Bài này ở đây. Trên Tuần Việt Nam, hôm nay. Bài phỏng vấn GS Destler của ĐH Maryland (xem hình, lấy từ trang web của ĐH Maryland).
Nên đọc toàn bộ bài viết, nhưng nếu các bạn quá bận, và chỉ muốn đọc qua bộ lọc của tôi (!), thì dưới đây là một vài đoạn trích dịch:
Nền tảng tạo nên những trường đại học hàng đầu chính là nguồn lực con người của họ: những học giả hàng đầu, những giảng viên hàng đầu và cả những sinh viên hàng đầu. Phải có đủ ba yếu tố đó để thành công. Nhưng câu hỏi quan trọng nhất là làm sao đạt được điều đó.
Câu trả lời của tôi (PA) cho câu hỏi này: chọn lọc thật khắt khe, trả lương cho xứng đáng cho học giả và giảng viên, và trao học bổng dồi dào cho những sinh viên tài năng. Còn lấy tiền ở đâu để làm điều đó: học phí phải được thu đủ - đối với những ai có khả năng trả, mà đối tượng này thì chắc nhiều chứ không ít đâu; và có kế hoạch cho vay để đi học với những trường hợp cần vay; đây là đầu tư cho tương lai (cả cá nhân lẫn đất nước) mà!
[...] [C]ông luận Việt Nam hiện đang tranh luận giữa hai sự lựa chọn: xây dựng hoàn toàn mới một trường đại học đẳng cấp quốc tế, hoặc nâng cấp các trường đại học đã có để đạt được đẳng cấp đó. Ý kiến riêng của ông ra sao?
[...] Theo tôi, cách tối ưu là chọn ra những trường đại học tốt nhất hiện nay và đầu tư để làm cho các trường này trở nên tốt hơn, thay vì xây dựng một trường mới từ đầu.
Tôi cũng đồng ý hoàn toàn với câu trả lời này!!! Rất tiếc, Bộ Giáo dục lại không cùng quan điểm với tôi(!) :-(
--
Về vấn đề này, chắc là phải quay lại nhiều lần nữa. Hôm nay, hãy cứ ghi nhận như thế đã!
Chào chị,
ReplyDeleteEm rất đồng quan điểm với chị.
Ngày nay, chúng ta phải chi trả hàng tỉ đô la cho việc du học (các đề án chính phủ + du học tự túc), tại sao chính phủ lại không nghĩ đến định hướng một trường ĐH tầm cỡ tại Việt Nam ? Người dân sẵn sàng đóng học phí cho con học các trường tiêu chuẩn quốc tế với học phí tính bằng nghìn đô cho cấp tiểu học, không có lý do gì để họ e ngại đóng học phí cao hơn cho cấp học đại học ở những trường đại học hàng đầu. Quan trọng nhất, ngành giáo dục nên có một sự phân cấp công, tư - số lượng học bổng toàn phần - đóng học phí ... hợp lý, để không mất đi những tài năng lớn, nhưng không thể vào đại học vì nghèo.
Vấn đề thứ hai, tại sao lại thành lập một trường đại học mới đẳng cấp mà không nghĩ rằng phương án khả thi là hoàn thiện đại học hàng đầu từ những trường đại học tốt nhất hiện nay ? Giáo dục không phải là một cỗ máy, để nếu muốn, hãy sắm một cỗ máy hiện đại nhất. Với một đội ngũ tâm huyết, được sàng lọc kỹ càng từ một trường đại học tốt nhất, chính là tiền đề một đại học hàng đầu - nơi hội tụ của hoài bão, sự trưởng thành(maturity)và quan trọng hơn hết, ước mơ được cống hiến cho nền giáo dục của quốc gia, dân tộc. Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng từ các trường đại học danh tiếng toàn cầu, chỉ là vấn đề kỹ thuật & chiến lược trong kế hoạch mà thôi.
Rất đồng ý với SG về những nhận xét ở trên! Và rất cám ơn đã nói ra! Để chị cảm thấy không quá cô đơn trong những suy nghĩ của mình.
ReplyDeleteHôm nào cần, chị sẽ trích "phát biểu" của em trong cái còm ở trên, em sẽ đồng ý nhé!
Ngày tốt lành!
PA