Tiếp cận với bộ tiêu chuẩn của AACSB, rồi nghe kinh nghiệm của các trường trong khu vực như Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, thì thấy rằng con đường của đại học VN còn gian lao vô cùng, và còn lâu lắm mới có thể ngang bằng với khu vực, chứ đừng nói thế giới.
Trước hết, sự yếu kém của giáo dục đại học VN nằm ngay ở khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập và công tác của cả giảng viên lẫn sinh viên. Mà nếu không có tiếng Anh thì còn nói gì đến việc hội nhập nền kinh tế tri thức ngày nay nữa!
Để viết về những yêu cầu kiểm định của AACSB (viết để khỏi quên), tôi lên mạng tìm thêm thông tin thì tình cờ đọc được mẩu tin này, đã đăng ít lâu trên báo Người Lao động về đề án tiếng Anh 2008-2020 cho hệ thống giáo dục của VN.
Liếc sơ qua bài viết, tôi đọc được dòng thông tin ... kỳ cục (!) như sau, xin trích nguyên văn:
Trong năm đầu tiên, khoảng 20% học sinh (HS) lớp 3 học ngoại ngữ theo chương trình mới và mở rộng dần quy mô để đạt khoảng 70% vào năm học 2015 - 2016 rồi 100% vào năm 2018 - 2019. Đối với môn tiếng Anh, HS tốt nghiệp tiểu học sẽ đạt trình độ bậc 1 (IELTS: 1, TOEFL: 100), tốt nghiệp THCS đạt trình độ bậc 2 (IELTS: 2, TOEFL: 200), tốt nghiệp THPT đạt trình độ bậc 3 (IELTS: 3, TOEFL: 300).
Đọc xong, tôi ... bủn rủn cả chân tay, vì trời ơi, trắc nghiệm tiếng Anh chính là nghề mà tôi được đào tạo, và luận án tiến sĩ của tôi viết đúng về TOEFL và IELTS đấy.
Xin cung cấp một chút thông tin nhanh. TOEFL đã trải qua nhiều phiên bản khác nhau, trong đó phiên bản giấy (PBT) hiện nay không còn ai dùng nữa (trừ institutional TOEFL có lẽ vẫn còn, nhưng institutional TOEFL chỉ dùng nội bộ, ví dụ trong các vòng sơ tuyển của cơ quan). Phiên bản mới hơn một chút là CBT, tức là phiên bản trên đĩa CD, chỉ tồn tại một số năm sau năm 2000, hiện nay cũng không còn sử dụng (trừ trên những đĩa CD với mục đích ôn tập). Phiên bản cập nhật hiện nay là phiên bản kiểm tra trực tiếp trên Internet, gọi là iBT TOEFL.
Mỗi phiên bản nói trên sử dụng một hệ thống điểm khác nhau. Theo tài liệu của ETS cung cấp năm 2005, ở đây, hệ thống điểm của TOEFL trên 3 phiên bản khác nhau là như sau:
- TOEFL PBT (trên giấy): từ 310 đến 677 (không có điểm nào dưới 300 cả!!!!!!!!!!)
- TOEFL CBT (trên đĩa CD): từ 0 đến 300 (điểm 100 CBT tương đương với điểm 407 PBT và điểm 200 CBT tương đương với 533 PBT)
- TOEFL iBT (trên Internet): từ 0 đến 120 (điểm cao nhất là 120, không có điểm nào cao hơn 120! Còn điểm 100 iBT thì tương đương với 250 CBT tức 600-603 PBT)
Riêng ở VN, vì hệ thống thi TOEFL trên giấy đã quá quen thuộc với mọi người (vì TOEFL có mặt tại miền Nam VN từ trước năm 1975), nên khi nói đến điểm TOEFL người ta thường dùng hệ thống PBT, trong đó vài mốc điểm hay được sử dụng là 450 (bắt đầu sử dụng độc lập, có thể sang Mỹ học dự bị), 500 (điểm tối thiểu để được nhận vào đại học ở những trường không kén chọn), 550 (điểm trung bình mà đa số các trường đòi hỏi để nhận vào đại học), 600 (điểm cần đạt để học sau đại học).
Vậy bài viết mà tôi đọc được đưa điểm TOEFL 100, 200 là TOEFL nào? Nếu là PBT, thì đâu có 100, 200 điểm hả trời???? Còn nếu là CBT, hoặc thậm chí iBT, thì không lẽ học sinh ta giỏi đến vậy? Mới hết tiểu học đã đạt 100 iBT, tức tương đương trình độ để nhận vào sau đại học? Hay nếu dùng CBT, thì cũng có thể đạt trình độ vào đại học rồi?
Hèn gì mà bài viết đó nêu là đề án ngoại ngữ "khó khả thi"! Đặt mục tiêu cao vòi vọi như thế (!!!!) thì "khó khả thi" là cái chắc!
Còn nếu không phải vậy, thì không lẽ đề án thực sự muốn đặt mục tiêu là sau khi học xong trung học phổ thông, điểm tiếng Anh của học sinh cũng chỉ mới đạt trình độ 300 PBT, tức là ... không biết gì hết, vì thi TOEFL mà quẹt đại tầm bậy tầm bạ cũng phải đâu đó trên 300 điểm rồi?
Tôi vẫn nhớ, lúc mới mở cửa vào đầu thập niên 1990, khi các trung tâm ngoại ngữ bắt đầu luyện TOEFL (lúc ấy còn TOEFL giấy), người ta cũng đã đăng trên báo các mẩu quảng cáo luyện TOEFL 100, 200, 300, 400, 500. Điều này chẳng qua là vì TOEFL 500 là mục tiêu cần đạt được của nhiều người nên một vài trung tâm ngoại ngữ đầu tiên đã đưa ra các lớp TOEFL 300, 400, 500; sau đó các trung tâm khác bắt chước nhưng không hiểu rõ bèn chế ra các lớp ... 100, 200!!
Lúc ấy, còn khá trẻ nhưng tôi cũng đã làm hết sức mình (!) bằng cách báo cho bạn bè trong nghề làm báo rằng không thể đăng những mẩu quảng cáo như vậy được. Và sau đó ít lâu thì thấy không còn những cái điểm ... "ảo" (vì không tồn tại) là TOEFL 100, 200 như vậy nữa.
Vậy mà bây giờ, gần 20 năm sau ngày TOEFL trở lại thịnh hành tại VN, những điểm số quái gở TOEFL 100, 200 lại được đưa vào đề án này sao? Không hiểu là nhà báo nhầm, hoặc người đánh máy (?) nhầm, hay người viết đề án nhầm (!!!!). Chà, khó hiểu quá!
Thế này thì đến bao giờ giáo dục VN mới hội nhập được nhỉ? Có ai trả lời cho tôi được không, hả trời?
Chào cô PA
ReplyDeleteĐang gõ comment thì lỡ tay tắt Google Chrome đi, nên giờ em phải hì hục viết lại. :D
1. Theo các tiền lệ ở VN (như vụ Vedan được trao thưởng) thì người phải thảng thốt "Mea culpa! Mea maxima culpa!" bao giờ cũng là nhân viên đánh máy.
2. Theo em trở ngại lớn nhất đối với đề án dạy học ngoại ngữ ở VN là con người. Khoan nói đến trình độ của những người soạn đề án, việc tìm đủ giáo viên tiếng Anh phổ thông có năng lực để thực hiện các mục tiêu đề ra là một thử thách không nhỏ. British Council đã tổ chức một số chương trình huấn luyện giáo viên, nhưng kết quả đạt được xem ra vẫn còn hạn chế. Việc đào tạo tiếng Anh ngắn hạn cho GV tiếng Nga để giải quyết tình trạng thiếu hụt GV tiếng Anh vào cuối thập niên 80 hình như đã để lại nhiều hệ lụy không tốt. Rõ ràng cần sửa sai, nhưng bằng cách nào đây? Cho tới nay, dường như vẫn chưa có một chuẩn nào cho SV ngoại ngữ ra trường! Who will teach the teachers?
3. Nói về bộ chuẩn của đề án. Chuyên môn của em không phải là giảng dạy, kiểm tra ngôn ngữ, nhưng em cũng xin nêu ra vài điểm. Không biết những người soạn đề án (có phải chuyên gia trong lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ?) đã dựa vào đâu để đưa ra các tiêu chuẩn như trên? Liệu có thể vận dụng CEF (Common European Framework) vào bối cảnh VN không? (Hay đề án đã nhắc đến mà em không biết?)
Thật ra chương trình tăng cường tiếng Anh của TPHCM (vẫn còn nhiều bất cập, nhưng xem ra khả thi hơn!) cũng có một bộ chuẩn khác, dựa trên các kì thi của Cambridge:
"Bắt đầu từ năm học 2005-2006, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ phối hợp cùng Hội đồng Anh TP.HCM tổ chức kỳ thi lấy chứng chỉ của Trường Đại học Cambridge với các cấp độ: lớp 2 Starters, lớp 4-5 Movers, lớp 6 Flyers, lớp 7-8 KET, lớp 9-10 PET, lớp 12 FCE. Đây sẽ là chuẩn kiến thức và là tiêu chí phải đạt được đối với HS chương trình TCTA trong thời gian tới."
Lớp 12 mà đạt được FCE (5.0-6.0 IELTS, theo http://www.arts.ac.uk/docs/Equivalence_Chart.pdf) là khá ổn. Dĩ nhiên, đây chỉ là viễn cảnh trên lý thuyết, nhưng vẫn còn đỡ hơn 300 TOEFL PBT!
SGK
Hi SGK,
ReplyDeleteDường như cho tới nay, hiểu biết của cả nước về CEF vẫn còn rất hạn chế em ạ. Mặc dù nó đã tồn tại gần cả chục năm nay rồi, và rất phổ biến trên thế giới. Riêng cô, cô cũng viết về nó từ hồi còn ở trường XHNV, cách đây gần cả chục năm rồi.
Biết làm sao được, em nhỉ?
PA
"Thế này thì đến bao giờ giáo dục VN mới hội nhập được nhỉ? " <=== không ai trả nổi câu hỏi này hết cô PA ơi!!!! :( :( ..hic ..hic .... Buồn vậy đó! Mà đôi khi nói ra sự thật thì lại bị bẻ họng lại mới buồn thêm nữa chứ! ..hic ..hic ...
ReplyDeleteVấn đề của ta bây gời là thiếu người biết sử dụng ĐÚNG người, ĐÚNG việc.
ReplyDeleteHọc là việc vô cùng, và ngọai ngữ cũng dậy. Đừng đóng khung vào chuẩn này chuẩn nọ rồi lại rơi vào dòng xóay như những chứng chỉ A,B,C cho tới bầy giờ. Và cũng sẽ dể tạo ra những "cuộc đua" mới. Chưa kể sẽ làm cho các em nó tự mãn.
Chuẩn có thể là thước đo để đánh gia chung hoặc là phương tiện để du học. Nhưng mục đích cuối cùng của việc học ngọai ngữ là ứng dụng, để giao tiếp, và để học tiếp hoặc buôn bán như ông "Bill" này là quá đạt rồi http://vnexpress.net/GL/Vi-tinh/Giai-tri/2010/05/3BA1BFB0/
Dear Dã Quỳ,
ReplyDeleteGood to hear from you again!
Dã Quỳ có biết câu thơ này không:
Một câu hỏi lớn không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau...
Đó là câu trả lời cho nhiều câu hỏi của Ông Tư này đấy, Dã Quỳ ạ.
Hi TTĐ,
Ở đây có 2 việc khác nhau:
1. Chuẩn đầu ra, là thước đo để người quản lý có thể đặt ra những mục tiêu rõ ràng và đo lường được mức độ thực hiện mục tiêu;
2. Chuẩn năng lực, dùng để xác nhận khả năng của từng học viên, giúp họ có thể dễ dàng tìm được việc đúng khả năng của mình
Cái thứ hai đúng là như em nói, không nên đặt quá nặng dẫn đến bệnh thành tích vv. Nhưng cái đầu tiên thì chắc chắn phải có em ạ. Như vậy mới có thể quản lý hiệu quả giảng dạy được.
Nhưng ở VN thì cả 2 đều kém!!! Biết làm gì đây?
PQ
Hôm nay "ngày tốt" nên được gặp nói chuyện với chị ở quán Trung Nguyên. Nhớ ra rằng đã có dịp xem blog của chị từ trước đó
ReplyDeleteBlog của chị chứa nhiều thông tin rất hay. Cảm ơn chị Phương Anh đã không mệt mỏi đóng góp cho nền giáo dục, và chúc chị luôn mạnh khỏe!
NTZ
Dũng thân mến,
ReplyDeleteCám ơn những giòng "động viên" của em. Chị nghĩ hình như cũng biết em qua một trang blog nào đấy rồi, viết về Toán, về thống kê gì gì đấy, phải không Dũng?
Mong thỉnh thoảng nhận được comment của em về những vấn đề chị nêu, nếu không phải là gặp trực tiếp như ngày tốt hôm ấy ở Hà Nội (nhờ anh Thành đấy chứ, phải không em?)
PA
Chào cô Phương Anh,
ReplyDeleteEm tìm tài liệu về CEF thì đọc được báo cáo của cô về CEF và việc nâng cao hiệu quả đào tạo tiếng Anh. Cô cho em hỏi hiện tại đã có ai dịch tài liệu CEF sang tiếng Việt chưa cô. Em có google thử nhưng không thấy.
Cám ơn cô nhiều.
Lan
Chào bạn, đón ngày mới an vui nhé
ReplyDeleteCũng nhờ cty tuyển sinh sau đại học nên e mói biết được bì viết của cô ah
ReplyDeletetối thiểu TOEFL ITP 500 hoặc TOEFL iBT 45 hoặc IELTS 5.0 hoặc tương đương nhưng e đạt TOIEC trên 300 như z có đạt yêu cầu không cô.
Bài viết cô rất ý nghĩa cho nền GD ở VN
Chào bạn Thành Dương Việt,
ReplyDeleteCâu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi của bạn: 300 điểm TOEIC là rất thấp và không có ý nghĩa gì là bao. Tối thiểu phải đạt 550 TOEIC mới được xem là bắt đầu có thể sử dụng độc lập, và đó mới là 2 kỹ năng thụ động. Để đi học thì phải thi kỳ thi 4 kỹ năng.
Bạn có thể tham khảo thêm bảng tóm tắt về điểm số các kỳ thi tiếng Anh ở đây: http://www.examenglish.com/examscomparison.php
Chúc bạn may mắn.