Saturday, May 15, 2010

Tin giáo dục Anh quốc: Cần tăng học phí đại học để tăng chất lượng

Tin đó ở đây.

Sáng ra nhìn blogroll thấy cái tựa bài viết trên tờ Telegraph, tôi vội đọc và điểm tin này ngay. Vì ở VN cũng đang có một vấn đề tương tự, đang gây tranh cãi rất dữ.

Tôi thuộc về nhóm người (nói ra thế nào cũng bị mọi người ... chửi) ủng hộ việc tăng học phí, mặc dù cũng rất ủng hộ việc phải có những giám sát chặt chẽ hơn và chế tài mạnh mẽ đối với những trường kém chất lượng (well, quan điểm này cũng sẽ bị chửi luôn cho mà xem, như thế tức là được cả 2 phe cùng ghét, do không chịu đứng hẳn về phe nào!)

Hãy xem quan điểm của "bọn đế quốc sài lang" về học phí là gì?
The 1994 Group, which represents top institutions such as York, Durham, Exeter, Lancaster and St Andrews, said that the existing £3,200-a-year cap should be lifted to “enhance excellence in learning and teaching”.

It said that fees for the poorest students should be subsidised, suggesting higher costs for those from middle-class backgrounds.

Universities should also be able to charge more for the most expensive or sought-after courses, it was claimed. This would lead to a rise in fees for those students taking subjects such as medicine or law.

Nói ngắn gọn: quan điểm là nhà nước không nên ấn định mức trần học phí. Sinh viên nghèo thì nên "bao cấp" hẳn, còn nhà trung lưu trở lên thì phải đóng học phí cao hơn. Các trường thì phải có quyền xác định mức học phí cho các ngành hot, có nhiều người mốn học, như y hoặc luật chẳng hạn.

Quan điểm đó dựa trên lập luận gì? Câu trích dẫn dưới đây theo tôi là rất đáng giá:
Professor Paul Wellings, 1994 Group chairman and vice-chancellor of Lancaster University, said: “Quality can only be maintained by a combination of increasing both institutional autonomy and funding. If the aim is to enhance quality, then a staged increase in the fee level above the baseline would be needed.”

Xin dịch phần in nghiêng đậm:

"Chất lượng chỉ có thể được duy trì bằng cách kết hợp gia tăng cả sự tự chủ đại học lẫn nguồn kinh phí. Nếu mục tiêu đặt ra là cải thiện chất lượng thì cần phải đưa ra một kế hoạch tăng học phí lên mức cao hơn mức trần hiện nay."

Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm nói trên, chỉ thêm một câu: đúng, với điều kiện hệ thống giám sát chất lượng phải hoạt động hiệu quả, thưởng phạt nghiêm minh.

Vậy vấn đề công bằng trong giáo dục và cơ hội cho tất cả mọi người có tài năng (no adult left behind, "nhái" khẩu hiệu của Mỹ từ thời chính phủ Bush - hình như thế - no child left behind) thì sao hả, các bác "đế quốc Anh" kia?

Câu trả lời đây:
“Higher education fees should be subsidised for the poorest students. Non-repayable student support should be directed to those in most need.”

The 1994 Group also claimed that universities should be rewarded for having low drop out rates.

Giáo dục của VN có học được gì ở chỗ này không nhỉ? Hay là do tính ưu việt của hệ thống quản lý giáo dục đại học VN, nên ta không có gì để học của thế giới cả?

Và ... "bốn nghìn năm ta lại là ta"?

5 comments:

  1. Chào cô

    Em thuộc phe "wait and see", tức là vẫn đang chờ những số liệu, lập luận cụ thể hơn từ Bộ GD-ĐT trước khi quyết định mình có ủng hộ việc tăng học phí ĐH hay không.

    Bởi lẽ, một mặt Bộ bảo cần tăng thêm chi tiêu cho giáo dục để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy, mặt khác người ta vẫn thấy tình trạng lãng phí tràn lan ở mọi cấp học. Hội thảo vô bổ, phòng vi tính hiện đại nhưng chỉ dùng để dạy Word và Excel... - những thứ đó đã ngốn không biết bao nhiêu tiền thuế của dân. Như vậy, người ta có quyền đặt câu hỏi: nếu các khoản chi tiêu lãng phí đó biến mất, việc tăng học phí có còn cần thiết không? Nếu vẫn cần thiết, thì mức tăng ắt hẳn cũng không nhiều như Bộ đề xuất?

    Chưa trả lời được những câu hỏi đó, thì việc định ra một mức tăng học phí nào đó sẽ vẫn giống như một quyết định duy ý chí, và con số đưa ra cũng hoàn toàn arbitrary.

    Em cũng ủng hộ việc subsidize cho học sinh nghèo. Vấn đề là ở VN, làm thế nào để xác định thu nhập của gia đình một học sinh (để xem có cho financial aid hay không)? Chỉ dựa trên thu nhập chính thức của phụ huynh thì hình như hơi misleading, và dễ dẫn tới distorting effects, vì tình trạng sống bằng bổng thay vì lương khá phổ biến ở nước mình. Em nghĩ Bộ GD-ĐT nên nghĩ cho thấu đáo vấn đề này khi soạn thảo đề án tăng học phí ĐH.

    SGK

    ReplyDelete
  2. Vấn đề đại học là vấn đề của mỗi trường. Trong đó, học phí cũng là của nhà trường. Tiền nào của nấy. Nhà nước không nên nhúng tay vào. Nhà nước nhúng tay nhiều quá tất sẽ loạn.

    Nếu trường có chất lượng tốt thì họ được quyền đòi học phí tương xứng với sản phẩm họ làm ra. Họ phải có lợi nhuận và họ lấy lợi nhuận để thu hút nhân tài bằng học bổng. Đó mới là tư duy giáo dục tốt. Còn trường chất lượng kém thì dù học phí có thấp cũng khg ai học. Qui luật cung cầu phải khoa học. Nhà nớêc khêng nín dính vào những chuyện như thế này, dính vào chỉ làm xấu thêm thôi. Nó cũng giống như cá mè 1 lứa thì chỉ làm mất tính phấn đấu và cạnh tranh đi lên mà thôi.

    ReplyDelete
  3. SGK và bác Hải,

    Phát huy truyền thống ... ba phải, tôi đồng ý với cả SGK lẫn bác Hải.

    1. Đúng là các trường công lập chưa chứng minh được trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí, nên đòi tăng học phí cũng khó mà được chấp nhận. Các trường khi kiểm toán tài chính cũng như khi kiểm định chất lượng đều bộc lộ ra rất nhiều sai sót, lơ là, hoặc bất hợp lý, thiếu hiệu quả trong sử dụng kinh phí.

    Nhưng không phải vì thế mà nhà nước phải áp đặt một mức kinh phí thấp đến mức vô lý đến như vậy đối với các trường công. Nếu tôi nhớ không lầm thì mỗi năm học phí là khoảng 2.5 triệu? tức chưa đến 150 USD/năm, vị chi là 15 USD/tháng. Có nơi nào trên thế giới có mức học phí phi lý đến như vậy không?

    2. Về vấn đề hỗ trợ người nghèo, SGK nói đúng về việc làm sao để biết ai nghèo. Việc này đúng là một việc sẽ nói mãi mà không đi đến đâu. Nhưng giả sử cách xác định như hiện nay là chính xác, thì nhà nước cũng cần thay đổi cách cấp kinh phí: không nên cấp kinh phí hỗ trợ trên đầu sinh viên học tại trường (cái này thuật ngữ giáo dục gọi là supply-side financing) mà nên cấp voucher cho người học, và để cho họ có quyền lựa chọn nơi học và trả trên học phí thực tế theo quy định của từng trường. Chẳng hạn nếu sinh viên được bao cấp có voucher học phí, và nếu muốn chọn ngành triết học vì ... đầu vào dễ chẳng hạn, thì tiền học có thể sẽ rất thấp so với nếu muốn vào trường Luật, nhưng lúc ấy đầu vào có thể cao hơn rất nhiều.

    Đa dạng hóa, và để thị trường và người tiêu dùng giám sát, tạo sự cạnh tranh vv, đó là cách duy nhất để tạo ra chất lượng giáo dục, tôi đồng ý với bác Hải về điều này bác ạ.

    Chúc mọi người ngày nghỉ vui vẻ,

    PA

    ReplyDelete
  4. Huhuhu, tớ có được nghỉ ngày nào như PA đâu mà chúc ngày nghỉ dzui dzẻ hử? :P

    ReplyDelete
  5. Sorry bác Hải, tôi quên mất.
    Vậy thì chúc bác cuối tuần bận rộn hơn ngày thường vậy!;-)

    ReplyDelete