Monday, September 20, 2010

"Cải cách để có một nền giáo dục trung thực"

Đầu tuần, đầu ngày, nên không có thời gian để viết. Nhưng vì vừa đọc thấy trên yahoo news tin này (nguồn từ Tuổi trẻ) nên phải đưa vào đây để lưu, và sẽ quay lại viết một chút về nó.

Có thể tìm bài ấy ở đây.

Một vài trích dẫn đáng lưu ý:
Bước vào giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, khoa học và công nghệ ngày càng tiến triển mạnh mẽ, nhiều cán bộ, đảng viên, nhất là những người hoạt động trong lĩnh vực khoa học và giáo dục, đều thấy rằng để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, kém phát triển thì con người là yếu tố quyết định.

Muốn vậy cần phải có một nền giáo dục trung thực, lành mạnh và hiện đại, đủ sức tạo ra chất lượng và hiệu quả thật sự trong sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần xây dựng văn hóa và con người VN. Tiếc rằng trong các dự thảo văn kiện, phần viết về giáo dục chưa thể hiện được điều đó.

Nhận xét của tôi: Nguyên Phó Chủ tịch nước NTB nói đến một "nền giáo dục trung thực, lành mạnh và hiện đại". Còn tôi, tôi cho rằng hãy cứ nhấn mạnh tính trung thực, thì đương nhiên sẽ dẫn đến lành mạnh. Còn hiện đại thì đương nhiên rồi, không cần phải kêu gọi, nó vẫn cứ tồn tại vì cuộc sống đòi hỏi thế.

Cải cách giáo dục là quá trình tạo ra giai đoạn phát triển mới về chất của một nền giáo dục. Đó là sự thay đổi cơ bản, sâu sắc và toàn diện về mô hình phát triển giáo dục, bao gồm thay đổi về mục tiêu, nguyên lý hoạt động, về cơ cấu hệ thống, về nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, về cách thức đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ giáo viên, về cách thức tổ chức và quản lý nhà trường...

Tất nhiên muốn thế phải có những thay đổi lớn về quan điểm và chính sách. Với cách hiểu như vậy, những chủ trương đổi mới như đã thực hiện do không đồng bộ lại dựa trên cơ sở những quan điểm và chính sách đã bị cuộc sống vượt qua, nên không thể xem là cải cách, cho dù những nhà hoạch định cho rằng chủ trương được vạch ra là “căn bản, toàn diện, mạnh mẽ”.

Những chỗ tôi in đậm ở trên là những chỗ cần quan tâm nhất theo quan điểm và kinh nghiệm của tôi.

Tôi sẽ còn trở lại với entry này. Rất mong các bạn có ý kiến trao đổi nhé, về vấn đề rất cấp thiết và hệ trọng này đối với vận mệnh đất nước hiện nay.

9 comments:

  1. .........

    Thời sự mấy hôm nay (ví dụ http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=212159), nghe ngóng thấy Việt Nam là điểm sáng thực hiện các "mục tiêu phát triển thiên niên kỷ", trong đó đã hoàn thành "phổ cập giáo dục tiểu học".

    Đọc bài "Các tiêu chí xếp hạng đại học của tạp chí Times Higher Education (THE)" (http://ncgdvn.blogspot.com/2010/09/cac-tieu-chi-xep-hang-ai-hoc-cua-tap.html), thấy có ý hay là phải tự biết mình, rồi sau đó sẽ biết mình cần làm gì để đi đến mục tiêu đã đặt ra.

    Xem qua "Câu chuyện Tamiflu và vấn đề điều hành xã hội" (http://bshohai.blogspot.com/2010/09/cau-chuyen-tamiflu-va-van-e-ieu-hanh-xa.html), BS Hồ Hải một cách buồn nản: "Những câu hỏi này xin dành cho các nhà lý luận và các ủy viên trung ương đảng suy nghĩ và tìm câu trả lời".

    ... Từ lý luận đến điều hành, từ điều hành đến thực tiễn, từ đại học xuống tiểu học... v.v... Xã hội vận hành dễ làm người ta chóng mặt, nóng đầu... Dưới đây từ một "Công Cụ Sáng Tạo Và Đổi Mới Dành Cho Nhà Quản Lý”, xin trích một đoạn dễ tiếp nhận, dễ đồng cảm và gợi nhiều suy nghĩ:

    (và nếu có thể, xin nhờ TS Vũ Thị Phương Anh chuyển thành một entry riêng)

    --------------------------

    TIẾNG KHÓC CỦA SỰ SÁNG TẠO

    Sana là một cô bé rất dễ thương. Cô bé vừa thông minh vừa sáng tạo. Cha mẹ cô bé cho cô ăn mặc thật đẹp, và thổi vào tâm hồn cô niềm đam mê sáng tạo. Cô bé ngày càng đáng yêu và sáng tạo.

    Cô thích sống trong ngôi nhà mơ ước của mình - căn phòng của cô được trang trí như ở nơi tiên cảnh, ở đó cô sẽ nghịch những món đồ chơi của mình, giải những câu đố rắc rối, vẽ tranh bằng những cây bút chì màu, và chìm đắm trong những hoạt động sáng tạo.

    Cô bé đã quen hít thở sự sáng tạo. Cô yêu cha mẹ mình, những người chỉ có một mong ước duy nhất là nhìn cô bé lớn lên và trở thành một người sáng tạo.

    Một lần, họ nói với cô bé rằng đã đến lúc bắt đầu đến trường rồi. Cô bé liền hỏi: "Tại sao ạ?"

    Mẹ cô bé trả lời: "Để có thêm những niềm vui..."

    Cô bé phản đối: "Nhưng con đã có mọi niềm vui trong căn phòng của mình với Chuột Mickey, Tom và Jerry và Shrek! Họ là những người bạn của con, chúng con chơi với nhau rất vui vẻ...Tại sao con phải đến trường?"

    Cha cô bé giải thích: "Cô giáo của con sẽ dạy con rất nhiều điều, những điều con chưa từng biết. Con sẽ trở nên sáng tạo hơn và cũng sẽ có nhiều niềm vui hơn..."

    Sana vô cùng hào hứng. Cả đêm cô bé bồn chồn không ngủ được, cô mơ về trường học và tưởng tượng rằng nó giống như xứ sở thần kỳ của Alice. Cô bé tin rằng ngôi trường của mình cũng đẹp như xứ sở thần kỳ mà cha mẹ cô gọi là "trường học".

    Buổi sáng hôm sau, cô bé cùng cha mẹ đến trường.

    Đối với một cô bé như Sana, ngôi trường quả là rộng lớn - rộng như cung điện của nhà vua vậy. Nhưng khi cô bé phát hiện ra không có bất kỳ lính gác nào và cô có thể bước vào lớp học một cách tự do và không sợ hãi, cô bé bỗng cảm thấy thật hạnh phúc. Ngôi trường không còn có vẻ rộng lớn và nguy nga nữa.

    Trong buổi học đầu tiên, cô giáo mang đến lớp rất nhiều hộp son, bút chì màu, giấy vẽ và bao nhiêu thứ khiến Sana hào hứng. Cô bé chờ đợi được làm những việc sáng tạo như thể một con ngựa tốc hành. Cô giáo nói: "Hôm nay cô và các em sẽ có một buổi học thật vui vẻ..."

    Tất cả học sinh đều reo lên hào hứng: "Vâng, thưa cô."

    Sana cũng hết sức phấn khích, nhưng cô bé không hòa giọng cùng các bạn. Cô giáo bèn tiến đến chỗ cô bé và hỏi: "Sana, em không hào hứng ư?"

    "Có ạ, em..."

    Cô giáo ngắt lời Sana: "Thế thì em hãy nhắc lại câu mà các bạn khác vừa nói:"Vâng, thưa cô""

    Thế là Sana bắt chước đúng giọng nói và âm sắc ấy: "Vâng, thưa cô."

    (còn tiếp)

    ReplyDelete
  2. Chào bạn "Nặc danh" (tôi ghét từ này nhưng phải dùng vì không biết gọi bằng gì?),

    Tôi đọc mẩu truyện bạn gửi rồi, hay lắm. Sẽ đăng lên entry mới, nhưng sẽ chờ bạn gửi nốt phần còn lại rồi đăng luôn nhé.

    Chờ comment mới của bạn.

    ReplyDelete
  3. (tiếp theo)

    "Tốt". Cô giáo thấy vui, nhưng Sana thì không. Cô giáo nói tiếp: "Hôm nay chúng ta sẽ vẽ một bức tranh."

    "Tuyệt!" Cô bé nghĩ. Sana rất thích vẽ tranh. Cô có thể vẽ những con sông, những con sếu, những con chim én, con cú, con bướm, những chiếc ô tô, chiếc thuyền, tàu điện và cả máy bay. Cô bé lấy hộp bút chì màu ra và bắt đầu vẽ, cô muốn vẽ nhanh hơn và đẹp hơn tất cả các bạn.

    Nhưng cô giáo la lên: "Đợi đã! Vẫn chưa đến lúc bắt đầu."

    Cô bé dừng lại, chờ đợi với vẻ thất vọng. Cô giáo chờ cho đến khi các học sinh đều sẵn sàng để bắt đầu.

    Rồi cô nói: "Bây giờ chúng ta sẽ cùng vẽ những bông hoa."

    "Tuyệt!" - Sana nghĩ. Cô bé thích vẽ những bông hoa, hoa sen, hoa nhài, hoa huệ tây và cô bắt đầu vẽ những bông hoa mình chọn bằng những cây bút chì màu tím, xanh lá cây, vàng, xanh da trời và đỏ.

    Nhưng cô giáo lại la lên: "Đợi đã! Cô sẽ chỉ cho các em cách vẽ." Và cô vẽ một bông hoa lên bảng. Đó là một bông hồng đỏ cành xanh. "Sau đó", cô giáo nói: "Giờ thì các em có thể bắt đầu."

    Sana nhìn vào bông hồng đỏ cành xanh trên bảng của cô giáo, rồi lại nhìn vào bông hoa mình vẽ - một bông sen trăng mọc trên mặt ao. Em thích bông hoa của mình, nhưng không dám nói ra. Cô bé chỉ lật một trang giấy khác rồi vẽ một bông hoa giống với bông hoa của cô giáo - một bông hồng đỏ cành xanh.

    Một hôm khác, khi cô bé lo lắng chờ đợi tiết học thủ công tiếp theo, cô giao bước vào lớp và tuyên bố: "Chào các em, hôm nay chúng ta sẽ học thật vui!"

    Cả lớp đồng thanh: "Vâng, thưa cô". Lần này Sana nói hùa theo cùng cả lớp.

    "Hôm nay chúng ta sẽ dùng đất sét để nặn," cô giáo nói.

    "Tuyệt!", Sana nghĩ. Em rất thích nặn đồ chơi bằng đất sét.

    Em có thể nặn ra tất thảy mọi thứ: người tuyết, chim cánh cụt, gấu Teddy, sóc, rắn, voi,.. và cô bé bắt đầu nhào nặn miếng đất sét của mình.

    Nhưng cô giáo nói: "Đợi đã! Vẫn chưa đến lúc bắt đầu!". Rồi cô giáo chờ đợi cho đến khi cả lớp đều có vẻ sẵn sàng.

    "Bây giờ," cô giáo nói: "chúng ta sẽ nặn một cái đĩa bằng đất sét."

    Sana thích nặn đĩa bằng đất sét, đủ dạng hình thù và kích cỡ, và cô bé bắt đầu nặn.

    Nhưng cô giáo lại nói: "Đợi đã! Cô sẽ dạy cho các em cách làm!" Và cô giáo chỉ cho cả lớp cách nặn một chiếc đĩa sâu lòng. Rồi cô nói: "Bây giờ, các em có thể bắt đầu."

    Sana nhìn vào chiếc đĩa của cô giáo, rồi lại nhìn chiếc đĩa của mình. Cô thích chiếc đĩa mình nặn ra, nhưng rồi lại không nói gì. Cô bé lại nặn một chiếc đĩa giống như cô giáo. Chiếc đĩa sâu lòng bằng đất sét.

    Và không lâu sau, cô bé học được cách chờ đợi và quan sát, và làm mọi thứ giống như cô giáo. Từ đó, Sana không còn làm những thứ của riêng mình nữa.

    Thời gian dần trôi...

    Thế rồi cô bé cùng gia đình mình chuyển đến ngôi nhà mới ở một thành phố khác, và cô bé lại phải đi học ở một ngôi trường khác. Lần này cô không còn cảm thấy hào hứng nữa. Cô bé đã chẳng còn mơ về một xứ sở kỳ diệu nữa.

    Ngôi trường này thậm chí còn lớn hơn ngôi trường đã cũ. Ngay ngày đầu tiên đến trường, cô giáo đã nói: "Nào các em, hôm nay chúng ta sẽ học thật vui!"

    Cô bé Sana reo lên: "Vâng thưa cô."


    (còn tiếp)

    ----------

    Tái bút: Tôi nghĩ nên dùng các từ "Vô danh", "Ẩn danh", "Tùy danh"... thay cho từ "Nặc danh" (cười).

    VÔ DANH

    ReplyDelete
  4. Chào "Vô danh":

    Cám ơn bạn.

    Tôi nghĩ "ẩn danh" hay hơn "vô danh" bạn ạ. Theo cách hiểu của tôi (có thể người khác nghĩ khác?) thì "vô danh" là khi người khác nói về sản phẩm của ai đó mà họ không biết tác giả.

    Còn mình tự nói về mình thì sao có thể vô danh được phải không? ;-) Cho nên chính xác phải là "ẩn danh" vì bạn không muốn lộ ra!

    Chờ phần còn lại của bạn.

    ReplyDelete
  5. (tiếp theo)

    Giọng nói lẻ loi của Sana vang dội khắp căn phòng, khiến em vô cùng bối rối khi bị các bạn học sinh khác tủm tỉm cười. Em trở nên sợ hãi. Cô giáo tiến đến ôm và an ủi Sana, một điều em chưa từng trải qua. Điều đó khiến em xúc động và những giọt nước mắt trào ra khỏi khóe mắt.

    "Hôm nay chúng ta sẽ vẽ một bức tranh", cô giáo nói, và các học sinh vô cùng hào hứng.

    Chỉ riêng Sana không mấy nhiệt tình. Cô đợi cô giáo bảo mình phải làm gì, nhưng cô giáo chỉ im lặng và đi xung quanh lớp học.

    Khi đến chỗ cô bé, cô giáo hỏi: "Em không vẽ ư?"

    "Có ạ", Sana nói.

    "Em định vẽ cái gì?", cô giáo hỏi.

    Sana chỉ nhìn cô giáo mà không bắt đầu vẽ, em vô cùng bối rối.

    "Cô sẽ không biết em vẽ gì cho đến khi em vẽ xong," cô giáo nói.

    "Em phải vẽ thế nào thưa cô?" Sana hỏi.

    - Tại sao em lại hỏi như vậy, em có thể vẽ bất cứ thứ gì em thích

    - Còn về màu sắc thì sao ạ?

    - Bất cứ màu gì - cô giáo nói - nếu mọi người cùng vẽ một bức tranh, và dùng những màu sắc giống nhau, thì làm sao cô biết được ai là người vẽ, và các bức tranh khác biệt ra sao? Hãy sáng tạo...- cô giáo khích lệ - Em có khả năng sáng tạo riêng của mình phải không nào?

    - Sáng tạo - Sana thì thầm - Không. Trước kia, em đã có sự sáng tạo - cô bé trả lời ngây thơ.

    - Vậy điều gì đã xảy ra với sự sáng tạo của em?

    - Có người đã đánh cắp nó!

    - Ai đánh cắp nó?

    - Em không biết - cô bé khe khẽ nói. Sana lấy giấy vẽ, cầm bút vẽ và mở hộp màu của mình ra. Cô bắt đầu vẽ một bức tranh. Đó là một bông hoa - bông hoa hồng đỏ cánh xanh.

    Và...

    Nước mắt lăn dài trên gò má cô bé và cô không nói gì nữa. Một giọt nước mắt - giống như một giọt sương, lấp lánh trên bông hồng đỏ...


    (Trích “Quạ Khôn Không Bao Giờ Khát - Tác giả: Moid Siddiqui)


    -----------------------

    Tôi đã post lại 2 comment để hoàn thiện đoạn trích "TIẾNG KHÓC CỦA SỰ SÁNG TẠO". Toàn văn mời tải xuống ở đây http://www.box.net/shared/tvebt50urq. Lưu ý:

    "Hiện tại đã có hàng chục quốc gia, dẫn đầu là các nước phát triển, đang tiến hành cải cách giáo dục đâu có phải vì các nước ấy yếu kém, mà chính là vì họ theo đuổi mục đích không ngừng làm giàu nguồn vốn con người, bằng cách tăng lên gấp bội tiềm năng tri thức và tư duy sáng tạo của mọi công dân trên nền tảng nhân cách lương thiện, nhằm làm cho đất nước phát triển nhanh hơn, vững bền hơn, có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn".

    (http://tuoitre.vn/Giao-duc/401326/Cai-cach-de-co-mot-nen-giao-duc-trung-thuc.html)

    ---------------

    VÔ DANH

    ReplyDelete
  6. Dể có một nền Giáo Dục trung thực, con người phải trung thực. Tôi không hề có ý chỉ trích bà Cựu Phó CTN NTB. Nhưng thấy bà không hề trung thực, khi có một lúc dến hai lý lịch, trong một thời gian rất lâu. Bà dùng 2 tên, Nguyễn thị Châu Sa và Nguyễn Thị Bình. Bà có hai Hô Khẩu, một tại Mõ Cày ( Bến Tre ), một tại Hà Nội với sổ dỏ dàng hoàng. Bà sống ngoài Hà Nội, lập gia dình với ông Dại Tá QDND Dinh Khang, em LS Dinh Trịnh Chính, một Bộ Trưởng của Sài Gòn. Năm 1955, Bà tập kết ra Bắc, sinh con, dẽ cái ( 2 người ), chính quyền Sài Gòn không biết. Năm 1968, bà sang Pháp, tham gia Hoà Dàm Paris, với tư cách Bộ trưởng Ngoại Giao MTGPMN, tuy rằng bà không sống trong miền Nam dã lâu. Cả thế giới tin bà, ngay cả chính quyền Saigon, cũng tin bà, nên cho người bảo vệ nhà bà tại Mõ Cày, vì sợ bị phá phách sẽ mang tiếng với quốc tế. Năm 1989, khi ông Dinh Khang mất, dám tang trong lặng lẽ, không một ai hay biết, tuy rằng ông là chồng của một người rất nổi tiếng. Có phải chăng, lảnh dạo chúng ta cũng thấy kỳ, khi cho bà xài hai hộ khẩu ?

    ReplyDelete
  7. Tản mạn về những vấn đề trong hệ thống giáo dục Việt Nam: Một hệ thống đào tạo thiếu cả THỢ, thiếu cả THẦY

    Vũ Cao Đàm

    http://nguyenvantuan.net/education/3-edu/1082-dao-tao-ra-nhung-con-nguoi

    ReplyDelete
  8. Theo một nhân viên Hoà Dàm Paris miền Nam kể lại :

    Bà Châu Sa, cháu cụ ngoại cụ Phan Châu Trinh, lấy nguyên lý lịch con gái ông Nguyễn An Ninh là Nguyễn Thị Bình. Bà Nguyễn Thị Bình, nhà tại Phú Nhuận, sang Pháp học Luật vào dầu những năm 1950's.Vì tưởng bà Châu Sa là bà Bình, nên chính phủ Sài Gòn, bổ nhiệm bà LS Nguyễn Thị Vui làm nhân viên Hội dàm Ba Lê . Bà LS Vui lúc còn sinh viên tại Paris, mướn nhà ở chung với một số nữ sinh viên lúc bấy giờ như nữ BS Dương Quỳnh Hoa, Bà Nguyễn Thị Bình v.vv Khi gặp nhau, hai bên hoàn toàn không biết người kia là ai. Bà Vui ở lại Pháp một thời gian thì xin về lại Sài Gòn.

    Dố ai tìm dược một bức hình nào của bà Bình ( Sa ) chụp cùng gia dình trên báo chí. Cách dây không lâu, bà kể lại hiện bà sống với hai người con, sau khi chồng qua dời tại Hà Nội.

    ReplyDelete
  9. Tôi bận nhiều việc quá, hôm nay tình cờ đọc thread này, lý thú thật. Xin comment với chi P.Anh về mấy từ trung thực, lành mạnh và hiện đại mà chị P.Anh tâm đắc và xoáy vào từ khóa trung thực như chìa khóa đánh bật yếu tố lành mạnh, tôi cảm thấy thiếu thiếu gì đó dáng dấp của sự minh bạch. Giả sử nếu một môi trường nào đó hoàn toàn có sự trung thực, nhưng những thông tin trung thực đó được giấu kín thì cũng như không. Sự minh bạch (transparency, mà từ điển Oxford định nghĩa bao gồm 2 nghĩa "the characteristic of being easy to see through", tức phơi bày, công khai các thông tin ra công chúng, và "the quality of something, such as a situation or an argument, that makes it easy to understand", mà yếu tố này bị chỉ trích nhiều ngay cả ở các nước phát triển) bao gồm trong đó sự trung thực rồi, trong đó sự trung thực này phải được phơi bày ra ngoài. Tiếc là mình nói đến cái này quá nhiều, mà những người cổ súy, phát động cho cái này thì lại không làm được mới đáng buồn, chủ yếu là đổ thừa cho 'tính nhạy cảm' của vấn đề để cuối cùng che dấu nó đi, làm mất đi tính minh bạch.

    Tham luận một chút về bạn Vô Danh mà chị P.Anh lại ưng tên Ẩn Danh hơn, vâng, tôi đồng cảm với chị P.Anh. Chắc chắn là bạn 'Vô Danh' đương nhiên cũng có tên gọi đấy chứ, nhưng trong tình huống/blog này thì bạn ưng ẩn danh của mình (tức dấu tên). Chuyện bạn chia sẻ rất sâu sắc, và tôi rất thích. Đây là một ví dụ tuyệt vời cho lối giảng dạy cứng nhắc của hệ thống giáo dục vốn có nhiều 'mẫu' của mình.

    Tòng Anh

    ReplyDelete