"Philippines: Nguồn cung cấp giáo viên tiếng Anh giá rẻ cho toàn thế giới".
Đấy là tựa của một mẩu tin ngắn trên trang BBC tiếng Anh vào ngày 9/11/2012, tức là mới cách đây đúng một tuần mà thôi. Có thể đọc nó ở đây: http://www.bbc.co.uk/news/business-20221155.
Xin chép lại ở đây, kèm phần dịch của tôi, để mọi người đọc cho tiện:
The Philippines is fast becoming the world's low-cost English language teacher - with numbers of students trebling in the past four years.
There might be other countries that people think about as a classic place to learn English, such as the UK, the US or Australia.
But there is one key reason that they are switching to the Philippines. It's cheaper. And in the competitive market for language students, it means the Philippines is attracting people from countries such as Iran, Libya, Brazil and Russia.
"We have very competitive rates compared with other countries," says English teacher, Jesy King, saying that her school's fees are a third of the price of an equivalent course in the US or Canada.
Philippines đang nhanh chóng trở thành nguồn cung cấp giáo viên tiếng Anh giá rẻ cho toàn thế giới - với số lượng người học tiếng Anh đã tăng lên gấp 3 lần trong 4 năm qua.
Nói đến việc học tiếng Anh có thể người ta sẽ nghĩ đến các địa chỉ truyền thống như UK, Mỹ hoặc Úc.
Nhưng có một lý do quan trọng khiến hiện nay người ta chuyển sang học tại Philippines: Chi phí rẻ hơn. Và trong cái thị trường học tiếng đầy cạnh tranh này, điều đó có nghĩa là Philippines đang thu hút được nhiều người đến học từ các quốc gia như Iran, Lybia, Brazil và Nga.
"Học phí của chúng tôi rất cạnh tranh so với các nước khác", một giáo viên tiếng Anh, cô Jesy King phát biểu, và cho biết học phí tại trường cô chỉ bằng 1/3 học phí của một khóa học tương tự tại Mỹ hay tại Canada.
Trên đây chỉ là mẩu tin kèm theo một video clip dài 4 phút quay những hoạt động trong lớp học tiếng Anh tại Manila, thủ đô Philippines, và cả giờ học của các sinh viên ngành Engineering ở ĐH De la Salle, một đại học tư của Philippines nữa. Nếu ai chưa biết, thì việc học tại Philippines đều được thực hiện bằng tiếng Anh, vì thế chỉ trừ những người thất học không nói được tiếng Anh cho tử tế, chứ dân Phi hầu như ai cũng nói tiếng Anh cả. Dù họ không phải là người bản ngữ theo nghĩa chặt chẽ nhất, tức là sống trong môi trường nói tiếng Anh ngay từ lúc lọt lòng (cha mẹ là người nói tiếng Anh bản ngữ).
Nhưng một mẩu tin như trên có gì đáng quan tâm nhỉ? Thực ra, nó chẳng có gì để tôi phải quan tâm cả, nếu như không có vụ ồn ào dư luận gần đây về việc TP HCM đang có kế hoạch mời 100 giáo viên tiếng Anh sang làm việc tại VN với mức giá 2000 USD/tháng.
Tin này vừa ra đời thì lập tức tôi thấy báo chí và dư luận nhao nhao lên phản đối. Nào là, đã tốn tiền "mướn" người nước ngoài, trả bằng tiền đô, thì sao không mướn người bản ngữ (= Anh, Mỹ, Úc, Canada), mà lại đi mướn Philippines. Họ có hơn gì mình đâu, thà mướn người Việt còn hơn. Sao lại trả cao thế, đến 2 ngàn đô, nếu vậy thì trả cho giáo viên trong nước tương đương mức đó chắc cũng không thiếu người dạy giỏi. Blah blah blah ...
Hình như chỉ có một mình tôi là có ý kiến khác mọi người? Theo tôi, cách làm của TP HCM phải được xem là một cách làm đột phá và có lẽ sẽ mang lại hiệu quả mong muốn, đó là cải thiện việc dạy và học tiếng Anh tại VN. Vì từ lâu tôi vẫn biết rằng tiếng Anh của người Philippines là tốt nhất khu vực Đông Nam Á, hoặc chính xác hơn là tốt nhất trên toàn châu Á, vì so với một nước châu Á khác nơi tiếng Anh cũng là ngôn ngữ thứ hai là Ấn Độ, thì Philippines nói tốt hơn rất nhiều. Và đã từ lâu, Philippines được xem là một môi trường nói tiếng Anh (English-speaking environment), với rất nhiều cuộc hội thảo, tập huấn, các sự kiện quốc tế được tổ chức tại Phi hết sức thường xuyên do môi trường nói tiếng Anh thuận lợi của nó.
Vậy chứ tiếng Anh của Philippines có accent không? Ừ thì cũng có, nhưng ở mức nhẹ, và hoàn toàn hiểu được (intelligible). Vả lại, ai mà không có accent chứ? Dân Úc chẳng hạn, trừ những người học thức, còn giới bình dân nói cấm có ai nghe được, khó nghe kinh khủng. Đến nỗi hồi đi học ở Úc bọn tôi hay bảo nhau rằng người Úc nói tiếng Anh chẳng khác chi dân Quảng Nam nói tiếng Việt. Hoặc ngay cả người Anh, cái nôi của tiếng Anh đấy, thì trừ những người nói giọng chuẩn, còn thì giọng của nhiều địa phương cũng rất khó nghe. Cũng vậy đối với tiếng Mỹ. Đấy, tiếng bản ngữ đấy, vẫn cứ có accent như thường, chứ có phải không có đâu?
Tiếng Anh, vốn là dấu ấn của một thời thuộc địa, đối với Phi quả thật là một vốn quý, giúp nước này hội nhập thế giới rất sớm. (Nói thêm: tình hình cũng tương tự đối với Ấn Độ; nhưng người Phi phát âm tốt hơn rất nhiều so với Ấn Độ). Chính vì thấy lợi điểm này của Phi (tức có lợi thế tiếng Anh) mà một nước khác trong khu vực Đông Nam Á là Singapore đã mạnh dạn đưa ra những chính sách ngôn ngữ phù hợp, biến tiếng Anh từ một ngoại ngữ sang ngôn ngữ thứ hai và cuối cùng là đưa lên hàng ngôn ngữ thứ nhất, cùng với tiếng Hoa và tiếng Mã. Quyết sách về ngoại ngữ này là một trong nhiều lý do khiến Singapore đã có được sự phát triển nhanh chóng về kinh tế trong thời gian qua.
Phải nói thêm, tuy là ngôn ngữ thứ nhất nhưng người Singapore nói tiếng Anh khá dở, dở hơn Philippines rất nhiều, vì nghe âm tiếng Anh của Sing rất "Tàu", toàn đệm "lớ, lớ" (tiếng Anh viết là "lah, lah") ở cuối câu. Trong khi Phi nói tiếng Anh tốt hơn hẳn. Thế mà chẳng hiểu sao người Việt ta lại sẵn sàng bỏ tiền đi sang tận Sing để học tiếng Anh, lại còn dùng cả tiền ngân sách cho công chức sang Sing học tiếng Anh nữa chứ. Mà Sing thì đắt đỏ chẳng kém gì mấy nước phát triển!
Trong khi đó, các nước Hàn, Nhật, và sau này là TQ, từ lâu đã sử dụng người Philippines để dạy tiếng Anh tại nước của họ, và người Phi được xem gần như là bản ngữ rồi. Chất lượng chắc chắn là bảo đảm, mà giá lại rẻ cơ chứ. Chỉ bằng một phần (1/3, thậm chí 1/4) giá của những người bản ngữ da trắng. Điều duy nhất có thể bất lợi là những người Phi không có nước da trắng như Anh, Mỹ, Úc, Canada. Nước da ngăm ngăm khiến người Phi trông có vẻ "thế giới thứ ba". Và vì thế, các trung tâm ngoại ngữ có tính thương mại (do người học tự bỏ tiền ra học) của các nước này có thể sẽ thích người da trắng hơn (theo thị hiếu có hơi hướng kỳ thị chủng tộc của khách hàng), nhưng nếu thế thì người học phải chịu bỏ tiền cao hơn để được học với người da trắng.
Nhưng đấy là chuyện của những trung tâm có tính thương mại thôi, còn thì ở các nước Đông Á nói trên (Hàn Nhật Trung) thì việc tuyển giáo viên Phi như người bản ngữ để dạy tiếng Anh là vô cùng phổ biến. Và xu hướng chọn giáo viên Phi dạy tiếng Anh, hoặc thậm chí sang tận Phi để học tiếng Anh hoặc du học đại học, đang trở thành một xu hướng phổ biến trên thế giới, như mẩu tin kèm phóng sự mini trên trang BBC mà tôi mới giới thiệu ở trên.
Ấy vậy mà ở VN thì lại khác. Ta còn nghèo lắm, thu nhập còn lâu mới bằng mấy nước kể trên, tài cán chẳng bằng ai nhưng "đã mướn giáo viên nước ngoài thì phải mướn hẳn giáo viên bản ngữ" (tức Anh, Mỹ, Úc) như một vị phụ huynh nào đó đã phát biểu trên TV sáng nay, trong phóng sự lúc 6:25 (mục Sáng Phương Nam thì phải). Lại còn có các ý kiến rằng 2000 USD như thế là nhiều lắm, không xứng đáng (nếu so với giáo viên VN) của một vị trưởng khoa ngoại ngữ nào đó, cũng trong chương trình trên.
Riêng tôi thì lại nghĩ, 2000 USD là một giá rất phải chăng, vì các gv người Phi tự lo ăn ở. Mà tiền ăn ở (phải ở trọ vì họ đâu có nhà) thì đã mất cũng cả ngàn đô rồi, thì lương còn lại chỉ 1000 USD. Ừ thì giáo viên VN lương thấp thật, nhưng tôi tin thu nhập thực tế của đa số gv Anh văn chắc cũng phải chục triệu. Như thế thì giáo viên Phi chỉ đắt bằng 2 lần gv VN thôi, nhưng chắc chắn họ sẽ làm tốt hơn. Phát âm chắc chắn là chuẩn, ngữ pháp cũng perfect, và phương pháp chắc chắn tốt hơn đa số gv VN nhiều lần, vì họ đã quen với những phương pháp giảng dạy hiện đại, dạy theo nhóm nhỏ với các tương tác thường xuyên giữa thầy và trò từ lâu rồi. Đấy là chưa kể sự có mặt của những giáo viên tạm xem là bản ngữ luôn là sự kích thích rất tốt cho việc sử dụng tiếng Anh cho cả người học lẫn các đồng nghiệp dạy tiếng Anh người Việt.
Nói tóm gọn lại, là rất đáng đồng tiền!
Nhưng dư luận vẫn cứ phản đối! Bất chấp các số liệu và dữ kiện khách quan. Chả hiểu tại sao thế nhỉ? Người VN kỳ thị chủng tộc ư? Ta da màu, nhưng lại kỳ thị người da màu hơn ai hết? Ta tự hào đánh đuổi ngoại xâm (da trắng, hoặc kẻ thù phương Bắc), nhưng hình như trong thâm tâm ta vẫn có chút tư tưởng nô lệ, tôn sùng những kẻ vốn đô hộ, xâm lược chúng ta? Lạ thật?
Thôi, không biết nói gì hơn nữa. Tôi chỉ tin trong tận thâm tâm mình rằng,TP HCM sẽ chứng minh được quyết định của mình là đúng. Thì thành phố này đã từng có những quyết định táo bạo, vượt rào trong nhiều chuyện, trong đó có việc dạy tiếng Anh tăng cường ở tiểu học. Đã từng bị phê phán, nhưng rồi cuối cùng nhiều nơi khác lại bắt chước. Cũng như ngày xưa hồi còn ngăn sông cấm chợ, TP HCM đã từng đi đầu thử nghiệm nhiều biện pháp "mở cửa từng phần" hoặc thậm chí vượt rào, để sau đó cả nước cũng làm theo. Vậy nên, bây giờ với việc sử dụng người Philippines, ai phản đối thì cũng mặc, ta cứ làm điều ta tin là đúng đi. Rồi thời gian sẽ trả lời, phải không TP HCM, Sài Gòn của tôi nhỉ?
Các bạn nào chưa tin tôi, thì xem thêm những thông tin dưới đây nhé. Bằng tiếng Anh, các bạn chịu khó đọc vậy. Tôi viết dài quá (vì trúng tủ, đúng vấn đề tôi rất quan tâm thời tôi còn dạy tiếng Anh ở Khoa Anh DHKHXH-NV cách đây cả chục năm), nên mệt rồi. Hôm nào có chuyện gì khác liên quan mà tôi lại có hứng (và thời gian) thì tôi sẽ viết tiếp hầu các bạn vậy.
1. http://www.bbc.co.uk/news/business-20066890 - Một bài viết khác về việc học tiếng Anh tại Phi của BBC, mới cách đây 5 ngày. (11/11/2012). Chú ý những đoạn này:
Filipinos speak with a clear American accent - partly because the Philippines was a US colony for five decades, and partly because so many people here have spent time working in call centres that cater to a US market.
[...]
And it's not just English language students who are coming to the Philippines - there's also been a rapid increase in the number of foreigners applying for graduate and post-graduate courses in all kinds of fields.
[...]
De La Salle already has a lot of students from China and Japan, but there's recently been an increase in Europeans.
2. http://quezoncity.olx.com.ph/urgent-hiring-100-english-teachers-to-teach-in-south-korea-iid-15626141 - Tuyển gấp 100 giáo viên tiếng Anh sang dạy tại Hàn, full-time, 2 năm (đăng trên báo cùa Phi năm 2008).
3. http://fredshannon.blogspot.com/2005/10/filipinos-teaching-english-in-taiwan.html - Chú ý mẩu tin này: Giáo viên tiếng Anh người Phi dạy tại Đài Loan sẽ được trả lương bằng khoảng 1/2 người da trắng (Anh, Mỹ, Úc).
4. http://www.teachergig.com/3684/thailand-filipino-teachers-needed - Cần tuyển gv Phi dạy tiếng Anh (và một số môn học khác) tại Thái Lan. Tin đăng hồi tháng 3/2012.
Đại khái thế. Đã đủ cho các bạn tin là gv người Phi xứng đáng dạy tiếng Anh cho người Việt chưa nhỉ?
Đấy là tựa của một mẩu tin ngắn trên trang BBC tiếng Anh vào ngày 9/11/2012, tức là mới cách đây đúng một tuần mà thôi. Có thể đọc nó ở đây: http://www.bbc.co.uk/news/business-20221155.
Xin chép lại ở đây, kèm phần dịch của tôi, để mọi người đọc cho tiện:
The Philippines is fast becoming the world's low-cost English language teacher - with numbers of students trebling in the past four years.
There might be other countries that people think about as a classic place to learn English, such as the UK, the US or Australia.
But there is one key reason that they are switching to the Philippines. It's cheaper. And in the competitive market for language students, it means the Philippines is attracting people from countries such as Iran, Libya, Brazil and Russia.
"We have very competitive rates compared with other countries," says English teacher, Jesy King, saying that her school's fees are a third of the price of an equivalent course in the US or Canada.
Philippines đang nhanh chóng trở thành nguồn cung cấp giáo viên tiếng Anh giá rẻ cho toàn thế giới - với số lượng người học tiếng Anh đã tăng lên gấp 3 lần trong 4 năm qua.
Nói đến việc học tiếng Anh có thể người ta sẽ nghĩ đến các địa chỉ truyền thống như UK, Mỹ hoặc Úc.
Nhưng có một lý do quan trọng khiến hiện nay người ta chuyển sang học tại Philippines: Chi phí rẻ hơn. Và trong cái thị trường học tiếng đầy cạnh tranh này, điều đó có nghĩa là Philippines đang thu hút được nhiều người đến học từ các quốc gia như Iran, Lybia, Brazil và Nga.
"Học phí của chúng tôi rất cạnh tranh so với các nước khác", một giáo viên tiếng Anh, cô Jesy King phát biểu, và cho biết học phí tại trường cô chỉ bằng 1/3 học phí của một khóa học tương tự tại Mỹ hay tại Canada.
Trên đây chỉ là mẩu tin kèm theo một video clip dài 4 phút quay những hoạt động trong lớp học tiếng Anh tại Manila, thủ đô Philippines, và cả giờ học của các sinh viên ngành Engineering ở ĐH De la Salle, một đại học tư của Philippines nữa. Nếu ai chưa biết, thì việc học tại Philippines đều được thực hiện bằng tiếng Anh, vì thế chỉ trừ những người thất học không nói được tiếng Anh cho tử tế, chứ dân Phi hầu như ai cũng nói tiếng Anh cả. Dù họ không phải là người bản ngữ theo nghĩa chặt chẽ nhất, tức là sống trong môi trường nói tiếng Anh ngay từ lúc lọt lòng (cha mẹ là người nói tiếng Anh bản ngữ).
Nhưng một mẩu tin như trên có gì đáng quan tâm nhỉ? Thực ra, nó chẳng có gì để tôi phải quan tâm cả, nếu như không có vụ ồn ào dư luận gần đây về việc TP HCM đang có kế hoạch mời 100 giáo viên tiếng Anh sang làm việc tại VN với mức giá 2000 USD/tháng.
Tin này vừa ra đời thì lập tức tôi thấy báo chí và dư luận nhao nhao lên phản đối. Nào là, đã tốn tiền "mướn" người nước ngoài, trả bằng tiền đô, thì sao không mướn người bản ngữ (= Anh, Mỹ, Úc, Canada), mà lại đi mướn Philippines. Họ có hơn gì mình đâu, thà mướn người Việt còn hơn. Sao lại trả cao thế, đến 2 ngàn đô, nếu vậy thì trả cho giáo viên trong nước tương đương mức đó chắc cũng không thiếu người dạy giỏi. Blah blah blah ...
Hình như chỉ có một mình tôi là có ý kiến khác mọi người? Theo tôi, cách làm của TP HCM phải được xem là một cách làm đột phá và có lẽ sẽ mang lại hiệu quả mong muốn, đó là cải thiện việc dạy và học tiếng Anh tại VN. Vì từ lâu tôi vẫn biết rằng tiếng Anh của người Philippines là tốt nhất khu vực Đông Nam Á, hoặc chính xác hơn là tốt nhất trên toàn châu Á, vì so với một nước châu Á khác nơi tiếng Anh cũng là ngôn ngữ thứ hai là Ấn Độ, thì Philippines nói tốt hơn rất nhiều. Và đã từ lâu, Philippines được xem là một môi trường nói tiếng Anh (English-speaking environment), với rất nhiều cuộc hội thảo, tập huấn, các sự kiện quốc tế được tổ chức tại Phi hết sức thường xuyên do môi trường nói tiếng Anh thuận lợi của nó.
Vậy chứ tiếng Anh của Philippines có accent không? Ừ thì cũng có, nhưng ở mức nhẹ, và hoàn toàn hiểu được (intelligible). Vả lại, ai mà không có accent chứ? Dân Úc chẳng hạn, trừ những người học thức, còn giới bình dân nói cấm có ai nghe được, khó nghe kinh khủng. Đến nỗi hồi đi học ở Úc bọn tôi hay bảo nhau rằng người Úc nói tiếng Anh chẳng khác chi dân Quảng Nam nói tiếng Việt. Hoặc ngay cả người Anh, cái nôi của tiếng Anh đấy, thì trừ những người nói giọng chuẩn, còn thì giọng của nhiều địa phương cũng rất khó nghe. Cũng vậy đối với tiếng Mỹ. Đấy, tiếng bản ngữ đấy, vẫn cứ có accent như thường, chứ có phải không có đâu?
Tiếng Anh, vốn là dấu ấn của một thời thuộc địa, đối với Phi quả thật là một vốn quý, giúp nước này hội nhập thế giới rất sớm. (Nói thêm: tình hình cũng tương tự đối với Ấn Độ; nhưng người Phi phát âm tốt hơn rất nhiều so với Ấn Độ). Chính vì thấy lợi điểm này của Phi (tức có lợi thế tiếng Anh) mà một nước khác trong khu vực Đông Nam Á là Singapore đã mạnh dạn đưa ra những chính sách ngôn ngữ phù hợp, biến tiếng Anh từ một ngoại ngữ sang ngôn ngữ thứ hai và cuối cùng là đưa lên hàng ngôn ngữ thứ nhất, cùng với tiếng Hoa và tiếng Mã. Quyết sách về ngoại ngữ này là một trong nhiều lý do khiến Singapore đã có được sự phát triển nhanh chóng về kinh tế trong thời gian qua.
Phải nói thêm, tuy là ngôn ngữ thứ nhất nhưng người Singapore nói tiếng Anh khá dở, dở hơn Philippines rất nhiều, vì nghe âm tiếng Anh của Sing rất "Tàu", toàn đệm "lớ, lớ" (tiếng Anh viết là "lah, lah") ở cuối câu. Trong khi Phi nói tiếng Anh tốt hơn hẳn. Thế mà chẳng hiểu sao người Việt ta lại sẵn sàng bỏ tiền đi sang tận Sing để học tiếng Anh, lại còn dùng cả tiền ngân sách cho công chức sang Sing học tiếng Anh nữa chứ. Mà Sing thì đắt đỏ chẳng kém gì mấy nước phát triển!
Trong khi đó, các nước Hàn, Nhật, và sau này là TQ, từ lâu đã sử dụng người Philippines để dạy tiếng Anh tại nước của họ, và người Phi được xem gần như là bản ngữ rồi. Chất lượng chắc chắn là bảo đảm, mà giá lại rẻ cơ chứ. Chỉ bằng một phần (1/3, thậm chí 1/4) giá của những người bản ngữ da trắng. Điều duy nhất có thể bất lợi là những người Phi không có nước da trắng như Anh, Mỹ, Úc, Canada. Nước da ngăm ngăm khiến người Phi trông có vẻ "thế giới thứ ba". Và vì thế, các trung tâm ngoại ngữ có tính thương mại (do người học tự bỏ tiền ra học) của các nước này có thể sẽ thích người da trắng hơn (theo thị hiếu có hơi hướng kỳ thị chủng tộc của khách hàng), nhưng nếu thế thì người học phải chịu bỏ tiền cao hơn để được học với người da trắng.
Nhưng đấy là chuyện của những trung tâm có tính thương mại thôi, còn thì ở các nước Đông Á nói trên (Hàn Nhật Trung) thì việc tuyển giáo viên Phi như người bản ngữ để dạy tiếng Anh là vô cùng phổ biến. Và xu hướng chọn giáo viên Phi dạy tiếng Anh, hoặc thậm chí sang tận Phi để học tiếng Anh hoặc du học đại học, đang trở thành một xu hướng phổ biến trên thế giới, như mẩu tin kèm phóng sự mini trên trang BBC mà tôi mới giới thiệu ở trên.
Ấy vậy mà ở VN thì lại khác. Ta còn nghèo lắm, thu nhập còn lâu mới bằng mấy nước kể trên, tài cán chẳng bằng ai nhưng "đã mướn giáo viên nước ngoài thì phải mướn hẳn giáo viên bản ngữ" (tức Anh, Mỹ, Úc) như một vị phụ huynh nào đó đã phát biểu trên TV sáng nay, trong phóng sự lúc 6:25 (mục Sáng Phương Nam thì phải). Lại còn có các ý kiến rằng 2000 USD như thế là nhiều lắm, không xứng đáng (nếu so với giáo viên VN) của một vị trưởng khoa ngoại ngữ nào đó, cũng trong chương trình trên.
Riêng tôi thì lại nghĩ, 2000 USD là một giá rất phải chăng, vì các gv người Phi tự lo ăn ở. Mà tiền ăn ở (phải ở trọ vì họ đâu có nhà) thì đã mất cũng cả ngàn đô rồi, thì lương còn lại chỉ 1000 USD. Ừ thì giáo viên VN lương thấp thật, nhưng tôi tin thu nhập thực tế của đa số gv Anh văn chắc cũng phải chục triệu. Như thế thì giáo viên Phi chỉ đắt bằng 2 lần gv VN thôi, nhưng chắc chắn họ sẽ làm tốt hơn. Phát âm chắc chắn là chuẩn, ngữ pháp cũng perfect, và phương pháp chắc chắn tốt hơn đa số gv VN nhiều lần, vì họ đã quen với những phương pháp giảng dạy hiện đại, dạy theo nhóm nhỏ với các tương tác thường xuyên giữa thầy và trò từ lâu rồi. Đấy là chưa kể sự có mặt của những giáo viên tạm xem là bản ngữ luôn là sự kích thích rất tốt cho việc sử dụng tiếng Anh cho cả người học lẫn các đồng nghiệp dạy tiếng Anh người Việt.
Nói tóm gọn lại, là rất đáng đồng tiền!
Nhưng dư luận vẫn cứ phản đối! Bất chấp các số liệu và dữ kiện khách quan. Chả hiểu tại sao thế nhỉ? Người VN kỳ thị chủng tộc ư? Ta da màu, nhưng lại kỳ thị người da màu hơn ai hết? Ta tự hào đánh đuổi ngoại xâm (da trắng, hoặc kẻ thù phương Bắc), nhưng hình như trong thâm tâm ta vẫn có chút tư tưởng nô lệ, tôn sùng những kẻ vốn đô hộ, xâm lược chúng ta? Lạ thật?
Thôi, không biết nói gì hơn nữa. Tôi chỉ tin trong tận thâm tâm mình rằng,TP HCM sẽ chứng minh được quyết định của mình là đúng. Thì thành phố này đã từng có những quyết định táo bạo, vượt rào trong nhiều chuyện, trong đó có việc dạy tiếng Anh tăng cường ở tiểu học. Đã từng bị phê phán, nhưng rồi cuối cùng nhiều nơi khác lại bắt chước. Cũng như ngày xưa hồi còn ngăn sông cấm chợ, TP HCM đã từng đi đầu thử nghiệm nhiều biện pháp "mở cửa từng phần" hoặc thậm chí vượt rào, để sau đó cả nước cũng làm theo. Vậy nên, bây giờ với việc sử dụng người Philippines, ai phản đối thì cũng mặc, ta cứ làm điều ta tin là đúng đi. Rồi thời gian sẽ trả lời, phải không TP HCM, Sài Gòn của tôi nhỉ?
Các bạn nào chưa tin tôi, thì xem thêm những thông tin dưới đây nhé. Bằng tiếng Anh, các bạn chịu khó đọc vậy. Tôi viết dài quá (vì trúng tủ, đúng vấn đề tôi rất quan tâm thời tôi còn dạy tiếng Anh ở Khoa Anh DHKHXH-NV cách đây cả chục năm), nên mệt rồi. Hôm nào có chuyện gì khác liên quan mà tôi lại có hứng (và thời gian) thì tôi sẽ viết tiếp hầu các bạn vậy.
1. http://www.bbc.co.uk/news/business-20066890 - Một bài viết khác về việc học tiếng Anh tại Phi của BBC, mới cách đây 5 ngày. (11/11/2012). Chú ý những đoạn này:
Filipinos speak with a clear American accent - partly because the Philippines was a US colony for five decades, and partly because so many people here have spent time working in call centres that cater to a US market.
[...]
And it's not just English language students who are coming to the Philippines - there's also been a rapid increase in the number of foreigners applying for graduate and post-graduate courses in all kinds of fields.
[...]
De La Salle already has a lot of students from China and Japan, but there's recently been an increase in Europeans.
2. http://quezoncity.olx.com.ph/urgent-hiring-100-english-teachers-to-teach-in-south-korea-iid-15626141 - Tuyển gấp 100 giáo viên tiếng Anh sang dạy tại Hàn, full-time, 2 năm (đăng trên báo cùa Phi năm 2008).
3. http://fredshannon.blogspot.com/2005/10/filipinos-teaching-english-in-taiwan.html - Chú ý mẩu tin này: Giáo viên tiếng Anh người Phi dạy tại Đài Loan sẽ được trả lương bằng khoảng 1/2 người da trắng (Anh, Mỹ, Úc).
4. http://www.teachergig.com/3684/thailand-filipino-teachers-needed - Cần tuyển gv Phi dạy tiếng Anh (và một số môn học khác) tại Thái Lan. Tin đăng hồi tháng 3/2012.
Đại khái thế. Đã đủ cho các bạn tin là gv người Phi xứng đáng dạy tiếng Anh cho người Việt chưa nhỉ?
Cám ơn cô Phương Anh đã có những chia sẻ rất khách quan dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn.
ReplyDeleteNếu những ai đã từng sống một thời gian (ít nhất là từ 2-3 tháng) ở Philippines, thì sẽ nhận ra được rằng là người Đông Nam Á ngày càng đổ xô đến Philippines để học tiếng Anh. Trong các trường Đại học công và tư có uy tín, mọi người sẽ bắt gặp sinh viên quốc tế đến từ Indonesia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, và thậm chí cả SV Tây Ban Nha và Pháp. Một trong những mục đích chính của họ khi chọn Philippines là điểm dừng chân là để học tiếng Anh. Còn về phía 'ta', tôi cũng đã từng gặp, tiếp xúc với các SV Việt Nam, là con cái của những 'quan chức' của ta, đang học tại Philippines để nâng cao khả năng tiếng Anh của mình.
Nếu kinh tế nước Philippines sánh ngang với kinh tế của Singapore, thì chắc sẽ không có nhiều người "ném đá" vào chủ trương tuyển 100 GV người Philippines của TPHCM đâu. Nói cách khác, tại sao thực tế cho thấy, người Singapore nói tiếng Anh không tốt bằng người Philippines (mặc dù tiếng Anh dần được xem là ngôn ngữ thứ nhất ở Singapore), mà dân ta không 'ném đá' khi có những trường ở TPHCM do GV người Singapore dạy, quản lý, mà lại đi 'ném đá' GV người Philippines trong khi họ lại nói tiếng Anh tốt hơn?
Vài dòng chia sẻ với mọi người.
nqt
Chào cô
ReplyDeleteChuyện tuyển dụng giáo viên người nước ngoài cô đã viết 1 bài dài rồi, nhưng có ý này em vẫn muốn nói thêm.
Em thấy trong các bình luận về chuyện tuyển dụng giáo viên nhiều người có nói đại ý tuyển dụng giáo viên nước ngoài là để lo phần nghe nói phát âm này nọ, chứ dạy ngữ pháp đọc viết này nọ thì giáo viên VN thừa sức làm được.
Em cũng thắc mắc là có đúng như vậy không.
Nhiều người hay phàn nàn là người Việt Nam giỏi ngữ pháp, viết lách, chỉ yếu phần nghe nói. Nhưng có đúng là học sinh Việt Nam giỏi ngữ pháp và viết lách tiếng Anh không, hay chỉ là giỏi khi so với kỹ năng nghe nói mà thôi?
Cái gọi là giỏi ngữ pháp, theo em, thật ra chỉ là giỏi làm bài tập ngữ pháp (bản thân điều này cũng chỉ đúng với một bộ phận thôi, chứ nắm vững hiểu sâu ngữ pháp tiếng Anh là điều không hề dễ dàng). Trong phương pháp dạy ngữ pháp 3P (Presentation, Practice, Production) thì 2 khâu đầu ở Việt Nam có thể coi là tạm ổn, nhưng khâu cuối (ứng dụng điểm ngữ pháp đã học vào viết lách, giao tiếp,...) thì em nghĩ giáo viên Việt Nam chưa hẳn đã làm tốt. Và ngay cả khâu viết, thì nhìn qua cách hành văn, dùng từ của nhiều giáo viên, thậm chí là giáo viên dạy chuyên hay phụ trách chỉ đạo chuyên môn, em nghĩ có hơi vội vàng khi nói rằng giáo viên người Việt có thể dạy ngữ pháp, đọc, viết hơn giáo viên Philippines.
Em cũng hơi ngạc nhiên với phát biểu của cô Kiều Thu:
"Tôi từng phỏng vấn một số GV Philippines và thấy cũng có người phát âm tốt và ngược lại. Tuy nhiên, tỉ lệ phần trăm tốt không cao lắm."
Em không biết mẫu của cô Thu có số lượng bao nhiêu để cô có thể kết luận về tỉ lệ % phát âm tốt không cao (chưa kể thế nào là phát âm tốt).
Mà riêng về chuyện này thì em thấy những phát biểu thiên về cảm tính của cả người trong ngành lẫn phụ huynh có vẻ hơi nhiều.
HV