Sunday, January 24, 2010

"Cải cách giáo dục đại học tại Ấn Độ: Từ chủ nghĩa xã hội nửa mùa đến chủ nghĩa tư bản nửa mùa"

Đó là tên của bài nghiên cứu do 2 tác giả Devesh Kapur & Pratap Bhanu Mehta thực hiện vào năm 2004 tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế tại Trường ĐH Havard. Tên tiếng Anh của bài nghiên cứu này là "Indian Higher Education Reform: From Half-Baked Socialism to Half-Baked Capitalism". Có thể tìm thấy tài liệu nguyên bản bằng cách gõ vào google tên bài viết (và tên tác giả nếu cần). Hoặc có thể lấy ở đây, trong google docs mà tôi đã chia sẻ để mọi người có thể dùng.

Một tài liệu rất đáng đọc, đặc biệt đối với các nhà lãnh đạo ngành giáo dục, và các vị hiệu trưởng, hiệu phó, và các nhà nghiên cứu giáo dục đại học của Việt Nam. Vì có rất nhiều bài học của Ấn Độ mà Việt Nam có thể học được, đặc biệt là những vết xe đổ cần tránh.

Dưới đây là phần tóm tắt (abstract) của bài nghiên cứu trên, do tôi dịch, để cung cấp cho mọi người một cái nhìn tổng quát về nội dung của bài viết. Những phần in nghiêng đậm là của riêng tôi, không phải của tác giả, nhằm nhấn mạnh những diểm mà Việt Nam có thể học hỏi từ người bạn Ấn Độ.

Read and enjoy!

--
Bài viết này xem xét nền giáo dục đại học của Ấn Độ dưới cái nhìn kinh tế chính trị. Trước hết, các tác giả đưa ra một bản đồ thực nghiệm về giáo dục đại học Ấn Độ và chứng minh rằng giáo dục đại học ở Ấn Độ đang được tư nhân hóa một cách không chính thức trên quy mô lớn. Nhưng việc tư nhân hoá này không do sự thay đổi tư tưởng từ các tác nhân chính trong cuộc - nhà nước, hệ thống tư pháp, hoặc các tầng lớp có tài sản của Ấn Độ. Thay vào đó, đó là kết quả của sự yếu kém của hệ thống nhà nước cùng sự rút lui của giới trí thức Ấn Độ ra khỏi các cơ sở giáo dục công, để tham gia vào các cơ sở thuộc khu vực tư nhân cả ở trong lẫn ngoài nước.

Các tổ chức từ thiện tư nhân hoạt động trong lãnh vực giáo dục đại học, vốn trước đây vẫn ủng hộ cho các cơ sở giáo dục công, nay cũng ngày càng thu hẹp sự hỗ trợ của mình. Vì vậy, hình thức tư nhân hóa này hầu như không có nền tảng về tư tưởng và thiết chế. Bài viết nêu nghi vấn về khả năng sử dụng thuyết “sự thu hút của giới trung lưu” để giải thích khía cạnh kinh tế chính trị của nền giáo dục đại học Ấn Độ, đồng thời gợi ra rằng các chính sách giáo dục không hề nhằm phục vụ lợi ích của tầng lớp trung lưu, mà thực ra là bị thúc đẩy bởi sự kết hợp giữa hệ tư tưởng và lợi ích riêng tư. Các tác giả cũng xem xét vai trò của tư pháp trong việc định hình hệ thống quy phạm của giáo dục đại học Ấn Độ và cho rằng nó là một tác nhân quan trọng, nhưng theo một cách vốn làm cho mọi việc rối rắm hơn lên thay vì phải làm cho mọi việc rõ ràng hơn. Thay vì đóng vai trò là một phần của toàn cục trong chương trình cải cách giáo dục, các sáng kiến tư nhân vẫn bị phụ thuộc hoàn toàn vào cách hành xử tùy tiện của nhà nước.

Vì thế, hệ thống giáo dục vẫn bị treo lơ lửng giữa một bên là những quy định quá chặt chẽ của nhà nước, và bên kia là sự tư nhân hoá tùy tiện vốn không có khả năng huy động nguồn vốn tư nhân một cách có hiệu quả. Kết quả là một cơ cấu giáo dục đại học dưới mức tối ưu. Hệ quả tiềm ẩn nặng nề nhất của việc này là sự ly khai của tầng lớp trung lưu – mỉa mai thay, chính là tầng lớp mà các cơ sở giáo dục lẽ ra phải phục vụ – trong việc tham gia vào các cơ sở giáo dục công.

Bản tiếng Anh của abstract trên:

This paper examines the political economy of Indian higher (tertiary) education. We first provide an empirical mapping of Indian higher education and demonstrate that higher education in India is being de facto privatized on a massive scale. But this privatization is not a result of changing ideological commitments of the key actors—the state, the judiciary or India’s propertied classes. Rather, this privatization has resulted from a breakdown of the state system and an exit of Indian elites from public institutions, to both private sector institutions within the country as well as abroad.

Private philanthropy in higher education, which was supportive of public institutions in the past, is also increasingly withdrawing its support. Consequently the ideological and institutional underpinnings of this form of privatization remain exceedingly weak. The paper questions the extent to which the political economy of Indian higher education can be explained by the hypothesis of “middle class capture” and suggests that education policy, far from serving the interests of the middle class, is actually driven by a combination of ideology and vested interests. We also examine the role of the judiciary in shaping the regulatory landscape of Indian higher education and argue that it an important actor shaping the regulatory landscape of higher education, but in a manner that has done as much to confuse as clarify. Instead of being part of a comprehensive program of education reform, private initiatives remain hostage to the discretionary actions of the state.

As a result, the education system remains suspended between over-regulation by the state on the one hand, and a discretionary privatization that is unable to mobilize private capital in productive ways. The result is a sub-optimal structuring of higher education. The most potent consequence of this is a secession of the middle class—ironically the very class whose interests these institutions were supposed to serve—from a stake in public
institutions.


--
Và đây là ý kiến của riêng tôi khi đọc tài liệu này:

Tư nhân hóa giáo dục đại học đã và đang là một xu thế toàn cầu, khi nhu cầu thụ hưởng giáo dục đại học ngày càng tăng.

Vì thế, để Việt Nam có thể nhanh chóng phát triển, chính phủ Việt Nam cần sớm có những chủ trương và chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững có trách nhiệm của hệ thống giáo dục tư nhân tại Việt Nam.

Rất mong được như vậy!

No comments:

Post a Comment