Monday, August 9, 2010

"Nhận diện trường ngoại chưa được công nhận"


Tựa của entry này là tựa bài báo của tôi viết cho PLTP cách đây ít lâu để tham gia vào vụ bằng giả/dỏm om xòm lâu nay, đã đăng hôm nay, ở đây.

Thật ra, tựa gốc của tôi đặt nghe nặng nề hơn, nhưng theo tôi cũng đúng bản chất hơn. Vì khi viết 'đại học dỏm' thì tôi nghĩ đến 'diploma mill' trong tiếng Anh, mà diploma mill - xưởng bằng dỏm/giả chắc chắn là có nghĩa tiêu cực, chứ không 'nhẹ nhàng', khách quan như cụm từ 'chưa được công nhận' mà báo đã dùng.

Nhưng tôi cũng hiểu tại sao PLTP lại phải biên tập như thế: dầu gì, nhiều trường 'chưa được công nhận' cũng đã và đang hoạt động tại VN, nên nếu nói nặng quá mà lại chưa có đủ chứng cứ và lý lẽ thật chặt chẽ thì có thể sẽ bị những đụng chạm và phiền phức không đáng có.

Ngoài việc sửa cái tựa thì tôi nghĩ báo PLTP không sửa thêm gì. Nhưng thôi, để cho chắc, tôi sẽ đăng nguyên văn bản gốc của tôi lên đây để các bạn đọc. Có gì, xin trao đổi thêm ở phần comment nhé!

Mong nhận được các ý kiến trao đổi của các bạn.

----
Nhận diện các trường đại học quốc tế dỏm

Gần đây, các thông tin về các bằng dỏm, bằng giả quốc tế (chủ yếu là từ Mỹ và một số nước tiên tiến khác) thông qua các chương trình liên kết tại Việt Nam liên tục bị phơi bày trên báo chí trong và ngoài nước, gây ra nhiều hoang mang trong dư luận. Một câu hỏi thường xuyên được đặt ra là, thế nào là một trường đại học dỏm, và làm thế nào để nhận ra chúng?

Tiếc thay, cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa chính thức và thống nhất thế nào là một trường đại học dỏm, mà trong tiếng Anh gọi là diploma mill, tạm dịch là ‘xưởng bằng giả’. Một trong những lý do của điều này là ngay trong các trường đại học dỏm cũng có nhiều mức độ dỏm khác nhau. Chính vì vậy, tuy không có một định nghĩa chung, nhưng người học vẫn có thể dựa vào một số dấu hiệu để có thể nhận ra một trường đại học có thể là một xưởng bằng giả hay không. Theo trang web thông tin bảo vệ người tiêu dùng Consumer Fraud Reporting , 10 đặc điểm hàng đầu có thể giúp nhận dạng các xưởng bằng giả gồm:

1. Thời gian hoàn tất việc học ngắn hơn một cách đáng kể so với các trường khác (vd: hoàn tất bằng Tiến sĩ chỉ trong thời gian 2 năm?)

2. Cho phép miễn giảm nhiều môn học dựa trên kinh nghiệm thực tế của người học (thông thường, đây là lý do mà các xưởng bằng giả sử dụng để làm cớ rút ngắn thời gian học)

3. Website của ‘trường’ không sử dụng tên miền có đuôi .edu. (vd: trường hợp của International American University, với địa chỉ website là www.iau.la)
Hình này và hình trên là bản chụp màn hình trang web của University of Northwest, một trường có nhiều dấu hiệu của một diploma mill. Địa chỉ web của nó là www.unw.ac, không có đuôi .edu!

4. Đã có nhiều báo cáo xấu trong trang cơ sở dữ liệu của Better Business Bureau (BBB, www.bbb.org). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trường nào không có trong cơ sở dữ liệu của BBB đều là trường tử tế.

5. Trường được cấp phép tại một quốc gia, nhưng hoạt động chủ yếu ở một hoặc nhiều quốc gia khác. Đây là trường hợp của Irvine University hoặc International American University, có giấy phép hoạt động tại Hoa Kỳ nhưng lại hoạt động mạnh ở Việt Nam.

6. Thông tin về trường không đầy đủ, vd: thiếu thông tin về giảng viên, không ghi địa chỉ của trường, thiếu số điện thoại liên lạc, mọi liên lạc với trường chỉ có thể thực hiện qua email và website. Đặc biệt, nếu địa chỉ gửi thư chỉ là một hòm thư bưu chính (PO Box) hoặc là địa chỉ của một ngôi nhà, một căn hộ ở chung cư, vv thì chắc chắn ta đã gặp một xưởng bằng giả.

7. Trường có tên nghe hao hao giống một trường đại học khác, thường là những trường nổi tiếng (ví dụ Irvine University, nghe giống UC Irvine; hoặc Berkeley International University, nghe giống UC Berkeley).

8. Cung cấp thông tin nhiễu về tình trạng kiểm định, ví dụ lờ đi không nêu gì về tình trạng kiểm định của trường, hoặc sử dụng một cơ quan kiểm định dỏm không được Bộ Giáo dục Mỹ công nhận.

9. Trang web của trường sơ sài, nghèo nàn, ít thông tin. Đôi khi có sử dụng những thông tin (bài viết, hình ảnh) có sẵn trên Internet.

10. Quy mô đào tạo quá lớn so với nguồn lực của trường. Học viên không được yêu cầu và cũng không có điều kiện để tiếp xúc, trao đổi với giảng viên.

Một trường càng có nhiều dấu hiệu nhận diện như đã nêu trên càng có nguy cơ là một xưởng bằng giả. Nếu áp dụng các dấu hiệu này vào để phân tích một số trường hợp trường dỏm mới bị vỡ lở ra gần đây, ta có thể thấy rõ chúng có khá nhiều các dấu hiệu nhận dạng của một xưởng bằng giả. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp các bạn có thể giảm bớt hoặc loại trừ khả năng chọn nhầm các trường dỏm quốc tế, vốn đang hoành hành ở các nước đang phát triển như Việt Nam và Trung Quốc.

15 comments:

  1. Kính gửi cô Phương Anh
    Em có được biết rằng UBI hiện cũng đang học tác và đào tạo tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành viên của Đại học Quốc gia Tp.HCM.
    Em không biết hiện nay ý kiến của các cô chú lãnh đạo liên quan đến vấn đề này như thế nào? Trường sẽ tiếp tục tuyển sinh hay sẽ giải quyết sự việc ra sao? hay mọi chuyện sẽ chìm vào quên lãng và UBI tiếp tục tuyển sinh với tên của Trường?
    Mọi người chắc sẽ trả lời rằng "chuyện này chả liên quan gì tôi" và nó thuộc về ......Bao giờ mới khá lên được.

    ReplyDelete
  2. Chào Anonymous 7:43PM,

    Cám hơn câu hỏi của em. Câu trả lời của tôi là không chính thức, vì công việc tại TT của tôi chỉ là cung cấp thông tin và tham mưu, chứ không trực tiếp quản lý và giám sát.

    Riêng về trường hợp UBI, nếu em có đọc entry của tôi cách đây ít lâu (có tựa là "UBI, hay 10 năm ...') thì em sẽ thấy dù sao nó cũng là vấn đề của lịch sử để lại, và giải quyết nó không phải dễ vì cần rất thận trọng. Tuy nhiên ngay sau khi tôi đọc bài của GS Tuấn và tự mình kiểm tra thêm thì tôi đã báo cho các bộ phận có trách nhiệm.

    Theo như tôi biết thì ngay lập tức bộ phận đó đã có công văn yêu cầu ĐH KHXH-NV dừng tuyển sinh để điều tra kỹ hơn, rồi sau đó sẽ có kết luận.

    Tôi cũng đồng ý là phải bảo vệ quyền lợi của những người đã theo học cũng như sẽ theo học trong tương lai nếu chương trình này còn tiếp tục (?). Nhưng bảo vệ như thế nào, đó là câu hỏi không dễ tìm câu trả lời. Em có ý kiến gì cho việc này không?

    PA

    ReplyDelete
  3. Kính gủi cô Phương Anh.
    Việc tuyển sinh này theo em hiểu là do Trường thành viên tự ý tuyển sinh. Ít nhất là có Trường KHXH-NV và Trung tâm đào tạo Quốc tế đã tuyển sinh. ĐHQG không thể không thể không biết. Như vậy quy trình liên kết với trường nước ngoài của chúng ta có vấn đề không? Em nghĩ chúng ta cần xem lại.
    Theo em có lẽ là có lý do để cho UBI có cơ hội được chọn và trong thời gian dài đi sâu vào hệ thống như thế. Tìm ra lý do này có thể tìm ra giải pháp tốt.
    http://www.vnuhcm.edu.vn/Default.aspx?ArticleId=a6fc4b19-1053-46f6-b808-0ce3ce222a58
    http://www2.vnuhcm.edu.vn/daotao/saudaihoc/LienKetDaoTao/CTLienKetSDH.htm
    Trường KHXH-NV không là một trường không có chức năng về đào tạo Quản Trị kinh doanh va kinh tế lại đi dấn thân vào lãnh vực này. Quan trọng hiện nay là chương trình này có thực sự chất lượng hay không? Từ đó quyết định xem nó có nên tồn tại tiếp tục hay không?
    Việc bảo vệ quyền lợi của người học nên phải so sánh những cam kết và những gì chương trình đã làm được với người học. Theo em hiên nay có vẻ các học viên rất hài lòng với nội dung chương trinh. Đó là một tín hiệu khả quan để giải quyết vấn đề này. Theo em vụ việc UBI dễ giải quyết hơn vấn đề của Irvine Univ. nhiều.

    ReplyDelete
  4. Chào em,

    Tôi xin chép lại đây một phần của comment của bạn Le trong một entry trước, cũng về UBI:

    Theo em quan trọng nhất bây giờ là cơ sớ pháp lý của vấn đề. Theo quyết định SỐ 77/2007/QĐ-BGDĐT một văn bằng do cơ sở nước ngoài cấp sẽ được công nhận khi "Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định trong giấy phép và được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam hoặc nước ngoài công nhận về chất lượng". Hiện nay có ý kiến cho rằng UBI chưa được kiểm định bởi các cơ quan kiểm định nước ngoài. Do vậy, bằng do UBI cấp cũng sẽ không được công nhận tại Việt Nam.

    Tôi cho rằng nếu phải dựa trên quy định này để xét. Như vậy, có nghĩa là phải chia ra những trường hợp tham gia chương trình trước và sau khi có quy định trên.

    Chất lượng đào tạo không thể chỉ dựa vào ý kiến của học viên em ạ. Đặc biệt là khi nó chưa được kiểm định và công nhận. Và càng đặc biệt là sau khi nó bị 'phanh phui' ra như thế này, vì nhiều học viên bây giờ có lẽ sẽ ra sức bênh vực cho UBI, chỉ vì muốn bảo vệ quyền lợi của mình (vì đã học, nên muốn được công nhận, bất kể có hài lòng với chương trình hay không).

    Vì thế, tôi không nghĩ trường hợp UBI là dễ giải quyết, như em nghĩ!

    PA

    ReplyDelete
  5. Dear all,

    Cả hai bên thống nhất với nhau về chuơng trình và giá cả học phí cho mỗi học viên.
    UBI cầnm bao nhiêu va phía VN cầm bao nhiêu
    UBI đứng lớp bao nhieu giờ, và môn nào, vào ngày tháng nào.
    Class schedule thống nhất và cứ theo đó mà làm.
    Thầy đứng lớp thì hai bên tùy tiện cử nguời. UBI nó đưa con ma nào xuống ai mà biết. CỨ tiêng Anh Tiếng U xì xà xì xồ ai mà dám hỏi họ chứng minh bằng cấp hay khả năng.
    Học viên thì cũng chỉ muốn xong để có cái bằng tòan chữ Mỹ mà tên Mình là chữ việt.
    Chỉ thuơng các anh bỏ tiền "Túi" ra với tâm nguyện muốn học thật mà thôi.

    Choi

    ReplyDelete
  6. Tính chất pháp lý của vấn đề rất phức tạp. Mặc định của chúng ta là không công nhận. Chỉ khi nào có đầy đủ các yếu tố pháp lý mới được công nhận mà thôi. Tôi cũng đang cố gắng tìm kiếm thêm các văn bản pháp luật nhằm tìm ra một giải pháp thích hợp.
    Các bạn có thể hiểu thêm tính phức tạp của vấn đề qua vụ việc của nghệ sỹ Vũ Luân sau
    http://www.vietnamonline.net.vn/?page=4&sessionpage=4714&pagecat=97&sessionid=
    Một chương trình đào tạo trong nước giải quyết đã phức tạp như thế này rồi huống chi chương trinh liên kết với nước ngoài.
    Tôi không phủ nhận trong số những người học có người rất xứng đáng. Nhưng khi công nhận, chúng ta cần tính pháp lý của vấn đề.

    ReplyDelete
  7. Anh Choi,

    Tôi thấy hầu hết các Web site của các Dại Học bên Viet Nam, không dể tên GS và nơi họ tốt nghiệp. UBI bên Viet Nam cũng thế, có ai biết dưọc GS có bằng gì, học Dại Học nào dể từ dó biết dủ tiêu chuẩn hay không. Còn học viên của UBI thì dã lở rồi, nếu không dược công nhận, họ mất tất cả, chả còn gì. Lỗi không phải học viên, mà do những người chiêu sinh không cho biết rõ ràng. Chúng ta thấy tình trạng : Học viên thật nhưng trường dỏm, theo tiêu chuẩn bên này. Ngay cái chuyện bằng cấp ngoại quốc, mà dạy toàn tiếng Việt, là một chuyện vô cùng thiệt thòi cho học viên. Ông Ân ( Phú Thọ ) cũng tốt nghiệp MBA của Irvine University, trước khi di học TS Dại Học Nam Thái Bình Dương cũng bằng tiếng Việt. Sau khi có bằng TS Mỹ, ông không biết Anh Ngữ như ông thú nhận trên báo chí. Một ngày nào dó, những TS như thế này, vào dược TW vì nhân thân rất tốt, ra làm Bộ Trưởng GD và DT. Biết dâu, nhớ trường cũ, ông nhờ Irvine University, dào tạo 20 ngàn TS cho Viet Nam, thì thay vì hoá Rồng như bao nhiêu người mong ước, nó sẽ hoá thành con gì ? không ai dám nghỉ dến nữa.

    van

    ReplyDelete
  8. Tôi không nghĩ những vị bên nhà khi đặt bút ký hợp đồng họ lầm vì họ cũng là nguời chung vốn bán hàng.

    Chỉ có nguời mua lầm chứ nguờibái không bao giờ lầm.

    Marketing cho những truơng trình này tại VN là nguời VN chứ không phải là UBI.

    Những vị VN nào mà tham gia tổ chức IU và UBI nên xin lỗi công khai và từ chức.

    Choi

    ReplyDelete
  9. Những vị dại mồm dại miệng cũng nên từ chức bác Choi nhỉ? Ví dụ như vị phát biểu câu này "Rồi. Bạn đã vào ma trận của những blog chống phá ĐH Quốc gia. Tôi mới được cảnh báo đang có một chiến dịch sau khi chửi bới nền giáo dục của Việt Nam thì đánh tiếp vào Trường ĐH Quốc gia để nhằm hạ uy tín của trường. Cơ quan chức năng đang vào cuộc để làm rõ vụ này rồi."

    Đầu óc thế này mà cũng lên đến GS thì tài thật!

    ReplyDelete
  10. Theo em không nhất thiết phải chia ra những trường hợp tham gia chương trình trước và sau khi có quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT. Đây là quyết định của Bộ GD&DT về việc công nhận văn bằng do nước ngoài cấp. Mặc định của chúng ta là không công nhận tất cả(vì chẳng lẽ cái gì ta cũng công nhận kể cả rác rưởi). Quyết định 77 ra đời nhằm tạo khung pháp lý cho việc công nhận bằng cấp do cơ quan nước ngoài cấp tai Việt Nam. Việc người học có được văn bằng này hay tham gia học chương trình trước hay sau quyết định này ra đời nếu muốn được công nhận đều phải thực hiện theo hướng dẫn của quyết định này.
    Tuy nhiên theo em quan trọng hơn là thời điểm văn bằng được công nhận và cơ quan nào đã công nhận. Hình như ĐHQG HN cũng cấp cho các bạn UBI giấy chứng nhận công nhận học vị. Có lẽ chứng nhận này sẽ không có giá trị khi quyết định 77 có hiệu lực. Theo quyết định 77 quyền công nhận bằng cấp sau trung học thuộc về Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. ĐHQGHN mặc dù là cơ quan ngang bộ nhưng không thể vượt quyền quản lý chung của Bộ GDDT được. Tuy nhiên các công nhận học vị trước năm 2007 vẫn còn là dấu hỏi.

    ReplyDelete
  11. Công nhận một văn bằng để làm việc thì có hai lãnh vực:

    1. Công quyền: Nếu công nhận để tuyển dụng làm việc thì phải bằng văn bản-quyết định để tránh việc khiếu nại của dân.

    2. Tư nhân: Công ty tòan quyền quyết định năng lực làm việc mà không cần bằng cấp.

    Thật ra cái bằng chỉ là để treo chơi thôi chứ thật ra tuyển công chức dù có bằng vẫn phải qua thi tuyển để đảm bảo công bằng xã hội.

    chơi

    ReplyDelete
  12. Kính gửi bác Chơi
    Theo em, việc công nhận văn bằng không chỉ là để làm việc mà còn hỗ trợ cho người có văn bằng được tương đương học vị và hưởng các quyền liên quan đến học vị đó theo quy định của pháp luật (như được phép học lên cao hơn) và các vấn đề liên quan đến cơ quan công quyền như bác nói. Dĩ nhiên việc tuyển dụng hay đề bạt một người là quyền của doanh nghiệp nhiều khi nó chẳng liên quan gì đến bằng cấp.
    Bằng cấp dẫu không phải là mục tiêu chính của việc học và là thước đo chính xác giá trị của con người nhưng nó cũng là một cơ sở tương đối để có những đánh giá mang tính định lượng. Em nghĩ chúng ta không nên ở hai đầu của thái cực: hoặc quá coi trọng hoặc quá xem nhẹ. Cho đến cùng, sau quá trình học người học cũng cần được cấp một tấm bằng được công nhận.
    Việc kiểm định chất lượng cũng thế, nó có ý nghĩa nhất định chứ không thể cứ tự hào là chương trình tốt, cung cấp nhiều kiến thức cho người học không cần kiểm định cũng không sao.

    ReplyDelete
  13. Dear Le,
    Bên VN thật rắc rối về chuyện học hành bằng cấp qúa nhỉ.

    Bùng một cái thành lâp thêm cả trăm truờng đại học Tư và Dân lập rồi không đủ khả năng quản lú, đánh giá chất luợng, rồi lại thêm liên kết với nuớc ngòai để cấp bằng nuớc ngòai mà không ai dám đứng ra kiểm định chất luợng cũng như luợng giá và công nhận những văn bằng đó. NHƯ THẾ ĐỦ CHỨNG TỎ KHẢ NĂNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC CÓ QÚA KÉM CỎI KHÔNG?

    Theotôi những học viên có thể kiện bộ giáo dục nếu bằng của họ không đuợc công nhận và đòi bộ phải đền bù thỏa đáng. CÁI NÀY LÀ LỖI CỦA BỘ CHỨ KHÔNG PHẢI CỦA CÁC TRUỜNG HAY DOANH NGHIÊP. Nếu bộ không chấpthuận (dù là miệng của một ông to nào đó) thì tôi nghĩ doanh nghệp hay các truờng đại học cũng không dám liên kết. (Nói chuyện với nguời Mỹ cũng đã có thể bị kết tội là làm cho CIA rồi huống gì là cho Mỹ đem văn hóa phẩm vào mà Mỹ nói còn đứng thông dịch nữa. KHÔNG CÓ ÔNG TO Ừ MỘT CÁI thì tôi nghĩ cho kẹo các doanh nghiệp và truờng cũng không dám làm đâu.

    Những cái MBA liên kết thì tiếp tục học truờng cũng lọai như vậy thì cũng đuợc nhưng theo học những truờng chính quy của các nuớc Âu Mỹ thì 100% là không đuợc.

    Còn bên VN thì không có MBA liên kết vẫn làm tiến sĩ đuợc cơ mà.

    Tôi mà bị lừa như thế thì tôi rủ nhau tập trung lên bợ giáp dục xé bằng tập thể truớc mặt bộ truởng (có quay phim chụp ảnh gửi cho tòan
    thế giới biết)

    Choi

    ReplyDelete
  14. Nếu người viết bài vào dây dọc bài của chị PA, thì sẽ biết làm sao phân biệt. Nhìn nơi dào tạo, chứ dừng nhìn cái bằng, như UBND tỉnh Phú Thọ.

    http://bee.net.vn/channel/1983/201008/Bang-tien-si-that-gia-kho-phan-biet-1762607/

    ReplyDelete
  15. Thủ Tướng dã bổ nhiệm hai ông Vỏ Kim Cự và Nguyễn Nhật làm chủ tịch và phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hà Tĩnh, dù đã từng bị tố cáo xài bằng dỏm.

    Ông Vỏ Kim Cự, dổ Thủ Khoa Thạc sỉ(MBA) Dại Học Nam Thái Bình Dương tại Quận Cam, Hoa Kỳ.

    Ông Nguyễn Nhật, dổ Thạc sỉ Dại Học Irvine và Tiến sỉ Kinh Tế, Dại Học Nam Thái Bình Dương.

    Dây là một tin vui cho các học viên các Dại Học Irvine University, Southern Pacific University, United Business Institute (UBI) v.vv

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=117226&z=157

    ReplyDelete