Tuesday, March 2, 2010

Không ra đề thi có nhiều cách giải?

Entry này ghi vội để giúp tôi khỏi quên một mẩu tin đáng chú ý trên báo Tuổi trẻ: Không ra đề thi có nhiều cách giải. Ở đây.

Và một cảm nghĩ nhanh: Hình như nền giáo dục của ta ngày càng đi ngược với xu hướng của thế giới? Người ta thì khuyến khích sáng tạo, dân chủ hóa quá trình giáo dục bằng cách trao quyền cho thầy và cho trò. Thậm chí đi đến cả việc cá thể hóa quá trình giáo dục.

Còn mình thì ngày càng làm theo kiểu "nhất thể hóa" mọi thứ. Một bộ giáo trình chung. Một chương trình khung cho mỗi ngành. Một bộ tiêu chuẩn kiểm định cho mọi loại trường đại học, cao đẳng thuộc đủ loại ngành nghề khác nhau. Một kỳ thi chung. Rồi bây giờ, chỉ làm những đề thi có một cách giải. Để luyện thi cho dễ chăng, có lẽ thế?

Triết lý của tất cả việc này là gì nhỉ? Có ai trả lời giúp tôi được không?

Mà nếu VN cứ có triết lý riêng không giống ai trên thế giới như thế này, thì có lẽ Bộ Giáo dục và Đào tạo nên dừng ngay kế hoạch đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài ngay đi thôi. Vì học về làm sao mà áp dụng được? Ví dụ như tôi, học đúng ngành đo lường đánh giá trong giáo dục đây. Mười mấy năm rồi, sắp về hưu, những gì tôi học được chắc cũng đã cũ nhiều rồi, thế mà vẫn còn quá mới đối với VN thì phải?

Chẳng lẽ các entry của tôi trên blog này cứ phải nhắc mãi câu này làm kết luận sao?

Một câu hỏi lớn không lời đáp ...

3 comments:

  1. Chị đọc xem bài này tôi có bị đạo văn không? Nếu bị thì tôi không viết nữa: Tư duy giáo dục bậc đại học.

    Thân mến,

    ReplyDelete
  2. Chết mất, chết mất. Có phải vì mục tiêu giáo dục là tạo ra những con robot? Nhưng bài này có từ 23/02/2010. Bây giờ mới đọc, nếu chị không note.

    Thanks,

    ReplyDelete
  3. Bác Hải thân,

    Tôi đọc bài của bác viết dở, chưa trả lời thì phải đi ra ngoài chung với đoàn. Khi về thì thấy bác đã viết xong rồi.

    Trễ rồi, và tôi cũng mệt quá, mà mai lại vào ngày làm việc chính nên có lẽ để từ từ tôi đọc rồi phản hồi bác nhé? Tôi chỉ có một cảm tưởng nhanh: bài của bác dễ đọc hơn nhiều so với bản dịch hàn lâm kia. Còn sử dụng nó như thế nào thì mình bàn thêm sau bác ạ.

    PA

    ReplyDelete