Thursday, January 13, 2011

Xây dựng "chuẩn đầu ra" như thế nào?

Xin mở ngoặc một chút trước khi vào bài: tôi rất không thích cụm từ "chuẩn đầu ra", tức learning outcomes trong tiếng Anh.

Tại sao tôi không thích ư? Nếu các bạn tò mò muốn biết, xin đọc entry ngay trước entry này. Nói vắn tắt, cách dịch đó không chính xác, vì nếu dịch "outcomes" là "đầu ra" thì cũng tạm chấp nhận được, nhưng chắc chắn trong cụm từ learning outcomes hoàn toàn không có cái gì mang nghĩa "chuẩn" cả. Chỉ có "learning" mà thôi, có nghĩa là LO = "đầu ra (tức kết quả) của việc học tập", tức các kỹ năng, kiến thức, và thái độ mà sinh viên đạt được khi kết thúc quá trình học tập của mình.

Còn bây giờ thì xin đóng ngoặc để giới thiệu về việc xây dựng "chuẩn đầu ra", là điều mà có vẻ như nhiều trường đang lúng túng. Nội dung được viết dưới đây dựa trên tài liệu "Writing Learning Outcomes - A Guide for Academics at University of Dublin, Trinity College" của Trung tâm hỗ trợ dạy - học (dịch thoát tên Center for Academic Practice and Student Learning) của ĐH Dublin năm 2009. Có thể tìm thấy tài liệu này ở đây.

1. Phát biểu năng lực đầu ra (learning outcomes, hay CĐR) là gì?
A learning outcome is student-centred statement of what you want your students to know, understand or be able to do as a result of completing a process of learning.
Phát biểu năng lực đầu ra (hay CĐR, theo cách gọi hiện nay) là những phát biểu thể hiện quan điểm lấy sinh viên làm trung tâm trong đó nêu rõ bạn muốn sinh viên hiểu biết hoặc làm được gì sau khi kết thúc một quá trình học tập.

2. Mục tiêu (aims) và "chuẩn đầu ra" của chương trình khác nhau như thế nào?
[A]ims are broad statements of what you as a teacher or teaching team intend to achieve with your students.
Mục tiêu là những phát biểu tổng quát về những gì giáo viên dự định sẽ đạt được thông qua việc giảng dạy các sinh viên.

Compared to aims, learning outcomes are more concrete and specific statements of what students are expected to do, think or feel (value) as a result of an identified process of learning and teaching.
So với mục tiêu, LO là những phát biểu rõ ràng, cụ thể hơn trong đó nêu rõ những gì bạn mong đợi sinh viên có thể làm được, nghĩ được hoặc cảm nhận được sau quá trình giảng dạy và học tập.

Nói thêm: Như có thể thấy qua định nghĩa CĐR ở trên, nếu "mục tiêu" thể hiện quan điểm lấy người dạy hoặc nhà trường làm trung tâm, thì CĐR thể hiện quan điểm lấy người học hoặc thị trường lao động làm trung tâm. Ngoài ra, "mục tiêu" thường nhấn mạnh kiến thức (và có thể là cả thái độ) thì "CĐR" thường nhấn mạnh kỹ năng, đặc biệt là những kỹ năng cần thiết trong môi trường làm việc, có thể gắn hoặc không gắn với những ngành nghề cụ thể.

3. CĐR cần được phát biểu như thế nào?

[G]enerally, learning outcomes should be:
1. summaries of essential areas of learning that result from a course of study
2. written in the future tense, often expressed as ‘you will be able to’
3. explicit and clearly expressed
4. limited in number
5. expressed with a verb indicating the relation to of the outcome to ‘domains (or types) of learning’
6. written with a level of learning/ learner in mind.
Nhìn chung, CĐR cần phải:
1. tóm tắt được những lãnh vực học tập chủ yếu trong một môn học/khóa học
2. phát biểu ở thì tương lai, dưới dạng "sv sẽ có khả năng"
3. tường minh và được nêu rõ ràng
4. không quá nhiều
5. phát biểu sao cho có thể làm rõ mối quan hệ giữa CĐR và khía cạnh năng lực cần rèn luyện
6. phát biểu cho từng trình độ cụ thể


Các hướng dẫn chi tiết cho từng đặc điểm nói trên có thể đọc trong tài liệu đã hướng dẫn. Ngoài ra, nhiều đường dẫn đến các tài liệu khác cũng được nêu. Tóm lại, một tài liệu đáng đọc cho những ai còn đang lúng túng trong việc xây dựng CĐR.

2 comments:

  1. Chào Cô, em thường theo dõi blog của Cô.
    Nhân tìm đọc về chuẩn đầu ra, xin Cô chia sẻ thêm. Em chợt nghĩ hiện nay các trường đại học VN ta đang rầm rộ thực hiện kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo nhiều tiêu chuẩn kiểm định của nhiều tổ chức kiểm định khác nhau. Ngoài tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của Bộ GD&ĐT thì việc nhắm đến đạt chuẩn quốc tế về kiểm định chất lượng của AUN-QA và ABET đang được nhiều trường nhắm đến.
    vây thì việc xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ở từng trường sẽ theo hướng nào để phù hợp được với các(cả 3) tiêu chuẩn kiểm định chất lượng CTĐT trên?
    Theo Cô, có thể căn cứ vào đây để lựa chọn kiểm định chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nào?

    ReplyDelete
  2. Chào Cô, chưa nhận được reply của Cô nhưng em lại có thêm vài suy nghĩ sau khi theo dõi Hội thảo về chuẩn đầu ra (CĐR) ngành Sư phạm kỹ thuật... Qua đó, em vỡ lẽ ra rằng "cái chuẩn đầu ra" của ta còn nhiều tranh cãi lắm... không chỉ như Cô nói về cái tên dịch mà ngay cả điều cơ bản như CĐR và chương trình đào tạo thì cái nào có trước. Trong khi Trường ĐH.SPKT Tp.HCM tiếp cận và ủng hộ việc xây dựng CĐR theo cách tiếp cận CDIO khẳng định CĐR phải có trước để làm cơ sở xác định chuẩn đầu ra. Song, rất buồn khi các vị trong Ban soạn thảo Dự thảo CĐR... của Bộ thì vẫn loanh quanh với quan niệm tương đối mà thôi, không xác định rõ được quan điểm của mình. Phần Dự thảo CĐR... cũng bộc lộ sự khái quát rất chung mà chưa thể hiện được những yếu tố cơ bản của 1 CĐR ngành SPKT (đào tạo GV TCCN).
    tất nhiên đó chỉ là những suy nghĩ riêng cá nhân em về một Hội thảo với nhiều luồng suy nghĩ khác nhau và dường như khó có thể gộp lại làm 1 để tạo thành 1 chỉnh thể.
    dài dòng quá, và cốt lõi điều em muốn được Cô chia sẻ là quan điểm của Cô về vấn đề trên.

    ReplyDelete