Monday, March 7, 2011

"Cuộc thí nghiệm giáo dục táo bạo: Mỹ nên học gì từ TQ?"

Tôi vừa đọc lướt qua tựa bài viết mà tôi đã dịch làm tựa của entry này trên trang blog của GS Yong Zhao, vị giáo sư người Mỹ gốc Hoa đang giảng dạy tại ĐH Oregon (có thể xem lý lịch khoa học của ông ở đây). Mặc dù chỉ mới đọc cái tựa thôi, nhưng tôi vẫn tin rằng đây là một bài đáng đọc và giới thiệu, vì nó có liên quan đến một vấn đề nóng, không chỉ đối với Mỹ mà còn đối với toàn thế giới, trong đó tất nhiên có VN.

TQ rõ ràng đang trỗi dậy để trở thành một cường quốc giáo dục, với nhiều thành tích nổi bật. Số lượng đại học TQ trong danh sách các trường top 100, 200, 500 trên các bảng xếp hạng khác nhau của thế giới tăng chậm rãi nhưng đều đặn trong nhiều năm qua. Kết quả thi PISA vừa qua cho thấy học sinh Thượng Hải chiếm vị trí hàng đầu thế giới khi mới tham gia lần đầu tiên. Cuốn sách mang tính tự truyện của bà Mẹ Hổ Amy Chua với 2 cô con gái "hạng siêu" cho thấy rõ ràng là phương pháp giáo dục khắt khe của TQ đem lại những kết quả rất tốt. Và mới đây là sự xuất hiện của cặp song sinh Hổ Con "văn võ song toàn" ở Hongkong (đọc ở đây), lại một bằng chứng nữa của "tính ưu việt" của phương pháp giáo dục của TQ. Nếu các nước quan tâm học tập từ kinh nghiệm của nền giáo dục TQ thì cũng là lẽ đương nhiên thôi.

Nhưng ai học thì học, chứ Mỹ mà cũng phải học từ giáo dục TQ sao? Xét về triết lý, có thể nói hai nền giáo dục Mỹ và TQ là trái ngược nhau. Một bên nhấn mạnh tư duy độc lập, thái độ phê phán đối với hiện trạng, sự sáng tạo và những góc nhìn độc đáo, riêng biệt khác người. Một bên nhấn mạnh học hỏi từ kinh nghiệm của người đi trước, giữ nguyên trạng, làm giống như mọi người, theo những con đường đã vạch sẵn. Cho nên nếu bây giờ Mỹ mà phải học theo TQ thì đây sẽ là một thay đổi căn bản về triết lý giáo dục, chứ không chỉ là vấn đề phương pháp nữa.

Chính vì thế mà tôi cho là bài này đáng đọc, mặc dù chưa có điều kiện để đọc. Thôi thì nêu vấn đề ở đây và lưu lại cái link, như đặt một cục gạch giữ chỗ, để khi có thời gian sẽ quay lại vấn đề này vậy.

Nhưng trước khi kết thúc cũng xin đưa vào đây một vài trích dẫn ở phần kết luận - và, các bạn chú ý nhé, những bài học mà tác giả bài viết đưa ra đây hoàn toàn không giống như bạn nghĩ một chút nào đâu! Xin hãy đọc dưới đây.

Lessons for America
The first and most obvious lesson is that America must increase, not decrease, support for research and education. Across the United States, public investment in education, both K-12 and higher education, has been on the decline for a number of years already. This economic recession is forcing even deeper cuts at all levels. But cutting investment in research and education is cutting short America’s future.

[...]

The second lesson is do not standardize American higher education in the interest of accountability. In recent years, there has been increasing desire to hold higher-education institutions accountable. I wholeheartedly support the intention to ensure that all higher-education providers indeed provide high-quality learning experiences but I worry that in the push for accountability we lose what has made America’s higher education system the best in the world: diversity, autonomy, and academic freedom.

[...][I]t is much easier to build government regulations and standardization than create autonomous, independent, and unique learning institutions that cherish knowledge creation, explore new territories, nurture curiosity and creativity, value independent and critical thinking, and embrace diversity and flexibility.

Đoạn cuối cùng này cho ta thấy, hóa ra tác giả vẫn kết luận là triết lý của Mỹ tốt hơn, bền vững và lâu dài hơn, mà người Mỹ cần phải nhận ra chứ đừng bị chùn bước trước những thành tích hiện nay của một TQ đang lên.

Rất thú vị và đáng đọc các bạn ạ!

Quên nữa, các bạn có thể tìm thấy bài viết của GS Zhong Yao mà tôi đang giới thiệu ở đây.

No comments:

Post a Comment