Nhân có cuộc tranh luận "nảy lửa" về đạo văn trong một đề thi trong kỳ thi TS ĐH gần đây, tôi thấy cần nhắc lại cho mọi người về Luật sở hữu trí tuệ của VN.
Vì tôi thấy trong cuộc tranh luận này, nếu cần phân xử ai đúng ai sai, thì chưa cần áp dụng đến luật lệ của nước ngoài, mà chỉ cần áp dụng luật của VN, thì cũng hoàn toàn có thể kết luận được rồi.
Dưới đây là những thông tin có liên quan, cần quan tâm:
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009
Luật số 36/2009/QH12 của Quốc hội Việt Nam, thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009, để sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005. Luật này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2010.
Phần thứ nhất: Những quy định chung (Điều 1 - 12)
Phần thứ hai: Quyền tác giả và Quyền liên quan (Điều 13 - 57)
Phần thứ ba: Quyền sở hữu công nghiệp (Điều 58 - 156)
Phần thứ tư: Quyền đối với giống cây trồng (Điều 157 - 197)
Phần thứ năm: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Điều 198 - 219)
Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành (Điều 220 - 222)
---
Phần thứ nhất
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
[...]
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
3. Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
[...]
Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
[...]
Phần thứ hai, Chương II
Mục 1. NỘI DUNG, GIỚI HẠN QUYỀN, THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
Điều 18. Quyền tác giả
Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Điều 19. Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
1. Đặt tên cho tác phẩm;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Điều 20. Quyền tài sản
Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
----
Và dưới đây là cách hiểu của tôi. Nếu tôi hiểu sai, diễn giải sai luật, xin mọi người góp ý nhé. Xin nói trước: tôi không phải là luật gia, luật sư chi cả, chỉ là một công dân cố gắng sống và làm việc theo pháp luật. Như nhà nước VN vẫn kêu gọi. Vả lại, tôi đang là viên chức, làm việc trong khu vực công, lại là giảng viên, nên phải cố gắng sống đúng pháp luật, không thể khác được.
1. Bài đọc trong đề thi, nếu không phải do người làm đề thi tự viết ra, thì rõ ràng phải lấy của người khác.
2. Đoạn văn dùng làm bài đọc đó chắc chắn phải lấy trong 1 tác phẩm văn học, tác phẩm/công trình khoa học, hoặc từ báo chí - chà, mà không hiểu các bài báo được liệt vào loại nào nhỉ, tác phẩm văn học, hay công trình khoa học(?), hay tác phẩm nghệ thuật? Nhưng dù gì thì chúng cũng là những tác phẩm có tác giả hẳn hoi (dù khuyết danh, hay hữu danh).
3. Các tác giả của các tác phẩm, công trình này đều được bảo hộ bởi luật sở hữu trí tuệ của VN.
4. Như vậy, các tác giả này có các quyền được nêu trong điều 18, tức quyền nhân thân và quyền tài sản.
5. Xin được nhắc lại về quyền nhân thân: quyền đứng tên trên tác phẩm (tức ai sử dụng phải dẫn nguồn), công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm (tức ai muốn công bố ở đâu đều phải xin phép), bảo vệ vẹn toàn của tác phẩm (tức không cho phép ai sửa chữa, cắt xén ...)
6. Cũng xin nhắc về quyền tài sản: ai muốn sử dụng phải trả thù lao (khoản này có thể miễn nếu dùng vào mục đích cá nhân, hoặc phi lợi nhuận, nhưng phải thỏa thuận với tác giả).
Như vậy, chỉ cần áp dụng luật VN thôi, thì đã có thể kết luận được về vấn đề GS Tuấn đặt ra rồi, phải không?
Có lẽ không cần tranh cãi nữa. Như tôi đã nói trên báo TN, chúng ta cần nghiêm túc rút kinh nghiệm và sửa sai để sau này không xảy ra những vụ như thế này nữa. Thử nghĩ, nếu ai đó đem ta ra kiện vì vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thì sao nhỉ?
Cũng cần nhớ, Luật này được xây dựng vào năm 2005 để chuẩn bị cho VN gia nhập WTO. Cho nó giống với mọi người, vì nếu một mình VN một luật thì chẳng ai chơi với mình. Sau đó, khi áp dụng thấy có những chỗ chưa ổn, Luật SHTT đã được bổ sung, sửa chữa năm 2009 và áp dụng đầu năm 2010 (mà tôi đã trích dẫn ở trên).
Chẳng lẽ luật chỉ để cho có sao? Hay là được gia nhập WTO rồi thì không cần đến luật nữa?
Wednesday, July 28, 2010
Luật sở hữu trí tuệ và quyền tác giả
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Chào cô
ReplyDeleteEm có tham khảo tài liệu chuyên đề Các vi phạm trong học thuật của trung tâm cô và văn bản luật nói trên. Câu trả lời cho câu hỏi mà cô đặt ra (về tác phẩm báo chí) và những mắc mớ, nếu có, về vấn đề này, có lẽ nằm ở điều 13 và điều 14 (phần thứ 2). Theo em hiểu thì, hình như chiếu theo điều 13, không phải mọi tác phẩm của tác giả nước ngoài đều được bảo hộ ở VN? Mọi người hiểu chỗ này thế nào? Và căn cứ điều 13, quyền sở hữu trí tuệ của tác giả những đoạn văn trong đề thi có được bảo hộ tại VN không?
Em xin trích:
Điều 13. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.
2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.
SGK
Cá nhân em thì lại muốn nhắc đến một từ, một khái niệm, một phạm trù nữa, mà cái từ-niệm-trù này chắc chỉ làm vấn đề đang tranh luận thêm rối, chứ chẳng giải quyết được gì. Đó là vấn đề đạo đức (ethic). Đạo đức tranh luận, đạo đức giáo dục, đạo đức quản lý.... Buồn thay khi nhiều người đúng ra phải có đạo đức mà lại khá thiếu đạo đức! Em biết chắc họ biết họ sai, nhưng chống chế, né tránh, chụp mũ, khoa môi múa mép bằng ngôn từ đến mức đê tiện một cách điêu luyện. Thật vô đạo đức! Chẳng cần phải vận dụng luật để chỉ ra là họ sai. Làm khoa học phải hiểu đạo đức khoa học chứ nhỉ! Chép của người ta, thì common sense (mà có khi đạo đức cũng chỉ là một phần người của common sense thôi) cũng đã bảo là sai rồi!
ReplyDeleteĐơn giản thì chỉ cần hỏi Bộ Giáo Dục đào tạo thế này: Thế năm sau, ra đề, Bộ vẫn sẽ tiếp tục copy ở đâu đó hay sẽ âm thầm, lén lút mà đi xin phép quyền sử dụng? Đến đây chợt nhớ đến tên quan huyện trong vở cải lương xa xưa Ngao Sò Ốc Hến. Ông Huyện nói với vợ, "tôi âm thầm mà sợ bà". Hay cô Phương Anh cứ để Bộ "âm thầm mà sợ bà"?
Phạm Quốc Lộc
Sự thật là VN viết ra luật để cho có luật với nguời ta và chứng tỏ mình cũng văn minh như nguời chứ ai mà làm "Sống theo hiến pháp và pháp luật" thì chỉ có mà đói.
ReplyDeleteNếu ông cấp bộ sọan đề thi chỉ cần chua thêm máy chữ là đề thi đuợc tham khảo theo giáo trình của... là êm thôi. Chẳng có ai bắt đền hay thưa kiện gì cả.
Ấy chết, nếu chua thêm thì ông lãnh lương ngồi đó làm gì nhỉ. Thôi cứ copy -Paste rồi reword một vài chữ cho xong còn đi về chạy show.
Thật cũng khó xử qúa.
Ngày Oct 26, 2004, Vietnam ký vào Berne Convention for the Protection of Literary and Artistic Works .
ReplyDeleteNgày Jan 11, 2007, Vietnam ký vào
Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights
Vietnam chưa ký các Treaties khác . Nhưng chúng ta cũng nên biết rằng, khi có tranh tụng với các quốc gia khác mà toà án Vietnam không xử lý như trong quá khứ, họ thuê Luật sư dưa ra toà án quốc tế thì ta còn thiệt hại nặng hơn rất nhiều.
Mọi người còn nhớ vụ kiện giữa Vietnam Airlines với ông Maurizio Liberati kéo dài tới 15 năm. Toà án Ý xử ông Maurizio Liberati thắng, Vietnam Airlines kháng cáo nhưng dến cuối năm 2009 bị toà án Ý bác bỏ. Từ số tiền ông dó dòi bồi thường là 90 ngàn US, cuối cùng VN phải trả 5,2 triệu euro vì chi phí tiền Luật sư kéo dài quá lâu. Dó là chưa kể chi phí LS của VN Airlines trong 15 năm.
Vụ án bắt dầu khi ông Liberati dòi trả tiền mà theo ông Vietnam Airlines phải trả ông. Khi Vietnam Airlines không trả, ông kiện. Khi toà án Ý gọi 2 bên ra phân xử Vietnam Airlines lờ di, không ra toà. Vì vắng mặt, Toà cho ông thắng kiện, gởi bản thi hành án cho Vietnam Airlines. Một năm sau, không thấy phía Vietnam trả tiền, toà án Ý bắt dầu dóng băng ngân khoảng của Vietnam Airlines, tịch thu văn phòng dại diện, làm thủ tục bán dấu giá ,dể lấy tiền trả cho ông Liberati. Thủ tướng Khải biết chuyện gọi Bộ Tư Pháp hổ trợ pháp lý. Thay vì dến gặp Bo Tư Pháp, Vietnam Airlines chạy vào TP HCM dể kêu cứu, thủ tiêu chứng cớ dã nhận trát toà với ý nghĩ không có nhận trát nên không ra toà v.vv
Vụ án thứ hai thì phải trả giá quá dắt, LS phiá ông Bình dòi bồi thường một tháng tù trả 1 triệu US, 21 tháng, trả 21 triệu v.vv Tổng cộng 100 triệu. VN thuê công ty LS Pháp dại diện xin thương lượng tiền bồi thường. LS hai bên không công công bố số tiền nhưng người ta phỏng doán VN trả ít nhất 50-60 triệu cho vụ án này. Nếu ngay từ dầu, thả ông Bình ra thì không tốn một dồng. Thủ tướng Dũng khi dến thăm Hôi Luật Gia, nói mỗi lần nhớ dến thật xót ruột.
http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Giai-quyet-ra-sao-vu-Trinh-Vinh-Binh-kien-doi-boi-thuong-hang-tram-trieu-USD/45156311/218/
Luật rừng!
ReplyDeleteTôi vừa biết tin là web của anh Tuấn đã bị kẻ gian đánh sập và những nguời đồng tình với anh đã bị hăm dọa.
Thật là không vui một tí nào vì thấy cách ứng xử của bộ Giáo Dục kém và hạ cấp qúa.
Theo tôi thấy là văn hóa của bộ giáo dục đang chuyển từ văn hóa "Ăn Cắp" sang " Ăn cuớp" rồi.
Tiếc thay cho các em học sinh và các thầy cô chân chính đang bị dẫn dắt bởi những nguời thiếu giáo dục căn bản từ bé.
Tôi giận qúa khi nghe tin có nguời tâm huyết với nghành hiện đang ở VN bị hăm dọa nên tôi có nói quá xin các bạn đọc thứ lỗi.
Dầu sao sự thật vẫn là sự thật.
Ăn cắp thì vẫn là ăn cắp (vì chưa nhận lỗi mà còn lanh quanh)
Bản chất côn đồ thì đuơng nhiên hành xử côn đồ.
Choi
http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/phanbien/Nhung-tranh-cai-ve-cuon-sach-quen-de-ten-tac-gia/20107/102153.datviet
ReplyDeleteHai ông GS di dịch 8 chương trong quyển sách của người Nga, dáng lẽ phải xin phép và ghi rõ là sách dịch. Dàng này lại di tranh cải về chuyện bản quyền. Thật không biết xấu hổ ! Nếu ở các quốc gia Tây Phương, hai vị này sẽ phải ra Toà về tội xâm phạm tác quyền.
Chào mọi người,
ReplyDeleteRất cám ơn những chia sẻ của mọi người. Kể cả những bức xúc đến độ ... mất bình tĩnh của bác Chơi. Hay cái nhìn riêng rất hay của Lộc.
Chủ nhân của blog này chỉ mong đóng góp vào cái chung, đồng thời tin rằng mọi việc sẽ tốt lên nếu có sự tranh luận. Nên mong mọi người cứ comment, nhưng cố gắng giữ trong vòng hòa nhã và ... hợp với thông lệ và luật pháp của VN nhé!
Nhân tiện, mời mọi người đọc cái này:
http://bloganhvu.blogspot.com/2010/07/ay-la-gi-neu-khong-phai-la-cap-ha-troi.html
Cũng là đạo văn đấy các bạn ạ!
PA