Monday, November 19, 2012

Dạy học tích hợp và phân hóa (4)

Các entry trước đã nói về dạy học phân hóa. Nói văn tắt, đó là quan điểm giảng dạy trên cơ sở đáp ứng những khác biệt về phong cách học tập, về năng lực, sở thích, kiến thức và kỹ năng sẵn có của người học, nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy. Sự phân hóa có thể dựa trên nội dung giảng dạy, quá trình giảng dạy, hay kết quả giảng dạy (tức các phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập). Để phân hóa thành công, cần có đầy đủ thông tin về người học, vì vậy việc kiểm tra đầu kỳ và kiểm tra thường xuyên là rất cần thiết. (Viết tới đây thì đủ thấy là tại sao ở VN học sinh không thích đi học, và chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống rồi đó. Toàn là làm ngược lại với các nguyên tắc vừa nêu.)

Entry này sẽ viết về dạy học tích hợp, cũng theo các mục chính tương tự như dạy học phân hóa, đó là: dạy học tích hợp là gì, thực hiện nó như thế nào, và cần có những điều kiện gì. Xin đọc bên dưới.

Dạy học tích hợp (DHTH) là gì?

Theo định nghĩa của NCREL (ở đây: http://www.ncrel.org/sdrs/areas/issues/students/atrisk/at7lk12.htm):

Thematic or integrated instruction is an interdisciplinary teaching approach that presents subject matter according to themes or topics. Each theme or topic is presented in extended units so that students have enough time to develop understanding and to find connections to what they know and value. This approach integrates knowledge from different disciplines and encourages students to explore topics deeply, reading many different sources and engaging in a variety of activities. The use of multiple sources encourages students to be involved in planning, locating materials, and thinking more actively and deeply than when learning is based on a single text. As a result of their in-depth study, students are more likely to understand and feel confident in their learning.
Examples of thematic teaching include explorations of big questions, such as: What happened to the dinosaurs? What impact do rain forests have on our life? Can family members and older adults be our friends? How could international conflicts be prevented?

Dịch thoát
DH tích hợp hay dạy học theo chủ đề (thematic instruction) là cách tiếp cận giảng dạy liên ngành theo đó các nội dung giảng dạy được trình bày theo các đề tài hoặc chủ đề. Mỗi đề tài hoặc chủ đề được trình bày thành nhiều bài học nhỏ để người học có thể có thời gian hiểu rõ và phát triển các mối liên hệ với những gì họ đã biết và trân trọng. Cách tiếp cận này tích hợp kiến thức từ nhiều ngành học và khuyến khích người học tìm hiểu sâu về các chủ đề, tìm đọc tài liệu từ nhiều nguồn và tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Việc sử dụng nhiều nguồn thông tin khuyến khích người học tham gia vào việc chuân bị bài học, tài liệu, và tư duy tích cực và sâu hơn cách học truyền thống với chỉ một nguồn tài liệu duy nhất. Kết quả là họ sẽ hiểu rõ hơn và cảm thấy tự tin hơn trong việc học.

Ví dụ của việc dạy học theo chủ đề bao gồm việc tìm hiểu những vấn đề lớn, ví dụ như Điều gì đã xảy ra cho loài khủng long (tại sao chúng biến mất trên trái đất?). Rừng mưa nhiệt đới có những tác động gì đối với cuộc sống của chúng ta? Các thành viên trong gia đình và thế hệ trước có thể là bạn của nhau được hay chăng? Làm thế nào để ngăn chặn những xung đột quốc tế?

Một định nghĩa khác, tương tự định nghĩa ở trên, được nêu ở đây: http://www.education.com/definition/integrated-interdisciplinary-instruction/




Cần thực hiện tích hợp ra sao?
Tài liệu cần đọc:

1. http://www.ascd.org/ASCD/pdf/journals/ed_lead/el_199110_fogarty.pdf

"10 cách thực hiện tích hợp trong chương trình học"

2. Tài liệu hướng dẫn xây dựng chương trình tích hợp http://www.texashosa.org/integrated/PracticalManual.pdf

3. Tập hợp các tài liệu giới thiệu chương trình và giảng dạy tích hợp: rất đầy đủ
http://ozpk.tripod.com/int

4. blog on differentiated teaching: http://www.edutopia.org/blogs/tag/differentiated-instruction

(còn tiếp)




No comments:

Post a Comment