therefore, I decided to undertake this project, and with three colleagues spent another two years until the Academic Ranking of World Universities was completed in early 2003.

In June 2003, the ranking was published on our Web site (http://www.arwu.org). Although about 1,200 institutions from all over the world have actually been ranked, only the lists of the top 500 institutions have been published on the Web. Considering the significance of differences in the total scale, the ranking results include groups of 50 institutions in the range of 100 to 200 and groups of 100 institutions in the range of 200 to 500.

Ranking by Broad Subject Fields

Ever since its publication, the ranking has attracted attention from all over the world. Numerous requests have been received, asking us to provide a ranking of world universities by broad subject fields or by schools and colleges. We have tried to respond to these requests and the results were published on our Web site in February 2007. The five broad subject fields include the natural sciences and mathematics, engineering/technology and computer sciences, life and agriculture sciences, clinical medicine and pharmacy, and the social sciences.

Arts and humanities were not ranked because of the technical difficulties in finding internationally comparable indicators with reliable data. Psychology and other cross-disciplinary fields were not included in the ranking because of their interdisciplinary characteristics. Two new indicators were introduced: first, the percentage of articles published in the top 20 percent journals of each broad subject field and, second, the research expenditures (for engineering ranking). The list of top 100 universities in each broad subject field was published.

Ongoing Efforts to Diversify the Ranking

The Academic Ranking of World Universities sought to rank research universities in the world by their academic or research performance based on internationally comparable third-party data that everyone could check. The project was carried out for our academic interests, with potential impact on the strategic planning of Chinese universities.

Methodological problems involve the balance of research with teaching and service in ranking indicators and weights—inclusion of non-English publications, the selection of awards, and the experience of award winners. Technical problems exist in the definition and name given to institutions, data searching and cleanup of databases, and attribution of publications to institutions and broad subject fields. We have been working hard to study all the above-mentioned problems and to improve our ranking.

In addition to the broad subject field ranking, we are surveying the possibilities of providing more diversified ranking lists, particularly rankings based on different types of universities with different functions, disciplinary characteristics, history, size, and budget, as well as other topics. Furthermore, we have been doing theoretical research on ranking in general, seeking to contribute to the understanding of ranking. We have also been actively participating in international societies related to ranking such as the International Ranking Expert Group—International Observatory on Academic Ranking and Excellence (http://www.ireg-observatory.org).

Conclusion

Any ranking is controversial, and no ranking is absolutely objective. Nevertheless, university rankings have become popular in almost all major countries in the world. Whether universities and other stakeholders agree, ranking systems clearly are here to stay. The key issue then becomes how to improve ranking systems and how to use their results properly. Ranking methodologies should always be examined carefully before looking at any ranking lists, and ranking results should be used with caution.

Authors note: For additional information about the Shanghai higher education rankings, see http://www.arwu.org.
--
Tin, bài có liên quan:
1. Ranking confession, ở đây.

Sunday, March 21, 2010

Bộ Giáo dục đạt mục tiêu đổi mới bằng cách nào?

Tiếp theo chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng, toàn ngành giáo dục đang ráo riết triển khai kế hoạch đổi mới quản lý trong 3 năm 2010-2012. Mục tiêu của việc đổi mới là "tạo sự đổi mới toàn diện của GDĐH, từ đó bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học một cách bền vững" (SGGP 1/3/2010).

Quyết tâm cao nhưng tư duy cũ
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang có quyết tâm rất cao để đổi mới quản lý. Điều này thể hiện qua nhiều động thái dứt khoát, quyết liệt gần đây. Trước hết là tổ chức hội nghị toàn ngành qua 6 đầu cầu truyền hình để triển khai chương trình hành động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vào ngày 6/3/2010 (Phụ Nữ TP HCM 9/3/2010). Rồi một loạt hành động hỗ trợ, giám sát và chế tài, như hoàn thiện dự thảo hướng dẫn các trường xây dựng và công bố chuẩn đầu ra (SGGP 11/3/2010). Giảm 30 ngàn chỉ tiêu tuyển sinh của các trường do thiếu điều kiện đảm bảo chất lượng (dựa trên 2 chỉ số là diện tích xây dựng và tỷ lệ giảng viên trên sinh viên) (Tiền Phong 12/3/2010). Nhắc nhở các cơ sở đào tạo ĐH-CĐ về việc báo cáo hiện trạng về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường vào ngày 16/3/2010 (SGGP 16/3/2010). Và còn nữa, cả một chương trình hành động dày đặc đang chờ toàn ngành giáo dục triển khai trong vòng vài năm tới.

Dứt khoát thế, quyết tâm thế, và nỗ lực thế, nhưng chương trình hành động của Bộ chưa nhiều yếu tố mới. Vẫn là chỉ thị từ trên xuống, vận động thảo luận thống nhất nhận thức, lên chương trình hành động cho toàn ngành, xiết chặt kiểm soát, kiên quyết xử lý các vi phạm. Tất cả những điều này đã có sẵn trong cơ chế từ trước đến nay, dù có lúc chưa được thực hiện nghiêm túc hết mức. Sự tăng cường kiểm soát của Bộ có lẽ sẽ có tác dụng để nâng cao chất lượng trong thời gian trước mắt, nhưng không phải là một cơ chế bền vững. Bởi một lẽ đơn giản: thời gian đâu, công sức đâu, và cả kinh phí đâu nữa, để Bộ có thể kiểm tra sâu sát đến từng trường và xử lý từng vi phạm cụ thể mãi được?

Theo cách quản lý hiện nay, công việc của Bộ thực sự nặng nề, có thể nói là quá tải. Chỉ cần nhìn lịch làm việc dày đặc của lãnh đạo Bộ là rõ. Sự quá tải này có lẽ là một trong những lý do của tình trạng "buông lỏng quản lý" của Bộ Giáo dục mà dư luận đã nhiều lần lên án. Trong khi đó, sự phát triển giáo dục về số lượng của Việt Nam trong những năm tới sẽ vẫn tiếp tục tăng lên. Số trường đại học, cao đẳng sẽ tăng lên đến 600 trường vào năm 2020. Rồi các chỉ tiêu cho đến nay đã thấy rõ là rất khó đạt như 20 ngàn Tiến sĩ, 4-5 trường đạt đẳng cấp quốc tế. Rồi công tác kiểm định chất lượng giáo dục, hiện nay vẫn còn đang nằm trong Bộ, chưa biết đến khi nào mới có thể tách ra thành những tổ chức độc lập với Bộ. Mặc dù đến khi tách ra được rồi, cũng vẫn còn câu hỏi là không biết nó sẽ hoạt động ra sao trong tình trạng thiếu thốn mọi thứ - chính sách, nhân sự, năng lực thực hiện, kinh phí - như hiện nay?

Trước tình hình như vậy, với tư duy quản lý không mấy mới mẻ như trên, không hiểu sau 3 năm thực hiện - một thời gian rất ngắn - thì Bộ Giáo dục sẽ đạt được mục tiêu đổi mới đến đâu? Một câu hỏi thực sự rất khó trả lời.

Cần học tập kinh nghiệm thế giới
Có lẽ cần thẳng thắn nhìn nhận rằng các giải pháp quen thuộc sẵn có và đang được thực hiện trong chương trình hành động - những kế hoạch và những cam kết thiếu cơ sở và vì thế sẽ khó thực hiện được - không còn phù hợp với đòi hỏi của sự phát triển giáo dục đại học ngày nay. Để đổi mới thành công, cần học tập từ mô hình đại học đã được toàn thế giới thừa nhận là thành công: mô hình đại học Anh-Mỹ (Anglo-Saxon).

Không chỉ có Việt Nam cần học tập mô hình thành công này. Nhìn ra bên ngoài, sẽ thấy ngay là giáo dục đại học của nhiều nước khác cũng đang thực hiện cải cách theo mô hình đó. Cả những nơi có nền giáo dục đại học với những thành tựu đỉnh cao trong quá khứ như Châu Âu, lẫn những quốc gia Đông Á với nền văn hóa rất khác biệt với văn hóa Anglo-Saxon như Nhật, Hàn, và gần đây là Trung Quốc. Tất cả những quốc gia cải cách giáo dục đại học thành công đều là những quốc gia biết tuân theo những bí quyết thành công của giáo dục đại học Mỹ. Bí quyết đó, xin tạm gọi là bí quyết "3 nguyên lý, 2 cơ chế", với 5 yếu tố cụ thể như sau:

BA NGUYÊN LÝ ĐỂ VẬN HÀNH THÀNH CÔNG NỀN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
- Tự do học thuật (academic freedom) của giảng viên
- Tự chủ (autonomy) của trường đại học
- Yêu cầu về trách nhiệm giải trình (accountability) của xã hội đối với nhà trường

HAI CƠ CHẾ KIỂM SOÁT CỦA XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
- Chính sách và sự chế tài của nhà nước
- Thị trường cạnh tranh tự do, bảo đảm quyền lựa chọn của người học và nhà tuyển dụng

Vận dụng thành công bí quyết "3 nguyên lý, 2 cơ chế" trên vào bối cảnh cụ thể của từng quốc gia sẽ còn đòi hỏi ở toàn ngành giáo dục rất nhiều trí tuệ, quyết tâm, nỗ lực, nguồn lực - không loại trừ, và quan trọng nhất, là nguồn lực thời gian. Và cùng với đó là sự góp sức, hỗ trợ và ủng hộ của toàn xã hội. Nhưng nếu chúng ta né tránh không áp dụng bất kỳ yếu tố nào trong 5 yếu tố của bí quyết trên, thì chắc chắn sẽ rất khó để thành công.

Những khái niệm như "tự do học thuật", "tự chủ đại học", hoặc "thị trường cạnh tranh tự do" là những điều hết sức quen thuộc đối với tất cả những ai hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp trong lãnh vực giáo dục trên toàn thế giới. Không chỉ nằm trên giấy hoặc chỉ tồn tại trong các cuộc tranh luận, chúng đã thực sự đi vào cuộc sống hàng ngày của giáo dục đại học các nước, thông qua những chính sách, quy định, quy trình, và hành động cụ thể. Như biên chế suốt đời để bảo đảm tự do học thuật cho giảng viên. Như xếp hạng đại học của các cơ quan truyền thông để cung cấp thông tin nhằm bảo đảm quyền lựa chọn của người học. Như quyền tự chủ của các đại học trong việc đưa ra các tiêu chuẩn tuyển chọn giảng viên, xây dựng chương trình đào tạo, cấp bằng, định mức lương cho giảng viên, mức học phí của sinh viên để bảo đảm tính năng động và hiệu quả cao trong việc đáp ứng thị trường.

Tất cả những điều trên được thực hiện một cách tự động, trôi chảy, mà hầu như không cần có sự can thiệp của nhà nước như thường thấy ở Việt Nam với các chủ trương, chỉ thị, hay chương trình hành động. Mà thay vào đó là vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp trong việc xác định các tiêu chuẩn về năng lực cho những người mới vào nghề, việc tự nguyện tham gia kiểm định của các trường thông qua các tổ chức kiểm định để chứng tỏ trách nhiệm giải trình đối với xã hội. Hoặc vai trò của truyền thông, báo chí trong việc cung cấp mọi thông tin minh bạch đến người tiêu dùng giáo dục, nhằm đảm bảo quyền tự do lựa chọn và cạnh tranh lành mạnh trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục.

Bản danh sách nêu trên còn có thể kéo dài thêm nhiều nữa, nhưng cũng sẽ chỉ xoay quanh 5 yếu tố đã nêu. Trước hết, đó là sự vận hành của toàn bộ hệ thống theo 3 nguyên lý căn bản, hoặc có thể gọi là triết lý của giáo dục đại học: Tự do học thuật, tự chủ đại học, trách nhiệm giải trình. Và sau đó là điều kiện để giáo dục đại học có thể hoạt động hiệu quả và đúng hướng, với 2 cơ chế kiểm soát của nhà nước và thị trường. Trong đó, nhà nước kiểm soát các trường thông qua các chính sách và các biện pháp chế tài (chứ không phải điều hành vi mô trên từng hoạt động cụ thể), và thị trường kiểm soát các trường thông qua quyền lựa chọn sử dụng hoặc không sử dụng dịch vụ giáo dục mà các trường cung cấp của những người tiêu dùng giáo dục.

Nhìn vào chương trình hành động mà Bộ Giáo dục đang ráo riết triển khai, có thể thấy các yếu tố tạo nên thành công của một nền giáo dục đại học tiên tiến vẫn còn vắng bóng. Thậm chí cả ý niệm đúng đắn về chúng cũng chưa tồn tại trong các cuộc tranh luận. Nếu Việt Nam có một nền giáo dục đại học chưa thành công nhưng không chịu học hỏi từ thành công của những quốc gia đã có bề dày kinh nghiệm, thì không hiểu Bộ Giáo dục sẽ đạt được mục tiêu đổi mới quản lý bằng cách nào đây?
--
Tin, bài viết mới có liên quan đến entry này:
1. Trung Quốc đang tăng cường tự chủ cho các trường đại học. Ở đây.
2. Các trường đại học Trung Quốc cần tạo được niềm tin từ sinh viên. Ở đây.
3. Các trường đại học Trung Quốc tìm cách kêu gọi sự đóng góp tài chính của cựu sinh viên. Ở đây.
4. Anh: Tương tác giữa đại học và doanh nghiệp. Ở đây.
5. Chính phủ Úc can thiệp để cứu các trường đại học khỏi tai họa. Ở đây

Friday, March 19, 2010

Phải chăng vị thế quốc tế của giáo dục đại học Anh sắp tuột dốc?

Câu hỏi đặt ra trong tựa của entry này cũng là một phần của tựa bài viết mới trên Tờ Independent của Anh sáng nay, tựa đầy đủ là "The Big Question: Is Britain's international ranking in higher education likely to fall?"

Dịch tựa này ra tiếng Việt đầy đủ và chính xác là: "Câu hỏi lớn: Phải chăng vị trí xếp hạng quốc tế của giáo dục đại học Anh sắp bị tuột?"

Bài viết ấy ở đây.

Một chút bối cảnh, tóm tắt từ bài viết nêu trên:

Chính phủ Anh vừa có quyết định cắt giảm kinh phí dành cho giáo dục đại học. Theo HEFCE (Higher Education Funding Council), cơ quan cấp phát kinh phí giáo dục đại học của Anh, 3/4 các trường đại học của Anh đang chịu sự cắt giảm thực sự về ngân sách công, trong đó có một số trường bị cắt giảm nặng hơn nhiều so với các trường khác. Ví dụ Trường Kinh doanh London bị cắt đến 14% ngân sách công, hoặc Trường Đại học Reading bị cắt giảm 7.7%. Trong khi đó, Trường ĐH Worcester lại được tăng đến 13% ngân sách do số sinh viên tăng lên.

Từ bối cảnh này, tác giả của bài viết trên đặt ra một loạt các câu hỏi đầy "thách đố" đối với độc giả, mà tôi tin là "độc giả đích" (target audience) mà bài viết nhắm đến chính là chính phủ Anh. Những câu hỏi đó được nêu dưới đây:

1. Chính phủ sẽ cắt giảm cái gì?
2. Liệu sự cắt giảm này có làm giảm số giảng viên và sinh viên không?
3. Chúng ta có nên lo lắng không?
4. Có trường đại học nào sẽ bị đóng cửa (vì không hoạt động được) không?
5. Các nước khác có làm giống chúng ta không?
6. Vị thế toàn cầu của nước Anh có sẽ bị ảnh hưởng không?
7. Việc gì đang diễn ra tại Trung Quốc và Ấn Độ?
7. Vị thế tương đối của chúng ta (tức nước Anh) trên thế giới có quan trọng không?
8. Các trường kêu ca về việc cắt giảm kinh phí có đúng không?

Mỗi câu hỏi nói trên đều được trả lời trong bài viết, mà nếu ai muốn biết thì xin đọc bản gốc, và để lại comments trong bài viết này để có thể tạo một cuộc tranh luận ở đây. Riêng câu trả lời cho câu hỏi số 8 cũng là kết luận của bài viết nên sẽ được trích dẫn nguyên văn và dịch dưới đây:
Yes...
* If the reductions were to continue, there would be serious cause for concern
* For the sake of the economy, cutting higher education is not a good idea
* We will be limiting opportunities for the next generation, who deserve much better

Đúng, vì:
- Nếu tiếp tục cắt giảm kinh phí thì chắc chắn sẽ rất đáng lo ngại trong tương lai
- Cắt giảm kinh phí trong giáo dục đại học sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế
- Chúng ta sẽ làm giảm cơ hội của thế hệ sau, những người xứng đáng được hưởng cơ hội tốt hơn

No...
* Overall the cuts are pretty minor and universities can live with them; they're well paid already
* Higher education has to take its share of the pain when the nation is so indebted
* Universities could do with a bit of a shake-up and learn to be more efficient

Không đúng, vì:
- Nhìn chung việc cắt giảm cũng nhỏ thôi và các trường sẽ tồn tại tốt; hiện nay họ cũng khá ung dung rồi
- Giáo dục đại học cũng cần phải chia sẻ nỗi đau chung khi cả nước đang lâm vào tình trạng nợ nần như vậy
- Các trường đại học cũng cần được "xốc lại" và tìm cách hoạt động sao cho đạt hiệu suất cao hơn


Tất cả những điều trên có nghĩa gì đối với VN? Có thể tóm tắt trong một câu ngắn gọn: Trên khắp thế giới, giáo dục đại học đều cần 2 nguồn kinh phí: kinh phí công và kinh phí tư nhân.

Tỷ lệ đóng góp giữa 2 nguồn kinh phí này sẽ tùy thuộc vào sự giàu có của quốc gia đó. Tuy nhiên, sự chung tay góp sức của cả hai nguồn kinh phí, hay nói cách khác là sự tồn tại vai trò của cả 2 bên, một bên là nhà nước và một bên là thị trường, là hết sức cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đại học của một quốc gia.

Thiếu một bên chắc chắn sẽ làm yếu đi sự phát triển của giáo dục đại học. Giống như người "cà thọt", đi một chân, thay vì đi hai chân.
--
Các bài viết có liên quan:

1. Sinh viên Anh đổ xô ra nước ngoài để tìm các chương trình học với học phí rẻ hơn và chất lượng tốt hơn. Ở đây.
2. Không nên cắt giảm chỗ học trong trường đại học. Ở đây.
3. Thất bại của thị trường, đại học và học phí. Ở đây.

Thursday, March 18, 2010

Tin tốt lành: Trung tâm luyện thi đại học đang ế ẩm!

Tin đó ở đây.

Tại sao tôi lại xem đó là tin tốt lành? Vì lâu nay tôi vẫn là người ra sức chống việc luyện thi, do tôi nghĩ nó là một phần của bệnh thành tích và là một trong nhiều nguyên nhân của sự xuống cấp trong chất lượng giáo dục đại học hiện nay.

Tôi biết sẽ có nhiều người phản ứng với tôi khi đọc cái tựa này, đặc biệt là các trung tâm luyện thi đại học. Tôi cũng biết, việc luyện thi - examination coaching - không phải chỉ có ở VN, mà đâu đâu cũng có, kể cả Mỹ. Mà các trung tâm đó cũng có vai trò của nó, chứ không phải là không có vai trò gì (vì nếu không có vai trò thì chắc chắn là nó không tồn tại được, đơn giản vậy thôi!)

Thế thì tại sao nó lại là tin tốt lành? Vì ở VN, các trung tâm luyện thi đại học đã mọc lên quá nhiều trong thời gian vừa qua. Cùng một lúc với việc các trường đại học mọc lên như nấm, bất chấp chất lượng, bất chấp tri thức, bất chấp các chuẩn mực đạo đức trong khoa học.

Kết quả rất rõ ràng của sự phát triển ồ ạt về số lượng nói trên là sự tăng vọt số lượng của số sinh viên tính trên một vạn dân, số người có bằng kỹ sư, cử nhân, bác sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư, và các các bộ có quyền chức với bằng cấp cao vòi vọi.

Cùng với nó, và chắc chắn là một phần hệ quả của nó, là sự xuống cấp về đạo đức xã hội, sự cạn kiệt, phá hoại môi trường sống, sự sa mạc hóa của đời sống văn hóa, sự im lặng như bầy cừu của trí thức trước những nỗi bất công và tệ nạn của xã hội.

Bao trùm lên hết, gần đây, là một không khí ngột ngạt về tinh thần, đôi khi thấy giống như giữa đêm dài trung cổ.

Tôi có khái quát hóa một cách ... vô tội vạ không? Tôi nghĩ rằng không. Vì tôi sống và tham gia sâu sát, làm việc suốt đời trong hệ thống giáo dục này, tự hào về nó, trăn trở vì nó, buồn vui vì nó, đau đớn vì nó, và ... sắp đến chỗ dửng dưng trước nó (sự dửng dưng của một người biết rằng mình bất lực!).

Nên hôm nay thấy tin này, bỗng thấy mừng: phải chăng đây là biểu hiện của sự tỉnh ngộ?

Viết vội trong cơ quan trong giờ làm việc; tôi sẽ trở lại vấn đề này sau, khi có thời gian. Nhưng đây quả thật là một trong rất ít những tin mà tôi cho là tốt trong những ngày qua.

Sunday, March 14, 2010

Tài liệu cần lưu: Chinese University Rankings


http://www.wes.org/ewenr/10feb/practical.htm

Chinese University Rankings
By Nick Clark, Editor, World Education News & Reviews

As a companion to this month’s feature on Chinese secondary school credentials and higher education admissions, we are offering a quick guide to Chinese university rankings and some of the issues surrounding the industry. This should be considered an update to our August 2006 look at Chinese university rankings, which delves a little deeper into the methodologies of the various different rankings.

The first point to consider when thinking about Chinese university rankings is that ministry of education officials have been fairly consistent in their opposition to university rankings. While government disregard for rankings has not curbed the non-governmental production of university league tables, it has impacted the availability of official information and data and thus the robustness of ranking methodologies and criteria, making the ranking of colleges somewhat problematic and unreliable.

The non-official rankings that are produced have therefore come in for a certain amount of criticism for lacking empirical depth and perhaps more significantly for being open to corrupt practices, such as cash for ‘institutional ranking tutoring.’

Beijing and Tsinghua Reign Supreme

Methodology considerations aside, just about every Chinese ranking you will ever see ranks two universities – Peking (Beijing) and Tsinghua – as the two best schools in the country. Almost without exception, the very best students in the annual national admissions examination choose one of the two academic powerhouses as their study destination of choice. Beijing has historically had a stronger arts and pure science focus than Tsinghua, which has its roots in engineering. Those biases have eased in recent years, as both schools have broadened their recruiting focuses to achieve a more balanced student and faculty body, but subject rankings suggest that the perceptions persist.

Moving beyond the top two schools, the top ten in the rankings also tend to be fairly uniform and it is only when you look beyond the top ten that the school placings become a little less predictable.

Government Rankings

Perhaps the most significant ranking of top institutions – although not technically a ranking, more a club – is the recently announced C9 group of universities. The group, which was announced in October of last year, have signed cooperative agreements that allow for flexible student exchange programs between member institutions, deepened cooperation on the training of postgraduates, and the establishment of a credit system to facilitate the earning of credits at any member university.

The C9, or ‘Chinese Ivy League’ as the group was quickly dubbed by media outlets across the world, has been backed by the Chinese government, which has been working for over a decade to elevate a group of Chinese higher education institutions to elite, world-class status. The stage prior to the adoption of the C9 was the 1988 launch of the 985 project by President Jiang Zemin, who wanted to channel supplemental funding to a select group of research-focused institutions. Today, there are 30 universities additional to the C9 universities in the 985 club, with funding that has averaged US$92 million per institution for scientific research (and as high as $132 million for Beijing and Tsinghua).

From that group of 39 universities, the C9 has clubbed together in what might be seen as a final selection of universities from the 985 project that will spearhead China’s efforts to produce truly world-class universities that can be competitive on a global scale both in attracting talent and in producing research.

Four Tiers

On an institutional level, it might be considered that there is a four-tier hierarchy of top institutions with two at the pinnacle, followed by a group of seven in the second tier, a group of 30 in the third tier, and a group of 85 in a fourth tier of universities that are deemed to have excellence in particular key disciplines as defined by the 211 Project. With funding and prestige tied to an institution’s position among these four tiers, it appears that this hierarchy is somewhat self-sustaining, with the best students seeking out places at top-ranked schools and funding following them:

The pinnacle:

Beijing University
Tsinghua University



Other C9:

Fudan University
Harbin Institute of Technology
Nanjing University
Shanghai Jiao Tong University
University of Science and Technology of China
Xi'an Jiao Tong University
Zhejiang University



985:

Tianjin University
Huazhong University of Science and Technology
Xiamen University
Hu'nan University
Central South University (also known as Zhongnan University)
Beijing Institute of Technology
Nankai University
Southeast University
Wuhan University
Shandong University
Ocean University of China
Jilin University
Dalian University of Technology
Chongqing University
Sichuan University
Northeast University
Tongji University
Beihang University (also known as Beijing University of Aeronautics and Astronautics)
University of Electronic Science and Technology of China
Lanzhou University
Northwestern Polytechnical University
Beijing Normal University
China Agriculture University
Central University of Nationalities
Renmin University of China (also known as People’s University)
Northwest Agricultural and Forestry University
National University of Defence Technology
South China University of Science and Technology
Sun Yat-Sen University (also known as Zhongshan University)
East China Normal University




211

Anhui University
Beijing Foreign Studies University
Beijing Forestry University
Beijing Jiaotong University
Beijing Sport University
Beijing University of Chemical Technology
Beijing University of Chinese Medicine
Beijing University of Posts and Telecommunications
Beijing University of Technology
Central Conservatory of Music
Central University of Finance and Economics
Chang'an University
China Pharmaceutical University
China University of Geosciences
China University of Mining and Technology
China University of Petroleum
China University of Political Science and Law
Communication University of China
Dalian Maritime University
Donghua University
East China University of Science and Technology
Fourth Military Medical University
Fudan University
Fuzhou University
Guangxi University
Guangzhou University of Traditional Chinese Medicine
Guizhou University
Hainan University
Harbin Engineering University
Harbin Institute of Technology
Hebei University of Technology
Hefei University of Technology
Hohai University
Huazhong Agricultural University
Huazhong Normal University
Hunan Normal University
Inner Mongolia University
Jiangnan University
Jinan University
Liaoning University
Nanchang University
Nanjing Agricultural University
Nanjing Normal University
Nanjing University

Nanjing University of Aeronautics and Astronautics
Nanjing University of Science and Technology
National University of Defense Technology
Ningxia University
North China Electric Power University
Northeast Agricultural University
Northeast Forestry University
Northeast Normal University
Northwest University
Peking Union Medical College
Peking University
Qinghai University
Second Military Medical University
Shaanxi Normal University
Shanghai International Studies University
Shanghai Jiao Tong University
Shanghai University
Shanghai University of Finance and Economics
Shihezi University
Sichuan Agricultural University
South China Normal University
Southwest Jiaotong University
Southwestern University of Finance and Economics
Suzhou University
Taiyuan University of Technology
Tianjin Medical University
Tsinghua University
University of International Business and Economics
University of Science and Technology Beijing
University of Science and Technology of China
University of Tibet
Wuhan University of Technology
Xi'an Jiaotong University
Xidian University
Xinjiang University
Xinjiang Medical University
Yanbian University
Yunnan University
Zhejiang University
Zhengzhou University
Zhongnan University of Economics and Law




Quasi- governmental Graduate Rankings: The CDGDC

The China Academic Degrees & Graduate Education Development Center (CDGDC) is an administrative department directly under the Ministry of Education, operating under the joint leadership of The Ministry of Education and The Academic Degrees Committee of the State Council.

One of the main functions of the department is to undertake evaluations and appraisals of academic degrees and graduate education on behalf of the ministry, and as part of that role ranks graduate schools by National Key Discipline. The first such ranking was undertaken in 2002 and finished in 2004. A second round of evaluations was conducted between 2007 and 2009 with a total of 81 programs evaluated.

While the CDGDC has identified the top institutions in each program area, a methodology for the scores has proven hard to come by.

For the most recent ranking exercise (2007-09), we received a translated document with a ranking of 20 disciplines from a researcher on the project, Mr. Luo at Hebei University of Science and Technology, mainly in the arts and pure sciences. We have included the top three in each field, but can provide the full rankings for each discipline upon request. The full rankings are available in Chinese from: http://newepaper.bjd.com.cn/bjwb/html/2009-02/10/content_115942.htm.


Philosophy
Peking University
Renmin University
Sun Yat-Sen University
Fudan University
Nanjing Univeristy

Theoretical Economics
1. Renmin University
2. Peking University
2. Nankai University
4. Fudan University
5. Nanjing University


Applied Economics
1. Renmin University
2. Peking University
3. Central University of Finance & Economics
3. Shanghai University of Finance & Economics
3. Xiamen University


Law
1. Renmin University
2. China University of Political Science & Law
3. Peking University
3. Wuhan University
5. Jilin University


Political Science
1. Peking University
1.Renmin University
3.Fudan university
3.Central China Normal University
5.Nankai University
5.Central Party School


Ethnology
1. Yunnan University
2. Lanzhou University
3. Inner Mongolia University
4. Xiamen University
5. Qinghai University for Nationalities


Sociology
1. Renmin University
2. Peking University
3. Nankai University
3.Nanjing University
3.Sun Yat-sen University


Education
Beijing Normal university
East China Normal University
Nanjing Normal University
Huangzhong Normal University
Northeast Normal University

Psychology
1. Beijing Normal University
2. Peking University
3. Zhejiang University
3.South China Normal University
5.East China Normal University


Sport Science
1. Beijing Sport University
2. Shnghai University of Sport
3. South China Normal University
4. East China Normal university
5. Tsinghua University
5.Chengdu Sport University

Chinese Language and Literature
Beijing Normal University
Peking University
Fudan University
Nanjing University
Sichuan University

Foreign Languages and Literature
Peking University
Beijing Foreign Studies University
Guangdong University of Foreign Studies
Nanjing University
Tsinghua University

Journalism and Communication
1. Renmin University
2. Communication University
2.Fudan University
4.Tsinghua University
4.Wuhan University

Art
1. Tsinghua University
2. Communication University of China
3. Southeast University
4. Beijing Normal University
5. Nanjing University
5.Nanjing Arts Institute

History
1. Peking University
2. Nankai University
3. Beijing Normal University
3.Fudan University
5.Renmin University
5.Nanjing University
5.Sun Yat-Sen University

Mathematics
1.Peking University
2.Fudan University
3.Nankai University
4.Zhejiang University
5.University of Science and Technology

Physics
1.Nanjing University
2.University of Science and Technology of China
3.Peking University
4.Tsinghua University
5.Fudan University
5.Zhejiang University


Chemistry
1.Peking University
1.Nankai University
3.Nanjing University
4.Fudan University
4.University of Science and Technology of China

Geography

1.Peking University
2.Beijing Normal University
2.East China Normal University
4.Nanjing University
5.Lanzhou University


Business Administration

1.Tsinghua University
1.Xian Jiao Tong University
3.Renmin University
3.Nankai University
5.Nanjing University



Chinese Academy of Management Science

The Chinese Academy of Management Science, a division of the Chinese Academy of Social Sciences, produces an annual ranking of Chinese universities. The methodology is somewhat unclear, but the table below offers a yearly look at the top 20 schools from 2002 to 2009.

Top 20 universities

University (membership of C9/985) 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Tsighua (C9-985) 1 1 1 1 1 1 1 1
Peking (C9-985) 2 2 2 2 2 2 2 2
Zhejiang (C9-985) 3 3 3 3 3 3 3 3
Shanghai Jiao Tong (C9-985) 10 9 9 7 4 4 4 4
Nanjing (C9-985) 5 6 6 5 6 5 5 5
Fudan (C9-985) 4 4 4 4 5 6 6 6
University of Science and Technology (C9-985) 14 15 15 11 13 11 7 7
Sun Yat-Sen (985) 11 10 11 10 10 12 12 8
Huazhong University of Science and Technology (985) 6 5 5 6 7 7 8 9
Wuhan (985) 7 7 7 8 8 8 9 10
Jilin (985) 9 8 8 9 9 9 11 11
Xian Jiao Tong (C9-985) 8 12 12 14 12 10 10 12
Sichuan (985) 12 13 10 12 11 13 13 13
Harbin Institute of Technology (C9-985) 15 11 13 13 14 14 14 14
Nankai (985) 21 19 19 18 17 17 16 15
Shandong (985) 13 14 14 15 15 15 15 16
Beijing Normal (985) - - - - - - - 17
Tianjin (985) - - - - - - - 18
Central South (985) - - - - - - - 19
Southeast (985) - - - - - - - 20
Renmin (985) - - - - - - - 21

Source: China Academy of Social Sciences, retrieved from: Wikipedia

Top 50 Universities in China: Institute of Higher Education, Renmin University

The Institute of Higher Education at Renmin University produced a ranking of China’s top 50 universities based on an institution’s organizational strength and social influence.

The ranking uses a methodology that it describes as being divided 60/40 between ‘core competitiveness’ and ‘social influence’ respectively. The indicators under the core competitiveness section are ‘quantity & structure of national key disciplines’ (30%), ‘national discipline ranking’ (10%), ‘articles indexed in Science Citation Index’ (10%), ‘articles indexed in Chinese Social Sciences Citation Index’ (10%). The indicators under the social influence section are ‘average scores in national matriculation test’ (30%), ‘university name search index (7%), and ‘university president search frequency (3%).

Due to data limitations, the ranking only looked at 80 or so universities directly affiliated to the Ministry of Education, to the former Committee of Science & Technology and Industry for National Defense (COSTIND), and to the Chinese Academy of Sciences.

Results (2008):

1. Peking University
2. Tsinghua University
3. Fudan University
4. Renmin University of China
5. Zhejiang University
6. Nanjing University
7. University of Science and Technology of China
8. Beijing Normal University
9. Nankai University
10. Shanghai Jiaotong University
11. Wuhan University
12. Xi’an Jiaotong University
13. Beihang University
14. Sun Yat-sen University
15. Xiamen University
16. Tianjing University
17. Harbin Institute of Technology
18. Huazhong University of Science and Technology
19. East China Normal University
20. Tongji University
21. Sichuan University
22. China Agricultural University
23. Shandong University
24. Southeast University
25. Jilin University
26. Dalian University of Technology
27. Beijing Institute of Technology
28. Central South University
29. Shanghai University of Finance and Economics
30. Beijing Foreign Studies University
31. China University of Political Science and Law
32. University of Science and Technology Beijing
33. Northwest Polytechnic University
34. Central University of Finance and Economics
35. University of International Business and Economics.
36. Hunan University
37. Beijing University of Post and Telecommunications
38. Beijing Jiaotong University
39. Nanjing University of Science and Technology
40. East China University of Science and Technology
41. Ocean University of China
42. Chongqing University
43. Northeast University
44. Huazhong Normal University
45. South China University of Technology
46. Shanghai International Studies University
47. Lanzhou University
48. Nanjing University of Aeronautics and Astronautics
49. Northeast Normal University
50. Communication University of China

QS Asia Ranking

The research group that used to perform the research for the Times Higher World Ranking of Universities, QS, undertook a ranking of Asian universities last year. According to the QS findings, the best universities in China are as follows:

Peking University (10=)
Tsinghua University (15=)
University of Science & Technology of China (24)
Fudan University (26)
Nanjing University (27)
Shanghai Jiao Tong University (29)
Zhejiang University (32)
Tianjin University (70)
Xian Jiao Tong University (75)
Tongji University (94)
Southeast University (95)
Shandong University (101=)
Beijing Normal University (110=)
Jilin University (116)
Nankai University (121)
Sun Yat-Sen University (125=)
East China University of Science & Technology (140)
Hunan University (143)
Nanjing Agricultural University (144=)
Beijing Institute of Technology (146)
East China Normal University (148)
Lanzhou University (150=)
Xiamen University (151=)
Yunnan University (151=)
Dalian University of Technology (151=)
Donghua university (161=)
Suzhou University (161=)
China Agricultural University (161=)
Nanjing University of Aeronautics and Astronautics (161=)
Huazhing University of Science and Technology (161=)
Renmin University (171=)
Northwestern Polytechnic university (171=)
Beihang University (181=)
Sichuan University (181=)
South China University of Technology (181=)
Nanjing Normal University (191=)
Northeast Normal university (1919=)
Beijing Foreign Studies University (191=)
* Regional ranking in parentheses.
** An overview of the ranking methodology is available from: www.topuniversities.com/university-rankings/asian-university-rankings/
2008/methodology/simple-overview

QS World Ranking

Same ranking organization, less regionally oriented methodology, different results:

Tsighua University (49)
Peking University (52)
Fudan University (103)
Shanghai Jiao Tong University (153)
University of Science and Technology of China (154)
Nanjing University (168)
Zhejiang University (247)
Jilin University (401-500)
Xian Jiao Tong University (401-500)
Tongji University (401-500)
Tianjin University (401-500)
Southeast University (501-600)
Shandong University (501-600)

* Global Ranking in parentheses
** An overview of the ranking methodology is available from: www.topuniversities.com/university-rankings/world-university-rankings/
methodology/simple-overview

Shanghai Jiao Tong World Rankings

And finally, the view from China’s ranking of world universities:

1=. Nanjing University (201-302)
1=. Peking University (201-302)
1=. Shanghai Jiao Tong University (201-302)
1=. Tsinghua University (201-302)
1=. University of Science and Technology of China (201-302)
1=. Zhejiang University (201-302)
7=. Fudan University (303-401)
7=. Shandong University (303-401)
9=. China Agricultural University (402-501)
9=. Dalian University of Technology (402-501)
9=. Harbin Institute of Technology (402-501)
9=. Huazhong University of Science and Technology (402-501)
9=. Jilin University (402-501)
9=. Lnzhou University (402-501)
9=. Nankai University (402-501)
9=. Sichuan University (402-501)
9=. Sun Yat-Sen University (402-501)
9=. Tianjin University (402-501)


* Global Ranking in parentheses
** An overview of the ranking methodology is available from: www.arwu.org/ARWUMethodology2009.jsp

Other Rankings

China University Alumni Center Rankings:
• http://www.chinaeducenter.com/en/universityranking1.php (English)
• http://cuaa.net/cur/introduction/ (Chinese)

Netbig: http://rank2008.netbig.com/cn/ (Chinese)

Research Center for Chinese Science Evaluation: http://rccse.whu.edu.cn/
An overview (in English) of the 2010 ranking can be found at the following news source: www.lifeofguangzhou.com/node_10/node_37/node_82/2010/01/29/
126472836273833.shtml

For more on Chinese rankings and ranking methodologies, please see the August 2006 issue of WENR. http://www.wes.org/ewenr/06aug/china.htm
---
Useful links:
http://www.arwu.org/ARWUMethodology2009.jsp

Saturday, March 13, 2010

Bài cần đọc: "Đêm qua cụ Lý Thái Tổ đã rời Hà Nội"

Vâng, đọc và suy nghĩ. Nó ở đây.

Và không chỉ nghĩ rồi thôi. Mà phải hành động. Đặc biệt là ngành giáo dục.

Không cần gì nhiều. Không cần chủ trương của Đảng, chỉ đạo của cấp trên, viết đề án để được lãnh đạo phê duyệt, phát động phong trào, kêu gọi sự tham gia của đoàn thể: công đoàn, đoàn thanh niên, vv và đông đảo quần chúng.

Vì 35 năm qua chúng ta làm như vậy rồi. Và mọi việc hình như không tốt lên, nếu không nói là xấu đi. Cứ nhìn sự khác biệt giữa thế hệ chúng tôi khi còn là học sinh, sinh viên, với thế hệ ngày nay sẽ rõ. Đây này.

Vậy phải làm gì? Cần từng cá nhân nỗ lực, tôi tin thế. Từng thầy cô ân cần, chăm chút, mà nghiêm khắc trong việc uốn nắn, dạy dỗ các em sinh viên, học sinh. Và dạy cho các em từ sớm, càng sớm càng tốt. Dạy cho các em những điều nhân bản nhất, thông qua những câu chuyện ngụ ngôn, những bài thơ, lời hát. Dạy bằng lời, bằng hành động, và bằng tâm hồn của các thầy cô.

Sẽ có người bảo tôi không tưởng. Nhưng tôi tin vào điều tôi nói. Tôi cũng vừa viết một mục trên bloganhvu về vấn đề này. Ở đây.

Tôi tin vào vai trò và giá trị của từng cá nhân. Và những cá nhân lỗi lạc sẽ có tác động lớn đến cộng đồng, đến xã hội, và đến toàn nhân loại. Lịch sử đã chứng minh điều này.

Tôi cũng tin vào tác động của từng việc làm nhỏ nhặt đến việc hình thành nhân cách của một con người. Và nhân cách của từng con người sẽ làm nên bản sắc và tư thế của cả một dân tộc.

Xin kết thúc entry bằng những câu danh ngôn ngày xưa ba tôi hay đọc mà đến nay tôi vẫn thuộc nằm lòng:

Thà thắp lên một ngọn nến nhỏ, còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối.

Cảnh khổ là nấc thang của bậc anh tài, kho tàng của người khôn khéo, và vực thẳm của kẻ yếu đuối.

Đừng khinh việc nhỏ, lỗ nhỏ làm đắm thuyền.

Để cho con một kho tàng, không bằng để cho con một quyển sách.

Thursday, March 11, 2010

Được lòng dân thì mất lòng quan?

Đó là cái tựa khá gây shock của một bài viết trên trang Đại biểu nhân dân của Vietnamnet, ở đây. Đây là bài viết về đại biểu Lê Quang Bình, chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh khóa 10.

Đọc vào bài, mới biết câu phát biểu gây shock kia chính là phát biểu của nguyên chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An mà đại biểu Lê Quang Bình cũng có nhắc lại trong bài viết. Theo tôi, đây là một bài viết rất đáng đọc, về một vấn đề rất đáng quan tâm: vai trò của Quốc hội trong thể chế của Việt Nam hiện nay.

Dưới đây là một số phát biểu mà tôi quan tâm, với những bình luận:
Tâm tư mình muốn làm cho tốt nhưng nhiều lúc không dễ. QH là cơ quan quyền lực cao nhất, luật của chúng ta nói thế. Nhưng làm cho đúng luật khó lắm.

Phát biểu này làm cho tôi ... giật thót! Vì, nếu làm cho đúng luật mà khó, thì làm trái luật sẽ ... dễ? Trời, thế này thì nguy hiểm thật! Trong khi suốt bao lâu nay tôi đã nghe nhắc đến việc xây dựng một nhà nước pháp quyền, đưa luật vào cuộc sống, rồi sống và làm việc theo pháp luật. Chẳng lẽ cho đến nay mọi việc vẫn chưa đến đâu sao?

Nhưng tại sao lại khó? Xin đọc dưới đây:
Luật của ta quy định QH là cơ quan quyền lực cao nhất, với rất nhiều nhiệm vụ cũng là quyền: làm và sửa Hiến pháp, luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, cả đối nội và đối ngoại; giám sát tối cao toàn bộ bộ máy nhà nước. Thế nhưng, thực tế, từng công việc cụ thể thế nào lại không rõ.

Như ở lĩnh vực quốc phòng – an ninh, từ Hiến pháp đến luật đều nêu chung chung. Cái cụ thể, có khi Đảng ra nghị quyết, có khi luật không quy định cụ thể, giao Chính phủ quy định, thế nhưng quy định thế nào Ủy ban không được biết.

Đi làm nhiệm vụ giám sát, nhưng soi vào luật, luật chung chung, còn quy định cụ thể mình lại không được biết, thì thử hỏi, giám sát thế nào?

Thì ra nguyên nhân là ở chỗ này. Điều này có phải là do thể chế chính trị của ta chưa làm theo nguyên tắc mà các thể chế của đa số các nước trên thế giới tuân theo, đó là "tam quyền phân lập" chăng?

Bỗng dưng tôi nghĩ đến phát biểu của PTT, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân trong hội nghị ngày 6/3 gần đây. Phát biểu ấy ở đây. Xin trích dẫn phần có liên quan dưới đây:
Qua phân tích, chúng tôi xác định nguyên nhân chính của hiện tượng "những gì muốn thay đổi mà không thay đổi" là bởi chưa nhận thức đúng quy luật và hành động chưa đúng quy luật. Nếu nhận thức đúng quy luật, đánh giá đúng thực tiễn, hành động đúng quy luật thì chắc chắn sẽ có chuyển.


Và tự hỏi, quy luật hoạt động nào sẽ phù hợp với tình hình cụ thể của VN hiện nay, không chỉ trong ngành giáo dục, mà còn trong tất cả các lãnh vực của đời sống nữa. Để có thể thúc đẩy sự phát triển của đất nước, và tránh được tình trạng "được lòng dân thì mất lòng quan" giống như tựa của bài viết đã nêu?

Đây chắc chắn là một câu hỏi lớn, có lẽ không chỉ đối với tôi. Hy vọng là câu hỏi này có lời đáp!

Tuesday, March 9, 2010

Đọc "Quản lý giáo dục đại học: Phải đổi mới từ Bộ"

Tôi ít khi đọc báo Phụ Nữ, vì báo này thường chỉ viết về những vấn đề mua sắm, chợ búa, cơm nước, hoặc chiều chồng, nuôi dạy con, hoặc sức khỏe và sắc đẹp (là những cái lẽ ra tôi phải quan tâm nhiều hơn để xứng đáng là nữ giới) :-).

Nhưng hôm nay bất ngờ đọc được trên tờ báo của phụ nữ TP HCM một tựa báo táo bạo như đã nêu, khiến tôi phải đọc ngay. Và bất ngờ vì những ý kiến trong bài báo khá sắc sảo. Bài đó ở đây.

Xin trích dẫn ở đây một số đoạn đáng đọc, kèm bình luận của tôi.
Bộ đặt vấn đề: Tốc độ phát triển ĐH, về số lượng, trong thời gian qua như phi mã, trong khi chất lượng lại không chuyển biến và không đáp ứng được yêu cầu. Có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng GDĐH như mức đầu tư, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất... nhưng những điều này khó bề cải thiện. Vì vậy, Bộ chọn đổi mới quản lý GD-ĐH - khâu ít tốn tiền nhất - làm khâu đột phá, để nâng cao chất lượng GDĐH.

Tôi nghĩ cách đặt vấn đề này của Bộ là đúng. Tình trạng của giáo dục đại học hiện nay cũng giống như trước khi đổi mới kinh tế, chúng ta đã huy động công sức cả nước để thực hiện cải tạo công thương nghiệp và hợp tác hóa nông nghiệp, nhằm "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội". Để rồi cả nước rơi vào nạn đói.

Vậy mà sau đó, chỉ cần đổi mới quản lý kinh tế, giải phóng sức dân, thực hiện khoán 10 trong nông nghiệp, thì nước ta không những thoát đói nghèo, mà còn trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo có hạng trên thế giới! Nên nhiều người đã đặt câu hỏi: khi nào có khoán 10 trong giáo dục?

Tuy nhiên, phải nói thêm: Mặc dù đổi mới QLGD là khâu ít tốn tiền nhất, nhưng lại là khâu khó nhất! Và không phải chỉ có quyết tâm đổi mới là đủ. Mà phải có năng lực để nhìn ra vấn đề và đưa ra giải pháp phù hợp. Không hề dễ dàng đối với một nước có mặt bằng dân trí thấp, và trí thức chưa được trọng dụng hết mức. Vì thế, để đổi mới QLGD thì cần rất nhiều thời gian, và không có cách nào để đi tắt đón đầu được đâu!
[...] [V]ào tháng 11/2005, Chính phủ đã có Nghị quyết số 14 về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, nhưng đến nay, sau bốn năm thực hiện vẫn chưa được đánh giá rút kinh nghiệm, thậm chí nó còn có nguy cơ rơi vào quên lãng. Bây giờ, Bộ GD-ĐT lại có nghị quyết và chương trình mới.

Chà, thế này thì lo quá nhỉ? Ai dám chắc chương trình hành động mới sẽ thành công, nếu nó vẫn được thực hiện với tư duy cũ, phương pháp cũ, con người cũ? Vì tôi chưa thấy được cái gì mới lắm trong cách làm hiện nay.
Giáo sư Bùi Văn Ga - Giám đốc ĐH Đà Nẵng - [...] băn khoăn: "Quản lý của Bộ đang rất nghiệp dư so với sự phát triển. Vừa qua, nhiều văn bản Bộ đưa ra nhưng các trường không thực hiện được, vì vậy Bộ cần hoàn thiện các văn bản pháp luật để nội dung các văn bản đúng đắn và có tính khả thi. Để được như thế, khi xây dựng văn bản cần phải bám vào thực tiễn, do những cán bộ giỏi ở các trường đảm nhiệm".

Phát biểu này của GS Bùi Văn Ga tôi rất đồng ý, nhưng xin không bình luận thêm nữa. Tôi đã có viết một entry dài về việc nhiều quy định hiện nay bất hợp lý và không thực hiện được. Mọi người có quan tâm xin đọc ở đây.
TS Bùi Trân Phượng - Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, nói: "Chúng tôi đã nói nhiều nhưng hình như Bộ không thấu. Nỗi lo về chất lượng đào tạo là nỗi lo chung. Nhưng vì nỗi lo đó mà Bộ can thiệp sâu, làm thay cho trường, là không hiệu quả. Các trường cần được tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Bộ chỉ nên xử lý đến nơi đến chốn chuyện "đầu vào", "đầu ra". Còn hiện nay, do tư duy "muốn có chất lượng thì phải quy định từ trên", nên Bộ làm thay trường, trường làm thay khoa, khoa làm thay giáo viên và giáo viên làm thay SV".

Vâng, tôi cũng rất đồng tình với phát biểu này. Và ... tự hào :-), vì tôi cho đây là phát biểu hay nhất trong bài báo này, mà lại là của một hiệu trưởng nữ!

Nhưng tôi cũng có một bình luận: Quan niệm "muốn có chất lượng phải quy định từ trên" là một quan niệm đúng đắn chứ không có gì sai cả! Vấn đề là quy định cái gì thôi.

Bộ, cấp vĩ mô, thì quy định về quyền hạn, trách nhiệm, và quan hệ giữa các bên có liên quan (nhà trường và giáo viên, sinh viên, nhà nước, và xã hội), và các biện pháp xử lý, chế tài nếu có vi phạm, hoặc sự tưởng thưởng, khích lệ khi làm tốt. Còn trường thì sẽ ra các quy định chung về vận hành nhà trường, như cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn tuyển dụng nhân sự, lương bổng, điều kiện làm việc, các yêu cầu đối với người học khi tuyển sinh. Đến lượt mình, giáo viên lại phải có những "quy định" (tức yêu cầu đối với sinh viên) cho môn học mà mình giảng dạy, ví dụ đọc những sách vở tài liệu gì, làm bao nhiêu bài tập để nộp, phải đi thực tập thực tế ra sao.

Chứ như bây giờ, thì Bộ đang quản lý quá vi mô, và như thế chắc chắn sẽ không hiệu quả. Giống y hệt như ngày xưa ta bắt các nông dân đưa ruộng vào hợp tác xã để cho ban chủ nhiệm HTX quản lý dùm. Mấy giờ đánh kẻng đi làm, chỗ nào, mùa nào trồng cây gì, nuôi con gì vv. Mà những người quản lý lại không hiểu rõ đặc điểm của đồng ruộng bằng chính những người nông dân cày bừa cả đời mình trên mảnh đất đó. Chỗ nào có lung, có gò. Mùa nào hạn, mùa nào lụt. Cứ quyết định bừa đi, bắt người ta làm theo ý mình. Và kết quả ra sao, thì ai cũng rõ cả rồi.

Xin kết thúc bằng một trích dẫn của Einstein mà tôi cho là rất phù hợp với hoàn cảnh VN hiện nay:

"We cannot solve our problems with the same thinking that we used when we created them."

Saturday, March 6, 2010

Mỹ không có bộ giáo dục, còn VN có văn hóa truyền khẩu

Cái tựa entry này sẽ làm cho nhiều người thắc mắc, thậm chí khó chịu. Một cái tựa ... rất vớ vẩn. Vì hai phần trước và sau dấu phẩy chẳng ăn nhập gì với nhau. Nhưng nếu kiên nhẫn đọc đến hết bài, sẽ thấy giữa 2 phần có chút liên hệ logic. Là tôi nghĩ thế.

Trước hết, nói về phần đầu của cái tựa. Tôi rất mong những bạn đọc blog của tôi đều biết điều khẳng định ấy là sai. Mong vậy thôi, chứ không dám chắc. Vì ở Việt Nam, đã có nhiều hơn một người dám công khai khẳng định rằng Mỹ không có bộ giáo dục. Xin mở ngoặc, tôi nói "nhiều hơn một" có nghĩa là 2, vì tôi biết chắc chắn là có ít nhất 2 người; nhưng theo cách nói của tiếng Anh thì "nhiều hơn một" được hiểu đơn giản là "nhiều"; có lẽ cũng không sai!

Nói có sách, mách có chứng. Trước hết, xin mọi người hãy đọc entry của GS NVT, Việt kiều Úc, người đã từng rất ngạc nhiên, thậm chí shocked, khi đọc trên báo Việt lời khẳng định nói trên. Entry ấy ở đây.

Xin trích lại ở đây lời phát biểu của chuyên gia ấy, hiện vẫn còn nằm nguyên trên mạng, ở đây. Format in đậm nghiêng do tôi thêm vào để nhấn mạnh.

Ở Anh, Mỹ, khi kiểm định, Hội đồng thẩm định có quyền tối cao, nhà nước không tham gia nữa vì họ không có Bộ GD-ĐT.


Uả, vậy chứ mấy nước này có bộ giáo dục không vậy? GS NVT đã viết rất rõ ràng:

Ở Mĩ, bộ này có tên là “U.S. Department of Education” và website đàng hoàng www.ed.gov/index.jhtml. Còn Anh thì bộ giáo dục và đào tạo xuất hiện qua nhiều tên khác nhau như Ministry of Education (trước đây là Board of Education). Tra wikipedia thì được biết cơ quan quản lí giáo dục và đào tạo của Anh đã trải qua nhiều tên như Department for Education and Skills (từ năm 2001 đến 2007), Department for Children, Schools and Families (2007), Department for Innovation, Universities and Skills (2007-2009).


Nói thêm, 2 trang web của 2 Bộ Giáo dục này, đặc biệt là Bộ Giáo dục của Mỹ, là những địa chỉ tôi ra vào thường xuyên lắm lắm. Vì chúng rất hay. Vào trang web của bộ giáo dục Mỹ, tôi tìm được các thông tin về chủ trương, chính sách, hoặc cơ cấu tổ chức, nhân sự, và hoạt động của Bộ Giáo dục và chính phủ Mỹ liên quan đến vấn đề giáo dục của toàn nước Mỹ.

Và quan trọng hơn đối với tôi, ở đó còn có các số liệu thống kê về giáo dục Mỹ, các thực tiễn tối ưu (best practices) liên quan đến giáo dục để mọi người cùng học hỏi, các tài liệu hướng dẫn thực hành các vấn đề liên quan đến giảng dạy và học tập, và cả các nghiên cứu hàn lâm nữa.

Rất thuận tiện, và đáng đọc, cho tất cả mọi người đang hoạt động trong lãnh vực giáo dục dưới những vai trò khác nhau - giáo viên đứng lớp, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, và các vị lãnh đạo ngành giáo dục. Trang ấy ở đây. Hình ngay dưới đây.

Trước đây tôi cũng có đọc cả phát biểu của chuyên gia ở Hà Nội lẫn entry của GS NVT, nhưng tin rằng có lẽ phóng viên ghi nhầm vì không hiểu hết ý của người phát biểu. Gì chứ việc này ở VN dễ xảy ra lắm. Nên bỏ qua, không chú ý.

Nhưng tôi thực sự giật mình khi cách đây 2 ngày, trong chuyến công tác Thái Lan vừa qua, được nghe lại lời phát biểu cũng vẫn chắc như đinh đóng cột như thế của một chuyên gia giáo dục đại học khác, lần này là chuyên gia ở TP Hồ Chí Minh (cho nó cân bằng í mà): Mỹ không có bộ giáo dục!

Sao thế nhỉ? Cả hai chuyên gia có những phát biểu "giật gân" này tôi đều biết rõ, là đồng nghiệp hẳn hoi, và là những nguời tôi đánh giá cao, làm việc khá nghiêm túc, giỏi giang hơn mức trung bình chung trong giới rất nhiều. Cả hai đều đã học nước ngoài, nước tư bản cẩn thận, sử dụng tiếng Anh thoải mái trong công việc.

Hai chuyên gia giáo dục của VN, một Nam một Bắc, đều đã công khai khẳng định nước Mỹ không có bộ giáo dục?

Băn khoăn, tôi hỏi hai người. Một người là một đồng nghiệp khác, đi cùng đoàn với tôi, và ngồi gần tôi trên cùng chuyến bay từ Bangkok về Sài Gòn. Người ấy nói, không tỏ ra bức xúc lắm, rằng có lẽ người ta muốn nói không có bộ giáo dục theo kiểu của mình, tức một bộ giáo dục can thiệp quá sâu vào việc vận hành của các trường. Nhưng tôi chưa cảm thấy thuyết phục lắm. Vì như thế, thì phải nói rằng ở Mỹ, bộ giáo dục không can thiệp vào việc của các trường, chứ không thể nói là không có bộ giáo dục.

Người thứ hai mà tôi hỏi, vâng, còn ai trồng khoai đất này nữa, đó là ông xã tôi. Và ông ấy nói, "Em ơi, đúng rồi còn gì, Mỹ nó đâu có các ministry giống như mình. Nó gọi là department mà!"

Và thế là tôi bỗng ngộ ra mọi việc (ừ, thì tôi tưởng bở thế). Nên mới bật ra phần thứ hai của cái tựa này. Tôi nhớ mang máng cũng đã từng nghe ai đó, rất lâu rồi, kể về việc nhầm lẫn này. Mỹ không gọi là ministry và minister (bộ và bộ trưởng như Việt Nam và một số nước khác), mà nó gọi là department và secretary. Ví dụ, department of education và secretary of education. Nếu không thực sự hiểu biết về thế giới (thời VN đóng cửa, chưa có internet), thì khi gặp từ department of education dám dịch là "bộ môn giáo dục", và secretary of education dịch là "thư ký bộ môn giáo dục", không biết chừng!

Vậy thì, có thể mọi việc đã diễn ra như thế này chăng: có ai đó (cỡ bậc thầy, cao niên một chút) nghĩ rằng Mỹ không có bộ giáo dục vì thấy nó không có "ministry of education". Người ấy đã chân thành nhưng hăng hái phát biểu suy nghĩ nhầm lẫn này công khai ở nơi nào đó. Với một ấn tượng rất sâu sắc rằng vì Mỹ không có bộ giáo dục nên các trường đại học được sự tự chủ rất cao (điều này không phải là sai hoàn toàn: có bộ, nhưng bộ không can thiệp gì nhiều, các trường rất chủ động --> có thể coi như là không có bộ?)

Sau đó, những người khác cứ thế mà phát biểu theo, không kiểm chứng lại?

Có lẽ những gì tôi viết ở trên chỉ là do tôi tưởng tượng ra. Nhưng nếu không dùng đến sự tưởng tượng này, thì tôi thực sự không làm sao lý giải được những phát biểu tự tin, công khai đến thế của các đồng nghiệp đáng kính kia của tôi.

Mà suy cho cùng, chẳng phải văn hóa truyền khẩu đã ăn rất sâu vào người VN chúng ta rồi sao? Mời đi ăn cưới, dự tiệc, hoặc thậm chí đi họp, nếu chỉ đưa thiệp/giấy mời, thì như thế là không coi trọng, người ta sẽ không đi. Phải gọi điện, nói đến tận tai, thì mới là thông tin chính thức.

Cũng vậy, thông báo dán sờ sờ trên bảng, nhưng vẫn cứ phải chen chúc đến chỗ người văn thư để hỏi, mới thấy yên tâm, mới tin là thật. Nếu có sự khác biệt giữa giấy và lời, thì người Việt tin vào lời hơn là tin vào giấy. Văn hóa truyền khẩu mà.

Ai không đồng tình với entry này của tôi, xin cho tôi lời giải thích khác. Mong lắm lắm, và cám ơn lắm lắm!

Còn các vị đồng nghiệp của tôi nếu có đọc entry này, mong các vị không giận, vì tôi hoàn toàn không có ý xúc phạm các vị. Nhầm lẫn cũng là bình thường thôi, quan trọng là khi nhận ra mình nhầm thì sửa lại. Chứ đừng tự vệ bằng cách cãi cho lấy được, thà chết chứ nhất định không nhận mình sai.

Mà dân trí, quan trí, "trí trí" (= trí tuệ của trí thức) của ta như thế này, đố biết khi nào VN có trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế?

Thursday, March 4, 2010

Tin đáng quan tâm: Chỉ thị 296/CT-TTg về đổi mới quản lý giáo dục đại học 2010-2012

Tin này được đưa trên báo SGGP ngày 1/3/2010. Có thể đọc nó ở đây. Và vào đây để download toàn văn chỉ thị. Rất liên quan đến hội thảo mà tôi đang dự, theo lời mời và đề nghị của Cục Khảo thí và Đánh giá chất lượng giáo dục, và sự tài trợ của UNESCO Việt Nam.

Trong chỉ thị này, Thủ tướng giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện 12 việc, được nêu trong 12 đầu mục, trong đó có 2 mục mà tôi quan tâm. Vì nó thể hiện quan điểm mới mẻ trong quản lý giáo dục (well, không mới với nước ngoài nhưng mới với VN). Đó là mục số 9 có liên quan đến công tác quản lý chất lượng và mục số 12 liên quan đến việc xây dựng chiến lược phát triển tại các trường.

Dưới đây là trích dẫn nguyên văn hai mục nói trên và những "tiếp thu" và nhận định của tôi:

Mục số 9:
9. Đẩy mạnh việc đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo hướng đẩy nhanh tiến độ tự đánh giá của các trường đại học và cao đẳng, triển khai từng bước việc kiểm định các trường đại học, cao đẳng; xây dựng tiêu chuẩn và hình thành một số cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục độc lập.


Trong mục số 9 này, tôi quan tâm đến hai chỗ mà tôi đã tô đậm trong phần trích dẫn: Thủ tướng đã chỉ thị phải đẩy nhanh tự đánh giá, còn kiểm định thì thực hiện từng bước.

Hóa ra, chưa đọc chỉ thị mà tình cờ chiều nay tại Hội thảo tôi cũng đã phát biểu với quan điểm tương tự như trong chỉ thị nói trên. Chả là, tôi được Ban Tổ chức yêu cầu tham gia nhận định về tác động của hoạt động kiểm định, với tư cách là một người đang làm công tác đảm bảo chất lượng tại một trường đại học.

Lâu nay tôi vẫn luôn nghĩ, và nói khi có dịp - và cũng đã nói trong phát biểu chiều nay - rằng có vẻ như VN tiến hành kiểm định chẳng qua là để nói rằng các trường của mình đã thực hiện kiểm định xong. Trong khi đó, vấn đề quan trọng hơn là hiểu rõ kiểm định xong thì mình sẽ được cái gì kia chứ? Phải chăng kiểm định chỉ nhằm tự trấn an chính mình rằng chất lượng giáo dục của mình tốt đấy chứ, đâu có gì đáng lo ngại? Vì đã được kiểm định hết rồi?

Thật ra, dù ta có cấp giấy chứng nhận kiểm định cho tất cả các trường thì ai chẳng biết rằng chất lượng giáo dục đại học của ta là chưa tốt, so với trình độ của khu vực - chứ đừng nói là trình độ thế giới. Nếu vậy, liệu việc cấp giấy chứng nhận kiểm định cho các trường có tác dụng gì hay không? Hay nó là biểu hiện mới của bệnh thành tích?

Hoặc ngược lại, phải chăng Việt Nam dự định thực hiện kiểm định một cách thực sự nghiêm khắc, theo đúng các chuẩn mực quốc tế? Nếu vậy, do chất lượng giáo dục đại học của ta là thấp, nên đa số các trường được kiểm định sẽ không đạt, và sẽ không được cấp giấy chứng nhận. Nhưng thực tế đó chúng ta vẫn biết mà? Có cần tốn kém tiền của và công sức để tổ chức thật nhiều đoàn đánh giá ngoài, sau đó kết luận rằng đa số các trường của ta chưa đạt tiêu chuẩn kiểm định hay không?

Chất lượng của các trường sau khi kiểm định, dù kiểm định nghiêm túc hay sơ sài, cũng sẽ không thay đổi gì, vì việc kiểm định tự nó không mang lại chất lượng. Điều quan trọng hơn, là làm gì để cải thiện những điều chưa tốt sau khi đã biết rõ về mình thông qua quá trình kiểm định?

Việc này cũng giống y như việc đa số học sinh lớp 12 của ta biết trước là sẽ không đậu đại học (vì chỉ khoảng 20% có khả năng đậu), nhưng vẫn cứ ùn ùn kéo nhau đi thi, làm lãng phí thời gian, tiền của, công sức của xã hội. Đi thi đâu có làm cho các thí sinh giỏi lên? Điều quan trọng là dạy cho chúng giỏi lên, chứ không phải là ép chúng đi thi. Thi xong, rớt, không có điều kiện để học cho tốt lên, thì đi thi nữa, vẫn sẽ mãi mãi rớt!

Vậy, tốt nhất là hãy kiểm định những trường có khả năng đạt kiểm định một cách nghiêm chỉnh, song song với việc thực hiện tự đánh giá rộng rãi và thực hiện các biện pháp cải thiện một cách có hệ thống trước khi triển khai kiểm định một cách đồng bộ. Giáo dục đại học VN hiện nay có lẽ đa số cũng giống như những người bệnh, vậy phải khám bệnh, rồi viết toa thuốc, theo dõi bệnh nhân uống thuốc đồng thời với việc bồi bổ sức khỏe, rồi sau đó mới cho phép bệnh nhân xuất viện và ... đi thi.

Tức là chậm phần kiểm định, đẩy nhanh tự đánh giá và cải thiện. Giống như trong chỉ thị trên.

Mục số 12:
12. Hướng dẫn và kiểm tra các trường đại học, cao đẳng xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2011-2015, đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển đất nước và của giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay.


Theo tôi, mục này dù nằm ở cuối nhưng lại là quan trọng nhất vì nếu làm đúng thì nó sẽ giúp mang lại chất lượng cho giáo dục VN. Tuy nhiên, để làm tốt mục này, về mặt kỹ thuật tôi nghĩ Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chú trọng kết nối nó với mục số 9 ở trên.

Và đây là cách làm của quốc tế: chú trọng việc tự đánh giá (self-assessment, hay self review) của các trường để họ để biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình. Sau đó, dựa trên đánh giá này, xây dựng một chiến lược khả thi, phù hợp với bối cảnh và nguồn lực của trường, nhằm đạt được những mục tiêu phát triển (có đối chiếu với các tiêu chuẩn kiểm định). Và bám sát chiến lược đó để thực hiện, dưới sự giám sát và hỗ trợ của Bộ Giáo dục, nếu đó là các trường công, được nhà nước đầu tư.

Có một chuyên gia về quản lý chất lượng nào đó, tôi quên tên rồi, đã phát biểu: chất lượng giống như sắc đẹp. Tôi muốn mở rộng ẩn dụ này ra để nói về giáo dục đại học của VN: hiện nay giáo dục đại học của Việt Nam đang là một cô gái không đẹp (= xấu) và mới bắt đầu tập tành làm đẹp. Vậy thì sẽ tốn rất nhiều thời gian, tiền của, và công sức. Và cần kiên trì luyện tập, và "làm thật" (= chống sự giả dối, bệnh thành tích). Tuyệt đối không được dùng các loại mỹ phẩm dỏm, uống thuốc tiên (!) để mong làm đẹp nhanh chóng. Coi chừng đi cấp cứu!

Nhân tiện, dưới đây là hình của tôi đang nhận quà của Ban Tổ chức Hội thảo sau khi hoàn tất phần phát biểu của mình trong phiên toàn thể số 6 (Plenary 6). Tự quảng cáo, hơi bị lộ liễu!:-)

Wednesday, March 3, 2010

Hội thảo APQN 2010: Tăng cường chất lượng giáo dục đại học tại các nước đang phát triển

Chủ tịch APQN, Chita, đọc phát biểu khai mạc
Sáng nay ngày 3/3/20010 đã khai mạc Hội thảo APQN năm 2010 tại Bangkok (Thái Lan). Hội thảo sẽ kéo dài đến hết ngày 5/3/2010. Chủ đề của Hội thảo năm nay là tăng cường chất lượng giáo dục đại học tại các nước đang phát triển (enhancing quality of higher education in developing countries).
Kỷ yếu Hội thảo

Hội thảo APQN được tổ chức hàng năm, kết hợp với phiên họp thường niên của Hội đồng APQN. Đây là Hội thảo lần thứ 6 của tổ chức này, lần đầu vào năm 2005 tại New Zealand. Hội thảo lần thứ 5 của APQN đã được vào Tháng 3/2009 tại Hà Nội.

APQN là từ viết tắt của cụm từ Asia-Pacific Quality Network, tạm dịch là Mạng lưới chất lượng Châu Á-Thái Bình Dương. Đây là một tổ chức phi chính phủ mang tính tự nguyện, hoạt động bằng hội phí và các hiến tặng (donation) của các cá nhân, tổ chức trên toàn thế giới. Đối tượng chính của mạng lưới này là các tổ chức hoạt động trong lãnh vực đảm bảo chất lượng đại học của các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Ngoài các tổ chức đảm bảo chất lượng, các trường đại học cũng có thể tham gia. Việt Nam hiện chỉ mới có một số thành viên có tham gia mạng lưới này, trong đó có Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục với tư cách một cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục, và một vài thành viên từ các trường đại học trong đó có ĐHQG-HCM.

Mục tiêu của Hội thảo APQN 2010 như sau:
1. Nêu bật các thách thức và vấn đề có liên quan đến việc đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học
2. Chia sẻ các kinh nghiệm thành công trong việc thực hiện công tác đảm bảo chất lượng tại các trường đại học và tại các cơ quan kiểm định
3. Thúc đẩy sự hợp tác trong khu vực giữa các cơ quan kiểm định
4. Chia sẻ một tầm nhìn chung trong khu vực về chất lượng trong giáo dục đại học

Đoàn Việt Nam tham dự Hội thảo APQN 2010 gồm 10 người, trong đó có 4 đại biểu thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (chủ yếu từ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục), 2 đại biểu của VP Unesco tại Việt Nam, và 4 đại biểu thuộc các trường đại học lớn thuộc 3 miền Bắc, Trung, và Nam.
Đại biểu VN

Chương trình chi tiết của Hội thảo và các thông tin có liên quan có thể tìm thấy trên trang web của ONESQA. Đây là tên viết tắt của cụm từ Office for National Education Standards and Quality Assessment, tức Văn phòng Tiêu chuẩn giáo dục và Đánh giá chất lượng. ONESQA là một tổ chức công do chính phủ Thái Lan thành lập, có chức năng tương tự như Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam. Địa chỉ trang web của ONESQA: http://www.onesqa.or.th/en/home/index.php
Molly Lee, thuộc UNESCO Thái Lan, chủ tọa phiên đầu tiên

Thông tin thêm về Hội thảo sẽ được tiếp tục cập nhật tại trang blog này trong những ngày tới.