Một bài viết ngắn, chỉ nhằm mục đích đặt câu hỏi chứ không cố gắng đưa ra câu trả lời nào - hẳn là học tập Đỗ Ngọc Bích với câu nói nổi tiếng (!!!), đại khái (tôi không nhớ nguyên văn) là chỉ có câu trả lời ngu xuẩn chứ không có câu hỏi nào ngu xuẩn!
Tuy nhiên, rất nhiều khi "hỏi tức là đã tự trả lời". Và theo tôi thì tác giả của bài viết này, chỉ qua một bài viết ngắn với một số quan sát chọn lọc và những nhận định cá nhân, đã đưa ra những phác họa rõ nét cho thấy tại sao giáo dục đại học Trung Quốc dường như đã "chạm nóc", nếu không có những thay đổi lớn về quản lý trong thời gian tới.
Bài báo viết gì? Về việc các trường ĐH hàng đầu của TQ, trong đó có các trường ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa, đã ký một thỏa ước đồng ý cùng nhau tìm cách xây dựng nhóm Ivy League - tạm dịch là nhóm ĐH đỉnh cao - của TQ, theo kiểu nhóm trường ĐH đỉnh cao của Mỹ (tìm hiểu thêm về Ivy League ở đây).
Theo thỏa ước này, nhóm Ivy League của TQ sẽ công nhận tín chỉ của nhau và cho phép sinh viên được lựa chọn địa điểm học trên bất kỳ cơ sở nào của các trường trong nhóm, nhằm tạo điều kiện chia sẻ nguồn lực giữa các trường.
Tốt quá, phải không? Nhưng tác giả của bài báo lại không nghĩ như vậy. Tại sao ư? Thiếu gì lý do, đây này:
1. Hệ thống đào tạo theo tín chỉ của TQ chưa hoàn chỉnh, và số môn học bắt buộc lên đến 80% tổng số môn, trong khi sinh viên các nước Anglo-Saxon chỉ phải học số môn bắt buộc là 40% tổng chương trình.
Với một hệ thống tín chỉ "nửa mùa" như vậy, tác giả đặt câu hỏi (rất chí lý) rằng "tự do chọn môn học ở ngay cơ sở đào tạo của mình còn chẳng được thì lấy đâu mà lựa chọn tự do giữa các trường?"
2. Các trường đại học của TQ, kể cả Ivy League, vẫn còn bị bó buộc quá thiếu khâu và thiếu tính tự chủ, ngay từ khâu đầu tiên là khâu tuyển sinh. Theo tác giả, nếu muốn có sự phân tầng thì các trường Ivy League trước hết phải có hệ thống tuyển sinh của riêng mình, nhằm lựa chọn được các tân sinh viên phù hợp với các yêu cầu riêng do mình đặt ra. Điều này, theo tác giả, có thể sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc đổi mới tuyển sinh đại học tại TQ: các trường sẽ được trao quyền chủ động nhiều hơn về mặt chuyên môn.
3. Các trường Ivy League của TQ quá giống nhau về nguồn lực và kinh phí, nên sự chia sẻ, trao đổi giữa các trường sẽ không có tác dụng gì nhiều. Theo tác giả, sự chia sẻ và trao đổi này nên diễn ra giữa các trường Ivy League của TQ với các trường khác, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, đồng thời nâng cao chất lượng của giáo dục đại học TQ lên nói chung.
Một nhận định rất thú vị, và cũng là kết luận của tác giả:
It is a good idea to encourage communication and exchange between universities. But it will end in vain if not aimed at the benefit of the students.
This is why a lot of agreements have been signed in the recent years, but not many changes have happened in higher education.
Trao đổi ý tưởng và kinh nghiệm giữa các trường ĐH là rất tốt. Nhưng nếu việc này không nhắm đến lợi ích của người học thì cũng bằng thừa.
Đó là lý do tại sao các thỏa ước giữa các trường được ký rất nhiều, nhưng rồi cũng chẳng thấy thay đổi được mấy tí.
Vậy đấy. Đọc lên, sao cứ thấy giống giống giáo dục đại học VN? Vì cách đây mấy ngày, khi đang ở Sing, tôi cũng đọc được tin về một hội thảo gần đây về đào tạo theo tín chỉ. Ví dụ như ở đây. Và thấy, hình như ở VN đào tạo theo tín chỉ nói đi nói lại mãi mà vẫn chỉ có vậy. Thành tựu nửa mùa.
Nguyên nhân chính, suy cho cùng, phải chăng là nền giáo dục của chúng ta (cũng như của TQ) chưa lấy người học làm trung tâm. Cũng như quản lý nhà nước dường như chưa lấy người dân làm gốc vậy.
Nếu thế, chẳng trách nào giáo dục của ta cứ đổi mới đủ thứ, hết đổi mới chương trình rồi đến giáo trình rồi lại đến cách tổ chức đào tạo và giờ đây là đổi mới quản lý, mà cuối cùng cũng chẳng thấy đổi thay được mấy tí (giống y như nhận định về giáo dục TQ trong bài viết trên).
Và câu hỏi cho giáo dục đại học TQ có lẽ cũng là câu hỏi dành cho ta, nhưng có điều chỉnh một chút: một nền giáo dục đại học tử tế liệu có phát triển nổi trên đất Việt?
Có ai dám trả lời câu hỏi này không?
Hình như cái link Ivy League của chị PA đưa ra chỉ nói lên nghĩa đen của nhóm Ivy League của Mỹ mà chưa nói đến nghĩa bóng của nó. Nghĩa bóng của nó mới nói lên hết ý nghĩa của từ Ivy League.
ReplyDeleteChuyện giáo dục Việt Nam khi nào sẽ tốt? Xin trả lời khi nào không còn những bộ trưởng giáo dục chuyên đi biểu diễn như ngài thượng thu bộ giáo vừa rút lui thì giáo dục VN sẽ có đại học tử tế.
Bác Hải,
ReplyDeleteCám ơn ý kiến của bác. Tôi nghĩ như thế này:
1. Link tôi đưa là của ĐH Princeton, một trong 8 trường thuộc Ivy League của Mỹ. Như vậy, thông tin của nó về chính nó phải là chính xác nhất.
2. Chỉ cần liệt kê đủ 8 trường đó ra thì ai cũng biết tầm cỡ của chúng thế nào, phải không bác? Tôi nghĩ, nghĩa bóng của từ Ivy League lại phổ biến ở VN hơn nghĩa đen đấy! Trong khi đó, ít người biết rõ lịch sử của từ Ivy League là ra sao, nên tôi mới đưa cái link đó. Vả lại, trong phần giải thích cũng đã nêu rõ, các trường này không chỉ có liên quan về thi đấu thể thao, mà "over the years have had common interests in scholarship as well as in athletics" nữa (trích trong bài giới thiệu trong link đã đưa).
3. Về câu trả lời khi nào giáo dục VN tốt, tôi ... xin không dám lạm bàn, bác ạ, hic hic!!!!
PA
Tụi nó không chịu đưa một cách rõ hơn cái nhiệm vụ Ivy của tụi nó đó chị.
ReplyDelete