Giáo dục đại học của Mỹ là niềm tự hào của dân tộc Mỹ, là mơ ước của các quốc gia, và là điểm đến của rất nhiều tài năng tiềm ẩn trên thế giới muốn tìm môi trường để phát triển tối ưu nhất. Điều ấy không có gì cần bàn cãi.
Nhưng đại học Mỹ cũng có mặt trái của nó, mà ở VN gần đây chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trực tiếp cay đắng qua những trường dỏm, bằng giả hoặc bằng thật như giả, ngày càng bị phanh phui nhiều hơn. Và không chỉ có thế, đại học Mỹ cũng xuất hiện trong nhiều vụ scandal lớn ở các nước khác, trong đó có các nước lân cận, ví dụ như Trung Quốc với vụ lùm xùm về Đường Tuấn và nhiều người khác, đến nỗi, theo một bài báo gần đây trên tờ The Star của Pakistan (hình như thế), các quan chức TQ đang làm một việc chưa bao giờ thấy trong lịch sử thế giới, hẳn là vậy, đó là tự động xóa bớt đi những bằng cấp (dỏm) trong các lý lịch công khai của mình. Đúng là bó tay chấm com thiệt chớ! Bài này tôi đã dịch, sau khi gửi cho báo (chưa biết gửi báo nào) thì sẽ đăng lên đây cho các bạn đọc nhé!
Tại sao mà giáo dục đại học của Mỹ vừa rất hay lại vừa rất dở như vậy nhỉ? Nhiều người, trong đó có cả tôi, tin rằng đó chính là những kết quả mang tính hai mặt (cả tốt lẫn xấu) của triết lý quản lý của giáo dục Mỹ. Triết lý đó, là quyền tự chủ gần như tuyệt đối về mặt chuyên môn của giới đại học, và sự khuyến khích thị trường cạnh tranh tự do trong giáo dục. Chính vì triết lý ấy nên Mỹ mới để cho các trường tư có lợi nhuận thành lập "tá lả", chẳng kiểm định gì ráo cũng không sao (vì đó là quyền của họ), miễn là không được đưa thông tin sai lạc đến người học (ví dụ không kiểm định mà nói là có kiểm định), và không vi phạm pháp luật là được. Còn nếu đi làm ăn ở nước ngoài thì OK, theo quy định của nước đó, nhà nước Mỹ không cần biết và không can thiệp, nếu như nước nào đó (ví dụ như VN) không có luật lệ gì để bảo vệ người tiêu dùng thì họ cũng ... đành chịu thôi, sorry các bạn nhé, hãy tránh đừng chết vì thiếu hiểu biết!
Nhưng nếu đại học tư của Mỹ mà làm hại dân Mỹ, và nhất là sử dụng thiếu hiệu quả các loại tiền trợ cấp cho người học lấy từ ngân sách quốc gia - tức lấy từ tiền thuế của dân - thì khác đấy nhé. Ngay lập tức Quốc hội Mỹ sẽ có ý kiến và đòi sửa luật ngay. Nhưng rồi thì những người trong phạm vi điều chỉnh của luật - cũng là dân nước Mỹ, là các doanh nghiệp hợp pháp, đóng thuế đầy đủ - cũng lại có ý kiến, và thậm chí còn vận động hành lang, tạo các nhóm advocacy, các interest groups vv nữa, để tác động lên quá trình làm luật. Cuối cùng thì có lẽ sẽ có những luật lệ phù hợp nhất cho dân Mỹ, nhưng việc làm luật thì không nhanh, mà trước khi có luật thì dù có làm dỏm cũng không ai bắt được! Nên vẫn là người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình thôi, với sự hỗ trợ thông tin của nhà nước và giới truyền thông, thông qua quyền tự do ngôn luận, và quyền lập hội của tư nhân (các hội bảo vệ người tiêu dùng chẳng hạn).
Tôi viết entry này vì mới đọc trên blog về giáo dục đại học của một vị TS của ĐH Stanford, ở đây này. Entry đó đưa bài viết của vị Chủ tịch (President) của trường ĐH Phoenix, dịch tiếng Việt là ĐH Phượng Hoàng đó nghe, một đại học tư chuyên đào tạo trực tuyến với số sinh viên có lẽ vào hàng đông nhất nước Mỹ. Đại khái, vị chủ tịch này viết bài nêu quan điểm của ông ta về những luật lệ, quy định mới mà quốc hội Mỹ đang bàn bạc để thông qua. Ông ta cho rằng những luật lệ khắt khe sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của giáo dục đại học tư nhân, nơi đang phục vụ hàng trăm ngàn sinh viên không có điều kiện đến trường lớp chính quy bla bla bla ...
Các bạn chịu khó đọc bằng tiếng Anh nhé, mới viết, nóng hổi đó. Và có trao đổi gì thì xin comment vào đây, chúng ta bàn bạc chuyện luật lệ cho dân Mỹ cái coi, cho xôm tụ chút! ;-) (Tôi bỗng nhớ câu: Việc người thì sáng, việc mình thì quáng!)
---
Cập nhật
Ai quan tâm đến "dzụ" này xin mời đọc tiếp ở đây nè. Trong bài này có link dẫn đến toàn văn cái "báo cáo khoa học" về đại học tư có lợi nhuận do một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận nằm trong cái "tập đoàn" ĐH Phượng Hoàng kia. Đọc bài trên washingtonmonthly để thấy mọi việc ở Mỹ cũng phức tạp lắm, và muốn phán đoán, lựa chọn gì thì cũng phải giỏi, có nhiều thông tin, và có critical thinking cho tốt, chứ nếu không lơ mơ là bị ... lừa liền đó. Thì đất nước của tự do mà! Tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do kinh doanh, và cả ... tự do ... lừa nữa, ai ... ngu ráng chịu nghe! Cho nên phải khôn và phải biết tự bảo vệ mình bằng luật pháp, và ai lôi thôi ta kiện luôn, cho chết!
À mà cập nhật thêm, ông Jorge Klor de Alva (tên lạ quá há?) là NGUYÊN chủ tịch của ĐH Phượng Hoàng, nay là Chủ tịch (vẫn Chủ tịch!) của cái Trung tâm nghiên cứu do Phoenix lập ra tên là Nexus Research and Policy Center, nơi thực hiện cái nghiên cứu mà từ đó ổng mới đưa ra ý kiến được đưa lên trên trang collgepuzzle của vị TS Stanford đó.
Đúng là chuyện Mỹ!
Tuesday, September 7, 2010
Đại học tư vì lợi nhuận và mặt trái của giáo dục đại học Mỹ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Chào cô
ReplyDeleteNhân nói tới Pakistan và bằng dỏm, cô đọc bài này đi ạ: http://www.universityworldnews.com/article.php?story=20100828053747366
Bài này em sẽ tóm lại và đưa vào phần điểm tin thế giới của bản tin số 4.
Còn bài của chủ tịch trường DH Phượng hoàng thì đúng là nên đọc tiếng Anh, và có chút general knowledge, để hiểu một số irony trong đó. Văn phong của tác giả thoạt nhìn thì rất trang trọng, nhưng lại có một số chỗ mỉa khá đáo để như:
"For-profit colleges and universities, the fastest growing segment of American higher education, are being accused by the media, the Department of Education, Wall Street’s short sellers, and Congress of deception, greed and a failure to comply with regulations."
Theo tác giả thì, cùng với Bộ GD, nghị viện, giới truyền thông, đến Wall Street's short sellers (nhà đầu tư bán khống), vốn nổi (tai) tiếng là greedy và deceptive, cũng nhảy vào phê phán đại học tư là tham tiền, lừa đảo và lách luật. Thật là trớ trêu! Chỉ một câu mà vừa có thể kể khổ (rằng xã hội có cái nhìn quá cực đoan đối với ĐH tư), vừa gom Bộ GD Mỹ và dân đầu cơ chứng khoán vào một rọ, thì vị chủ tịch này cũng chả phải tay vừa. :))
SGK
Hi SGK,
ReplyDeleteEm đọc phần cập nhật của cô chưa?
Còn bài em nói trên UWN thì cô đọc rồi, từ hôm qua khi UWN ra lận. Giật gân, đúng không? Vụ bằng giả, dỏm ở Pakistan cũng li kỳ lắm, cả tháng nay rồi. Em có thấy trên blogroll của cô có mấy cái liên quan đến Diploma Mills và Fake Degrees không?
Em cả ngày trên mạng thì phải SGK nhỉ (giống cô ấy mà ;-))