Ai có học trong ngành giáo dục/sư phạm ở nước ngoài thì chắc chắn sẽ biết về learning styles.
Nhưng ở trong nước thì tôi không rõ có dạy nội dung này trong trường sư phạm hay không, vì các thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt dường như không đầy đủ. Dẫn đến việc tra cứu khá khó khăn.
Tôi đang đọc và viết về học tập phân hóa (differentiated instruction), trong đó mục đích của việc phân hóa là để đáp ứng sự khác biệt của người học. Trong những khác biệt ấy, có sự khác biệt về learning styles.
Vì vậy, khi tìm được bài viết này trên mạng bằng tiếng Việt, tôi thấy cần phải lưu lại, trước hết là cho mình. Nó có thể hay hoặc không hay (tôi chưa đọc kỹ) nhưng chắc chắn là cần thiết, dù chỉ là như một bước đầu tiên trong quá trình chuẩn hóa thuật ngữ về ngành giáo dục tại VN.
Xin chép lại ở đây, từ nguồn này: http://tuyensinh.info.vn/forum/showthread.php?t=35617.
DIỄN DỊCH BÀI TEST PHONG CÁCH HỌC TẬP
(Kolb’s Learning style inventory, 1985)
Diễn dịch
1. CE: Concrete Experience Activist, “WHAT” person
− Thích học bằng những trải nghiệm cụ thể, những vấn đề được nêu cụ thể, những bài toán chỉ có 1 nghiệm. Nếu bài toán có nhiều cách giải (phương pháp) hay nhiều đáp án, thì phải trả lời được cho họ: lời giải nào đúng nhất?
− Người này làm trưởng nhóm bài tập là tốt nhất vì chung cuộc vẫn phải cần 1 lời giải thống nhất để làm báo cáo nhóm.
− Những học viên có phong cách này sẽ không thích học từ xa hay sử dụng e-learning, không thích những giải thích lòng vòng, mơ hồ.
− Bài giảng càng nhiều ví dụ tại chỗ (hands-on examples) càng dễ tiếp thu.
− Giải quyết vấn đề bằng cách suy diễn có căn cứ (deductive reasoning).
Ví dụ: Thám tử Sherlock Holmes
2. RO: Reflective Observation Reflector, “WHEN and WHERE” person
− Thích học bằng cách quan sát và phản ánh lại, những quan sát từ nhiều khía cạnh hoặc quan điểm khác nhau.
− Thích brainstorming và những ý tưởng mới, lạ lẫm.
− Những học viên có phong cách này sẽ không thích giảng viên lặp lại những điều họ đã biết.
− Họ sẽ không chịu kết luận khi chưa có đủ quan sát hay dữ liệu cần thiết. Những người này không thể làm “Timer” cho lớp được vì họ dễ gây trễ hạn.
− Bài giảng có thêm hình ảnh, bài tập tình huống với nhiều giả sử bối cảnh (scenerios) khác nhau sẽ dễ được tiếp thu hơn.
Ví dụ: Newton Quả táo rơi Luật trọng trường
3. AC: Abstract Conceptualization Theorist, “WHY & HOW” person
− Thích học bằng cách khái quát hóa vấn đề một cách ngắn gọn, súc tích.
− Có khả năng giải những bài toán phức tạp, biến 1 vấn đề rắc rối thành đơn giản để giải quyết.
− Kết luận của họ dựa trên việc quy nạp (inductive reasoning), để từ đó đưa ra những kết luận mới, lý thuyết mới.
− Họ rất cầu toàn nên cũng dễ bị trễ hạn.
− Những học viên có phong cách này nếu phải thi theo kiểu học thuộc lòng thì khó có điểm cao. Thi viết theo những câu hỏi tổng hợp sẽ là thuận lợi đối với họ.
Ví dụ: Einstein Thuyết tương đối
4. AE: Active Experimentation Accommodator, Pragmatics, “Doing” person
− Thích học bằng cách “đi đôi với hành”. Nếu RO – Diverger học bằng cách quan sát, tức là vẫn đứng ngoài thực tế, thì AE – Accommodator học bằng cách chính mình trải nghiệm thực tế đó.
− Thích kết nối bài học với cuộc hằng ngày/công việc đang làm; không cần chứng minh công thức, mà chỉ cần chứng minh rằng công thức đó có ích lợi cụ thể nào đó.
− Những học viên có phong cách này sẽ thích làm thí nghiệm, thực hành ngay sau bài giảng. Họ có thể đứng cả ngày trong phòng thí nghiệm hay xưởng thực hành, nhưng lại ngủ gật trong lớp lý thuyết. Do đó, những môn không có sử dụng phòng thí nghiệm hay xưởng thực hành thì nên áp dụng role-play hay field trip.
− Khi muốn giải quyết một vấn đề hay một đế tài nghiên cứu, họ thích áp dụng action learning hơn.
Ví dụ: Doanh nhân khởi nghiệp (Entrepreneurs).
Experimental learning cycle: CE RO AC AE
Phong cách phức tạp hơn: kết hợp theo cặp các đặc điểm trên
1. Phong cách phân kỳ (Diverging style):
− Có điểm cao nhất về CE và RO.
− Thích nhìn một vấn đề cụ thể từ nhiều khía cạnh khác nhau.
− Thích sự đa dạng như giao tiếp đa văn hóa, thu thập được nhiều thông tin, có nhiều phương án, v.v…
− Trong lớp học, thích được làm việc nhóm.
− Quan tâm đến yếu tố con người, cảm xúc.
2. Phong cách đồng hóa (Assimilating style)
− Có điểm cao nhất về AC và RO.
− Có khả năng nắm bắt một lượng thông tin lớn và diễn đạt lại dưới hình thức gãy gọn, súc tích, và logic.
− Ít quan tâm đến con người, mà tập trung vào ý tưởng và khái niệm.
− Trong lớp học, thích được đọc nhiều tài liệu tham khảo (reading), thích nghe giảng (lectures), phát hiện những mô hình phân tích, thích suy nghĩ, nghiền ngẫm thật sâu.
3. Phong cách hội tụ (Converging style)
− Có điểm cao nhất về AC và AE.
− Có khả năng tìm ra những ứng dụng thực tế cho các ý tưởng và lý thuyết.
− Có khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định một cách logic.
− Thích giải các bài toán định lượng, kỹ thuật, hơn là phân tích các vấn đề xã hội hay giao tiếp con người.
− Trong lớp học, thích được trải nghiệm qua các bài tập thực hành, thí nghiệm, giải các bài toán ứng dụng cụ thể.
4. Phong cách xuề xòa (Accommodating style)
− Có điểm cao nhất về CE và AE.
− Có khả năng học từ những kinh nghiệm thực tế, và sẵn sàng tham gia những trải nghiệm mới và thách thức.
− Thích thực hành ngay những gì vừa học, học theo sở thích hơn là lý trí hay logic.
− Thiên về yếu tố con người, lắng nghe người khác, hơn là dựa vào các kỹ thuật tính toán.
− Trong lớp học, thích làm việc nhóm, thử nghiệm nhiều phương án khác nhau trước khi kết luận.
− Thích nghiên cứu thực địa, liên hệ thực tế, rút bài học kinh nghiệm, v.v…
Nhưng ở trong nước thì tôi không rõ có dạy nội dung này trong trường sư phạm hay không, vì các thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt dường như không đầy đủ. Dẫn đến việc tra cứu khá khó khăn.
Tôi đang đọc và viết về học tập phân hóa (differentiated instruction), trong đó mục đích của việc phân hóa là để đáp ứng sự khác biệt của người học. Trong những khác biệt ấy, có sự khác biệt về learning styles.
Vì vậy, khi tìm được bài viết này trên mạng bằng tiếng Việt, tôi thấy cần phải lưu lại, trước hết là cho mình. Nó có thể hay hoặc không hay (tôi chưa đọc kỹ) nhưng chắc chắn là cần thiết, dù chỉ là như một bước đầu tiên trong quá trình chuẩn hóa thuật ngữ về ngành giáo dục tại VN.
Xin chép lại ở đây, từ nguồn này: http://tuyensinh.info.vn/forum/showthread.php?t=35617.
DIỄN DỊCH BÀI TEST PHONG CÁCH HỌC TẬP
(Kolb’s Learning style inventory, 1985)
Diễn dịch
1. CE: Concrete Experience Activist, “WHAT” person
− Thích học bằng những trải nghiệm cụ thể, những vấn đề được nêu cụ thể, những bài toán chỉ có 1 nghiệm. Nếu bài toán có nhiều cách giải (phương pháp) hay nhiều đáp án, thì phải trả lời được cho họ: lời giải nào đúng nhất?
− Người này làm trưởng nhóm bài tập là tốt nhất vì chung cuộc vẫn phải cần 1 lời giải thống nhất để làm báo cáo nhóm.
− Những học viên có phong cách này sẽ không thích học từ xa hay sử dụng e-learning, không thích những giải thích lòng vòng, mơ hồ.
− Bài giảng càng nhiều ví dụ tại chỗ (hands-on examples) càng dễ tiếp thu.
− Giải quyết vấn đề bằng cách suy diễn có căn cứ (deductive reasoning).
Ví dụ: Thám tử Sherlock Holmes
2. RO: Reflective Observation Reflector, “WHEN and WHERE” person
− Thích học bằng cách quan sát và phản ánh lại, những quan sát từ nhiều khía cạnh hoặc quan điểm khác nhau.
− Thích brainstorming và những ý tưởng mới, lạ lẫm.
− Những học viên có phong cách này sẽ không thích giảng viên lặp lại những điều họ đã biết.
− Họ sẽ không chịu kết luận khi chưa có đủ quan sát hay dữ liệu cần thiết. Những người này không thể làm “Timer” cho lớp được vì họ dễ gây trễ hạn.
− Bài giảng có thêm hình ảnh, bài tập tình huống với nhiều giả sử bối cảnh (scenerios) khác nhau sẽ dễ được tiếp thu hơn.
Ví dụ: Newton Quả táo rơi Luật trọng trường
3. AC: Abstract Conceptualization Theorist, “WHY & HOW” person
− Thích học bằng cách khái quát hóa vấn đề một cách ngắn gọn, súc tích.
− Có khả năng giải những bài toán phức tạp, biến 1 vấn đề rắc rối thành đơn giản để giải quyết.
− Kết luận của họ dựa trên việc quy nạp (inductive reasoning), để từ đó đưa ra những kết luận mới, lý thuyết mới.
− Họ rất cầu toàn nên cũng dễ bị trễ hạn.
− Những học viên có phong cách này nếu phải thi theo kiểu học thuộc lòng thì khó có điểm cao. Thi viết theo những câu hỏi tổng hợp sẽ là thuận lợi đối với họ.
Ví dụ: Einstein Thuyết tương đối
4. AE: Active Experimentation Accommodator, Pragmatics, “Doing” person
− Thích học bằng cách “đi đôi với hành”. Nếu RO – Diverger học bằng cách quan sát, tức là vẫn đứng ngoài thực tế, thì AE – Accommodator học bằng cách chính mình trải nghiệm thực tế đó.
− Thích kết nối bài học với cuộc hằng ngày/công việc đang làm; không cần chứng minh công thức, mà chỉ cần chứng minh rằng công thức đó có ích lợi cụ thể nào đó.
− Những học viên có phong cách này sẽ thích làm thí nghiệm, thực hành ngay sau bài giảng. Họ có thể đứng cả ngày trong phòng thí nghiệm hay xưởng thực hành, nhưng lại ngủ gật trong lớp lý thuyết. Do đó, những môn không có sử dụng phòng thí nghiệm hay xưởng thực hành thì nên áp dụng role-play hay field trip.
− Khi muốn giải quyết một vấn đề hay một đế tài nghiên cứu, họ thích áp dụng action learning hơn.
Ví dụ: Doanh nhân khởi nghiệp (Entrepreneurs).
Experimental learning cycle: CE RO AC AE
Phong cách phức tạp hơn: kết hợp theo cặp các đặc điểm trên
1. Phong cách phân kỳ (Diverging style):
− Có điểm cao nhất về CE và RO.
− Thích nhìn một vấn đề cụ thể từ nhiều khía cạnh khác nhau.
− Thích sự đa dạng như giao tiếp đa văn hóa, thu thập được nhiều thông tin, có nhiều phương án, v.v…
− Trong lớp học, thích được làm việc nhóm.
− Quan tâm đến yếu tố con người, cảm xúc.
2. Phong cách đồng hóa (Assimilating style)
− Có điểm cao nhất về AC và RO.
− Có khả năng nắm bắt một lượng thông tin lớn và diễn đạt lại dưới hình thức gãy gọn, súc tích, và logic.
− Ít quan tâm đến con người, mà tập trung vào ý tưởng và khái niệm.
− Trong lớp học, thích được đọc nhiều tài liệu tham khảo (reading), thích nghe giảng (lectures), phát hiện những mô hình phân tích, thích suy nghĩ, nghiền ngẫm thật sâu.
3. Phong cách hội tụ (Converging style)
− Có điểm cao nhất về AC và AE.
− Có khả năng tìm ra những ứng dụng thực tế cho các ý tưởng và lý thuyết.
− Có khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định một cách logic.
− Thích giải các bài toán định lượng, kỹ thuật, hơn là phân tích các vấn đề xã hội hay giao tiếp con người.
− Trong lớp học, thích được trải nghiệm qua các bài tập thực hành, thí nghiệm, giải các bài toán ứng dụng cụ thể.
4. Phong cách xuề xòa (Accommodating style)
− Có điểm cao nhất về CE và AE.
− Có khả năng học từ những kinh nghiệm thực tế, và sẵn sàng tham gia những trải nghiệm mới và thách thức.
− Thích thực hành ngay những gì vừa học, học theo sở thích hơn là lý trí hay logic.
− Thiên về yếu tố con người, lắng nghe người khác, hơn là dựa vào các kỹ thuật tính toán.
− Trong lớp học, thích làm việc nhóm, thử nghiệm nhiều phương án khác nhau trước khi kết luận.
− Thích nghiên cứu thực địa, liên hệ thực tế, rút bài học kinh nghiệm, v.v…
thì ra có nhiều phong cách đến thế, cảm ơn tác giả bài viết nha
ReplyDelete