Sunday, July 11, 2010

Thi cử thế này sao?

Kỳ thi tuyển sinh thế là đã kết thúc. Tôi vừa điểm qua vài cái tin về kỳ thi trên báo chí gần đây. Xin thử làm một mục điểm báo mini để mọi người có cái nhìn sơ bộ.

1. Thí sinh thiệt, còn các trường bỏ túi 16 tỷ! Tại sao ư? Nó liên quan đến việc đóng lệ phí dự thi. Nôm na, thì thế này: mọi năm khi đến dự thi thì mới đóng lệ phí (đóng vào ngày đầu tiên, khi phổ biến quy chế, làm thủ tục). Còn nay thì đóng trước, không thi thì mất tiền. Vậy đó. Các trường hài lòng, vì mọi năm vẫn kêu lỗ mà. Xem thêm ở đây này.

2. Những chuyện lạ lùng trong phòng thi. Ở đây. Không biết bình luận ra sao. Có lẽ chỉ có thể nói: bát nháo quá!

3. Nữ thí sinh liều mình .... Chà, tôi không viết được nữa, thật đúng là tin tức mình! Tin giáo dục mà giựt gân, và sexy như vậy sao? Ai tò mò, xin xem ở đây. Chuyện đúng là cười không nổi!

4. Tử nạn trên đường đưa con đi thi. Trời ơi! Tôi không thể nói gì hơn nữa. Xin mọi người tự đọc. Ở đây này.

5. Còn nữa. Đưa em đi thi, chị gái bị xe tải cán chết. Ở đây. Khi đọc tin này, và nhìn tấm hình đắp chiếu, tôi chỉ biết bàng hoàng, không còn thốt lên được tiếng kêu nào nữa.

6. Bạn bị shocked ư? Chưa hết đâu! Dưới đây nữa này: Không có giấy báo thi, nữ thí sinh uống thuốc tự tử! Ở đây.

Nhưng tin tức đúng sai thế nào chưa biết, vì tin chính thức của Sở GD tỉnh Lâm Đồng thì phủ nhận việc này: Không có chuyện nữ sinh tự tử vì không có giấy báo thi. Ở đây.

Tóm lại, tự tử là có thật, liên quan đến kỳ thi, còn có phải tại giấy báo thi hay không, và Sở GD tỉnh Lâm Đồng hoặc trường ĐH Đà Lạt có lỗi gì không, hay chỉ là nạn nhân và gia đình có lỗi, tôi không dám có ý kiến gì thêm. Chỉ biết, dù sao thì cũng tại kỳ thi!

Thôi không nói chuyện chết chóc thảm thương nữa. Hãy đọc tin này xem:

7. Mới chỉ học hết lớp 11 vẫn dự thi đại học trót lọt. Ở đây. Tin này nên hiểu thế nào nhỉ? Thí sinh này có tài, nên khuyến khích? Học sinh này kém nghiêm túc, vi phạm quy chế thi, nên khiển trách?

Riêng tôi, thì tôi thấy nó lại là một dấu hiệu khác của việc Bộ không nên can thiệp quá sâu vào mọi việc chuyên môn, mà nên để cho tất cả mọi người phát huy năng lực sáng tạo của mình. Một em hết lớp 11 mà có thể tham dự kỳ thi đại học và thành công, ở các nước tiên tiến cũng chỉ là chuyện bình thường mà thôi. Không tin, cứ hỏi những ai có con đi du học ở Úc, ở Mỹ chẳng hạn.

8. Kỳ thi dù sao thì cũng đã qua rồi. Sĩ tử kéo nhau lên kinh ứng thí xong thì lại lũ lượt về quê. Thí sinh đổ về quê trong trời nắng gắt. Ở đây. Ừ thì miền Nam chỉ hai mùa mưa nắng, thì phải về trong nắng gắt chứ sao? Nếu không nắng, thì mưa, lại bảo thí sinh về trong trời mưa tầm tã ư?

Điểm sơ sơ qua các tin về bối cảnh kỳ thi thôi. Tôi không dám đi sâu vào vấn đề kỹ thuật ra đề, tổ chức thi, chấm điểm vv. Nhưng vẫn miên man nghĩ, thi tuyển sinh như vậy, liệu có phải là một phương thức tối ưu để chọn người vào đại học?

Câu hỏi này, có lẽ phải chờ câu trả lời từ các nhà làm chính sách giáo dục quốc gia!

4 comments:

  1. Nhắc đến chuyện thi cử em lại nhớ đến một vụ, mới năm ngoái thôi, không biết lãnh đạo ngành còn nhớ không. Đó là vụ bài thi 8,5 điểm nhập thành 0 điểm, mà sau khi phúc khảo vẫn không phát hiện (http://tuoitre.vn/Giao-duc/328277/Vu-bai-thi-85-diem-thanh-0-diem-Noi-dau-cua-co-hoc-tro-gioi.html). May cho lãnh đạo ngành giáo dục TP là em này không làm điều dại dột.
    Ngày xưa bạn em thi HSG Anh TP, được 16,5 điểm, giải Nhất, lại thành 6,5 điểm (rớt), cũng may là thầy cô bức xúc đòi xem lại điểm.
    TS Huỳnh Công Minh có thể một mình chủ biên sách tham khảo cho bao nhiêu môn học, Toán Lý Hóa Sinh Văn..., tiếc thay lại không thể một mình ngăn ngừa những sai lầm nhỏ nhưng nghiêm trọng như vậy, khiến người ta phải đặt dấu hỏi về quy trình phúc khảo, nhập điểm ở VN.
    Năm nay thi ĐH, hy vọng điều này sẽ không lặp lại (mà nếu có, thì ai biết được).

    SGK

    ReplyDelete
  2. SGK ơi,
    Đọc comment của em mà buồn, buồn đến độ cô không trả lời nổi nữa, cho đến tận hôm nay. Thật ra thì cũng có ý chờ xem có 'độc giả blog' nào góp ý kiến gì không, nhưng chờ mãi không thấy. Im lặng cũng là một thái độ đầy ý nghĩa, chỉ có điều nghĩa nó là gì thì mình phải tự mò ra! Cô chưa mò ra được ý nghĩa của sự im lặng đó.

    Có phải chăng những việc như em nêu đã làm cho mọi người quá ngán ngẩm, mệt mỏi, chuyện thường ngày ở huyện rồi, cho nên không ai buồn nói gì nữa chăng?

    Cô cũng buồn, chẳng muốn viết thêm gì nữa! Có thay đổi được gì đâu mà viết hở em?

    PA

    ReplyDelete
  3. "Mồi năm đến hè lòng man mác bùồn."

    Một câu trong bài hát của ai tôi không nhớ rõ nhưng sao bây giờ thấy thấm thía qúa khi đọc các tin về thi cử của VN. Không phải bạn bè chia tay nhau khi hè đến mà là "Nỗi khốn khổ của học sinh và phụ huynh VN" khi hè đến.

    ReplyDelete
  4. Dear Nặc danh,

    Ừ, buồn thật chứ!
    Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn
    Đã qua nhiều năm vẫn như vậy thôi!


    PA

    ReplyDelete