Nhân mùa tuyển sinh đại học tại VN, Tia Sáng có đề nghị tôi viết bài về vấn đề này.
Nói mãi về tuyển sinh của VN thì cũng chán, vì những vấn đề cần nói mọi người đã nói hết rồi. Nên tôi nhìn sang nước láng giềng của VN là Trung Quốc để xem chúng ta có thể học hỏi được gì từ đất nước này không.
Và thấy, rõ ràng là có nhiều việc để học! Kỳ thi tuyển sinh đại học của TQ hiện nay đang được mệnh danh là kỳ thi lớn nhất hành tinh, đã được tổ chức chuyên nghiệp lắm lắm. Có hơn 50 năm tồn tại rồi. Tốt hơn chúng ta nhiều rồi. Và kèm theo nó là một ngành công nghệ luyện thi và tổ chức thi, làm đề thi, vv, đem lại khá nhiều "công ăn việc làm" và lợi ích cho những người tạo ra ngành công nghệ đó.
Còn lợi ích cho nền giáo dục TQ, và cho toàn xã hội thì sao? Giới trí thức, và truyền thông TQ nghĩ gì? Xin mọi người đọc 2 bài sau đây mà tôi mới viết, đã đăng trên mạng của tờ Tia Sáng hôm nay.
Đây này. Tuyển sinh đại học: VN có học được gì từ TQ? Và đây nữa. Cải cách tuyển sinh ở TQ - nhưng chỉ một chút thôi.
Mọi người đọc, và trao đổi nhé! Bắt chước TS Nguyễn Xuân Diện, tôi mở blog cũng chỉ mong lấy comment làm lãi mà thôi!
Wednesday, July 14, 2010
Hai bài mới viết cho Tia Sáng về tuyển sinh đại học ở Trung Quốc
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Em đã đọc 2 bài của cô và cả bản gốc tiếng Anh. Thật sự thì, em nghĩ thực trạng mà bài báo tiếng Anh nêu ra không mới. Nói về thi cử căng thẳng, tốn kém, thì hồi bé em xem mấy phim TQ nói về chuyện thi cử cũng có thể hình dung. Mà không riêng gì TQ - em thử wiki quy trình tuyển sinh của Nhật Bản, một nước có đại học trong top thế giới (ước mơ của TQ và VN), và chất lượng nhân lực khá tốt (so với mặt bằng thế giới, em nghĩ vậy), thì thấy độ gắt gao và căng thẳng cũng không kém gì. Muốn vào "national university" ở Nhật phải thi hai kì, một kì thi đề chung và một kì thi do trường ĐH tổ chức. Vào ĐH tư thì chỉ phải thi kì thi thứ hai. Dĩ nhiên sẽ có nhiều người rớt, từ đó mới đẻ ra cả một công nghiệp "dự bị đại học" (cái này đọc truyện tranh Nhật cũng biết ít nhiều :D). Còn nói về Mỹ, nếu muốn nói về "thực trạng" của công tác tuyển sinh thì cũng có không ít thứ để bàn thâu đêm suốt sáng. Bàn về khả năng ứng dụng quy trình tuyển sinh của Mỹ trong bối cảnh VN lại càng có thêm nhiều thứ để bàn. Cho nên, muốn tìm một nơi có quy trình tuyển sinh "tốt" để VN benchmark, mà chưa prioritise được mục tiêu tuyển sinh, xem ra cũng không dễ.
ReplyDeleteNói về mục tiêu tuyển sinh, thì em thấy các cuộc tranh luận về cải cách GD đại học thường nhắc đến:
1. Kì thi phải chọn được người giỏi thật sự. Và giỏi ở đây, theo em hiểu, phải bao hàm cả hoạt động ngoại khóa, các phẩm chất như lãnh đạo,...
2. Kì thi gọn nhẹ, ít tốn kém.
3. Kì thi đừng quá căng thẳng.
4. Kì thi công bằng (không thí sinh nào đương nhiên được hưởng lợi vì những lí do không liên quan đến năng lực bản thân).
Cần phải thấy rằng những mục tiêu này CÓ THỂ loại trừ lẫn nhau. Chẳng hạn, đòi hỏi có thư giới thiệu để có (1) thì chi phí hành chính để hạn chế tiêu cực sẽ lớn (nên khó đạt được mục tiêu (2) trong bối cảnh VN). Mục tiêu (4) lại càng xa vời - công bằng là gì? Định nghĩa của ai (giai cấp cầm quyền?)? Còn nói về căng thẳng, em nghĩ ôn SAT verbal cũng căng thẳng lắm - chỉ khác là có thể thi nhiều lần trong năm, miễn có tiền (nhưng như vậy lại đụng chạm tới vấn đề công bằng, thí sinh giàu có nhiều cơ hội hơn). Và hễ có tỉ lệ chọi cao, thì tuyển sinh sẽ căng thẳng, cho dù là xét tuyển hay thi tuyển.
Như vậy, muốn dùng đối sánh để rút kinh nghiệm cho VN, em nghĩ mình cần phân tích tương quan giữa các mục tiêu và xác định xem mình muốn đạt mục tiêu gì nhất, sau đó mới tìm xem (các) nước nào đáng để học hỏi. Cần xác định rằng chúng ta không tìm những nước mà quy trình tuyển sinh không có bất cập - đơn giản là một nước như vậy có lẽ không tồn tại.
SGK
P.S: Bản thân em cũng nghĩ không thể đem TQ ra làm benchmark khi nói về chuyện tuyển sinh, vì em không thấy TQ thỏa mãn được mục tiêu nào trong mấy mục tiêu đã nói. :) Nếu chọn, thà chọn Singapore có vẻ hợp lí hơn, nhất là, về mặt thể chế, nước này cũng "gần như" độc đảng (đảng đối lập cũng có, nhưng rất yếu).
Nói thêm, ở TQ hình như việc phân cấp quyền lực trong tuyển sinh làm tốt hơn ở VN cô ạ (có lẽ vì 1 tỉnh ở đó quá rộng). Trong một bài báo đăng ở Slate năm 2008 có đoạn:
"Some provinces, including Beijing, permit students to see their gaokao scores before they apply; others, like Shandong and Anhui, require them to indicate preferences before the results are released. Students are left to guess the best school and department they can get into, which often results in unhappy matches."
(http://www.slate.com/id/2192732/)
Vấn đề chọn trường trước hay sau khi thi, em nghĩ cũng là một điểm đáng quan tâm.
Chào cô
ReplyDeleteEm cũng nói thêm là bên Tia sáng biên tập chưa kĩ lắm. Chẳng hạn:
"Theo nhận định của một WERN, một tổ chức truyền thông giáo dục Hoa Kỳ, trong một vài năm gần đây, việc cải cách tuyển sinh tại Trung Quốc cũng đang rục rịch bắt đầu, mặc dù diễn ra một cách hết sức chậm chạp."
Chữ "một" trước WERN là thừa. Thêm nữa, hình như là WENR (World Education News & Reviews) mới đúng.
SGK
Thi SAT hay các cuộc thi khác như GRE, GMAT, PCAR, DAT, LAT hay MCAT thì cũng chỉ nên thi 2 lần thôi. Tụi Adcom nó xem đứa nào mà thi 3 lần nó không xem hồ sơ đâu SGK. Chứ không phải cứ có tiền là muốn thi cho tới khi nào điểm cao rồi nộp là được.
ReplyDeleteĐặc biệt mấy thí sinh vào trường y nhiều khi đã xong BS hay BA hay MS, MA rồi, nhưng cũng phải bỏ ra 1-2 năm nằm cày cái verbal của MCAT thì mới dám đi thi, và cũng chỉ thi 1 lần thôi. Không dám để thi 2 lần, vì khả năng thì 2 lần có điểm cao cũng chưa chắc được nhận.
Nói chuyện tuyển sinh của châu Á thì còn lắm nhiêu khê, khi nào cung và cầu giải quyết trọn, đồng thời quan trọng nhất là nhân cách dân tộc lớn lên như người miền Nam trước 1975 thì mới khá được.
Chào bác Hải
ReplyDeleteDạ thật ra trên lý thuyết là thi được nhiều lần, nhưng cũng ít ai thi lại quá nhiều. Ngoài chuyện sợ ad com như bác nói và chuyện tốn tiền, thì điểm SAT cũng thường rơi vào trường hợp "diminishing marginal returns", tức là sau một số lần nhất định thì điểm cũng chạm ngưỡng. Tuy nhiên, về chuyện gửi điểm thì con cũng xin nói lại thế này. Đúng là trước đây mình phải gửi tất cả điểm SAT đã thi cho trường. Nhưng gần đây có một số thay đổi (http://www.campusexplorer.com/college-advice-tips/DA2F8087/Should-You-Send-Some-or-All-of-Your-SAT-Scores-to-Colleges/)
"Good news for all of you who struggle with standardized tests. Students can now choose which, and how many, of their SAT scores to send to colleges. Starting this year, College Board, the association that administers the SAT, has introduced a new score-reporting policy that lets students choose which SAT results they want college admissions offices to use for determining acceptance. Before the introduction of this policy, called Score Choice, students were required to send scores from all the SAT tests they took.
(...)
What does this mean for students? If you aren’t a strong test taker and choose to retake the SAT test multiple times to improve your score, schools won’t see all your less-than-stellar attempts, which could make your application look stronger. It may also reduce your stress levels on the day of the SAT test, since you know you’ll get to decide whether schools see those particular scores or not.
But wait, before you sign up for every upcoming SAT test date, there’s a catch: Some colleges and universities have their own policies regarding the reporting of standardized test scores and may request that you send all scores when you apply. As you’re performing your college search, find out each school’s policies regarding SAT test scores. If you find a college that requires students to submit all of their scores, then be sure you comply with that policy."
Còn đây là link từ Collegeboard: http://professionals.collegeboard.com/testing/sat-reasoning/scores/policy
Như vậy trừ phi trường yêu cầu gửi hết điểm SAT, thí sinh có thể chọn điểm cao để gửi thôi. Sau này nếu sách của Anh Minh có tái bản, con nghĩ cũng nên cập nhật điểm này (và một số chỗ nữa).
SGK
Trời, hai bác cháu trao đổi trên entry này xôm tụ quá nhỉ!
ReplyDeleteSGK:
Cám ơn em đã chỉ ra mấy lỗi ấn công. Đây đúng là lỗi của anh đánh máy thật, nhưng mà là Anh viết hoa, PA ấy! ;-)
Cô viết vội, vì đã hứa mà trễ hạn, viết xong gửi luôn không đọc lại, mà Tia Sáng thì quá tin cô nên không biên tập --> để sót lỗi. Đã báo rồi.
Còn mấy ý kiến (rất dài) của em thì cô đã đọc, còn nhiều việc để trao đổi lắm. Có lẽ từ từ cô sẽ viết tiếp vậy.
Chỉ có điều, hình như em rất có khiếu phản biện đấy, tức là chỉ ra vấn đề. Vấn đề còn lại là, làm sao giải quyết vấn đề đã chỉ ra?
Bác Hải,
Cám ơn bác về những thông tin. Các kỳ thi này nó cũng thay đổi liên tục, cập nhật hoài à, nên thông tin bao giờ cũng cần kiểm tra lại bác ạ. Trước đây tôi tự xem mình là "chuyên gia" về mấy kỳ thi tiếng Anh, nhưng nay cũng đã lạc hậu rồi.
Nên mấy chỗ cập nhật của SGK cũng rất hay, bác nhỉ? Chia sẻ thông tin mà, khi cho đi một chút thì lại nhận được nhiều hơn. Cho nên có kiến thức thì cần phải chia sẻ, giống như châm ngôn trên blog của bác đấy.
PA
Theo em thì vấn đề thi cử căng thẳng hay không là do văn hóa từng nước. Các nước có kỳ thi đại học căng thẳng nhất là các nước Á Đông (Nhật, Hàn, Tàu, VN) do người dân bị ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo.
ReplyDeleteThứ bậc xã hội "sĩ, nông, công, thương" của đạo Khổng đã ăn sâu vào suy nghĩ người dân. Người dân vẫn coi trọng một anh công chức với đồng lương còm cõi hơn một anh tiểu thương với thu nhập cao hơn nhiều. Do đó bố mẹ thường đầu tư ăn học cho con cái bằng mọi giá. Và họ cũng đặt rất nhiều kỳ vọng cũng như áp lực lên con cái.
Do đó, để giảm căng thẳng cho các kỳ thi thì phải làm giảm ảnh hưởng của Khổng giáo lên tư tưởng của người dân.
Hê hê, có ai còm trong này đã từng làm hồ sơ vào đại học Mỹ chưa? Và có ai đã từng làm adcom chưa? Tớ nói là nói đúng với thực tế đấy. Vì con tớ nó làm adcom năm nay ở trường của nó trong chuyện xét vòng ngoài đấy.
ReplyDeleteOnline khác với offline là vậy. Chuyện mấy trang mạng nói cho có nói chứ thực tế 1 thí sinh chỉ thi 1 lần đạt điểm cao so với thí sinh thi 2 lần mới đạt điểm cao thì lấy thí sinh nào?
Bác Hải và mọi người,
ReplyDeleteTôi thuộc loại 'dĩ hòa vi quý' lắm nên mình không tranh luận thêm về việc ai đúng ai sai nhé. Thông tin thì cần đa chiều, và tranh luận thì nên cởi mở, thừa nhận cả người khác đúng nữa chỉ không chỉ một mình mình đúng, phải không?
Không làm hồ sơ đi học ở Mỹ nhưng bản thân tôi quen trực tiếp với các tổ chức khảo thí và các trường đại học bác Hải ạ. Và cũng làm recommendations cho nhiều người đi học, thành công. Nên tôi cũng biết một chút đấy bác Hải ạ. Và chỉ có thể có một kết luận: Mỹ rất đa dạng, nên không có kinh nghiệm chung cho mọi người, mà mỗi trường hợp mỗi khác.
Nhưng thôi mình ngưng chủ đề Mỹ ở đây nhé. Đang nói VN và TQ cơ mà?
PA
Hi Tung Son,
ReplyDeleteÝ kiến của em, về ảnh hưởng Khổng giáo, cũng rất đúng. Nhưng làm giảm nó đi ư, cũng cần vài ngàn năm để làm nhạt nó, và cần có một triết lý sống khác cắm rễ vào các quốc gia này và được chứng minh là thành công.
Việc thay đổi là việc của lãnh đạo mà, em có công nhận không? Nhật có một Minh Trị Thiên Hoàng, và sự thay đổi của nước Nhật đã thấy rõ. Còn VN?
PA
Chào cô PA và bác Hải
ReplyDeleteThật ra em cũng đã nói ở post trên là thực tế người ta không thi SAT quá nhiều lần, vì nhiều lí do. Tức là em cũng đồng tình với bác Hải một phần rồi. :) Em đưa ra thông tin cập nhật chỉ để làm rõ một điều: với chính sách gửi điểm mới, đôi khi một trường đại học có muốn phân biệt đối xử dựa trên số lần thi SAT (một kiểu implicit discrimination) cũng không được, nếu nó không yêu cầu thí sinh gửi toàn bộ điểm SAT (và thực tế có khá nhiều trường không yêu cầu gửi hết điểm SAT). Vì đã không thấy hết điểm SAT, thì làm sao biết thí sinh đó thi 1, 2 hay 3 lần để mà chọn thằng này bỏ thằng kia. Hay là một mặt trường không yêu cầu gửi hết điểm SAT, mặt khác lại vẫn yêu cầu thí sinh ghi trên hồ sơ xét tuyển (hoặc trên Common Application) số lần thi SAT của mình? Nếu vậy thật, thì đây là một điểm mới, mà chính em cũng cần tự cập nhật (có gì bác Hải hỏi lại giúp).
Còn thì, bản thân em chưa có một ngày làm adcom, nên đúng là những chuyện thâm cung bí sử của adcom em không biết được rồi. Những gì em biết về xét tuyển ở Mỹ chủ yếu là qua quá trình nói chuyện với counselor, admission officer của một số trường, với một số applicants (khi viết peer recommendation hay đọc essay cho họ) mà thôi, nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên em nghĩ, nếu phải có trong adcom hay apply thành công mới có thể nhận định về chuyện tuyển sinh ở Mỹ, thì với cùng một logic, có lẽ chẳng ai ở đây đủ thẩm quyền để viết và nhận định về giáo dục Trung Quốc rồi. Nếu vậy thì quả thực rất đáng tiếc.
Vài điểm nói lại cho rõ. Bao giờ cô PA đưa bài dịch bản tin về khảo thí ở TQ lên entry mới, em sẽ tiếp tục "chime in my two cents' worth".
Ngày lành cho mọi người.
SGK