Friday, September 28, 2018

Các chức năng của Phòng ĐBCL (2): Quality Assurance (QA), Institutional Research (IR), or Institutional Effectiveness (IE)?

Phần 1 ở đây: http://ncgdvn.blogspot.com/2018/09/cac-chuc-nang-cua-phong-bcl-revisited.html

Đây là Phần 2 của loạt bài viết về chức năng của phòng ĐBCL. Trong bài này tôi chỉ muốn bàn về tên tiếng Anh của Phòng ĐBCL (đảm bảo chất lượng) mà thôi. Bởi, những hiểu lầm do bất đồng ngôn ngữ mà tôi nói đến trong Phần 1 của bài viết này cũng tồn tại ngay trong tiếng Anh nữa, vì đang tồn tại hai trường phái khác nhau: Châu Âu (bao gồm cả nước Anh) và Mỹ.
Cần nói luôn: VN đang dùng từ đảm bảo chất lượng (quality assurance) tức là đang sử dụng ngôn ngữ của trường phái châu Âu, mà cụ thể là của Hà Lan. Dễ hiểu thôi, những người đầu tiên đưa khái niệm đảm bảo chất lượng vào VN là những người chịu ảnh hưởng tử “trường phái Hà Lan” (tạm gọi thế). Cái tên tuổi được nhắc đến rất nhiều vào thời đầu tiên của hoạt động ĐBCL tại VN là Ton Vroeijenstijn, cũng là một người Hà Lan (bản thân tôi đã làm việc với ông nhiều lần khi còn làm việc tại TTKT của ĐHQG-HCM). Ông là một chuyên gia trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng trong giáo dục, đã viết rất nhiều sách về lĩnh vực này, và cũng đã đến làm việc với VN nhiều lần trong nhiều năm, nên dấu ấn của ông trên hoạt động ĐBCL của VN, kể cả về mặt khái niệm và thuật ngữ - là rất rõ rệt.
Theo trường phái này, nói đến ĐBCL thì phải hiểu nó bao gồm 2 mảng: ĐBCL bên trong (internal QA hoặc IQA) vốn là việc của các trường, và ĐBCL bên ngoài (external QA hoặc EQA), là việc của các tổ chức chuyên đi đánh giá người khác (có thể là nhà nước, hoặc các tổ chức do nhà nước thành lập, hoặc các tổ chức nghề nghiệp, hoặc thậm chí tổ chức tư nhân, tùy nơi). Trong nhiều cách tổ chức việc thực hiện đánh giá bên ngoài đó, có một cách mà người ta học từ trường phái Mỹ, gọi là kiểm định, tiếng Anh là accreditation.
Nhưng ở Mỹ, trong một thời gian rất dài người ta không nói gì đến quality assurance hết (hiện nay thì thấy lác đác, chắc là do sự giao lưu qua lại giữa 2 bên, thì toàn cầu hóa mà’ cả CEFR là “chuẩn châu Âu” mà giờ cũng rất phổ biến ở Mỹ đó thôi, ha ha!). Ở Mỹ chỉ thấy có accreditation tức là đánh giá từ bên ngoài mà thôi (theo ngôn ngữ của trường phái châu Âu thì đây là một cách thực hiện EQA). Còn bên trong các trường thì chẳng có trường nào có bộ phận gọi là ĐBCL cả. Đến nỗi khi VN mới đưa ra những quy định đầu tiên về kiểm định, trong đó có yêu cầu các trường phải có bộ phận ĐBCL, thì tôi đã từng bị người khác chất vấn rằng ở Mỹ chẳng có trường đại học nào có phòng ĐBCL, vậy chẳng lẽ giáo dục đại học của Mỹ không đảm bảo chất lượng?
Ơ hơ hơ!!! Tôi cứng họng luôn, hi hi. Chỉ có thể nói - hơi chống chế, nói đại, nhưng có lẽ cũng không đến nỗi sai lắm - rằng do đại học Mỹ xem chất lượng là việc đương nhiên, ai cũng làm đến độ trở thành văn hóa rồi (cái này bên châu Âu gọi là văn hóa chất lượng đây) cho nên không cần một bộ phận riêng cho nó nữa. Nghe cũng ổn, nên không ai chất vấn thêm, ha ha!
Chỉ có điều, mọi người không hề biết - và lúc đầu tôi cũng không biết - rằng rất nhiều trường đại học của Mỹ có một bộ phận làm việc lặng lẽ, âm thầm, mẫn cán, ít người biết đến nhưng rất quan trọng. Phòng ấy có tên là IR, tức là institutional research mà ở VN đến nay vẫn chưa có ai dịch ra được cho chính xác. Tôi đã từng dịch nó ra - word by word - thành “nghiên cứu nội bộ” vì nó có tính chất nghiên cứu nghiêm chỉnh và dựa trên số liệu định lượng, nhưng nghiên cứu ấy chỉ phục vụ nội bộ thôi nên gọi là nghiên cứu nội bộ. Nhưng từ này có vẻ nghe ... lạ lạ nên ít người chấp nhận. Tôi cũng thấy một cách dịch khác là “phân tích nội bộ” và mặc dù không nêu được tính chất nghiên cứu của từ gốc nhưng nghe có vẻ hợp tai người Việt hơn. Vậy IR là gì? Thưa, với con mắt của một người làm nghề “đánh giá chất lượng”, tôi thấy phòng IR có thể xem là bộ phận thực hiện các chức năng của phòng đảm bảo chất lượng của VN (tất nhiên là nó cũng có những chức năng khác vì cơ cấu tổ chức hai bên là khác nhau). Nhưng vì sao tôi lại nghĩ vậy? Trước hết, hãy xem mô tả chức năng của IR từ một số trường:
1/ Santa Monica College: The Office of Institutional Research at SMC strives to support the college's mission and commitment to student learning and success by providing quality, accessible, reliable and relevant information to facilitate decision-making and planning processes, enhance institutional effectiveness, and promote a culture of evidence-based inquiry. (http://www.smc.edu/EnrollmentDevelopment/InstitutionalResearch/Pages/default.aspx)
2/ Williamnette University: (http://willamette.edu/offices/ir/index.html)
The office of Institutional Research and Planning Support...
  • provides information about the University to both internal and external constituents
  • is the primary source for current and historical data about student enrollment, demographics and outcomes and coordinates reporting to government and oversight agencies
  • supports enrollment management, planning, assessment and accreditation reviews through both primary and secondary research efforts
  • serves as the liaison to Willamette's regional accrediting agency
Còn nhiều nữa, các bạn tự tìm nhé. Nhưng hai ví dụ của tôi cũng đủ rồi phải không các bạn? Chú ý những chỗ in đậm (bold) nhé: cải tiến chất lượng, văn hóa minh chứng, hỗ trợ đánh giá, kiểm định, thẩm định; là đầu mối liên hệ với tổ chức kiểm định bên ngoài.
Ok, vậy IR có thể xem là phiên bản Mỹ của IQA, vốn là phiên bản châu Âu. Tất nhiên, IR có một điểm khác biệt rõ ràng so với IQA của châu Âu, vốn là sự khác biệt có tính nhất quán trong quan niệm về quản lý, mà đặc biệt là quản lý giáo dục, giữa Mỹ và châu Âu. Trường phái Mỹ thì ảnh hưởng nhiều bởi thực chứng luận (positivist), nên chú trọng sự khách quan, thích quan hệ nhân quả rõ ràng, tuyến tính, và quan trọng số liệu định lượng. Còn châu Âu thì ảnh hưởng nhiều bởi chủ nghĩa nhân văn (humanism/ humanisticism) nên xem việc gì cũng đa chiều, rối rắm (hi hi), và có tính triết lý, thích dùng lời lẽ và lý luận, phán đoán của chuyên gia hơn là dùng số liệu. Vì vậy, IR khác với QA ở chỗ tất cả với IR, việc đánh giá mọi thứ cần phải bắt đầu bằng số liệu và minh chứng, rồi những số liệu và minh chứng đó sẽ tự nó nói lên ý nghĩa của chúng mà không cần phải nhiều lời.
Vậy còn IE thì sao? IE chính là viết tắt của Institutional Effectiveness. Từ này cũng chưa có ai dịch sang tiếng Việt, nên tôi tạm dịch là “nghiên cứu hiệu quả nội bộ” (hoặc nếu bạn thích thì có thể dùng cụm từ “phân tích hiệu quả nội bộ” cho nó giống cụm từ phân tích nội bộ ở trên). Theo quan sát của tôi, thuật ngữ này chỉ mới xuất hiện khoảng vài thập niên gần đây, có thể từ thập niên 1990 (?) và là sự bổ sung, mở rộng chức năng của IR để thêm cho nó khía cạnh diễn giải, phán đoán dựa trên cả số liệu (việc của IR) lẫn hiểu biết và kinh nghiệm của chuyên gia.
Phải nói thêm rằng tên gọi của các phòng ĐBCL (tạm gọi theo cách của VN như thế) ở các nơi là rất khác nhau, bởi vì chức năng ĐBCL thường được ghép vào với một số chức năng có liên quan khác. Nhưng hai tên gọi phổ biến nhất, và cũng là bao quát nhất, là QA (đảm bảo chất lượng) và IE (phân tích hiệu quả nội bộ). Ngoài ra, cũng có những trường có tên gọi nghe qua có vẻ trùng lắp là IR and IE, khi đó người ta xem IR là chuyên về thu thập số liệu một cách độc lập khách quan (bất kể dùng vào mục đích gì) còn IE là sử dụng số liệu đã thu thập để phân tích, tổng hợp và diễn giải theo một mục tiêu nào đó (ví dụ: phục vụ cải tiến chất lượng bên trong, hoặc phục vụ báo cáo ra bên ngoài để đáp ứng yêu cầu giải trình).
Có thể đọc thêm bài trong link bên dưới để hiểu thêm về 2 tên gọi QA và IE, đặc biệt là triết lý ẩn dưới hai tên gọi này.
Đây là đoạn trích cần đọc nếu không có thời gian đọc toàn bài. Nói ngắn gọn, dùng từ QA là muốn nhấn manh quan điểm phục vụ khách hàng bên ngoài; còn dùng từ IE là thể hiện quan điểm mình làm vì mình, cho mình. phục vụ lợi ích của mình.
The difference in the unit title - Quality Assurance (QA) or Institutional Effectiveness (IE) - commonly relates to the difference of the philosophy behind. In general, while the Quality Assurance (or Quality Improvement) model indicates customer-oriented approach, Institutional Effectiveness inclines more towards the optimization of activities, processes and services. Accordingly, if we want to simplify, QA model more depends on the level of the quality culture embedded within the HEI, while IE model relies more on robust, well controlled quality management processes. For example, we can presume that private, for-profit institutions may choose IE model rather than QA; also, IE may be more appropriate choice for public institutions working under restrictive budgets. From the other side, the QA model maybe the indicator of the transparent, open student-centered institution (public or private non-for-profit).
Còn dưới đây là một ví dụ của một trường có sự phân biệt giữa IR và IE như tôi đã nêu ở trên, cho thấy phán đoán trên của tôi là có cơ sở chứ không phải là ... phán bừa: https://www.doane.edu/institutional-research-institutional-effectiveness
IR:
IR collects, archives and maintains data for the purpose of analyzing, distributing and presenting summary information. This information is used to support the decision-making process, policy formation, and the planning needs of the University. IR ensures integrity of data provided to governmental agencies and internal and external constituencies.
IE:
IE analyzes data with regards to the University's overall operations, providing information to departments across campus to make improvements. IE provides information and proposes alternative solutions to support the decision-making process. IE works to improve academic program planning, institutional and program assessments, and accreditation. Well, tạm thế. Tôi phải làm việc khác, nên sẽ bổ sung các trích dẫn và tài liệu tham khảo liên quan sau. (còn tiếp)

No comments:

Post a Comment