Monday, August 30, 2010

"Lời nói dối trắng trợn của giới đại học"?

Tựa entry này là tôi dịch cái tựa tiếng Anh "Higher Ed's Big Lie", tựa bài viết của tác giả Ann Larson đã đăng hồi tháng 6/2010 trên tờ báo viết về giáo dục đại học nổi tiếng của Mỹ, Inside Higher Education. Có thể tìm thấy và đọc bài viết ấy ở đây.

Một bài viết rất đáng đọc, và có tác dụng làm tỉnh cơn say (sobering effect) đối với bằng cấp, đặc biệt là bằng cấp nước ngoài, trong xã hội VN hiện nay.

Rất tình cờ, cách đây vài hôm tôi cũng đọc được một bài viết khác trên tờ báo mạng có tên là MercatorNet, mà thông điệp cũng tương tự như bài viết mà tôi đang giới thiệu tại entry này. Bài viết đó có cái tựa rất hay là The College Bubble, mà tôi đã dịch là "Bong bóng đại học".

Bong bóng đại học là cái gì? Đơn giản, đấy là cách nói theo kiểu "bong bóng địa ốc" trước đây, chỉ sự phát triển quá nóng và không có thật, nên sẽ nổ tung ra khi bị thổi phồng quá mức, giống như bong bóng xà phòng.

Chợt nhớ là từ bao năm nay, VN vẫn nói đến chuyện phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông. Không phải ai cũng nên vào đại học, mà thật ra thì cũng chẳng có đủ chỗ để cho tất cả mọi người vào học. Nhưng không hiểu sao, mọi người vẫn cứ đổ xô vào đại học, dù là đại học ... bong bóng.

Tôi phải dừng ở đây, nhưng sẽ quay lại chủ đề này vì thực sự nó rất liên quan đến những vấn đề mà ngành giáo dục của VN đang phải đối mặt: nạn bằng giả, trường dỏm, chất lượng đào tạo thấp, và sinh viên ra trường không tìm được việc làm hoặc có việc làm nhưng không đáp ứng về năng lực.

Thật là quá nhiều vấn đề, đôi khi không còn biết nên bắt đầu từ đâu nữa, thật thế!
---
Nhân tiện, cũng xin giới thiệu bài này, rất đáng đọc, trên Tia Sáng:
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&CategoryID=6&News=3357

Nói về liên kết đào tạo SĐH ở VN, và những gì cần tránh.
---
Một bài khác, mới toanh, cũng rất đáng đọc:
But what about the students?. Nói về việc ngưng hợp đồng giữa các trường cao đẳng cộng đồng của Cali với Kaplan, một trường đại học tư, online.

Dường như Mỹ đang bắt đầu xem xét lại vai trò của for-profit higher education, các bạn ạ! Một chủ đề rất thú vị, và rất liên quan đến VN hiện nay.

6 comments:

  1. Trước hết, có thể frame vấn đề để có cái nhìn đúng và đầy đủ về hiện trạng giáo dục VN. Vấn đề được frame như sau:

    1) Chiến lược (strategies)
    - được?
    - chưa được?

    2) Chính sách
    - được?
    - chưa được?

    3) Hoạt động/thực thi (operation/implementation)
    - được?
    - chưa được?

    Sau khi xem xét các mặt, chúng ta cố gắng align lại, xem xét cần làm gì trong ngắn, trung và dài hạn, với các tiêu chuẩn:

    - tính khẩn cấp (urgency)
    - tính quan trọng (importance)
    - tính khả thi (feasibility)
    - tính tiếp nhận của hệ thống (receptivity)

    Cô có thể đi vào từng chi tiết được không ạ?

    ReplyDelete
  2. Website hoặc domain của Tia sáng lại bị "lượm" rồi chị ơi! Mới vào thấy cái trang có text này 'VNNIC RECOMMENDATION

    Using Vietnam ccTLD “.vn” is protected by Laws'

    Ai nói VN quản lí quan liêu và lỏng lẻo đâu?

    ReplyDelete
  3. UC và Cal State tôi biết là chưa bao giờ chấp nhận những credits của KAPLAN cả. UC và Cal State chỉ chấp nhận những credits của các truờng tư chính thống nhưng những credits đó phải nằm trong danh sách những lớp mà hai hệt thống trên đòi hỏi. Ngay cả những public Community College đi nữa, SV cũng phải theo học đúng những lớp mà hai hệ thống trên yêu cầu để transfer, nếukhông thì những lớp thừa cũng không đuợc công nhận.

    Transfer Agreement là cái họp đồng của SV Community College khi muốn transfer lên Senior College.

    Những truồng như là PHOENIX UNIVERSITY, KAPLAN, CAPELLA, INTERNATIONAL UNIVERSITY, NATIONAL UNIVERSITY là những truờng tư quảng cáo rộng rãi nhưng tín chỉ của những trường đó không thể dùng transfer lên US hoặc Cal State đuợc.

    Choi

    ReplyDelete
  4. Dear Nặc danh,
    Cám ơn gợi ý rất logic, có framework đàng hoàng của bạn. Bạn đã có khung, thì bây giờ bạn dấn thêm một bước, cho ý kiến của bạn về từng vấn đề, được không? Nếu được, dù chỉ là ý kiến ban đầu, thì quá tốt!

    Bác Chơi,
    Cám ơn bác. Em đang rất quan tâm về vai trò của các trường tư có lợi nhuận (đa số là online) như những trường bác đã nói. Nếu xét ở một khía cạnh nào đó thì thật ra những trường đó cũng có vai trò và có ... công chứ, phải không bác, vì nó là lối thoát cho những người muốn đi học nhưng vì lý do nào đó không có điều kiện để đi học.

    Nhưng đúng là cách làm của nó cũng có nhiều điều đáng bàn. Và nếu nó bị tẩy chay thì cũng đáng thôi, nhưng vẫn đáng tiếc bác nhỉ? Vì nó là một alternative cho những người mà mọi cánh cửa đã bị đóng.

    TTĐ,
    Trang Tia Sáng vẫn bị thế em ạ. Kinh nghiệm của chị: em thêm, hoặc bớt, 3 mẫu tự "wwww" vào dòng địa chỉ URL của Tia Sáng thì nó sẽ work. Hoặc có hoặc không có www. Không hiểu tại sao lại thế, có thể nó làm cho người ta nản lòng, bớt đọc Tia Sáng Online chăng?

    ReplyDelete
  5. Chào Cô,
    Em không biết gì nhiều về giáo dục VN nên không dám lạm bàn, chỉ cố gắng lắng nghe, nhất là từ người làm trong ngành như Cô. Mong Cô có thể vào chi tiết hơn.

    Em chỉ nghĩ và đồng tình về một "triết lý giáo dục" mà Nhà văn Nguyên Ngọc đã nêu ra:

    "Chúng ta định đào tạo nên những con người tự do, biết suy nghĩ và có suy nghĩ độc lập, từ đó là những con người sáng tạo, cho một xã hội tự do và sáng tạo, hay đào tạo nên những con người biết chấp hành, vâng lời, phục tùng, hết sức dễ bảo, cho một xã hội trong đó mọi sự đều được chỉ huy tập trung răm rắp, một xã hội trong đó có ai đấy, một lực lượng hay một tổ chức, một người hay một số người nào đấy suy nghĩ sẵn mọi điều cho mọi người và mọi người cứ thế học thuộc lòng và làm theo."

    http://www.tuanvietnam.net/triet-ly-giao-duc-da-dung-dan-chua

    ReplyDelete
  6. Chào Cô,

    Em vẫn đợi để nghe những ý kiến của Cô.

    ReplyDelete