Monday, May 10, 2010

Đạo văn, độn văn, nhái văn, và "đạo dịch"

Như đã viết trong entry trước, tôi đang viết một bài về việc đạo văn ở các nước phương Tây theo đặt hàng của một người bạn là phóng viên giáo dục. Bài viết đã được gửi đi, có lẽ sẽ đăng trong vài ngày nữa.

Do viết bài này nên tôi có tìm thấy khá nhiều từ ngữ khác nhau liên quan đến các hình thức và mức độ của nạn đạo văn, nên đưa lên đây giới thiệu để chia sẻ với các bạn.

Enjoy!

----
ĐẠO VĂN LÀ GÌ?
Cho đến nay, rất nhiều định nghĩa về đạo văn (plagiarism) đã được đưa ra. Những định nghĩa này có khác nhau ít nhiều về mặt kỹ thuật, chẳng hạn như phân biệt các mức độ chép từ bản gốc:
- chép nguyên văn (đạo văn - plagiarism),
- chép một phần và “chế” một phần mà O’Neill gọi là paraplage (đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy từ này trong tiếng Anh, có lẽ do ghép hai từ paraphrase và plagiarize, tôi tạm dịch là “độn văn” - nghe cũng có lý phải không các bạn?) ,
- đạo văn cố ý và không cố ý (intentional and unintentional plagiarism).
- nhái văn (paraphrase): ý tưởng là của người khác nhưng lời lẽ đã được thay đổi.

Phần mới chép trên đây là một đoạn trong bài viết tôi đã gửi đi, hy vọng nay mai các bạn sẽ đọc được trên báo. Đặc biệt, trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, và Internet hóa hiện nay, có một loại đạo văn rất phổ biến, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như VN, đó là "đạo dịch", tức lấy tác phẩm gốc dịch ra một ngôn ngữ khác rồi nhận đó là của mình. Tương tự như trường hợp TNT đang om xòm gần đây.

Từ "đạo dịch" tôi mới gặp lần đầu tiên trong bài viết của GS NVT khi ông viết về nạn đạo văn cách đây ít lâu. Chẳng biết nó có phải của ông nghĩ ra không, nhưng không thấy chú thích là của ai khác nên tôi nghĩ ông là người đầu tiên dùng từ này --> bản quyền thuộc về ông.

Do đọc thấy từ "đạo dịch" nên tôi tò mò tìm thử xem trong tiếng Anh có thể có một từ tương tự như thế không. Google một cái, thấy ngay: "translated plagiarism", đúng là đạo dịch rồi, hay thật! Nó ở đây này! Đúng là google muôn năm!!!

Chép lại đây các định nghĩa về đạo văn trên bài viết nói trên cho các bạn tham khảo nhé:

• paraphrasing: changing grammar, similar meaning words, re-ordering sentences in original work. Or restating same contents in different words.
• artistic plagiarism: presenting some one else's work using different media, such as text, images, voice or video.
• code plagiarism: using program code, algorithms, classes, or functions without permission or reference.
• forgotten or expired links to resources: addition of quotations or reference marks but failing to provide information or up-to-date links to sources.
• no proper use of quotation marks: failing to identify exact parts of borrowed contents.
• misinformation of references: adding references to incorrect or non existing original sources.
translated plagiarism: cross language content translation and use without reference to original work.

Như vậy, trong 4 từ tôi giới thiệu ở tựa entry này, thì từ đạo văn là có sẵn, từ "đạo dịch" là của GS NVT, còn 2 từ "độn văn" và "nhái văn" là của tôi mới nghĩ ra để viết bài mà tôi đã được đặt hàng để viết. Vậy bản quyền của mấy từ đó là của tôi đó nhé :-). Nói rồi đó nghe, đừng nói là không biết. Mà có biết hay không thì đạo văn vẫn là đạo văn, vẫn cứ vô đạo đức như thường.

Bạn không tin ư? Vậy thì hãy đón đọc bài viết của tôi trên báo (báo nào nhỉ?) trong vòng mấy ngày nữa! ;-)
--
Thêm:
Mới tìm được vài thứ khác, đưa lên luôn để giới thiệu với các bạn và lưu cho mình:
- "crosslingual plagiarism", đạo văn xuyên ngôn ngữ, tức cũng là đạo dịch đấy các bạn ạ! Từ này tìm thấy ở đây.
- vụ đạo văn ở TQ và cách xử lý, ở đây.

13 comments:

  1. Dear chị PA,

    Kakaka, đọc hết các công ước quốc tế, không thấy "Word pragialism". Vì vậy em cứ xài chùa hai chữ Độn Văn & Nhái Văn thoải mái đê.

    ReplyDelete
  2. Hi SG,

    Hừm ... Chưa gì hết đã bị luộc rồi, nguy quá!!

    Mà pragialism của em dịch là gì thế? "Lái văn" à? (nói lái ấy mà, thay vì plagiarism thì thành pragialism ấy?)

    Hay là cách nói của các chú "Chời ơi, dừng lại cho ngộ lái một chút đi?"

    PA

    ReplyDelete
  3. Em nghĩ rằng "paraphrase" không phải là "nhái văn", mà nó là một cách diễn đạt lại ý của người khác bằng ngôn ngữ của mình. Trong khoa học, không phải lúc nào cũng "trích dẫn nguyên văn" vì sẽ gây nặng nề cho bài viết cũng như khó khăn trong cách trình bày và tổng hợp ý. "Paraphrase" là kĩ thuật phổ biến dùng để thay thế cách trích dẫn nguyên văn. Em gọi nó là "trích dẫn diễn ngữ" (trong bài viết em gửi cho Cô qua email có đề cập vấn đề này).

    ReplyDelete
  4. Đại ơi,

    Vấn đề ở đây là paraphrase có dẫn nguồn hay không dẫn nguồn. Cái mà tôi nói là một dạng đạo văn, tức đổi từ khác đi với mục đích ... ăn cắp. Nên mới gọi là nhái văn em ạ. Còn cái em nói thì tất nhiên là một cách trích dẫn thường gặp.

    Em cứ chờ đọc bài của tôi đi thì biết tôi muốn nói gì. ;-)

    ReplyDelete
  5. Quyển Oxford Advanced Dictionary định nghĩa động từ "plagiarise" như sau:

    "to copy another person’s ideas, words or work and pretend that they are your own".

    Theo nghĩa đó, hành động sao chép, "mượn" ý tưởng của người khác một cách có ý đồ, làm cho người khác hiểu sai lệch rằng đó là của mình, thì đó mới gọi là "plagiarism", hoàn toàn đúng với nghĩa tiếng Việt là "đạo văn".

    Các cách gọi khác như "paraplage", "translated plagiarism", "artistic plagiarism", "code plagiarism" không nằm ngoài phạm vi định nghĩa trên. Chỉ là ở các mức độ khác nhau của "plagiarism" mà thôi.

    Theo em, chỉ có một yếu tố xác định "plagiarism" (tức "đạo văn"):

    1. Một khi có "ý đồ" thực sự, biết rằng "văn người", mà cố tình "mượn" hoặc "lấy cắp" để đưa vào làm "văn mình" thì mới gọi là "đạo". Tức là, khi bị phát hiện, người "đạo văn" vẫn cứ chối quanh co, hoặc khăng khăng khẳng định là của mình chứ không "chôm chỉa" của ai cả.

    2. Còn những trường hợp có "mượn văn", nhưng không phải vì "ý đồ" lấy đó làm "văn mình", mà chỉ là không trích dẫn hay chú dẫn chính xác nguồn gốc, thì chỉ gọi là "vi phạm quy tắc trích dẫn". Tức là, khi bị phát hiện, người "mượn văn" thẳng thắn thừa nhận đó là "mượn" mà không trích dẫn cho đúng.

    Trường hợp 1, PGS Cúc đã sao chép một cách "thô thiển" thì khỏi nói rồi. Còn với GS T., khi ông nói rằng chưa biết tác giả cuốn sách được cho là bị ông "đạo", mà lỡ khi đối chiếu nội dung sách thấy hoàn toàn giống, thì ông khó chối tội.

    Trường hợp 2, giả sử là phép so sánh đúng (nội dung 2 sách giống nhau), giả sử tiếp là GS T. thừa nhận ngay từ đầu là có dịch nguyên vẹn sách ấy ra, nhưng không trích dẫn hay liệt kê tham khảo; thì khi ấy, ông chỉ bị vi phạm quy tắc trích dẫn. NHƯNG, với tầm cỡ của một giáo sư lại vi phạm các quy tắc thuộc loại cơ bản mà tất tần tật những ai mới bước vào con đường khoa học đều cần phải nắm rõ (trừ thực tế ở VN?!), thì đó lại là một vấn đề khác: vấn đề của hệ thống xuất bản thông tin khoa học, và dùng các ấn bản khoa học trong việc chấm điểm bình xét chức danh GS-PGS!

    ReplyDelete
  6. Hi Chị PA,

    Chuyện này chị PA gọi làm sao, lấy luôn cái lý lịch, bằng cấp Ph D dể di dạy học.

    Cách dây gần 10 năm, bên Canada có một bà Vietnam làm một chuyện rất lạ. Bà dổi tên ông chồng củ trong cái C.V của người này ( dã ly dị ) thành tên bà : Lana H Nguyễn. Sau dó bà xin dạy học tại University of Regina. Hai năm sau, người ta khám phá ra là bà dã giả mạo lý lịch của người chồng cũ

    http://members.fortunecity.com/nguyennews/nguyennews/Archive/62.html

    Chuyện lạ là làm sao một người không học ngành Elect. Eng làm sao dạy học dược, mà dạy dược dến 2 năm. Mỗi term ( một năm có 2 term ) bà qua dược hết evaluation của sinh viên bên Software Engineering mới hay. Bà học bên Chemistry và người chồng cũ bên Elect. Eng. lúc undergraduate tại University of Ottawa. Không nghe nói bà tốt nghiệp hay chưa bên Hoá Học nhưng ông chồng dỗ hạng Summa Cum Laudès tức là tất cả các môn phải trên 90 % ( A+) là hạng cao nhất trong trường. Ông chồng bà xuống University of Waterloo học xong Ph D, trường này rất nổi tiếng bên Computer Science vì khi xưa FORTRAN dược developed tại dây vào năm 1960.
    Câu chuyện này dược tất cả hảng thông tấn và báo chí khắp nơi dăng lúc dó vì rất khó tin rằng có người nào gạt dược trường Dại Học. Lúc University of Regina phỏng vấn bà, có ông GS Chủ nhiệm ( Department Head ) cùng 2 GS trong chuyên ngành mà bà qua dược hết mới hay vì họ không khám phá dược.

    http://members.fortunecity.com/nguyennews/nguyennews/

    "Dr." Nguyen's alleged biography:

    Dr. Lana Nguyen received the B.A.Sc., Summa Cum Laude in Electrical Engineering from the University of Ottawa in 1988, Ontario, Canada,
    and Ph.D. degree in Computer Engineering from University of Waterloo in 1992, Ontario, Canada

    She was awarded the NSERC Postgraduate Scholarships,
    Postgraduate Achievement Award and the University of Waterloo Graduate Scholarships. From January 1993 to 1996, she worked as Software Engineer for Unisys Canada, Gallium Software Inc., where she designed and implemented complete set of tools for developing the display systems in air traffic control, military, command center, tower, oceanic, enroute, and terminal approach systems.

    She joined University of Ottawa/Carleton as Research Associate/Post Doctoral Fellow in 1997 to August 1998.

    Currently, she is Assistant Professor in Software Systems Engineering. She's also member of Society of Photo-Optical
    Instrumentation Engineers (SPIE), IEEE ACM, and IEEE Signal Processing Society

    ReplyDelete
  7. Hi Đại,
    Em có đọc Phùng Hà Thanh còm trong bài "Không ghi nguồn trích dẫn ..." không? Tôi nghĩ, em với Hà Thanh có quan điểm hơi giống nhau, khá lenient đối với việc đạo văn.

    Tất nhiên đã là quan điểm cá nhân thì có thể khác nhau. Điều quan trọng là khi đã ở trong một tập thể - vd cùng hoạt động chung trong một nhóm nghiên cứu, hoặc cùng dạy học ở một trường, vv - thì phải có một quan điểm chung được thể chế hóa và mọi người tự nguyện chấp nhận. Và khi vi phạm nó tất nhiên phải chịu những chế tài, chính thức hoặc không chính thức (vd bị chính thức đuổi việc, hoặc bị tẩy chay tức là một hình thức chế tài không chính thức).

    Còn pháp luật thì đương nhiên là những quy định đã thể chế hóa, và có tính cưỡng chế. Điều đáng nói là ở VN hình như luật lệ nếu có thì cũng chẳng được thực thi, tính cưỡng chế của pháp luật rất kém. Còn quan điểm của một nhóm thì rất không rõ ràng, không được bạch hóa, co dãn như dây thun, yêu thì sao cũng được, ghét thì sao cũng không được! Nên dễ cãi nhau, và mọi việc lộn xộn, phát triển theo kiểu ốc sên nhà thể thao...

    Đấy là điều đáng buồn em ạ!
    --
    Hi Van,
    Cám ơn thông tin mới khá ... ly kỳ mà Van mới đưa ra. Mình phải đi tìm từ để gọi cái hiện tượng đó mới được! Thanks again, và đón đọc entry mới cái vụ đó nhé :-)!

    PA

    ReplyDelete
  8. Thực ra em thì lại thấy mình không cùng quan điểm với Phùng Hà Thanh tí nào. Vấn đề là ở chỗ, khi nào thì trích dẫn, và trích dẫn thì dẫn như thế nào.

    Để biết được giới hạn của việc trích dẫn và "đạo văn", cần phải xét thêm thể loại tài liệu khoa học nữa (trong một vòng quay gọi là chu trình xuất bản thông tin khoa học). Em chờ bài đăng của Cô và cũng sẽ cố gắng viết một bài về vấn đề này dưới góc nhìn của em.

    ReplyDelete
  9. Nặc danh viết:

    Hi co Phương Anh,

    Bài viết của cô sẽ đăng trên báo nào vậy? Còn người mà cô nói đến trên blog có phải hiện là xxx ĐH xxx không?

    ReplyDelete
  10. Hi Nặc danh,

    Tôi nghĩ tôi đoán được bạn là ai. Và cũng xin lỗi đã phải biên tập lại cái comment để che dấu bớt thông tin từ comment của bạn, vì bạn hỏi đúng và lộ liễu quá!

    Tôi phải làm như vậy vì tôi không muốn làm lộ nhân thân của người đạo văn mà tôi nhắc đến trên blog, đơn thuần chỉ vì tôi không muốn làm lớn chuyện thôi, chứ không phải là do không có chứng cớ. Tôi nghĩ, điều tôi nhắm đến là góp phần xây dựng các chuẩn mực đạo đức của cộng đồng khoa học VN, hơn là chứng minh ai đúng ai sai đối với một việc đã qua.

    Về phía tôi, cái "friendship" nào đó nếu có đã bị shattered từ lâu rồi. Và tôi nghĩ như thế đã đủ.

    Một lần nữa sorry bạn Nặc danh nhé, và cảm ơn bạn đã chia sẻ, thông cảm, và bức xúc giùm cho tôi.

    Còn bài báo, thì rất khách quan và academic, tôi hy vọng thế. PV nói, sẽ đăng Người Lao động vào ngày mai, nếu không có gì thay đổi.

    PA

    ReplyDelete
  11. Cám ơn cô vì các thông tin trên. Nếu cô thấy chỗ nào "bất tiện" thì cứ chỉnh sủa giúp. Em đang theo dõi và học hỏi thêm về cái đề tài nóng hổi này nên hay hỏi lắm và thích hỏi thẳng nữa. Sorry là từ ngữ hơi bị "lộ liễu"! Cứ phải ngổi nối ráp các chi tiết rồi đoán già đoán non thì mệt quá cô ạ. Bây giờ thì hết thắc mắc rồi! hehe
    Chúc cô một ngày vui vẻ!
    NQ

    ReplyDelete
  12. Cô và anh Đại có nhắc đến quan điểm của em nên em thấy cần phải làm rõ thêm ạ. Như thế nào là đạo văn và vi phạm đạo đức thì chắc em sẽ chọn định nghĩa nào khắt khe, nhưng khi đánh giá nó trong một bối cảnh xã hội để "xét xử" nó, thì em thường theo phương án nào "lenient".
    Em rất hay bị hiểu nhầm và gặp rắc rồi vì cái kiểu như thế, nhiều khi thật cay đắng :(( Ví như em có thể nói một hành vi bình thường của nhiều người (như hút thuốc lá chẳng hạn) là vô đạo đức, thế là bị mọi người cho rằng nhục mạ họ và họ rất ghét. Nhưng thực tế thì cách em nhìn nhận các hành vi "vô đạo đức" đó lại "lenient".
    Em có thể mô tả các hành vi của bác TNT là "đạo văn hạng nặng", "vi phạm đạo đức", "hèn nhát", "lố bịch". Nhưng thái độ của em với bác TNT thì là nhẹ nhàng và thông cảm. Thái độ đó không phải dựa trên cảm tính hay cá tính của em, mà trên dựa trên việc em cố gắng nhìn và hiểu sự việc trong một bối cảnh của nó cũng như một số giá trị mà em lựa chọn.

    ReplyDelete
  13. Hi Hà Thanh,

    Cô hiểu em mà. Thật ra, cô cũng như thế đó: khi đụng tới con người, thì cô luôn cân nhắc những hậu quả của việc lên án, xử phạt mà không cân nhắc hoàn cảnh và mục đích của người vi phạm. E rằng xử phạt quá nặng, gây tác hại nhiều hơn tác dụng ấy mà. Và ... cũng mủi lòng nữa, chắc là tại phụ nữ?

    Nhưng cô cũng có nghĩ: đấy là ứng xử cá nhân, thì không sao. Nhưng pháp luật thì phải chặt chẽ hơn, có thể xem xét những tình tiết giảm khinh, nhưng không thể cảm tính như cô trò mình được em ạ.

    Em nói bị hiểu lầm cay đắng, thì có lẽ cô rất rất rất thông cảm với em đấy. Dường như đó là số phận của những người cố gắng đem một góc nhìn khác vào mọi vấn đề đang diễn ra. Và vì cô với em vừa rất chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Đông, lại cũng chịu chút ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, nên có cả 2 quan điểm, và muốn chia sẻ cho cả 2 phía, và dung hòa 2 quan điểm này. Thành ra bị như thế, phải không em?

    Thôi thì ... kệ nó vậy chứ biết sao giờ?

    Còn Đại nghĩ gì, thì em phải hỏi Đại chứ cô không rõ!

    PA

    ReplyDelete