Mẩu tin ấy là đây, từ báo điện tử của chính phủ: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/baodientu.chinhphu.vn/Kiem-tra-thong-tin-70-tien-si-khong-lam-nghien-cuu-khoa-hoc/9750487.epi.
Với những ai không có thời gian vào đọc, xin tóm gọn trong một câu: Chính phủ đang yêu cầu kiểm tra lại số liệu công bố trên báo của ĐHQG-HCM, nơi vừa tổ chức một hội thảo hoành tráng cuối tuần trước về giáo dục đại học VN với hội nhập quốc tế, đại khái thế vì tôi cũng chỉ mới đọc loáng thoáng vài mẩu tin trên báo về hội thảo này mà thôi.
Đọc loáng thoáng, nhưng tôi cũng kịp ghi nhận chi tiết "70% tiến sĩ không làm nghiên cứu khoa học" mà một nhà khoa học nào đó (chắc không phải là tiến sĩ trong các trường đại học của VN, vì họ đâu có làm nghiên cứu gì bao giờ!) đã phán trong báo cáo nào đó của mình, chả biết lấy số liệu ở đâu mà tài thế!
Khi đọc thông tin đó, chính tôi cũng rất thắc mắc và vô cùng muốn phản ứng bằng câu hỏi: Dựa vào số liệu nào mà tác giả nào đó đã dám khẳng định đến 70% tiến sĩ ở VN không làm nghiên cứu khoa học; mà làm nghiên cứu khoa học ở đây được định nghĩa là làm gì mới được chứ? Hay chỉ có ai có công bố quốc tế mới được xem là có làm nghiên cứu, như một vài "nhà khoa học" nào đấy thường hay khẳng định?
Nếu quả chỉ dựa vào tiêu chuẩn "công bố quốc tế" để xác định một người có làm khoa học hay không thì điều này cũng hơi đáng ngờ đây, vì nhiều thầy cô mà tôi biết ở một ngôi trường đại học ở Úc nơi tôi đã theo học sau đại học cũng chẳng thấy có mấy công bố ở đâu, trừ các hội thảo nho nhỏ cấp trường hoặc cùng lắm là trong các hội nghị của hội ngôn ngữ học ứng dụng quốc gia (tức là Úc).
Cái này thì cũng chẳng khác gì các giảng viên của VN công bố trong các hội thảo trong nước tại VN. Chỉ có điều, vì "trong nước" của họ lại là nước lớn, và vì họ nói tiếng Anh nên việc phổ biến đến cộng đồng quốc tế dễ dàng hơn rất nhiều so với, ví dụ như Việt Nam, chẳng hạn.
Vì có nghi ngờ - và lẽ ra đã phản ứng, nếu như không phải là trước đó tôi vừa có một bài tranh luận dài với mấy "nhà khoa học" trong và ngoài nước về một lô những số liệu trong một bài viết thuộc dạng "đinh" trên báo Tuổi Trẻ nên thôi không phản ứng nữa, sợ bị hiểu lầm là tấn công cá nhân - nên khi đọc mẩu tin ngắn này, tôi cũng thấy ... mừng mừng.
Tất nhiên không phải tôi mừng vì thông tin do "nhà khoa học" nào đó dưa ra đã bị nghi ngờ và kiểm tra lại, mà mừng vì thấy chính phủ (bắt đầu?) có quan tâm đến sự chính xác của thông tin và số liệu trên báo chí. Là một điều rất cần thiết để có những quyết định đúng đắn về đường lối, chính sách.
Nhưng mừng rồi thì tôi lại băn khoăn, có phải đúng là chính phủ (bắt đầu?) quan tâm đến số liệu để có thể ra quyết định đúng đắn hay không? Hay là ... hay là ... chỉ vì những số liệu đó có đụng chạm đến Bộ Giáo dục? Nên đòi kiểm tra lại cho ... bõ ghét? Để dạy cho ai đó một bài học? Ừ nhưng đây là một bài học về việc đưa ra những số liệu không có căn cứ, lại còn dám đụng đến những người có quyền có chức nữa chứ.
Nếu nói sai thì bị nhắc nhở như thế cũng ... đáng rồi đó, mới đây Giám đốc BBC còn phải từ chức vì đưa tin sai nữa thì sao?
Còn về chính phủ ấy à, thì, thời này là thời của Internet và minh bạch thông tin, nên nếu mình có cái gì chưa hay hoặc sai sót là thiên hạ cứ thế mà rêu rao lên thôi. Không cấm được đâu. Nên tốt nhất là cứ phải làm mọi thứ cho cẩn thận, đến hết khả năng của mình. Và tất nhiên, nhớ lưu lại các số liệu và thông tin để khi cần dùng đến - kể cả để phản bác những thông tin của người "tấn công" mình.
Cho nên, tuy việc được đề cập đến ở đầu entry này chẳng có gì là hay ho, nhưng rõ ràng nó cũng cho người ta một bài học kinh nghiệm.
Chỉ hy vọng đây là một bài học nhẹ nhàng mà có hiệu quả cho tất cả các bên ...
Với những ai không có thời gian vào đọc, xin tóm gọn trong một câu: Chính phủ đang yêu cầu kiểm tra lại số liệu công bố trên báo của ĐHQG-HCM, nơi vừa tổ chức một hội thảo hoành tráng cuối tuần trước về giáo dục đại học VN với hội nhập quốc tế, đại khái thế vì tôi cũng chỉ mới đọc loáng thoáng vài mẩu tin trên báo về hội thảo này mà thôi.
Đọc loáng thoáng, nhưng tôi cũng kịp ghi nhận chi tiết "70% tiến sĩ không làm nghiên cứu khoa học" mà một nhà khoa học nào đó (chắc không phải là tiến sĩ trong các trường đại học của VN, vì họ đâu có làm nghiên cứu gì bao giờ!) đã phán trong báo cáo nào đó của mình, chả biết lấy số liệu ở đâu mà tài thế!
Khi đọc thông tin đó, chính tôi cũng rất thắc mắc và vô cùng muốn phản ứng bằng câu hỏi: Dựa vào số liệu nào mà tác giả nào đó đã dám khẳng định đến 70% tiến sĩ ở VN không làm nghiên cứu khoa học; mà làm nghiên cứu khoa học ở đây được định nghĩa là làm gì mới được chứ? Hay chỉ có ai có công bố quốc tế mới được xem là có làm nghiên cứu, như một vài "nhà khoa học" nào đấy thường hay khẳng định?
Nếu quả chỉ dựa vào tiêu chuẩn "công bố quốc tế" để xác định một người có làm khoa học hay không thì điều này cũng hơi đáng ngờ đây, vì nhiều thầy cô mà tôi biết ở một ngôi trường đại học ở Úc nơi tôi đã theo học sau đại học cũng chẳng thấy có mấy công bố ở đâu, trừ các hội thảo nho nhỏ cấp trường hoặc cùng lắm là trong các hội nghị của hội ngôn ngữ học ứng dụng quốc gia (tức là Úc).
Cái này thì cũng chẳng khác gì các giảng viên của VN công bố trong các hội thảo trong nước tại VN. Chỉ có điều, vì "trong nước" của họ lại là nước lớn, và vì họ nói tiếng Anh nên việc phổ biến đến cộng đồng quốc tế dễ dàng hơn rất nhiều so với, ví dụ như Việt Nam, chẳng hạn.
Vì có nghi ngờ - và lẽ ra đã phản ứng, nếu như không phải là trước đó tôi vừa có một bài tranh luận dài với mấy "nhà khoa học" trong và ngoài nước về một lô những số liệu trong một bài viết thuộc dạng "đinh" trên báo Tuổi Trẻ nên thôi không phản ứng nữa, sợ bị hiểu lầm là tấn công cá nhân - nên khi đọc mẩu tin ngắn này, tôi cũng thấy ... mừng mừng.
Tất nhiên không phải tôi mừng vì thông tin do "nhà khoa học" nào đó dưa ra đã bị nghi ngờ và kiểm tra lại, mà mừng vì thấy chính phủ (bắt đầu?) có quan tâm đến sự chính xác của thông tin và số liệu trên báo chí. Là một điều rất cần thiết để có những quyết định đúng đắn về đường lối, chính sách.
Nhưng mừng rồi thì tôi lại băn khoăn, có phải đúng là chính phủ (bắt đầu?) quan tâm đến số liệu để có thể ra quyết định đúng đắn hay không? Hay là ... hay là ... chỉ vì những số liệu đó có đụng chạm đến Bộ Giáo dục? Nên đòi kiểm tra lại cho ... bõ ghét? Để dạy cho ai đó một bài học? Ừ nhưng đây là một bài học về việc đưa ra những số liệu không có căn cứ, lại còn dám đụng đến những người có quyền có chức nữa chứ.
Nếu nói sai thì bị nhắc nhở như thế cũng ... đáng rồi đó, mới đây Giám đốc BBC còn phải từ chức vì đưa tin sai nữa thì sao?
Còn về chính phủ ấy à, thì, thời này là thời của Internet và minh bạch thông tin, nên nếu mình có cái gì chưa hay hoặc sai sót là thiên hạ cứ thế mà rêu rao lên thôi. Không cấm được đâu. Nên tốt nhất là cứ phải làm mọi thứ cho cẩn thận, đến hết khả năng của mình. Và tất nhiên, nhớ lưu lại các số liệu và thông tin để khi cần dùng đến - kể cả để phản bác những thông tin của người "tấn công" mình.
Cho nên, tuy việc được đề cập đến ở đầu entry này chẳng có gì là hay ho, nhưng rõ ràng nó cũng cho người ta một bài học kinh nghiệm.
Chỉ hy vọng đây là một bài học nhẹ nhàng mà có hiệu quả cho tất cả các bên ...
Con số 70% TS không làm KH là con số còn khiêm tốn nếu hiểu làm KH theo thông lệ quốc tế, nghĩa là phải công bố quốc tế. Còn nếu hiểu làm KH theo kiểu Việt Nam, hỏng giống ai, thì có khoảng 99% các TS có làm nghiên cứu KH, tất nhiên trong đó có cả GS.TS. Nguyễn Thiện Nhân và TS. Vũ Thị Phương Anh.
ReplyDeleteBạn TOEFL ITP ạ,
ReplyDelete1. Nếu bạn định nghĩa làm khoa học là có công bố quốc tế thì tất nhiên theo đinh nghĩa này tôi không làm khoa học. Rõ ràng thế thôi, chẳng có gì phải thắc mắc cả.
2. Có một "nhà khoa học" Việt kiều có nhiều công bố quốc tế, như ông ta đã khoe ra nhiều lần. Và hình như vì đã có công bố quốc tế rồi nên ông ta có quyền có nhiều sai sót ở nhiều lãnh vực mà vẫn cứ được tôn sùng làm chuyên gia, một dạng "biết tuốt". Những sai sót của ông ấy được nhiều người chỉ ra ở nhiều nơi, nhưng vẫn có những người bám theo và tôn sùng như một vị thánh sống. Nếu đấy là thái độ của bạn thì tôi cũng không có ý kiến gì cả, mỗi người có lựa chọn của riêng mình.
3. Vì bạn thích công bố quốc tế, xin bạn bỏ chút thời gian tìm hiểu về phần mềm này nhé: http://thatsmathematics.com/mathgen/. Nó sẽ giúp bạn viết ra được những bài báo vô nghĩa (vì máy viết mà) nhưng vẫn có khả năng được đăng trên tạp chí quốc tế. Thì đã có mấy bài được đăng rồi còn gì, bạn xem ở đây này, scandal lớn đấy nhé: http://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&frm=1&source=web&cd=3&sqi=2&ved=0CEkQFjAC&url=http%3A%2F%2Fwww.the-scientist.com%2F%3Farticles.view%2FarticleNo%2F27458&ei=cMGjUOzGEKbAiwKxqoHoCQ&usg=AFQjCNEdPHMcrEwGjIWX22gFB-JDmfMNhw&sig2=OVLjI6TIlm9lP3Nldlnstw
Nếu được, bạn share cho các nhà khoa học có công bố quốc tế khác cùng đọc nhé!
Tôi không nghĩ tất cả các nghiên cứu có công bố quốc tế, thậm chí trên các tập san KH uy tín hàng đầu, đều là các công trình nghiêm túc và chất lượng. Vì ai cũng biết thỉnh thoảng vẫn xuất hiện các scandal về đạo văn, ngụy tạo số liệu,... ở các bài báo KH trên các tạp san danh giá. Và tôi cũng không nghĩ máy móc rằng tất cả những người chưa công bố quốc tế các nghiên cứu là không làm KH. Tôi chỉ nghĩ rằng chúng ta cần có cách nghĩ, cách làm KH tiệm cận hơn với thông lệ quốc tế, đừng có khư khư nếp nghĩ lạc hậu hay cố tình lạc hậu như thế chỉ để bảo vệ cái danh TS, GS hão và biện minh cho sự yếu kém tụt hậu về công tác nghiên cứu của mình. Nghiên cứu KH phải công bố quốc tế. Đó là cách nghĩ phổ quát của giới học thuật hiện đại.
ReplyDeleteBạn TOEFL ITP ạ,
ReplyDeleteTất nhiên là chúng ta đều muốn khoa học VN có chỗ đứng tốt hơn trên trường quốc tế. Nhưng chúng ta không thể làm điều đó bằng cách mạt sát các nhà khoa học VN. Và cũng không thể đốt giai đoạn, với đồng lương cho nhà khoa học khoảng 500 USD một tháng mà đòi so sánh với những nước có lương bình quân của giảng viên đại học là 3, 4 ngàn đô (Mã Lai, Philippines chẳng hạn). Cứ phải có những nghiên cứu tốt, giải quyết vấn đề trong nước đã, rồi thì dần dà mới có những công bố quốc tế được. Tất nhiên, ai làm được thì cứ làm và nên hoan nghênh, nhưng không nên làm theo kiểu TS Phạm Thị Ly đồng tác giả với TS Nguyễn Văn Tuấn một bài viết trên tạp chí Scientometrics mới đây. Tôi mới nhìn thấy điều này ngay trong phần tài liệu tham khảo của báo cáo của ông Tuấn trong hội thảo tại ĐHQG-HCM ngày 9/11 vừa qua. Tôi xin nói thẳng: Điều này vi phạm đạo đức khoa học mà chính ông Tuấn và bà Ly hay rao giảng đấy. Ai đó có thể không rõ đồng tác giả là gì, nhưng ông Tuấn thì phải rõ chứ nhỉ?
Và tôi nghĩ: người ta có thể chưa có công bố quốc tế, nhưng hãy nên có đạo đức và sự trung thực - liêm chính, nếu bạn muốn - của nhà khoa học đã. Rồi mọi việc sẽ khá lên. Còn công bố quốc tế theo kiểu gian lận sẽ chỉ làm hại nền khoa học và giáo dục của nước nhà mà thôi.
Để NCKH một quốc gia khá lên đương nhiên là cần thực hiện nhiều giải pháp và cần có lộ trình. Nhưng trước hết, và quan trọng nhất, là cần có nhận thức đúng. Vấn đề là hiện tại nhiều GS, TS cứ mãi bao biện lòng vòng để minh chứng rằng ta chẳng cần công bố quốc tế gì sấc vì lý do này, lý do nọ,...nhưng ta vẫn là nhà KH danh giá và lỗi lạc. Khi bàn về KH vẫn cứ...chém gió vù vù! Đó mới thực sự là mối hiểm họa.
ReplyDeleteHợp tác nghiên cứu giữa nhà KH trong nước với các nhà KH thành danh Việt Kiều để công bố quốc tế thiết nghĩ cũng là một trong những giải pháp để nâng cao năng lực NCKH trong nước. Tuy nhiên cách làm không đúng cũng có thể có những hệ lụy nguy hiểm. Trường hợp bài báo của các tác giả mà cô PA đề cập tôi xin chưa có ý kiến vì không có thông tin.
Tôi cũng chia sẻ những ý kiến ở trên của bạn, nhưng vẫn giữ một số quan điểm của mình. Quan điểm ấy tôi vừa viết nhanh trong entry mới của tôi, xin tặng bạn: http://ncgdvn.blogspot.com/2012/11/tai-sao-cong-bo-quoc-te-cua-vn-khong-bi.html
ReplyDelete