Saturday, March 19, 2011

Xã hội hóa giáo dục, socialization of education, và thắc mắc về tài liệu tham khảo trong một bài viết

Cập nhật ngày 30/3/2011
Có một vài bạn bè gửi mail hỏi tôi xem "vụ" socialization này cuối cùng như thế nào. Xin trả lời là cho đến nay TS PTL hoàn toàn im lặng không trả lời, dù tôi đã gửi thư hai lần trực tiếp vào hộp thư chính thức của TS PTL đề nghị được trao đổi.

Ngoài ra, tôi cũng có viết thêm một entry về vấn đề này để giải thích cách dùng từ "socialization" trong bài viết của Erich Rauch. Entry ấy ở đây. Các bạn có thể đọc để hiểu thêm, và góp phần vào cuộc tranh luận này nhé.
-----------------------
Hôm nay đọc báo, tôi thấy nhắc nhiều đến một hội thảo mới được tổ chức ngày hôm qua, trong đó có phát biểu trích trong tham luận của TS Phạm Thị Ly thuộc ĐHQG-HCM. Tôi đoán là bài ấy có trên trang web của TS Phạm Thị Ly nên đã vào đó tìm, và quả nhiên là thấy.

Tôi đã đọc qua bài viết nói trên của TS Ly về vấn đề "xã hội hóa" giáo dục, và vì biết rằng "xã hội hóa" theo cách hiểu của VN thì hoàn toàn không giống với cách hiểu từ "socialization" trong tiếng Anh, nên vô cùng bất ngờ khi nhìn xuống danh mục tài liệu tham khảo có bài viết của tác giả Erich Rauch năm 2010 với tựa là "The Socialization of Education".

Bất ngờ, vì bài viết này tôi đã tình cờ đọc qua rồi, trên trang web của một tổ chức tôn giáo, có lẽ là Tin Lành của Mỹ, link ở đây: http://americanvision.org/2624/the-socialization-of-education/. Điều đáng nói là bài viết đó hoàn toàn không có liên quan gì đến việc "xã hội hóa" theo cách hiểu của VN như nội dung của bài viết của TS Ly, mà đưa ra lập luận rằng mục đích của giáo dục (ít nhất là theo quan điểm Thiên Chúa giáo) là để tôn thờ Chúa.

Nghi rằng mình đã nhầm, nên tôi kiểm tra lại trong "nguồn" tài liệu do TS Ly cung cấp một cách khá mơ hồ là www.scn.org. Đó là trang web của Seatle Community Network, một trang rất rộng với nhiều trang con (lẽ ra TS Ly cần phải đưa link chính xác đến tận bài viết mới đúng). Tôi tìm mãi (dùng công cụ search trên trang web www.scn.org) nhưng không thấy. Cuối cùng phải dùng google search, gõ tên tác giả, tên bài viết, năm 2010, và quả nhiên tìm được bài viết mà tôi đã đọc, đã đăng từ tháng 5/2010.

Xin được giải thích thêm về từ khái niệm "socialization" trong giáo dục. Ngay trên website mà TS Ly đã giới thiệu, trong mục trao đổi, có thể thấy người ta đã định nghĩa rõ ràng như thế này:

Much of what is written about socialization is social psychology, from the individual point of view, but here it should be sociology, from the society point of view.

While from the point of view of the individual, the process is what makes us human, in contrast, from the point of view of society and culture, it is the means that culture and society perpetuates (reproduces) itself.

Both socialization and education involve learning, but there is a difference important in sociology.

Socialization is what happens every day of our lives, is not planned, involves our learning our identities, the nature of reality, and how to get along with others.

Nói vắn tắt bằng lời của tôi, theo cách tôi hiểu thì trong tiếng Anh từ "socialization" có nghĩa là "giúp cho một cá nhân có những kỹ năng của một "sinh vật xã hội", tức có kỹ năng giao tiếp với người khác, và có trách nhiệm với cộng đồng", gần tương đương với các khái niệm "kỹ năng mềm" hoặc "kỹ năng xã hội". Riêng với các tôn giáo thì họ hiểu "socialization" này theo hướng tôn giáo, tức dạy cho con người (trẻ em) có những giá trị quan trọng, đó là quan hệ tốt với thượng đế và tha nhân (vì 2 điều răn quan trọng nhất của đạo Thiên Chúa là mến chúa và yêu người).

Những điều tôi vừa nêu ở trên làm cho tôi vô cùng thắc mắc, với tư cách là một đồng nghiệp, cùng là những người giảng dạy và/hoặc nghiên cứu ở trong trường đại học (lại là nghiên cứu về giáo dục nữa), xin trao đổi lại với TS Phạm Thị Ly như sau:

1. Có chắc là TS đã nêu đúng tên bài viết của Eric Rauch, hay có nhầm lẫn gì trong tên tài liệu hoặc tên tác giả mà TS đã đưa trong danh mục tài liệu tham khảo của mình?

2. Nếu đó đúng là bài viết và tác giả mà TS muốn nhắc đến, thì TS đã đọc bài viết đó chưa? Nó liên quan gì đến những luận điểm trong bài viết của TS? Nếu không có liên quan gì và TS không sử dụng nó để viết bài của mình, thì sao TS lại đưa vào danh mục tài liệu tham khảo?

3. TS chỉ giúp xem có nơi nào định nghĩa từ "socialization (of education)" trong tiếng Anh tương tự như TS đã dùng trong bài viết của mình hay không? Theo tôi hiểu, nếu TS muốn tìm tài liệu tiếng Anh cho bài viết của mình, thì TS nên tìm với những từ như privatization, marketization, hoặc đúng hơn là the use of market forces in education, thì mới có cái gì đó để tham khảo.

Tôi sẽ để ngỏ bức thư này trên trang blog này của mình, vốn là nơi cung cấp thêm thông tin cho các sinh viên và đồng nghiệp của tôi, và rất mong TS bỏ chút thời gian cho tôi được có câu trả lời trong thời gian nhanh nhất. Điều này rất quan trọng, vì bài viết của TS hẳn đang được mọi người quan tâm đọc sau những thông tin trên báo chí, và có một số sinh viên ngành giáo dục thường đọc trang web của TS. Nếu những người này biết tiếng Anh (bây giờ nhiều người biết rồi), nếu họ thắc mắc và hỏi tôi, nếu tôi giải thích như tôi hiểu ở trên thì cũng đồng nghĩa với việc tôi khẳng định TS đã có nhầm lẫn trong cách hiểu khái niệm socialization cũng như trong việc tra cứu tài liệu. Như thế, tôi lại bị hiểu lầm và mang tiếng là cố tình chê bai đồng nghiệp của mình.

Khi có được những câu trả lời của TS thì tôi sẽ đưa lên đây để tạo một diễn đàn học hỏi, tranh luận, chia sẻ kiến thức, một điều mà giáo dục VN đang rất thiếu và rất cần làm, vì nếu không thì sẽ tạo thêm sự hỗn loạn cho giáo dục VN trong cái thời bệnh thành tích, bằng giả, trường ma, kiến thức rỗng, tiến sĩ giấy như thế này.

Trân trọng.
------------------------------------
Những tài liệu có liên quan đến khái niệm socialization, cần lưu:

1. Educating and Socializing: A proper distinction. Link: http://www.educ.sfu.ca/kegan/read823/Edsoc.html

Trích:
Distinctions between educating and socializing have been made a number of ways, and the two have also been treated by some people more or less as synonyms. Usually the distinctions hold socialization to be the process of preparing someone to be a competent social agent within a particular society, and education to be something in addition to this, which might include being able to reflect critically on one's particular society or might include a range of more or less refined cultural attainments whose value to the individual might seem clear but whose value to society at large is less clear. Underlying most of the distinctions is an implication -- though it has not perhaps been put so starkly -- that anything which may reasonably be called socializing has implict in it the impulse and tendency to make people more alike, and the contrasting impulse and tendency in education is to make people more distinct.

2. Education as socialization - Link: http://www.doccentre.org/docsweb/Education/Scanned_material/n20/education%20as%20socialization.pdf

Trích:
Education is a major instrument of socialization. In simple societies it may be almost exclusively what we may call 'primary' socialization- the training of children in the appropriate forms of behaviour and skills required by all members of that society. Secondary socialization — the preparation of children for particular roles in society — will be largely restricted to those societies whose complexity allows their members to pursue a much greater variety of interests and to specialize in the development of specific talents.

3. Socialization, Education, Schooling - Link: http://home.comcast.net/~erozycki/Socialization.html

Trích:
Socialization - Related terms: training, discipline, learning, acculturation; Contrasting terms: isolation, exclusion, degeneration, feral, autistic, solitude
Education - Related terms: development, learning, edification, tutelage, direction; Contrasting terms: stupidity, vulgarity, coarseness, ignorance, talent
Schooling - Related terms: instruction, institutionalization, learning, teaching; Contrasting terms: knack, talent, haphazardness, autodidactic

4. Trends in early childhood education in Vietnam: The "Socialization of Education" .... Link: http://www.childresearch.net/PROJECT/ECEC/asia/vietnam/report10_01.html

Trích:
The policy of the “socialization of education” has been promoted in recent years. This policy is based on the idea that education should be supported by the whole of society and that educational expenses should be borne by various parties besides the central government. The “socialization of education” was also clearly set out in the education law of 2005, which states that, “To develop education and to build a learning society are the responsibilities of the State and of the whole population. The State shall play the dominant role in developing the mission of education; carry out the diversification of schooling types and modes of education; encourage, promote and facilitate organizations and individuals to take part in the development of the mission of education. It is the responsibility of all organizations, families and citizens to take care of education, to cooperate with schools in realizing the goals of education, and to build a sound and safe educational environment.” The concrete forms of the socialization of education, among others, are 1) diversification of funding for education, 2) diversification of the forms of school establishment (the privatization of education), and 3) promotion of educational activity projects by non-governmental actors such as enterprises, and community organizations.

Chú thích: Đây là bài viết của nước ngoài nói về giáo dục VN. Chú ý là họ dùng "socialization of education" trong ngoặc, ý nói tiếng Anh không gọi như thế.

5. Socialization of public education - Link: http://statesmansentinel.com/socialization-public-education
Bài này dường như có quan niệm về socialisation khác hẳn với những cách dùng trong các bài trên, đó là (có vẻ thế): "xã hội chủ nghĩa hóa" giáo dục công (tức phát triển giáo dục công theo hướng xã hội chủ nghĩa, hình như thế?)

6. Trao đổi trong nhóm Vietnamese Studies Group về cách hiểu từ Socialization - Link: http://www.lib.washington.edu/Southeastasia/vsg/elist_2005/Concept%20of%20'Socialisation'%20in%20Vietnam.htm
Trích:
Hi Anthony and list

Excuse me if I sound cynical, but is "socialization" not primarily a euphemishm for privatization? Naturally, the latter concept does not sit well with collectivist values and whatever is left of the socialist ideology. It seems that many cases of socialization entail complete handover of responsibility for services to private entities that are only nominally run by the users and fee payers, such as the parents in the case of new private schools, kindergartens, clinics, etc.

It is particularly interesting if the Vietnamese term socialization (xa hoi hoa) is the same as the now all but forgotten Marxist term. In neo-Marxist terminology, socialization (also) described a tendency in late capitalism to increasing support from society for the reproduction of the labor force. I.e., capitalist enterprises would not accept their social responsibility and rely on the welfare state to provide education, care for the sick and elderly, etc. It would be surprising if the Vietnamese leadership had picked the same term for what it seeks to portray as a healthy and desirable policy. But that I don't know...

Regards,
Rolf

Link này rất đáng đọc. Có lẽ cần phải có một entry riêng về từ này.

6 comments:

  1. Chị PA,

    Chị thật sắc sảo, bài chỉ mới viết, báo chí chỉ vừa mớiđưa tin mà chị đã tìm ngay ra được sơ hở chết người này. Bái phục, bái phục.

    Em
    QHD

    ReplyDelete
  2. Hi QHD,

    Chị đang chờ câu trả lời, em ạ.

    PA

    ReplyDelete
  3. Chào cô

    Từ socialization thật ra có nhiều nghĩa. Trong Xã hội học (em chỉ viết võ vẽ ngành này vì có học qua một khóa nhập môn) thì socialization có nghĩa đúng như cô đã hiểu. Trên thực tế, không chỉ kỹ năng mềm, mà chuyện tiếp nhận bất kỳ điều gì (bao gồm kiến thức) có ích cho hòa nhập xã hội đều có thể coi là socialization.

    Ở góc độ kinh tế (cũng ít nhiều có liên quan đến những gì cô nêu ra), "socialization" có thể hiểu là: "Socialization is a process that takes place under capitalism as large-scale manufacturing displaces small-scale and family-owned production shops, making production an increasingly social act while appropriation of the social profit and exchange of the commodities produced is the private act of a small group of capitalists or an individual owner."

    (http://en.wikipedia.org/wiki/Socialization_(economics)

    Entry của wiki (tạm dùng nguồn này vì nó ngắn :D) có nói thêm:

    "Particularly in the United States, the term "socialization" has been mistakenly used to refer to any state or government-owned industry or service, and has also been applied to any tax-funded programs, whether privately-run or government-run. The term "socialized" is usually used in a pejorative sense, most commonly in reference to publicly-funded health care programs."

    Như vậy, thật ra ở Mỹ người ta cũng thường dùng sai nghĩa từ "socialization". Mà nghĩa hiểu sai đó (chuyển một ngành dịch vụ hay công nghiệp thành sở hữu của nhà nước) lại đi ngược với cách hiểu của người Việt về xã hội hóa. Như vậy, khi chúng ta dịch sai cụm từ "xã hội hóa" thành socialization, rồi một số người Mỹ lại hiểu socialization theo cách họ thường dùng (không khớp với nghĩa học thuật của từ này), thì kết quả là họ sẽ hiểu ngược hoàn toàn ý tiếng Việt!

    Đáng nói là, cách dịch sai này khá phổ biến ở Việt Nam. Ngay trên www.chinhphu.vn em thấy mẩu tin này: "VN to further boost socialization in health, education and culture" (http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=439,1090459&_dad=portal&_schema=PORTAL&pers_id=1091147&item_id=5401157&p_details=1).

    Xin nói thêm về cách dịch "xã hội hóa": Em thấy một số người dịch là public/community/stakeholder participation (dùng với động từ enhance/encourage). Bản thân em cũng có vài lần dùng cụm từ "public participation" khi dịch "xã hội hóa". Khi nói "xã hội hóa giáo dục", người ta thường hiểu là khuyến khích tư nhân và người dân tham gia những lĩnh vực thường do nhà nước đảm trách. Chỉ "khuyến khích", chứ ở VN khó lòng mà privatize (tư hữu hóa) ngành giáo dục hay các dịch vụ công quá. :) Còn marketize (khiến những doanh nghiệp nhà nước chịu ảnh hưởng của cung, cầu,...) thì không sát lắm. Cô nghĩ thế nào?

    SGK

    ReplyDelete
  4. Hi SGK,

    Comment của em hay quá! Cô sẽ lấy đưa lên thành một entry mới để bàn về cách hiểu khái niệm xã hội hóa trong giáo dục nhé. Nhưng sẽ chờ thêm vài ngày nữa đã, để cô có thì giờ đọc, và cũng để chờ TS PTL trả lời cô (nếu cô ấy có thì giờ hoặc có quan tâm để trả lời).

    Nhân tiện, cô hoàn toàn đồng ý với cách dịch "public participation" của em cho khái niệm XHH giáo dục hiểu theo cách của VN.

    Và, chúc mừng em đã có job trong ngành giáo dục ở Singapore! Cô đang có mấy ý tưởng "làm ăn", sẽ viết thêm cho em qua mail sau nhé.

    PA

    ReplyDelete
  5. Thưa Cô! Trong khi học môn Educational Policy ở Bỉ, khi nhóm sinh viên VN nhắc đến cụm từ "socialization of education" với ý nghĩa là các thành phần kinh tế khác nhau có thể tham gia đầu tư giáo dục thì GS không hiểu ý nghĩa cụm "socialization of education" đó ngay lập tức và chúng em phải giải thích thêm. Hôm ấy lớp em bàn về Neo-liberalism và đề cập nhiều đến thị trường tự do để cạnh tranh và sự quản lý của nhà nước. Theo em thấy, "privatization of education" hay "marketization of education" có một ý nghĩa nhất định, nhưng ở góc độ tư tưởng hiện thời ở VN, các cụm ấy không phù hợp. Em thấy cụm từ "public participation" của SGK khá thú vị và cũng xin phép học hỏi.

    Bài viết của cô rất có ý nghĩa! Và em hy vọng là các tài liệu về tình hình hình giáo dục VN trong thời gian gần đây, khi được dịch sang tiếng Anh thì cụm "xã hội hóa giáo dục" sẽ được quan tâm để thế giới có thể hiểu ngay việc mà giáo dục VN đang làm mà không cần phải trang bị thêm một vài thông tin khác.

    ReplyDelete
  6. Đọc thêm về tác giả ở đây
    http://americanvision.org/author/eric/
    sẽ biết ông này chuyên viết về cái gì.

    ReplyDelete