Friday, November 2, 2012

Bệnh sính bằng cấp (2): Khái niệm và sự tác hại

Như một bạn đọc của blog này đã nêu trong một nhận xét trong bài trước của tôi, tâm lý sính bằng cấp thì ở bất cứ nơi nào và bất kỳ ai cũng có, không nhiều thì ít. Như vậy, câu hỏi đặt ra là bệnh sính bằng cấp có phải lúc nào cũng xấu hay không, hay cũng có mặt tích cực của nó, như nhận xét của một bạn đọc đã gửi đến blog này ngày hôm qua?

Muốn trả lời câu hỏi này thì trước hết cần giải thích rõ bệnh "sính bằng cấp" là cái gì, và những ảnh hưởng của nó, cả xấu lẫn tốt, đến mọi người ra sao. Thay vì tự đọc và tóm tắt báo cáo của Ronald Dore bằng lời của mình, tôi xin trích dịch từ bài viết này vì tác giả của nó đã trả lời giúp tôi khá rõ ràng, và tôi chỉ làm công việc chọn lọc những gì liên quan để giới thiệu cho độc giả mà thôi. Những gì trong ngoặc kép là tôi trích nguyên văn bản tiếng Anh, còn lại những gì ngoài ngoặc kép là dẫn dắt hoặc diễn giải của tôi từ ý tưởng của bản gốc.

Bệnh sính bằng cấp là gì?

Cụm từ sính bằng cấp dùng để chỉ hiện tượng "xã hội tin rằng người có bằng cấp cao ví dụ như bằng cử nhân hoặc bằng thạc sĩ sẽ là những ứng viên tốt nhất cho một công việc nào đó chỉ vì họ có bằng cấp." Hiện tượng này còn được gọi là "lạm phát giáo dục" (education inflation). "Đây là quan niệm cho rằng khi người ta đạt được một bằng cấp cao hơn thì người ta sẽ đương nhiên đủ tiêu chuẩn để có được một vị trí cao hơn tại nơi làm việc."

Xin xem bản gốc tiếng Anh dưới đây:

http://voices.yahoo.com/what-diploma-disease-7988012.html

According to some researchers, there is a trend where society believes that people who hold higher education degrees such as bachelors or masters degrees, are the best candidate for a job simply because they have a degree. The term for this is education inflation. Education inflation is the concept that as someone obtains a higher degree or degrees, they will naturally qualify for a higher position in the workforce.


Tác hại của bệnh sính bằng cấp
Có thể thấy là căn bệnh sính bằng cấp sẽ làm cho tất cả mọi người vướng vào một cuộc đua để làm sao có được bằng cấp cao nhất mà họ có thể đạt được, vì tin rằng họ sẽ có cơ hội tốt hơn những người không có bằng cấp như mình. Thực ra điều này không đúng vì nhà tuyển dụng không cần bằng cấp mà là kinh nghiệm làm việc thực sự. Ngay cả nếu như ứng viên có đủ loại bằng cấp thì điều đó cũng không có nghĩa là họ sẽ có những kỹ năng hoặc kinh nghiệm phù hợp cho công việc của họ. Chỉ ôm cặp đến trường và sưu tầm đủ loại bằng cấp nhưng không có chút kinh nghiệm gì cần thiết cho công việc thì chắc chắn chẳng ai có thể bảo đảm là họ sẽ đạt yêu cầu của công việc. 

Bản gốc tiếng Anh của ý nói trên:

 This is what keeps a student in school, constantly striving for the highest degree they can get, with the misguided notion that they will stand a far better chance than other applicants who might not have the same degree or degrees. This is not the case in most situations, since actual experience is what an employer is usually looking for. Even if an applicant has degrees, it doesn't mean they have the skills or experience necessary for the job. Just going to school and collecting degrees without any work place experience, certainly does not guarantee that a student will meet the requirements of the job.

Nhận xét thêm (của tôi):
Tôi thấy những nhận định của tác giả ở trên sao mà đúng thế! Hiện nay ở VN số người có bằng cấp sau đại học ở các cơ quan và đơn vị công lập phải nói là đã tăng lên vượt bậc so với cách đây chừng một chục năm. Riêng trong khối đại học thì điều này phải nói là rất rõ nét. Trong khi cách đây khoảng 10 năm thì trong ngành của tôi, số người có bằng Thạc sĩ đã được xem là hiếm, thì đến nay Tiến sĩ cũng đã đầy ra đó rồi. Thế mà sao tôi vẫn thấy mọi việc vẫn dậm chân tại chỗ về chất lượng - nếu không nói là kém đi. Trong khi đó, nếu ta tin là bằng cấp cao hơn tất nhiên phải dẫn đến năng lực nhiều hơn thì lẽ ra các vấn đề của giáo dục - hay nói hẹp hơn, chỉ trong lãnh vực giảng dạy tiếng Anh thôi - hiện nay phải khá hơn rất nhiều lần so với hồi xưa chứ nhỉ?

Tác hại thứ hai là nó tạo ra một sự ngộ nhận rằng bằng cấp quả thật có liên quan đến năng lực, và tạo ra một ảnh hưởng tiêu cực đến toàn xã hội, khi các nhà tuyển dụng luôn luôn đòi hỏi các ứng viên phải có các bằng cấp kèm theo, dù những tấm bầng đó không thực sự cần thiết cho công việc. Hệ quả là tất cả mọi người có khả năng đi học đại học thì đều phải cố gắng lấy ít nhất được một tấm bằng, còn những người không có điều kiện đi học thì đánh chấp nhận mức lương thấp cho những công việc mà thực ra không cần đến bằng cấp. Từ đó sẽ dẫn đến tâm lý oán giận đối với những người khá giả, được học đại học và sau đó lại được làm những việc trả lương cao.

Phần trích dẫn ở bên dưới:


So how does diploma disease affect society? That's easy. It falsely creates the idea that degrees are a necessity if a person wants to be a better, and better employed, person. It also has negative effects on a society as a whole when employers insist on certain degrees for their applicants, whether or not a degree is truly needed for the job. This forces people who can afford it to go to school and get at least one degree, while those who can't afford or can't get into college are stuck in low paying jobs where a degree isn't required. This is a situation that ultimately causes societal problems and ill feelings toward the wealthy and the college graduate who are employed in the good positions that pay a decent salary.
Đấy, bệnh sính bằng cấp đấy. Tôi tạm ngưng ở đây đã nhé, hẹn các bạn entry sau.
---
More materials on Diploma Disease (or education inflation/credentialism)

http://www.academicjournals.org/JASD/E-books/2012/July/JASD%20-%20July%202012%20Issue.pdf

No comments:

Post a Comment