Friday, May 28, 2010

Thông tin học bổng (1): Học bổng Thạc sĩ và Tiến sĩ tại ĐH Groningen (Hà Lan)

Vài lời phi lộ:
Thông tin về các loại học bổng thì tôi nhận thường xuyên lắm, gửi thẳng vào mailbox của tôi. Chả là vì ngày xưa khi còn làm ở khoa Anh của ĐH KHXH-NV, tôi rất quan tâm và tham gia rất nhiều mailing lists để tìm học bổng, trước hết là cho chính mình, rồi cho các đồng nghiệp trẻ trong khoa, trong trường.

Sau đó, có lẽ vì một ít kinh nghiệm của mình, tôi đã được chỉ định làm tại Trung tâm Du học của Trường, ban đầu là Phó Giám đốc, rồi kế đến là làm Giám đốc nữa chứ. Và cũng đã vùng vẫy, có một số thành tích, một số kinh nghiệm, và còn kiếm được một ít tiền cho Trung tâm thời ấy, để nuôi quân, đóng "nghĩa vụ" cho trường, và thực hiện các công việc của mình, một cách vừa kiếm sống chính đáng vừa phục vụ xã hội.

Nhưng lúc ấy tôi không thích làm lắm vì thị trường du học bát nháo, mà tôi không chụp giựt, cũng không lươn lẹo, nên rất mệt mỏi. Vì thế, tôi ... trả lại chức vụ cho trường, thậm chí đề nghị đóng cửa Trung tâm vì thiếu tính bền vững về mặt tài chính và nhân sự. Thế là Trung tâm ấy đóng cửa từ năm 2003 đến giờ, không bao giờ mở lại nữa, hic hic hic!

Sau lần đóng cửa Trung tâm ấy thì tôi ... thôi, không quan tâm nữa, vì con trai lớn của tôi thì dường như không thích chất hàn lâm của mẹ nó (cực khổ quá, mà hình như không đi đến đâu), con gái thì còn nhỏ, còn tôi thì rời Khoa để đi làm quản lý chất lượng, và quá bận rộn nữa chứ).

Nhưng bây giờ thì chính Trung tâm của tôi cũng cần có các thông tin này để cho các em còn trẻ ở Trung tâm có cơ hội đi học ở bên ngoài để về ... phục vụ tổ quốc (tôi nói nghiêm chỉnh, không đùa một chút nào). Và các học viên cao học của tôi nữa, họ cũng cần. Và nói chung là người trẻ của VN đều cần có cơ hội đi học ở bên ngoài VN để hiểu biết về thế giới, chuẩn bị tư thế để hội nhập.

Vì vậy, tôi quyết định mở mục này trên blog, với một mục đích duy nhất là phục vụ cộng đồng. Hy vọng là những thông tin tôi đưa ở đây là có ích.

Và đây là entry đầu tiên của mục này.

--
Thông tin về học bổng đã nêu có thể tìm thấy ở đây.

Dưới đây là một vài tóm tắt:

- điều kiện nhận học bổng:
Candidates should: be nationals of and have their permanent residence in one of the country’s listed (có Việt Nam, yên chí đi các bạn!), have a good command of the English language, be in good health so health insurance in the Netherlands can be arranged, be available for the whole period of the fellowship and be able to take part in the entire study programme, have no other means of financing the study in question.

Further criteria for approval are: (a) academic excellence, shown by academic performance and may be confirmed by letters of recommendation from university professors; (b) contribution of candidate’s education in terms of strengthening the scientific capacity in the candidate’s home country; (c) perspectives to a long-term linkage between the home institution and the University of Groningen.

- thời hạn nộp hồ sơ:
Deadline: Applicants need to meet the deadline of the respective Master’s or PhD programmes. Application forms for Master’s programmes can be found through the websites or Admissions Offices of the respective faculty or Graduate School . Application deadline for the scholarship is 22 February. (Như vậy bây giờ mọi người cần chuẩn bị hồ sơ để có thể nộp vào tháng 2/2011 nhé.)

- thông tin liên hệ:
For detailed information regarding the scholarship programme, please contact the office of the Ubbo Emmius Fonds. E-mail: msd@rug.nl, tel. +31 (0)50 363 7597, fax: +31 (0)50 363 7598. Postal address: Eric Bleumink Fund, University of Groningen, P.O. Box 72, 9700 AB Groningen, The Netherlands.

Muốn biết thêm chi tiết thì vào trang này: http://www.rug.nl/prospectiveStudents/scholarships/ericBleumink

Good luck! Nếu các bạn có thắc mắc hoặc muốn chia sẻ gì thì dùng chức năng comments của trang blog này nhé!

3 comments:

  1. "The grant covers the tuition fees plus the costs of international travel, subsistence, books, and health insurance."

    Subsistence ở đây có thể hiểu là bao gồm ăn ở không cô nhỉ?

    SGK

    ReplyDelete
  2. Hi SGK,

    Ừ, cô nghĩ thế. Nhưng tốt nhất là viết thư hỏi trường đó!

    Em chắc có nhiều kinh nghiệm về xin học bổng phải không? Có thể chia sẻ với mọi người được không?

    PA

    ReplyDelete
  3. Chào cô

    Thật ra con đường tìm học bổng của em khá bằng phẳng. Theo em nghĩ, muốn đăng ký vào trường nào cứ lên phần Financial aid/scholarship trên trang web ở trường đó (thường nằm ngay trong phần Admission) để xem và đăng ký theo hướng dẫn. Em nghĩ cứ liên hệ và hỏi thông tin trực tiếp từ trường sẽ tốt hơn. Bên cạnh đó, có thể lên các diễn đàn của lưu học sinh VN như vietabroader.org để biết thêm kinh nghiệm của những người đi trước, và vài tips be bé (nhưng chắc cũng quan trọng) mà trang web chính thức của trường không có.

    Em không mấy tin tưởng vào các trung tâm tư vấn du học, vì thấy đôi khi nhân viên tư vấn cũng không hiểu rõ lắm về giáo dục ở nước thuộc mảng mình phụ trách thì phải (hoặc biết nhưng cố tình trình bày thông tin sai lệch). Cũng như chuyện các trường polytechnic ở Singapore (một dạng trường trung học chuyên nghiệp với nhiều ngành) vài năm trước đây được dịch sang tiếng Việt (trong các mẩu quảng cáo du học) là "trường bách khoa" (thậm chí là "đại học bách khoa") - một nhầm lẫn không biết vô tình hay cố ý. Đâm ra mới có chuyện gần đây báo chí đưa tin một sinh viên "ĐH Bách khoa Singapore" được nhận vào Harvard. Điểm nổi bật của tin này chính là việc học sinh một trường trung học chuyên nghiệp, vốn hay bị kì thị, lại có thể vượt qua nhiều thử thách để vào một trường danh tiếng như Harvard - tiếc thay khi dịch ra tiếng Việt thì chi tiết đó bị hiểu lệch đi.

    Nhân nói chuyện học bổng/du học, em muốn góp thêm một ý: có lẽ các trường ở VN nên làm tốt công tác alumni hơn. Chính mạng lưới cựu học sinh và cựu sinh viên sẽ là những người tư vấn du học/học bổng tốt nhất. Một người phụ trách tư vấn du học của một trường có thể có nhiều kinh nghiệm, nhưng cũng khó thể biết hết tình hình cụ thể của từng nước, từng trường. Nếu được sự hỗ trợ của các cựu học sinh và cựu sinh viên, chắc chắn sinh viên đã đỡ vất vả hơn trước một rừng thông tin du học thật giả lẫn lộn. Em thấy khoa Toán Tin của ĐHKHTN TPHCM làm điều này khá tốt, nhờ vậy mà số sinh viên tốt nghiệp ở đây tìm được học bổng đi nước ngoài để lấy bằng thạc sĩ hay tiến sĩ mỗi năm một tăng dần. Nếu có dịp chắc cô thử trao đổi thêm với GS Dương Minh Đức ở đó về việc này?

    SGK

    ReplyDelete