Để trả lời câu hỏi nêu trong tựa của entry này có lẽ có nhiều cách. Ví dụ, những khiếm khuyết và thiên lệch trong các hệ thống xếp hạng. Để chứng minh những khiếm khuyết và thiên lệch này chắc không khó, và đã có rất nhiều học giả chỉ ra rồi.
Nhưng ... mặc cho những thiên lệch và khiếm khuyết đó, chưa thấy trường đại học nào, hoặc quốc gia nào, phản đối khi chính mình được xếp vào hạng cao nhỉ? Đa số những sự chỉ trích đối với các bảng xếp hạng quốc tế đều do những người bị xếp hạng thấp nêu ra thì phải. Nên cách trả lời này không khéo sẽ bị người ta cho là ngụy biện mất.
Cũng có thể có một cách trả lời khác, "cao đạo" hơn: Thứ hạng thực ra chẳng có ý nghĩa gì cả. Vấn đề là mình muốn đạt mục tiêu gì, và có đạt được mục tiêu của mình hay không, đó mới là điều quan trọng.
Trung Quốc muốn gì? Rõ ràng là TQ muốn có những trường đại học tốt, để chứng tỏ vị thế hàng đầu của mình, và đồng thời cũng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước Trung Quốc. Đặc biệt là khi hiện nay xét theo thu nhập bình quân trên đầu người thì Trung Quốc vẫn chỉ mới đạt khoảng 4000 USD/năm, thua xa nhiều nước khác ngay trong khu vực châu Á, hoặc thậm chí Đông Nam Á như Singapore. Chẳng thế mà chính TQ đã tự mình tạo ra hệ thống xếp hạng đại học thế giới đầu tiên trong lịch sử, mặc dù sau nhiều năm phấn đấu, vị trí của các trường đại học TQ trong bảng xếp hạng này có vẻ vẫn dậm chân tại chỗ.
Nhưng tại sao Trung Quốc không có những trường đại học hàng đầu kể cả ở châu Á? Kết quả xếp hạng đại học châu Á năm 2010 mới công bố ngày 13/5/2010 vừa qua cho thấy cả ĐH Bắc Kinh lẫn ĐH Thanh Hoa, hai trường đại học tốt nhất mà ta có thể gọi là Oxford và Cambridge của TQ, đều không có trong top 10, trong khi hai trường dẫn đầu trong danh sách này lại là hai trường của Hongkong bé tí ti (well, một cách "kỹ thuật" thì Hongkong cũng thuộc TQ, vậy tức là TQ cũng có đại học dẫn đầu danh sách?). Những trường khác trong danh sách 10 trường hàng đầu này còn có Nhật (không có gì lạ) và Singapore, vv.
Một số câu trả lời mà tôi thu thập được, dù có thể cũng còn tranh cãi, của những người trong cuộc, trả lời từ TQ, cũng như một số quan sát viên khách quan từ bên ngoàilà như sau:
1. Xét về kết quả cuối cùng, ĐH Bắc Kinh có thể có số bài báo không thua kém gì ĐH Yale của Mỹ, nhưng xét về "phần mềm" (tức cơ cấu tổ chức và nhân sự) thì các đại học của TQ vẫn còn thua xa các trường đại học của các nước tiên tiến trên thế giới.
Ý kiến trên là của vị nguyên hiệu trưởng của ĐH Bắc Kinh, được đăng trên tờ Nhân dân nhật báo (People's Daily) ngày hôm nay, ở đây.
2. Nạn đạo văn hoành hành và sự giảm sút về chất lượng nghiên cứu trong thời gian gần đây có thể đã góp thêm vào vị trí thấp của của các đại học TQ.
Đây là ý kiến của Richard Holmes trên tờ University World News số ra ngày hôm nay 16/5, ở đây. Tôi cũng đồng tình với ý kiến này, vì một trong những tiêu chí chấm điểm để xếp hạng của QS là ý kiến của đồng nghiệp quốc tế. Nếu hình ảnh của giáo dục đại học của TQ bị hoen ố đi vì những vụ scandal về đạo văn, thì làm sao các trường đại học của TQ có thể có được điểm cao từ các đồng nghiệp quốc tế được, phải không?
3. Các trường đại học của TQ gần đây đang xuống dốc rất nhanh, vì các tệ nạn quan liêu (bureaucracy) và đạo văn đang có những tác hại nghiêm trọng đến chất lượng hoạt động của các trường.
Ý kiến trên là của GS Trương Minh, giáo sư chính trị học tại trường ĐH Remin tại Bắc Kinh, theo một bài viết đã đăng trên tờ báo Christian Science Monitor, ở đây. Tuy nhiên, ông cũng thêm là do cách quản lý hiện nay tách biệt trường đại học và viện nghiên cứu nên thành quả nghiên cứu khoa học công nghệ của TQ không được nêu đầy đủ. Điều này cũng có thể đúng.
Còn nhiều câu trả lời nữa, nhưng những câu trên đây khá tiêu biểu. GD đại học của VN có học được từ những câu trả lời này chút gì không?
Sunday, May 16, 2010
Trung Quốc không lọt vào top 10 đại học châu Á, tại sao?
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
1. Nếu đúng như nguyên hiệu trưởng ĐH Bắc Kinh nói, ĐH Thanh Hoa có thể không thua kém Yale về mặt công bố khoa học, thì chuyện nó mất tăm trên bảng xếp hạng ARWU (nghiêng về nghiên cứu khoa học) hình như hơi khó hiểu.
ReplyDelete2. Bảng xếp hạng ĐH Châu Á hình như do QS công bố. Đây là năm thứ 2 liên tiếp ĐH Hongkong được danh hiệu ĐH tốt nhất châu Á, tức là năm 2009 nó cũng giữ danh hiệu này. Tuy nhiên, trên Times Higher Education-QS University Ranking 2009 (http://www.timeshighereducation.co.uk/hybrid.asp?typeCode=438) thì University of Tokyo (đứng thứ 3 châu Á năm ngoái) là trường đầu tiên của châu Á vô top, sau đó mới đến University of Hong Kong, Kyoto University (thứ 8 châu Á năm ngoái) và NUS (thứ 10 châu Á năm ngoái). Hai bảng xếp hạng của QS xem ra có những tiêu chí khác nhau?
3. Khá thú vị là, từ năm 2010, Times Higher Education đã quyết định nghỉ chơi với QS:
"We have signed an agreement with Thomson Reuters, the world’s leading research data specialist, to provide all the data for our annual World University Rankings from 2010 and beyond.
We have decided to end our relationship with QS, who will have no further involvement in Times Higher Education's annual World University Rankings."
http://www.timeshighereducation.co.uk/story.asp?sectioncode=26&storycode=408908&navcode=105
Bảng xếp hạng world university của THE năm nay vẫn chưa công bố. Không rõ sẽ có những thay đổi đáng kể nào không? Tuy nhiên, em nghĩ quyết định tìm đối tác mới của Times Higher Education là 1 đề tài thú vị, liên quan đến tính xác đáng của các bảng xếp hạng hiện nay. Nếu có thời gian có lẽ mình cũng nên tìm hiểu thêm.
4. Bản thân em vốn không mấy tin tưởng đến college ranking. Em từng viết một bài op-ed, tựa là Rankling ranking, cho tờ báo của trường để bàn về vấn đề này. Quan điểm của em là "a school is only as good as how its alumni, staff and students feel". Và quan tâm đến sinh viên bằng những hành động, chính sách cụ thể thì vẫn tốt hơn là cố gắng nhích lên từng bậc trong bảng xếp hạng (để rồi tìm mọi lí do để biện bạch khi xuống hạng), và đổ tiền vào các hoạt động branding, PR không thực chất (không gì ironic cho bằng chuyện một đại học tự nhận là internationally reputed research-intensive tertiary institution lại bị rớt hạng vì chỉ số citation per faculty kém!).
5. Suy cho cùng, college ranking ra đời để đáp ứng nhu cầu (có thực) từ phụ huynh (muốn biết trường nào có tiếng để cho con vô học) và đại học (muốn có thành tích để đánh bóng tên tuổi). Vả lại, có lẽ "it's human to be competitive", nên những gì có dính đến xếp hạng, hơn thua sẽ thu hút được sự chú ý của nhiều người (có cả em). Cho nên, em nghĩ người ta sẽ tiếp tục bàn luận sôi nổi về các bảng xếp hạng ĐH trong nhiều năm tới. Điều này cũng hợp lẽ, miễn là chúng ta nhớ hai điều:
- There's more to college ranking that meets the eyes.
- What a ranking table excludes may be as interesting as what it includes, or even more so.
Chúc cô PA tuần mới vui vẻ. :D
SGK
Hi SGK,
ReplyDeleteCám ơn mấy cái còm của em, và cám ơn cả sự hưởng ứng nhiệt tình và phản ứng nhanh của em nữa.
Sorry cô không respond, không phải vì không đọc hoặc không quan tâm, mà vì lúc này cô bận quá. Cả thứ bảy, chủ nhật cũng phải đi làm! Còn các entry trên blog đưa lên liền liền là vì sợ bận quá ý tưởng thoáng qua sẽ quên mất, nên phải đưa lên lưu cho mình.
Quay trở lại các ý kiến trong comment này, em biết là cô đang làm một đề tài về ranking và benchmarking phải không? Cô muốn sử dụng những ý kiến này của em, nhưng sẽ bàn bạc thêm với em sau nhé.
Hẹn gặp em sáng thứ năm này.
PA