Tuesday, July 13, 2010

20 ngàn tiến sĩ và sự nhầm lẫn

Entry này tôi sẽ viết ngắn. Vì tôi đang chuẩn bị cho một buổi họp sẽ diễn ra trong vòng 15 phút nữa. Nhưng không thể không viết lên cảm nhận của tôi khi đọc bài viết mới này trên Tuần VN. Ở đây.

Về cơ bản, tôi đồng ý với tác giả, và có lẽ nhiều người khác nữa. Nhưng tôi có một ý nghĩ hơi khác về con số 20 ngàn (hay 23 ngàn, theo tác giả bài viết nói trên) tiến sĩ này. Mọi người nói rằng Bộ, hoặc nhà nước VN, đang mơ mộng. Còn tôi, tôi nghĩ, có lẽ Bộ bị nhầm lẫn.

Có thêm hai mươi ngàn tiến sĩ (thực chất) có thể là cái chúng ta cần để có được chất lượng, khi giáo dục học đại học VN đang phát triển ồ ạt về số lượng như hiện nay. Đó đúng là một nhu cầu, nhưng không thể là chỉ tiêu áp đặt và phải thực hiện cho bằng được trong vòng bao nhiêu năm đó, bất chấp điều kiện thực tế.

Dù có quyết tâm chính trị cao đến mấy, cũng vậy! Vì từ nhu cầu đến việc đáp ứng nhu cầu đó thì còn phải có một kế hoạch kỹ lưỡng, cân nhắc mọi yếu tố có liên quan, mà đặc biệt là liên quan đến con người nữa.

Giáo dục con người là chuyện của trăm năm. Một trăm năm, các bối cảnh bên ngoài có thể thay đổi, các thể chế chính trị cũng đến và đi, chỉ cái gì vĩnh cửu của loài người mới tồn tại. Không giống như một cuộc chiến tranh, đánh nhanh rút gọn là xong. Càng nhanh càng tốt, để cướp thời cơ.

Tôi nghĩ trong giáo dục không có những thời cơ kiểu như thế. Mà là những giá trị bền vững cần vun đắp lâu dài. Ai hiểu đúng như thế thì sẽ thắng, còn ai làm giáo dục theo kiểu chiến tranh, giành thời cơ, sử dụng ý chí chính trị vv như ta đang làm, có lẽ sẽ không bao giờ đến đâu cả, thật vậy.

Điều này, có lẽ lịch sử đã chứng minh. Và bài học lịch sử ấy đang lập lại, tại TQ. Sau hơn vài chục làm giáo dục theo kiểu đánh nhanh thắng nhanh, đất nước ấy đang phải nhìn lại và thay đổi cách làm giáo dục của mình.

Có lẽ chúng ta đang nhầm lẫn giữa làm giáo dục với làm chính trị chăng? Thật thế!

10 comments:

  1. Theo tôi thì có thể thực hiện giấc mơ đó đuợc.

    Thì dụ như chúng ta nuôi gà công nghiệp để đẻ trứng thì chúng ta cũng đã tính tóan cẩn thận để mỗi tháng có thể thu họach đuợc bao nhiêu trứng và trong bao nhiê lâu thì chúng ta sẽ làm thịt vì gà không cho đủ số trứng hàng tháng như ta dự trù

    Tiến sĩ cũng thế thôi. Chúng tađã nghiệng đồ đổ nuớc ra sông và thay trời làm mưa thì há gì ba cái vụ tiến sĩ lẻ tẻ này.

    Choi

    ReplyDelete
  2. Bác Chơi,
    Cám ơn bác đã comment. Thế là bác đồng ý với Bộ GD ư?

    Thế thì có lẽ em nhầm lẫn, hu hu!

    À mà em nghĩ có lẽ mình không cần đào tạo 10 ngàn tiến sĩ ở nước ngoài đâu. Vì chúng nó có thể chơi xấu, không chịu cấp bằng cho những người đi học theo đúng thời hạn mình đã đề ra (cái này đã xảy ra nhiều rồi), để phá mình chơi vậy mà. Nên có lẽ chúng ta cần quay về kiểu "tự sản tự tiêu" như trong kinh tế trước đây thì hiệu quả sẽ cao hơn bác nhỉ?

    PA

    PA

    ReplyDelete
  3. Chắc phong trào TS lại nổi lên vì ông thứ trưởng vừa tuyên bố là "Dân tộc Thông Thái". Vì TS mới là thông thái???

    Làm sao có thể đào tạo đuợc số luợng TS như vậy trong vòng 10 năm?

    Gửi nuớc ngòai đào tạo thì hỏng vì các truờng cũng là Business. Tôi dạy nguời của anh theo hợp đồng bao nhiêu $/đầu TS. Các TS của anh học thế nào thì học cũng tốt nghiệp và có cái bằng cầm về nước, còn học đuợc cái gì thì tùy các anh.

    Cái đợt đầu tiên đi theo chương trình VEF của Mỹ viện trợ về nhiều rồi sao không thấy tăm hơi đâu hết. CŨng đã trở về hơn 100 Nghiên cứu sinh rồi chứ không phải ít đâu. Mà sao không thấy báo chí bên nhà đưa tin gì hết về các anh chị này trở về, lấy học vị gì? và hiện làm gì nhỉ? Lạ thật.

    choi

    ReplyDelete
  4. Bác Chơi,

    Comment của bác rất hay. Em xin trích:

    Cái đợt đầu tiên đi theo chương trình VEF của Mỹ viện trợ về nhiều rồi sao không thấy tăm hơi đâu hết. CŨng đã trở về hơn 100 Nghiên cứu sinh rồi chứ không phải ít đâu. Mà sao không thấy báo chí bên nhà đưa tin gì hết về các anh chị này trở về, lấy học vị gì? và hiện làm gì nhỉ? Lạ thật.

    Có lẽ em sẽ phải tìm hiểu về vấn đề này, thực vậy. Làm xong thì phải đánh giá, xem xét hiệu quả, và có kế hoạch tiếp theo (vòng PDCA mà).

    Em tìm thấy gì thì sẽ viết và đưa lên đây chia sẻ tiếp, bác nhé!

    ReplyDelete
  5. Rõ ràng là tư duy "kế hoạch hóa" vẫn còn ăn sâu trong các quyết sách của Đảng và Nhà nước VN. Đành rằng là nhu cầu thực tế là có như dậy những đưa ra con số và áp đặt thời gian như dậy sẽ dễ dẩn đến tiêu cực và chắc sẽ có chuyện tương tự như "việc vớ vét cả lái xe cho đi học làm thẩm phán" thôi.

    Thay vì vung tiền ra nhiều như dậy mà chưa chắc có TS thật, thì bộ nên khuyết khích, nếu ai có được bằng TS trong khỏan thời gian đó thì sẽ nhận được khỏan tiền tương đương hoặc hơn với số tiền chi để đào tạo cho 1 TS. Đương nhiên là bộ phải kiểm tra văn bằng này rồi. Và như dậy bộ GD chỉ còn 1 việc rất đơn giản là kiểm tra/thẩm định lại văn bằng thôi. Có thể cách này thì sẽ không đảm bảo đủ số lượng nhưng tiền sẽ không chỉ hết và có thể dùng để khuyết khích cho giai đoan khác.

    Đành rằng trong cách trên thì cũng có thể có bằng dỏm hoặc học giả(không thật), nhưng bộ GD sẽ không bị mang tiếng và cũng dể kiểm tra vì không phải "con" của mình.

    ReplyDelete
  6. Hi Đạt,
    Cám ơn ý kiến rất hay của em. Reimburse tiền học cho những người có bằng Tiến sĩ, và thậm chí có thể thưởng thêm tiền, và tuyển dụng họ vào những vị trí giảng dạy tại những trường còn thiếu.

    Nếu Bộ làm nghiêm chuyện mở trường, mở ngành, xem xét kỹ điều kiện phải đủ số lượng giảng viên có bằng Tiến sĩ, thì chắc là nhiều người sẽ bỏ tiền túi ra đi học và học cho tốt để về lấy lại tiền, được thưởng, và có việc (hoặc giữ được việc). Như thế là nắm đằng chuôi.

    Còn bỏ tiền ra trước cho người đi học, thì là nắm đằng lưỡi rồi. Khi học xong, về VN không quen biết lại không được tuyển, thế là Tiến sĩ (thật) đi làm cho nước ngoài hết, hoặc ở lại nước ngoài, thì đúng là ... "Bòn nơi khố bện đãi nơi quần hồng", em nhỉ?

    Sao dễ vậy, mà nhà nước không nghĩ ra? Cho vay là tốt nhất, đừng cấp luôn. Nhưng sử dụng người có tài, có thực học, cho tốt vào. Trân trọng và đãi ngộ tốt, tạo điều kiện phát huy, không bị trù dập, bè phái, vv. Thì sẽ có người ngay thôi mà!

    PA

    ReplyDelete
  7. Chị PA ơi,

    Chắc là những người làm dụ án này biết những điều đó. Nhưng làm như dậy thì sẽ không "hòanh tráng" và không tiêu hết sô tiền ấy và như dậy thì làm sao nhận được tiền "cò"

    Mới thấy có cái bài này cũng hay, chắc là chị sẽ có ý kiến?
    http://nguyenvantuan.net/education/3-edu/993-bo-giao-duc-va-dao-tao-dao-van

    ReplyDelete
  8. Hi Đạt,
    Ừ, chị cũng thấy rồi, và cũng rất quan tâm. Sẽ viết, nhưng chậm chậm một chút em ạ. Chị không viết nhanh được, khổ thế. Chẳng thời sự chút nào!

    PA

    ReplyDelete
  9. Chào cô
    Vấn đề đạo đề thi Anh văn thật ra lúc nào viết cũng được cô ạ, và đều thời sự cả thôi, vì lúc nào chẳng xảy ra. Chuyện này ai thi Anh văn nhiều (nhất là thi HSG) đều biết từ lâu, nhưng không biết nói ai và nói xong cũng không biết làm gì. Em đã nói tới nhiều lần (có thảo luận với bà Frances nữa), và cũng có viết 1 entry: http://sgksgk.blogspot.com/2010/07/made-in-vietnam-english-tests.html.
    Em nghĩ vấn đề thật ra cũng đơn giản. Người ra đề không tự tin vào khả năng tiếng Anh, nên copy đề từ chỗ khác rồi sửa lại một chút. Giải pháp là tìm những người giỏi thật sự để ra đề, nếu có. Chương trình TESOL nào cũng có dạy về testing thì phải, vậy thì chẳng lẽ cả nước không soạn nổi một đề comprehension tạm gọi là original (với đoạn văn có thể lấy từ báo, tạp chí,...với permission của tác giả, miễn là chưa xuất hiện trong sách luyện thi và các đề của nước ngoài)? Em nghĩ người có passage được chọn cũng sẽ vui lòng thôi, miễn là mình có xin phép đàng hoàng - ít nhất nó cũng thể hiện những gì họ viết đạt được một chuẩn mực nào đó, để có thể đưa vào đề thi.

    SGK

    ReplyDelete
  10. Cô PA có tài liệu hay nguồn Web nào về kiểm định giáo dục đại học Philipin không ạ? Giới thiệu cho cháu với. Cảm ơn cô.

    ReplyDelete