Friday, July 9, 2010

Đọc "Cả một nền giáo dục không may" của Hà Văn Thịnh

Tôi vừa đọc bài trên, ở trên Tuần Việt Nam hôm nay. Ở đây.

Hà Văn Thịnh là một cây bút quen thuộc. Anh (chẳng hiểu sao tôi nghĩ anh cũng lớn tuổi rồi, ít ra là bằng tôi? Mặc dù tôi chưa bao giờ gặp mặt!) khá nổi tiếng về những phát biểu gây shock về giáo dục, chắc chắn là shocking hơn những phát biểu của tôi nhiều. Như trong bài nói trên.

Tôi rất chia sẻ với những điều anh HVT nêu trong bài. Rất đáng đọc, và rất đáng suy nghĩ. Nhưng tôi nghĩ, có lẽ không nên dừng ở chỗ chỉ ra những cái chưa được, rồi thở dài, rồi đau khổ. Vì nó chẳng đi đến đâu phải không anh Thịnh, và các bạn?

Chúng ta có nên bình tĩnh phân tích cặn kẽ những nguyên nhân, và đưa ra những giải pháp cho nền giáo dục của chúng ta hay không? Suy cho cùng, nền giáo dục ấy sẽ ảnh hưởng - xấu hoặc tốt - đến từng người trong chúng ta. Con cái chúng ta sẽ hưởng nền giáo dục đó, nhân viên và đồng nghiệp của chúng ta - và cả chúng ta nữa - chịu tác động của nền giáo dục đó. Nếu nó sai, thì môi trường văn hóa xã hội bị ô nhiễm, giống như xả rác vào nơi công cộng.

Nên nếu chúng ta sống trong xã hội ấy, môi trường ấy, và không có cách chi thoát ra được (mỗi người đều phải có một quê hương, một chốn để đi về, không phải ai cũng có thể 'tị nạn giáo dục') thì chúng ta cùng phải chung tay thắp nến, dọn đường, quét rác vv mà thôi.

Phải không anh Thịnh và mọi người nhỉ?

Nói thì dễ, làm mới khó. Nhưng cũng phải quyết tâm làm, rồi sẽ dần dà làm được thôi! Còn nền giáo dục của ta, thì như trong bài của anh HVT, nó đã bộc lộ ra nhiều chỗ sai, và đã rõ lắm rồi!

6 comments:

  1. Cô chỉnh lại link ạ, link hiện tại dẫn đến blog của Khuê.

    SGK

    ReplyDelete
  2. Thanks, Hùng! Freudian slip em ạ! ;-)

    ReplyDelete
  3. Em nghĩ thầy Thịnh nhắn nhầm người. Muốn thay đổi cơ chế giáo dục thì Bộ trưởng Luận có quyết tâm đến đâu vẫn phải chờ ở trên. Đến văn bản bổ nhiệm thứ trưởng còn do Thủ tướng ký, chứ Bộ trưởng Luận có được kí đâu.
    Bản thân em chỉ mong Bộ trưởng mới có ít "sáng kiến" hơn Bộ trưởng cũ (in nợ lên bằng tốt nghiệp, anyone?), vậy thì nền giáo dục sẽ may hơn nhiều rồi.
    SGK

    ReplyDelete
  4. Nhân đây em nói ngoài lề một chút.
    Đề văn khối D năm nay có một câu về tác hại của đạo đức giả (dĩ nhiên là được khen, như hầu hết các đề nghị luận xã hội gần đây đều được khen, vì thời sự, phù hợp,..., dù đáp án lại rất đáng chê). Tự dưng em nghĩ, có thí sinh nào sẽ mở rộng vấn đề theo kiểu này không?
    "Đáp án những đề nghị luận xã hội gần đây thường gò thí sinh theo một khuôn khổ nhất định. Một thí sinh có thể không trung thực, hoặc hoài nghi về vai trò của sự trung thực trong một số hoàn cảnh nhất định, nhưng vẫn phải nhắc lại những luận điểm sáo mòn về tầm quan trọng của đức tính này trong cuộc sống, phải ca ngợi những điều mình không thực sự tin tưởng trong bài làm, để đáp ứng những yêu cầu mang tính áp đặt của người ra đề. Nói cách khác, cách ra đề nói riêng, và những lề thói xã hội nói chung, đã góp phần cổ súy cho thói đạo đức giả. Muốn giảm thiểu tác hại của đạo đức giả, thiết nghĩ cũng cần những thay đổi trong lề thói, thể chế xã hội."
    Viết như vậy không biết có được điểm nào cho phần mở rộng vấn đề không?
    Tự dưng em nghĩ, cách ra đề và chấm bài hình như cũng là một điều mà Bộ trưởng, nếu muốn, có thể thay đổi. Hy vọng thế.

    SGK

    ReplyDelete
  5. Hi SGK,
    Ý kiến của em về chấm thi hay lắm. Cô đã hứa viết mà vẫn chưa viết!

    Ý kiến về việc thay đổi, hay không thay đổi, cũng rất hay. Sự bình ổn - cô tạm dịch từ consistency - cũng là một điều mà xã hội mình, và ngành giáo dục của mình, đang rất cần. Có những việc không thể nhanh được, và nếu cố nhanh thì sẽ sai, có thể sai trầm trọng. Trong đó, có giáo dục. Cũng như rau muống, em nhỉ (tôi mới đọc về rau muống mỗi ngày cao 10-20cm vì thuốc, thấy sợ quá!)

    PA

    ReplyDelete
  6. Bây giờ Việtnam có đào tạo và gửi đi đào tạo nuớc ngòai đến cả trăm ngàn tiến sĩ đi nữa thì vẫn không đi đến đâu cả.

    Vấn đề ở chỗ là ngày nào học sinh và sinh viện vẫn phải ngồi chép những gì thầy bảo chép để học đối phó với các kỳ thi thì các em cũng chỉ là cái máy photocopy mà thôi.
    Các em phải lập lại chính xác theo các bài tập thi mẫu thì làm sao có thể sáng tạo đuợc. Các em có đủ sách để tham khảo thêm về những đề tài hay bộ môn học không?

    Tiến sĩ cũng chỉ là instructor để huớng dẫn cho các em học thôi chứ không phải lời tiến sĩ giảng trong lớp là chân lý đâu.

    Tôi nhớ không lầm thì cũng mới đây thôi, có một cô thạc sĩ ở VN bị cho nghỉ việc vì cô huớng dẫn các em là nên vàoInternet để truy cập thêm về những gì cô giảng.

    * Chuơng trình học do bộ sọan và đưa xuống, giáo viên lập lại, dù biết là sai nhưng vẫn phải dạy cho các em.

    Thí dụ: Chỉ một điều rât nhỏ từ lớp mẫu giáo hay lớp một. Khi các em học đánh vần chữ T. đánh vần là TỜ. Tôi nghĩ là nếu đánh vần chữ Tờ Giấy thì các em sẽ đánh vần TỜ Ơ TƠ HUYỀN TỜ. Các bạn thấy đấy, chữ đầu tiên đã phát âm là TỜ rồi thì tại sao lại phải đanh vần tiếp theo Ơ TƠ HUYỀN RỒI LÂP LẠI CHỮ TỜ BAN ĐẦU. Còn nhiều chữ như dạng đó lắm. Các bạn nghiệm lại xem sao nhé.

    Cái cần thiết đầu tiên là nguời teacher hay instructor ở bậc đại học phải đuợc quyền tự quyết định phuơng pháp dạy và chọn lựa tài liệu dạy. Cứ cái đầu tiên này mà phá đuợc là các buớc sau sẽ dễ dàng thôi.

    Cái kiều tâp trung ở Bộ và dưới cứ chờ chỉ thị của bộ thì một triêu tiến sĩ đi nữa thì mèo vẫn hòan mèo.

    Choi

    ReplyDelete