Sunday, March 11, 2018

So sánh nghiên cứu định lượng và định tính

Nguồn:
http://www.fetp.edu.vn/cache/MPP8-522-L13V-Phuong%20phap%20nghien%20cuu_Ly%20thuyet%20va%20thuc%20tien--Nguyen%20Si%20Anh-2016-08-17-13574781.pdf
---------
Nghiên cứu định tính
  1. Nhằm mô tả đầy đủ và chi tiết
  2. Người nghiên cứu có thể chỉ biết trước rất ít về những gì mình tìm sẽ hiểu, nghiên cứu.
  3. Thường sử dụng trong những giai đoạn đầu của các dự án nghiên cứu.
  4. Thiết kế mở.
  5. Người nghiên cứu chính là công cụ thu thập dữ liệu.
  6. Dữ liệu dưới dạng từ ngữ, hình ảnh, hiện vật.
  7. Nghiên cứu có tính chủ quan/tính cá nhân cao hơn
  8. Việc diễn giải các sự kiện là quan trọng, ví dụ sử dụng cách quan sát đối tượng tham gia nghiên cứu, phỏng vấn chuyên sâu, v.v.
  9. Dữ liệu định tính “phong phú” hơn, tốn nhiều thời gian, và ít có khả năng suy rộng (khái quát hóa) kết quả nghiên cứu.
  10. Người nghiên cứu có xu hướng tự hòa nhập vào trong vấn đề nghiên cứu.
Nghiên cứu định lượng
  1. Nhằm mục đích phân loại các đặc điểm, đo đạc, và xây dựng mô hình thống kê nhằm giải thích hiện tượng được quan sát/nghiên cứu.
  2. Người nghiên cứu đã biết khá rõ ràng từ trước về những gì mình sẽ tìm hiểu, nghiên cứu.
  3. Được khuyến nghị sử dụng trong những giai đoạn sau của các dự án nghiên cứu.
  4. Mọi khía cạnh nghiên cứu đều phải được thiết kế cẩn thận trước khi tiến hành thu thập dữ liệu.
  5. Người nghiên cứu sử dụng các công cụ như bảng câu hỏi hay thiết bị để thu thập dữ liệu.
  6. Dữ liệu dưới dạng số học và số thống kê.
  7. Nghiên cứu có tính khách quan cao hơn
  8. Nỗ lực đo lường và phân tích một cách chính xác những khái niệm nghiên cứu, ví dụ sử dụng các cuộc khảo sát, bảng câu hỏi, v.v.
  9. Dữ liệu mang tính hiệu quả cao hơn, có khả năng dùng để kiểm định các giả thuyết, nhưng có thể bỏ qua các chi tiết mang tính hoàn cảnh.
  10. Người nghiên cứu có xu hướng duy trì tính khách quan đối với vấn đề nghiên cứu.

No comments:

Post a Comment