Có đúng là giáo dục VN đụng đâu dở đó không? Tôi là nhà giáo, làm việc trong ngành GD gần 30 năm rồi, giờ lại còn đang làm nghề đánh giá chất lượng giáo dục nữa (chắc là nhàn lắm ha, có chất lượng đâu mà đánh giá, bạn bè tôi hay chọc ghẹo vậy), tôi không biết phải trả lời sao cho câu hỏi này. Đúng ư? Cũng đúng. Mà cũng không đúng, vì nói gì thì nói, cũng có chỗ này chỗ kia làm được chứ bộ? Đâu đến nỗi vứt đi hết, phải không?
Vậy chứ chỗ nào dở, chỗ nào không dở? Kinh nghiệm của tôi trong bao nhiêu năm nay cho phép tôi tạm kết luận như thế này: Hiện nay cái gì hay đều do những sáng kiến và nỗ lực cá nhân hoặc tập thể nhỏ, hay nói cách khác, là từ grassroot (cấp cơ sở, nói theo ngôn ngữ hành chính của ta) mà ra. Còn cái dở, đa số nằm ở tầm chiến lược, chính sách, và cơ cấu tổ chức, nhân sự điều hành quản lý.
Nói như thế có quá nặng không? Chắc là có. Tôi có một nhược điểm là hay nói "thẳng thừng", nghe nặng nề, không khéo léo - trong tiếng Anh gọi là no frills, hay là no cosmetics - không màu mè, trang điểm, nói toạc móng heo ấy mà. Nhưng nếu có nói hơi nặng, thì cũng không phải là từ không thành có. Mà ... sai ở tầm vĩ mô, thì nguy hiểm lắm chứ! Ảnh hưởng lâu dài, và sâu rộng đến toàn bộ một dân tộc, trong một vài thế hệ. Rất đáng lo!
Tôi có 2 đứa con, tuổi cách nhau 10 năm, nên cũng có thể nói là đại diện cho 2 thời kỳ khác nhau của đất nước. Đứa đầu sinh năm 1987, sinh vào thời kỳ khó khăn nhất, và lớn lên đi học là bắt đầu thời kỳ đổi mới giáo dục - hết đổi cái này đến đổi cái khác. Có những sáng kiến mới đầu là đúng, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, nhưng sau đó lại trở thành phong trào, bắt chước lẫn nhau, rồi trở nên bát nháo, đại trà, biến tướng ... Một ví dụ là việc mở các trường, lớp năng khiếu, tài năng. Có những chủ trương đúng về mục đích, nhưng lại sai ngay từ lúc bắt đầu biến từ ý tưởng thành hiện thực, như việc cải cách tuyển sinh, hoặc mở rộng việc tiếp cận giáo dục đại học đến mọi khu vực địa lý.
Cũng có những chủ trương đúng, chiến lược đúng, triển khai được ít lâu rồi thì ... chết yểu vì thiếu nguồn lực, thiếu sự quan tâm chỉ đạo, thiếu hành lang pháp lý, thiếu theo dõi giám sát vv, như chủ trương về đại học mở (= open admission), hoặc về đào tạo từ xa. Và có những chủ trương đúng, triển khai được một chút ban đầu, rồi chưa kịp có kết quả thì lại bị nói ra nói vào, thiếu đồng thuận, do nôn nóng, hoặc do lợi ích cục bộ, khiến sự phát triển bị khựng lại, đi theo kiểu ốc sên (ngày leo 5 thước, đêm tụt xuống 4 thước), như chủ trương về các đại học quốc gia.
Và còn nhiều, nhiều nữa ...
Những ví dụ cụ thể hơn, và lập luận sắc sảo hơn, có thể đọc trong bài viết của GS Văn Như Cương. Tôi chỉ xin trích ở đây những đề xuất mà chính tôi cũng rất đồng ý:
1) Việc đổi mới giáo dục nên bắt đầu bằng việc đổi mới mới tư duy, và cách quản lí giáo dục, trước hết ở cấp Bộ.
2) Muốn vậy phải cải tổ bộ máy hành chính và chuyên môn ngay trong cơ quan đầu não của Bộ GD và ĐT. Cần giảm bớt những người không có năng lực, chỉ ngồi ở bàn máy tính, không sâu sát thực tế, cần tăng cường những người có nghiệp vụ tinh thông, có tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
3) Không nên thay đổi xoành xoạch các chủ trương dầu là nhỏ, tránh tình trạng vừa thực hiện mới một lần rồi bỏ, thậm chí chưa thực hiện lần nào.
4) Đã hứa thì phải làm cho bằng được, bởi vậy đừng hứa trước những điều không dễ thực hiện. Chẳng hạn hứa rằng đến năm 2010 giáo viên có thể sống bằng lương, trong lúc đó lại bỏ việc phụ cấp chấm bài quá tiêu chuẩn...
5) Cần lắng nghe và hiểu rõ các ý kiến phản biện. Chẳng hạn vấn đề thi "2 trong 1", vấn đề chọn nhà giáo được học sinh yêu quý, vấn đề lương giáo viên...
Tôi đồng ý với tất cả các đề nghị trên, nhưng tâm đắc nhất là đề nghị cuối cùng. Lắng nghe, hiểu rõ (cả nội dung lẫn mục đích tốt đẹp của phản biện, không chụp mũ!), và quan trọng hơn nữa là nếu thấy đúng thì nên làm theo! Để giáo dục VN không còn tình trạng đụng đâu dở đó nữa.
Liệu có ai đang lắng nghe ý kiến phản biện này của tôi không?
Có tôi, và chắc chắn là còn có nhiều người khác nữa. Nhưng lắng nghe rồi sao chứ ? Phản biện rồi sao chứ ? Hay lại thành tiếng kêu trong sa mạc, chỉ có ta nghe những tiếng vọng của tiếng nói ta. Những người cần phải nghe thì hoặc là điếc hoặc đang bận bịu những chuyện gì đó thiết thực hơn cho bản thân họ.
ReplyDeleteDầu sao thì cư nói. Thà thắp lên một ngọn đè , phải không cô giáo ?
http://nguyenvantuan.net/education/3-edu/663-cuc-dat-set-va-than-tuong
ReplyDeleteMột bài viết dáng suy nghĩ của GS Hoàng Tụy về tình trạng GD của chúng ta. Lý do chính là cái cơ chế của nước ta, coi trọng chính trị là hơn hết, không trọng dụng người có chuyên môn cao. 5 diều GS Văn Như Cương nói, cách dây 20 năm, nhiều người cũng dã nói tương tự, nhưng nào có thay dổi dược gì. Làm sao có thể dổi mới tư duy khi không có tư duy mới gì cả, vì mọi tư duy dã có sẳn hết rồi. Khi cái giả nó tràn lan trong xã hội thì cái giá phải trả là dây. Kết quả là GD của ta dứng ngang hàng với 4 nước bạn Miên, Lào, Miến Diện, Bắc Hàn.
May 21, 2010 7:01 AM
Thật ra trong bài tác giả chỉ đưa ra những chi tiêt rất nhỏ nhưng để cho ta thấy rằng vì lỗi hệ thống cho nên nó bị như dậy. Cho nên vấn đề không thể thay đổi chỉ ở bộ Giáo Dục mà cần phải thay đổi cả hệ thống chính trị, thì ở bộ GD mới khả dỉ. Đó là thay đổi cần thiết cho chiều từ trên xuông.
ReplyDeleteCòn hướng từ dưới lên thì sao? Theo tôi thấy thì nó bị tê liêt hòan tòan vì nhiều lẽ. Ngòai cái chiều từ trên xuông nó đã cảng mũi,rào đuờng thì ngay bản thân của chúng ta ở đây cũng không dứt khóat, và hay tự thỏa hiệp? Có thể có ngườn mắn tôi là lấy bụng ta suy ra bụng người nhưng tôi cho là như dậy, cho nên cớ sự ngày nay nó mới ra thế. Có thể là cái nôi cơm hay là vì "cái cần câu cơm" nên chúng ta chưa thể làm gì khá hơn?
Dear Hoàng Guitar,
ReplyDeleteCám ơn bạn vì câu nói: "Có tôi đang nghe!"
Dù chỉ nói thôi thì chưa thay đổi được gì, nhưng nếu mọi người biết là có vấn đề, thì ít ra còn có hy vọng một ngày kia vấn đề sẽ được giải quyết phải không bạn?
Sẽ đáng sợ hơn rất nhiều nếu như không còn ai dám nói, muốn nói, hoặc biết gì để nói!
Cho nên chúng ta vẫn cứ phải cùng nhau thắp nến thôi - Thà thắp lên một ngọn nến nhỏ, còn hơn ngồi nguồn rủa bóng tối mà.
Dear Nặc danh,
Tôi đọc lại bài viết về cục đất sét và tượng thần rồi. Đúng và đau xót quá phải không?
Tôi dùng từ tượng thần, chứ không dùng thần tượng, vì chúng đúng là thế, là tượng, chứ không phải là thần. Chỉ có người dốt mới nhầm tượng và thần thôi. Và nâng cao sự hiểu biết của công chúng lên chính là giúp họ phân biệt được tượng với thần, bạn có nghĩ như vậy không?
Dear TTĐ,
Em nói đúng quá. Chị cũng nghĩ, để thay đổi thì trước hết mỗi cá nhân đều phải làm hết phần trách nhiệm của mình - cái mà chị gọi là trách nhiệm công dân đấy. Có phải đó là một phần của vốn xã hội không? Cái vốn đó, xã hội mình rất ít thì phải?
Em chỉ xin bình về 3 điểm trong các ý của GS Văn Như Cương:
ReplyDelete1) " [...] ngăn thầy ở nơi này không được dạy học sinh giỏi nơi kia, cấm trò giỏi ở miền núi không được học thầy miền xuôi. Nghĩa là nghiêm cấm việc "tầm sư học đạo" [...] Có lẽ không cần bình luận gì thêm ngoài một câu ngắn gọn: Đó là một mệnh lệnh hết sức điên khùng và dốt nát...
==) Chẳng biết giáo sư vô tình hay cố ý mà quên rằng: thầy có giỏi mà không thuộc ban ra đề thi HSG quốc gia thì cũng chả ai thèm mời dạy! Cho nên đừng nói chuyện "tầm sư học đạo", chỉ là "tầm sư học... mẹo" thôi. Người nghĩ ra lệnh cấm ấy thực ra là có bụng muốn triệt cái bệnh thành tích này đấy ạ, chỉ có điều đó không phải là "thượng sách" vì không trị đúng căn nguyên của bệnh!
2) Việc đổi mới giáo dục nên bắt đầu bằng việc đổi mới mới tư duy, và cách quản lí giáo dục, trước hết ở cấp Bộ.
==) Em không nghĩ là trước hết ở cấp Bộ! Nếu ta thấy cả Bộ trưởng (và Phó Thủ tướng) cũng phải ngậm bồ hòn làm ngọt để đưa chương trình giáo dục chống tham nhũng vào dạy cho học trò "vắt mũi chưa sạch", thì sẽ biết cấp nào cần thay đổi trước tiên về tư duy giáo dục.
3) Muốn vậy phải cải tổ bộ máy hành chính và chuyên môn ngay trong cơ quan đầu não của Bộ GD và ĐT.
==) Cách đây ít lâu có rộ lên vấn đề này ở Bộ GD&ĐT:
- http://vietnamnet.vn/giaoduc/vande/201001/Cai-nguoi-nha-Bo-kho-tuyen-nguoi-xung-dang-889074/
- http://vietnamnet.vn/giaoduc/vande/201001/Con-ong-chau-cha-ve-Bo-cung-phai-chat-luong-889332/
Dù người ta cố biện minh, em vẫn không tin lắm vào lời khẳng định của thầy hiệu trưởng cũ: "việc tuyển đối tượng "con ông cháu cha" cũng phải căn cứ vào nhu cầu và chất lượng người được tuyển dụng. Thủ trưởng đơn vị phải có trách nhiệm trong việc tổ chức chọn nhân sự phù hợp. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm về người được lựa chọn."
Liên hệ với cả điểm số 2, em nghĩ rằng "đầu não" cần cải tổ trước tiên không nằm ở 49 Đại Cồ Việt.
Xét ở từng người bên trong hệ thống thì vẫn cứ phải ai làm tốt việc nấy, để chờ ngày cái then cài trên đầu hệ thống được tháo ra... Tới ngày "xả lũ", ai không biết bơi thì tự khắc sẽ chìm; còn ai có bản lĩnh đương nhiên sẽ bơi được theo dòng chảy mới.
Hi Đại,
ReplyDeleteCó lẽ điều em nói, GS Văn Như Cương cũng hiểu đấy em ạ. Nhưng tại sao chỉ nói đến đó, thì chắc em hiểu mà!:-)
Lạc đề một chút: em viết xong bài về xếp hạng cho tôi chưa?
PA
Bởi vậy mà dạo này đọc các phát biểu của GS Cương, em thấy chỉ là sự thụt lùi nếu xét theo tầm cỡ của bác ấy.
ReplyDeleteVề bài xếp hạng, em chuẩn bị xong hẳn phần đầu như hôm trước đã bàn với Cô. Chắc mai em thêm chút nữa rồi sẽ gửi luôn cho Cô ạ.
"Cần lắng nghe và hiểu rõ các ý kiến phản biện." Điều quan trọng là "lắng nghe", nhưng liệu các bậc, các ngành, các cấp, các "cụ" có chịu "nghe" không mới là vấn đề. Sau khi "nghe" cho đã, mà có "hiểu rõ các ý kiến phản biện" không nữa thì lại là chuyện khác. Hoặc rằng "nghe" xong tai này, chạy qua tai khác, biến mất tiêu thì cũng bằng thừa thôi.
ReplyDeleteBao nhiêu năm qua rồi. Hệ thống GD của VN mình vẫn giậm chân tại chỗ vậy sao? :( :(