Wednesday, April 28, 2010

"Rối ... chứng chỉ ngoại ngữ"

Đó là một tin mới trên báo SGGP hôm nay. Ở đây.

Tôi vốn là dân dạy ngoại ngữ rồi ... bỏ nghề đi làm việc khác vì ... nó rối quá, sau khi đã thực hiện nhiều nghiên cứu lớn nhỏ với những đề xuất mà đến giờ vẫn còn chưa được áp dụng và tình hình thì dường như dậm chân tại chỗ nếu không nói là xấu đi. Vì vậy, khi đọc tin này tôi chỉ biết ... thở dài.

Và nói: "Ừ, rối thật!"

Ai có bình phẩm gì, tranh luận gì, câu hỏi gì, vv, xin gửi comment, tôi sẵn sàng trả lời. Vì chỉ cần lôi lại mấy câu trả lời cách đây nhiều năm ra và nói lại thôi mà! Có chứng cứ, số liệu đàng hoàng, khách quan nữa đó.

Chỉ buồn, là tại sao giải pháp đã có rồi, mà không ai chịu áp dụng, và mọi việc cứ "xà quần, xà quần" như thế này cơ chứ?

"Nếu em có một nỗi buồn, thì đó không phải là một điều mới mẻ." Đó là một câu rất ... điệu mà tôi nhớ đã đọc trong truyện David Copperfield của Charles Dickens từ năm thứ 1, thứ 2 đại học, từ cuối thập niên bảy mươi của thế kỷ trước lận! (Ngày ấy, đã xa lắm rồi!)

Và cái câu điệu điệu ấy cũng là kết luận của tôi cho entry này. Buồn thật!

3 comments:

  1. Chào cô

    Theo khung chương trình của VN (nếu có) thì sau khi học 7 năm tiếng Anh ở phổ thông học sinh có thể đạt được trình độ gì ạ (tiền trung cấp/trung cấp)? Em nhớ hồi xưa đọc ở đâu đó là chuẩn kiến thức của bằng B hay C tương đương với chương trình tiếng Anh 7 năm thì phải (nhờ cô xác nhận lại). Việc biên soạn đề Tú tài sao cho kết quả môn Anh văn của học sinh có thể dùng làm một tiêu chí tin cậy để phân loại trình độ ngoại ngữ của sinh viên năm 1 liệu có phải một hướng đi khả thi? Và mình dựa trên cơ sở nào để đòi hỏi sinh viên phải có bằng B khi ra trường? Phải chăng bằng B (xịn) là tiêu chí tối thiểu để sinh viên đọc được tài liệu bằng tiếng Anh?
    Em xin hỏi ngoài lề một chút. Cô có thực hiện hoặc biết một nghiên cứu nào về sách giáo khoa tiếng Anh của VN thì giới thiệu cho em với ạ. Đó giờ em vẫn nghe người ta nói phải soạn sách tiếng Anh cho riêng VN mà không xài giáo trình nước ngoài, nhằm đảm bảo quyển sách dùng để dạy học phù hợp với tâm lý trẻ em Việt Nam. Tuy nhiên, em lại thấy về khoản "phù hợp tâm lý" thì Let's go có khi lại tốt hơn nhiều quyển giáo trình made-in-Vietnam, thậm chí cả bộ sách tiếng Anh dạy ở cấp 2. Hội thoại cũng tự nhiên hơn (đó là chưa kể, em thấy chuyện 2 bạn VN nói với nhau về chợ Bến Thành hay vịnh Hạ Long bằng tiếng Anh như trong mấy quyển sách này, nó cứ phi thực tế thế nào).

    SGK

    ReplyDelete
  2. Thực sự là cách làm của trường ĐH này là rối chứ tự thân chứng chỉ ngọai ngữ nó không có gì là rối(chỉ có 3 lọai A,B và C thôi) mặc dù chất lượng của từng nới cấp thì có khách nhau, âu đó cũng là chuyện bình thường.

    Là một trường đạo tạo ngoại ngữ có tiếng ở TP HCM này mà hầu hết sinh viên cách ngành không phải là ngọai ngữ thì không ai được học 1 tiết về ngọai ngữ dù tiếng Anh hay Pháp, Đức, Ý, Nhật, Hán, vv. mà sinh viên(SV) phải tự học và phải nộp chứng chỉ. Với cách làm như thế thì thử hỏi có ai mà dại đi thi lấy một cái chứng chỉ thật chất lượng để nộp làm thủ tục? Và hầu hết SV đều chọn giải pháp dễ, có người còn học,có người mua luôn khỏi học.

    ReplyDelete
  3. Hi SGK và TTĐ,
    Cám ơn đã có ý kiến. Và sorry không trả lời các bạn sớm hơn được.

    SGK:
    Học hết lớp 12 (bắt đầu từ lớp 6) hình như đã trải qua khoảng trên dưới 1000 tiết (có lẽ 1200, nhưng chị không chắc lắm) thì tối thiểu phải đạt B1 tức tiền trung cấp. Khoảng 4.5 IELTS hoặc 450 TOEFL cũ.

    Về sách dạy tiếng Anh cho người Việt, cô không có thông tin nên không thể trả lời.

    TTD:
    Nhận định của bạn về việc "tội gì học cho mệt, mua chứng chỉ luôn cho rồi" rất đúng. Và cho thấy tinh thần hư học của VN nặng lắm rồi, có lẽ ... hết thuốc chữa, thật đấy!

    Biết làm sao đây?

    PA

    ReplyDelete