Friday, July 16, 2010

“Đã đến lúc trao quyền tự chủ trong tuyển sinh cho trường đại học”

Đó là tựa của một bài phỏng vấn tôi cách đây ít lâu, nay được đăng trên SGTT Media. Ở đây. Đã tưởng không được sử dụng vì ... nhạy cảm? Như thế, có lẽ đây là tín hiệu đáng mừng: Giới truyền thông hiện đã mạnh dạn hơn (vì được cởi mở hơn?) trong vai trò phản biện xã hội.

Về vấn đề tuyển sinh đại học, ĐHQG-HCM đã có tổ chức một hội thảo lớn trong năm 2008, vì lúc ấy Bộ dự kiến sẽ không còn thi đại học mà sẽ tổ chức kỳ thi "hai trong một". Những ý kiến của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học vv cũng đã được đưa ra trong hội thảo này. Báo chí cũng đưa tin nhiều, và kỷ yếu hội thảo sau đó còn được in thành sách. Tôi cũng có đưa thông tin và một vài bài viết trên blog này. Nhưng cho đến nay mọi việc vẫn chưa có thay đổi gì lớn.

Tôi vẫn nghĩ, lực lượng khoa học của VN hiện nay không nhỏ, mặc dù cũng không lớn. Nếu có chính sách tập hợp, lắng nghe, và sử dụng tốt, thì rất nhiều mục tiêu đã đề ra có thể được thực hiện có hiệu quả hơn hiện nay rất nhiều.

Nhưng chẳng hiểu tại sao mọi việc ở VN hình như bao giờ cũng rất chậm? Chợt nhớ tựa bài dịch mà tôi mới gửi cho Tia Sáng gần đây: Cải cách tuyển sinh ở TQ - nhưng chỉ một chút thôi!

2 comments:

  1. 1. Tại sao mọi việc ở VN hình như bao giờ cũng rất chậm?
    Trong ngành chính sách công có khái niệm incrementalism có thể giải thích điều này. Cô có thể xem thêm ở: http://profwork.org/pp/formulate/inc.html. Đọc xong có thể sẽ thấy bớt buồn (nếu có buồn) trước tình trạng thay đổi nhỏ giọt hiện nay, cô ạ.
    Em xin trích một đoạn:

    "Incrementalism, also disdainfully called disjointed incrementalism, is a policy making process which produces decisions only marginally different from past practice. Some analysts describe incrementalism as muddling through, in contrast to the ideal of the rational-comprehensive model of policy planning. The rational model assumes a great deal of information, clarity of goals and criteria, and the ability to define and analyze all possible alternatives, rendering a single clear solution. The real world is not so obliging.

    Given all the constraints examined in this chapter, perhaps all that we can realistically expect is minor modification, inertia, or business as usual. Many find this conclusion disappointing, regarding incrementalism as a failure of the political system to come to grips with the underlying problems which put issues on the agenda. Risk-averters and some Conservatives regard incrementalism as safe, system-conserving behavior. Nonetheless, we must regard incrementalism as the most likely outcome of the policy formulation process."


    2. Comment chung cho cả chuyện báo chí mạnh dạn hơn và cải cách thi cử. Theo em cần chuyển attitude từ "can't do what is forbidden" sang "can do what isn't forbidden". Từ "can't do" sang "can do", cũng là từ chuyện sợ gán trách nhiệm (và cả tự kiểm duyệt) sang chuyện sẵn sàng chịu trách nhiệm. Điều này không dễ, nhưng cũng không phải vô vọng, em nghĩ vậy.

    SGK

    ReplyDelete
  2. Dear SGK,

    1. Incrementalism như em nói, sẽ là cái rồi cũng xảy ra. Cô vẫn tin mọi việc rồi cuối cùng cũng sẽ tốt lên. Vấn đề là nhà nước VN lại luôn thích tạo ra những "đột phá", những chỉ tiêu tham vọng, và sử dụng toàn bộ hệ thống chính trị để đạt được những chỉ tiêu tham vọng đó, bất chấp thực tế. Nên, in doing so, nhiều cái trái với quy luật đã xảy ra, đến nỗi ngay cả incrementalism cũng không có, mà là ... tiến bộ theo kiểu ốc sên nhà thể thao. Tức ngày leo 5 thước (rất chậm) trên cột, nhưng đêm lại tụt xuống 4 mét, em ạ!

    2. Hình như hiện nay báo chí chưa được như em nói: can't do what is forbidden, mà là can't do/say anything at all except those that are required/allowed.

    Cho nên sẽ vẫn còn chậm lắm lắm, dù có thể là không (nên cảm thấy) vô vọng, như em nói.

    PA

    ReplyDelete