Saturday, January 16, 2010

Cải cách chương trình giáo dục đại học tại TQ: Thêm thơ, bớt chính trị



Tấm hình trên đây là hình minh họa của bài viết có tựa là "Less Politics, More Poetry: China's Colleges Eye the Liberal Arts" - Bớt chính trị, thêm thơ: Các trường đại học Trung Quốc hướng về các môn khoa học và nhân văn. Bài viết này được đăng trên trang Quốc tế của Tạp chí The Chronicle of Higher Education số ngày 3/1/2010 của tác giả Mara Hvistendahl.

Bài gốc (bằng tiếng Anh, of course) có thể tìm thấy tại đây.

Còn với các bạn có ít thời gian, dưới đây là một số đoạn trích dịch đáng lưu ý:

This is not the traditional Chinese classroom: the laughs, the spontaneity, the professor shrinking into the background.

Đây không thể là một lớp học Trung Quốc theo truyền thống: cười đùa, vui nhộn, và người thầy chìm khuất trong hậu trường
.


Không phải là lớp học TQ truyền thống? Vậy là cái gì? Là một buổi học tại Trường đại học United International College (Đại học Quốc tế Hiệp nhất, tạm dịch thế). Trường đại học tư chuyên về các ngành khoa học và nhân văn (liberal arts) đầu tiên tại Trung Quốc.

Đại học quốc tế ư, đại học tư nhân ư? Những cái đó, Việt Nam có mà ... đầy. Nhưng thôi, hãy đọc tiếp:

For decades, Chinese universities were mammoth, impersonal institutions in which professors lectured and students dutifully took notes. But United International—China's first independent liberal-arts college—is just one of many recent efforts by universities across China to remake undergraduate education into a more dynamic, interdisciplinary experience.

Nhiều thập niên qua, các đại học của Trung Quốc vẫn giữ nguyên kiểu trường khổng lồ lạnh lùng và thiếu nhân văn. Nơi đó, các giảng viên thì đọc bài giảng còn sinh viên thì chăm chỉ ghi chép. Nhưng Đại học Quốc tế Hiệp nhất - trường đại học tư trong lãnh vực khoa học và nhân văn đầu tiên tại Trung Quốc - chỉ là một trong nhiều nỗ lực của các trường đại học trên khắp Trung Quốc nhằm cải cách việc đào tạo bậc đại học theo hướng tăng cường sự năng động và tính liên ngành
.


Sao lại phải thay đổi? Chẳng phải là giáo dục đại học của Trung Quốc trong vài thập niên vừa qua đã được nhà nước Trung Quốc đầu tư rất mạnh về nguồn lực? Và cũng đã đạt được nhiều thành quả rất đáng nể về số lượng? Mà cả chất lượng nữa chứ, trước hết là so với chính họ trước khi cải cách, và so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới hiện nay (cứ xem các bảng xếp hạng trường đại học trên thế giới thì sẽ rõ).

Vậy còn điều gì chưa ổn? Câu trả lời bên dưới:

Leaders in Beijing have long bemoaned the country's lack of patents, modern inventions, and Nobel Prizes. After years of soul-searching about what's missing, they have lately begun advocating changes designed to produce more-creative graduates.

Các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh lâu nay vẫn băn khoăn về việc Trung Quốc chưa có nhiều bằng sáng chế, các phát minh hiện đại, và giải Nobel. Sau nhiều năm vắt óc suy nghĩ, gần đây họ đã bắt đầu ủng hộ việc chú trọng vào việc tạo ra các sinh viên tốt nghiệp có tinh thần sáng tạo.



Các nhà quan sát phương Tây nói gì?

The changes are "sincere and well intentioned" and "a move in the right direction," says Robert Daly, director of the Institute for Global Chinese Affairs at the University of Maryland at College Park. But, he adds, "There is a social precondition for fostering creativity, and that precondition is freedom."

Những thay đổi nói trên là "chân thành và thiện ý", và là "một bước đi đúng hướng", Robert Daly, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc Toàn cầu tại College Park thuộc ĐH Maryland đã phát biểu như trên. Tuy nhiên, ông nói thêm "Nhưng để có được sự sáng tạo cần có một điều kiện tiên quyết về mặt xã hội. Điều kiện đó, là sự tự do."


Chà chà, cái này ... hơi bị khó, đúng không? Dễ gì mà thực hiện được ở Trung Quốc, nơi giống như VN, có truyền thống Khổng giáo, với các nguyên tắc ứng xử theo kiểu "Quân, Sư, Phụ", kính trọng "người trên" - nói theo kiểu VN : "Người trên bảo trồng cây ngược cũng phải trồng!"

Vậy, nếu điều ông Robert Daly nói đúng thì Trung Quốc cải cách thế nào đây? Nói ngắn gọn: khó khăn, hạn chế, nhưng cũng vẫn phải làm. Vì nếu không, thì hiện trạng giáo dục đại học Trung Quốc (cần nhấn mạnh: cái hiện trạng này hơn hẳn hiện trạng giáo dục đại học VN, rất rất rất nhiều lần) là như thế này này:

In China today, it has become popular to bemoan the quality of the nation's higher-education system, with its ballooning class size and lackluster instruction. Managers say that many college graduates are unemployable, as they leave university with little useful knowledge and an inability to think for themselves. And, in fact, as many as one-third of recent college graduates are unemployed.

Ngày nay tại TQ, việc than phiền về chất lượng giáo dục đại học của đất nước này là việc thường ngày. Các lớp học ngày càng đông sinh viên, bài giảng thì nhạt nhẽo. Các nhà tuyển dụng thì kêu ca sinh viên tốt nghiệp không làm việc được, vì trong đầu chỉ có một mớ kiến thức vô bổ và không có khả năng tư duy độc lập. Và thật ra, có đến 1/3 số sinh viên tốt nghiệp gần đây không tìm được việc làm.


Chính vì hiện trạng trên, cho nên ngành giáo dục đại học của Trung Quốc phải thay đổi chương trình giảng dạy. Không chỉ thay đổi môn học, mà còn nhiều khía cạnh khác nữa.

Other administrators have tried more radical strategies to encourage critical thinking, rearranging academic calendars to allow for one-month block classes, selecting students without consideration for entrance-examination scores, and introducing programs in subjects once considered anathema to socialist planning, like creative writing.

Các nhà quản lý còn thực hiện các chiến lược thay đổi căn bản hơn nữa để khuyến khích tư duy phản biện, sắp xếp lại thời khóa biểu để cho phép học từng môn học liên tục trong một tháng, chọn sinh viên mà không cần xét điểm tuyển sinh đại học, và đưa vào các chương trình mà trước đây được xem là đi ngược lại với chủ trương kế hoạch hóa xã hội chủ nghĩa, ví dụ môn "viết sáng tạo".


Vâng. Đó là những gì đang xảy ra trên đất nước Trung Quốc, một nước có nhiều điểm giống với Việt Nam (mặc dù tất nhiên cũng rất khác). Còn Việt Nam, thì đến bao giờ thay đổi?

Một câu hỏi lớn không lời đáp...

2 comments:

  1. Có câu giải đáp rồi chị Phương Anh ơi! Chúng ta đốt giai đoạn đại học. Việt Nam nhằm vào mục tiêu cao hơn anh láng giềng chậm tiến : Cải cách sau đại học - nhằm phục vụ mục tiêu 100.000 tiến sĩ - Oách hơn rất nhiều. Phương pháp luận : đi tắt, đón đầu ...

    ReplyDelete
  2. Hi Secret Garden,

    Chà chà, đi tắt đón đầu ...

    Chị có ông xã, khi chạy xe mà thấy kẹt đường là ngay lập tức chui vào cái hẻm nào gần nhất, để đi tắt đón đầu.

    Và theo kinh nghiệm của chị (ngồi đàng sau cho ông ấy chở), thì chắc phải đến 80% thời gian ông ấy chui vào một hồi xong lại phải chui ra, trở lại chỗ cũ. Hoặc khá hơn, là đi lòng vòng một hồi rất lâu để trở ra ở một đoạn cách đó chừng ... 100 mét.

    Nên chị bảo, đi kiểu đó thực ra phải gọi là "đi tắt đón đuôi", chứ làm sao mà đón đầu được?

    Vậy đấy Secret Garden ạ!

    PA

    ReplyDelete